intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Chia sẻ: Minhhuy Minhhuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

1.962
lượt xem
348
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có 2 loại vấn đề nghiên cứu : nghiên cứu một thực trạng nào đó hay nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số. Đầu tiên người nghiên cứu phải biết xác định được vấn đề nghiên cứu mà mình quan tâm, từ đó thu hẹp lại thành một vấn đề cụ thể theo phương thức hình phiễu. Đây là một bước hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải am hiểu vấn đề nghiên cứu và những khái niệm liên quan. Như vậy, nhà nghiên cứu phải đồng thời thực hiện 2 bước: tìm hiểu các......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Thanh Nhân CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Danh sách chuyên gia Kinh Tế -Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM • T.S Nguyễn Thị Song An Email: songan@hcm.vnn.vn • Th.S Lương Vinh Quốc Duy Email: lvquocduy@yahoo.com • Th.S Nguyễn Hoàng Lê Email: hoangle@ueh.edu.vn • Th.S Trương Đăng Thụy Email: truong@dangthuy.net • T.S Nguyễn Hoàng Bảo Email: nhbao@cfvghcm.com • P.GS T.S Nguyễn Trong Hoài Email: hoaint@fetp.vnn.vn • Th.S Phùng Thanh Bình Email: ptbinh@ueh.edu.vn • Th.s Võ Đức Hoàng Vũ Email: vu@vnp.edu.vn • Th.S Nguyễn Khánh Duy Email: nkduy2002@yahoo.com • Th.S Võ Tất Thắng Email: thangvt@fetp.vnn.vn • Tài liệu còn sử dụng những hướng dẫn của các chuyên gia kinh tế khác như: T.S Nguyễn Minh Kiều trưởng bộ môn Kinh Doanh Tiền Tệ-Khoa Ngân Hàng-ĐH Kinh Tế Tp.HCM; Nguyễn Quốc Hùng chuyên gia nghiên cứu của FIB thuộc khoa Thương Mại-Du Lịch-ĐH Kinh Tế Tp.HCM. Hoặc mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ tại trang web www.vneconomict.net hay trang www.dangthuy.net để đặt câu hỏi liên quan đến nghiên cứu. 2. Hiểu đúng để làm tốt 2.1 Thế nào là nghiên cứu khoa học?  NCKH là một công trình nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề của thực tiễn hoặc lý luận bằng những phương pháp khoa học phù hợp với vấn đề được xác định.  NCKH không phải là một báo cáo chung chung gồm có 3 phần. 2.2 Đặc trưng của một công trình NCKH  Phải xác định được vấn đề nghiên cứu.  Phải có mục tiêu nghiên cứu rõ rang.
  2.  Phải có phương pháp nghiên cứu khoa học được thiết kế phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đề ra  Phải có kết luận rõ ràng và bằng chứng cụ