YOMEDIA
ADSENSE
PHỤC HỒI ĐÀN XÃ TẮC TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ
81
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhưng sau khi triều Nguyễn sụp đổ, đàn Xã Tắc đã bị xuống cấp và bị xâm hại nghiêm trọng. Những năm gần đây, khác với phần lớn các di tích cung đình đã được quy hoạch, trùng tu, bảo tồn tương đối tốt, đàn Xã Tắc gần như vẫn trong tình trạng hoang phế.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHỤC HỒI ĐÀN XÃ TẮC TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ
- PHỤC HỒI ĐÀN XÃ TẮC TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ
- Nhưng sau khi triều Nguyễn sụp đổ, đàn Xã Tắc đã bị xuống cấp và bị xâm hại nghiêm trọng. Những năm gần đây, khác với phần lớn các di tích cung đình đã được quy hoạch, trùng tu, bảo tồn tương đối tốt, đàn Xã Tắc gần như vẫn trong tình trạng hoang phế. Với quyết tâm phục hồi một di tích cung đình quan trọng, vừa qua Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ và đề nghị xếp hạng di tích quốc gia cho đàn Xã Tắc đồng thời tiến hành dựng biển công khai quy hoạch cho di tích này1 1 Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định số QĐ99/2006/QĐ-BVHTT chính thức xếp hạng di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho đàn Xã Tắc. Vấn đề đàn Xã Tắc càng trở nên “nóng” hơn khi thủ đô Hà Nội cũng phát hiện và quyết tâm bảo tồn đàn Xã Tắc của Hoàng thành Thăng Long2 2 Báo Thanh Niên ngày 14.4.2007 (Thứ Bảy) đưa tin, ngày 13/4/2007, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư 100 tỷ đồng cho dự án xây dựng khu bảo tồn đàn Xã Tắc. Còn ở Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh đã quyết định giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lập dự án trùng tu di tích và nghiên cứu phục hồi nghi lễ tế ở đàn Xã Tắc dưới thời Nguyễn để đưa vào chương trình Festival Huế 2008.
- Ngày 07 tháng 9 năm 2007, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 362/QĐ-BVH-TT-DL cho phép Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành thám sát khảo cổ học khu di tích đàn Xã Tắc với diện tích thám sát 1.500m2 để tìm kiếm thêm các căn cứ khoa học cho việc phục hồi di tích quý hiếm này. Khu di tích đàn Xã Tắc thời Nguyễn hiện thuộc phạm vi của tổ 21, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong giới hạn bởi 4 con đường: đường Ngô Thời Nhiệm (phía Bắc), Trần Nguyên Hãn (phía Nam), Trần Nguyên Đán (phía Đông), Nguyễn Cư Trinh (phía Tây). Năm 1806, sau khi quy hoạch cơ bản khu vực Kinh thành Huế vua Gia Long cho dựng đàn Xã Tắc. Theo Đại Nam thực lục, đàn Xã Tắc được xây dựng vào tháng 3 năm Bính Dần (4/1806). Vua Gia Long đã sai Chưởng quân Phạm Văn Nhân điều khiển việc thi công3 3 Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục, Tập 3 - Bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, tr.269 - 270 Do ý nghĩa đặc biệt quan trọng của di tích, nên triều đình huy động các dinh trấn ở trong cả nước cống đất sạch để đắp đàn4
- 4 Cụ thể như sau: dinh Quảng Đức (nay là phủ Thừa Thiên) 100 khiêng; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Hoà, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, mỗi dinh 50 khiêng; trấn Thuận Thành một khiêng; Phiên An (nay là tỉnh Gia Định), Biên Hoà, Vĩnh Thanh (nay là tỉnh Vĩnh Long), Định Tường 4 dinh mỗi dinh 50 khiêng, trấn Hà Tiên 2 khiêng; Bắc Thành: năm trấn ở trong mỗi trấn 50 khiêng, ở ngoài mỗi trấn 1 khiêng, dùng thuyền chở về Kinh để đắp đàn (Nội Các Triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam Hội Điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế , tập 13, tr.108). Từ số đất huy động từ các địa phương, vua Gia Long đã cho xây dựng đàn Xã Tắc với quy mô tương đối lớn. Đàn gồm 2 tầng, đều hình vuông, tầng thứ nhất cao 4 thước (1,7m), chu vi 28 trượng (118,72m), mặt nền tô 5 màu theo ngũ phương: ở trung tâm là màu vàng, hướng Đông màu xanh, hướng Tây màu trắng, hướng Nam màu đỏ, hướng Bắc màu đen. Chính giữa tầng này có 32 chân tảng để cắm tàn lọng. Chung quanh tầng này đều có bệ: bệ phía Bắc có 11 bậc; các bệ ở phía Đông, Tây, nam đều có 7 bậc. ở chính giữa tầng 1 đặt án thờ Thái Xã thần vị ở bên phải và Thái Tắc thần vị ở bên trái. Ngoài ra ở bên phải của tầng 1 còn thờ thêm Hậu thổ Câu Long thị và phía trái thờ Hậu Tắc thị. Hai bàn thờ Thái Xã và Thái Tắc đặt đối diện nhau.
- Tầng thứ 2 cao 2 thước 9 tấc (1,23m), chu vi 69 trượng 2 thước (293,4m). Mặt trước của nền gạch có 2 chân đá tảng để cắm tàn; bốn bên đều có bệ ra, mỗi bệ có 5 bậc xây bằng đá. Cả 2 tầng đều có xây lan bản và lan trụ bằng gạch, có song tiện. Tầng thứ nhất tô màu vàng. Tầng thứ 2 tô màu đỏ. Lan can của cả 2 tầng này đều cao 2 thước 2 tấc (93cm), dày 7 tấc (17,6cm). ở chung quanh đàn có tường thấp bao quanh: phía Nam dài 50 trượng 5 thước (214,12m); bên Đông bên Tây 40 trượng 5 thước (171,72m), chính giữa trồng các loại cây: cây thông, xoài, tùng, mù u; chu vi bức tường xây bằng đất cao 2 thước 9 tấc (1,23m), dày 1 thước 9 tấc (80cm). Phía Bắc của đàn Xã Tắc có 3 phường môn, xây bằng gạch, bên dưới có chân tảng chạm hoa sen. Phía Tây và Nam đều có cửa gạch. Bốn chung quanh đàn bao bọc bởi 4 con đường rộng 3 trượng (13,2m). ở mặt sau bên ngoài con đường bao bọc có 1 bức bình phong dài 2 trượng 5 thước (10,6m), cao 8 thước 5 tấc (3,6m), dày 2 thước 1 tấc (89cm). Mặt trước có hồ nước, chu vi 57 trượng (241,68m), bờ hồ xây bằng đá và có lan can bằng gạch. Như các công trình kiến trúc khác trong hệ kiến trúc Nguyễn, đàn Xã Tắc cũng được che phủ bởi màu xanh của cây cối trong đó chủ yếu là cây thông, xoài và cây mù u.
- Đây là quy mô của đàn Xã Tắc được xây dựng từ thời Gia Long. Dưới triều của các vị vua kế nhiệm, quy mô như trên của đàn Xã Tắc vẫn được gìn giữ và hầu như không có sự thay đổi gì lớn. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đàn Xã Tắc được sửa sang lại. Cũng dưới triều vua này, năm 1831, Bộ Công đã tiến hành tu sửa tường bao quanh và bờ hồ phía trước đàn. Đại Nam thực lục cho biết: “Minh Mệnh năm thứ 12 (1831), sửa bờ hồ, tường bao ở Đàn Xã Tắc”5 5 Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục, Tập 10 - Bản dịch của Viện Sử học, Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, tr.292. Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao. Dưới thời Nguyễn, các lễ cúng tế của triều đình được chia làm 3 bậc: đại tự, trung tự, và quần tự. Lễ tế đàn Xã Tắc được thuộc vào bậc đại tự giống như lễ tế đàn Nam Giao và lễ tế ở các miếu thờ vua chúa nhà Nguyễn. Theo quy định, dưới thời Gia Long, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu vua “ngự giá” làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc 2 lần trong một năm, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Tương tự như thời Gia Long, những năm có khánh tiết thì vua đích thân làm lễ, những năm thường các phái đại
- thần làm lễ tế. Các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc. Dưới thời các vị vua kế tiếp, việc cúng tế ở đàn Xã Tắc vẫn được duy trì cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945). Sau năm 1945, đàn Xã Tắc không còn được sử dụng đúng như chức năng vốn có, mặc dù vậy di tích vẫn giữ được diện mạo cơ bản của một đàn tế quan trọng của triều Nguyễn. Sự thay đổi lớn chỉ diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ XX . Trong các năm 1970 -1975, mặt bằng của khu vực đàn Xã Tắc được sử dụng làm khu gia binh trực thuộc sự quản lý của quân đội miền Nam Cộng Hòa. Kể từ thời điểm này hầu hết phần đất từ vòng thành thứ 2 đến la thành ngoại được trưng dụng làm nhà ở. Sau ngày đất nước giải phóng, chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên cũ trưng dụng khu gia binh trên, đồng thời cho xây thêm một số dãy nhà mới làm khu ở tập thể cho cán bộ công nhân viên thuộc một số cơ quan đóng trên địa bàn Thừa Thiên. Đến nay, trong khu tập thể này có hơn 40 dãy nhà với khoảng 500 hộ đang cư trú. Các dãy nhà này phần lớn nằm chung quanh khu vực vòng thành thứ 2 và thứ 3 trong tổng thể kiến trúc đàn Xã Tắc. Từ sau năm 1975 cho đến nay, di tích đàn Xã Tắc chưa được tu bổ. Tình trạng bảo quản di tích là rất kém. Các hiện vật không được bảo quản dẫn đến bị hủy hoại và thất lạc.
- Đàn Xã Tắc hiện nay là một khu di tích khá lớn, nằm trên địa phận của phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Tổng thể kiến trúc đàn Xã Tắc gồm 3 phần chính: Đàn Xã Tắc (đàn tế), Hồ Xã Tắc và các công trình phụ khác như bình phong, cửa, tường bao... Việc nghiên cứu phục hồi tổng thể đàn Xã Tắc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn do phải giải tỏa một số lượng dân cư đông đảo sống trong khu vực di tích. Tuy nhiên, công tác trên cũng gặp khá nhiều thuận lợi do chúng ta còn giữ được khá nhiều tư liệu thư tịch, hình ảnh... Một số thành tố kiến trúc quan trọng như bình phong hậu, hồ nước, bia “Thái Xã Chi Thần”, nền móng đàn... vẫn còn tồn tại. Khó khăn lớn nhất chính là việc nghiên cứu trùng tu đàn tế chính. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết các đơn vị kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Đàn Xã Tắc vẫn tồn tại, tuy nhiên đàn tế lại là phần bị hư hại nặng nề nhất và đây chính là vấn đề lớn nhất của công tác nghiên cứu trùng tu di tích này. Đàn tế nằm ở vị trí trung tâm của tổng thể kiến trúc, vốn xưa gồm 2 tầng, hình vuông nhưng nay chỉ còn là một đồi đất có dạng hình thoi, cao khoảng 1,5m, dài 80m, rộng 22m, nằm ở vị trí trung tâm của con đường nối từ bờ Tây của hồ Xã Tắc đến bình phong hậu, có tên là đường Xã Tắc. Mọi dấu vết kiến trúc của khu vực đàn tế cũng như các lan can và tường thành bảo vệ hầu hết đã không còn. Ngoại trừ
- một số gạch và đá ở chân đồi cho thấy có khả năng đây là vật liệu xây dựng một số chi tiết kiến trúc của đàn Xã Tắc trước đây. Vậy thì chúng ta sẽ trùng tu phục hồi hai tầng đàn tế dựa trên khuôn mẫu nào? Chắc chắn là công tác thám sát khảo cổ học sẽ đưa lại nhiều thông tin chính xác về phạm vi, kết cấu kiến trúc của đàn Xã Tắc, nhưng việc trùng tu phục hồi sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu khuôn mẫu thực tế. Thật may mắn là chúng ta vẫn còn một mẫu đàn tế rất giống đàn Xã Tắc! Đàn tế này hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn, lại nằm ngay trong khu vực trung tâm của Thành phố Huế nên lại càng thuận lợi cho công tác nghiên cứu, tham khảo. Đó chính là đàn Sơn Xuyên của phủ Thừa Thiên, được xây dựng dưới thời Nguyễn. Đàn Sơn Xuyên là nơi thờ toàn bộ thần núi, thần sông của đất Thừa Thiên xưa. Đàn được xây dựng vào năm 1852 thời vua Tự Đức. Việc xây dựng đàn được triều Nguyễn giao cho Bộ Công trực tiếp phụ trách. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên có ghi chép khá rõ về vấn đề này: “Năm Tự Đức thứ 5 [1852]: Chuẩn Tấu, về việc xây dựng đàn Sơn Xuyên, nay đã chọn được một khu đất tại xứ Bộ Hóa thuộc địa phận hai xã Dương Xuân Thượng, Hạ. Đây là chỗ rộng rãi, thoáng đãng, có thể đắp đàn. Vậy nên theo mẫu đàn Xã
- Tắc mà liệu xây dựng. Về tầng thứ nhất qui chế hình vuông, mỗi bề đều 5 trượng 4 thước, đắp nền đất cao lên 2 thước 5 tấc; chung quanh dựng lan can cao 9 thước, tầng thứ 2 qui chế hình vuông, mỗi bề đều 10 trượng 4 thước 4 tấc, đắp nền đất cao lên 1 thước 3 tấc, chung quanh lan can cao 1 thước 8 tấc đều xây bằng gạch vuông loại xây thành. Nền bên dưới qui chế cũng vuông, mỗi bề đều 21 trượng 6 thước, đều trên đất bằng; chung quanh lan can xây bằng đá núi cho được vững chắc. Nhưng đợi đến tháng 3 tháng 4 sang năm, thu hoạch lúa xong, Bộ Công sẽ tư phát cấp của công và điều động thợ đến. Lại giao cho phủ Thừa Thiên phái thuộc viên đến cùng các vật liệu cần dùng và thuê 500 tên dân phu theo chỉ thị của Bộ, Ty giám thành mà xây đắp hạn trong 2 tháng làm xong, sau đó của công chi hết bao nhiêu cứ thực khai vào sổ tiêu. Còn việc làm lấn vào điền thổ bao nhiêu mẫu sào thì do nha phủ Thừa Thiên theo lệ mà giải quyết. Năm Tự Đức thứ 6 [1853]: chuẩn lời nghị, về đàn Sơn Xuyên, chuẩn y nghị định Bộ Lễ là theo mẫu đàn Xã Tắc làm nền vuông, chung quanh trồng tre xanh, ở trong trồng cây cảnh, phía ngoài cùng xây đắp thêm bằng đá núi”6 6 Quốc Sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, bản chữ Hán, quyển 44, từ tờ 16a-17a. Đàn Sơn Xuyên hiện nay nằm trong khuôn viên trường Tiểu học Phường Đúc (số 245. Bùi Thị Xuân), thuộc phường Phường Đúc, Thành phố Huế. Đàn tế này gần
- như đã bị quên lãng và đến nay vẫn chưa có cơ quan nào quản lý, ngoại trừ sự chăm sóc tự phát của các thầy cô giáo trong trường. Dẫu vậy, nếu so với những gì mà Quốc Sử quán mô tả thì đàn tế này vẫn còn giữ được nhiều cấu trúc cơ bản, nhất là tầng trên. Tuy nhiên, lan can bao quanh cả 2 tầng đều đã không còn. Tầng dưới thì dấu vết đã khá mờ nhạt nhưng vẫn có thể nhận ra được bởi lớp kè gạch ở mặt Bắc. Cả hai tầng đàn nguyên thủy đều được xây bó quanh bằng gạch vồ và đá núi, giữa đổ đất nện chặt. Tầng trên cao hơn 1m, mỗi cạnh rộng khoảng 22m; tầng dưới cao gần 0,5m, mỗi cạnh dài khoảng 45m, tức là kích thước cũng gần tương đương với đàn Xã Tắc. Như vậy, đàn Sơn Xuyên sẽ là khuôn mẫu rất tốt để chúng ta nghiên cứu phục hồi đàn Xã Tắc. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm hình ảnh tư liệu về đàn Tiên Nông, một đàn tế do triều Nguyễn xây dựng bên cạnh Tịch Điền (khu sân bay Tây Lộc) cũng với mục đích cầu khấn cho nông nghiệp phát triển. Hình ảnh về đàn tế này đã được đăng tải trong tập san của Hội Người Yêu Huế Cổ (BAVH), số 4 năm 1919.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn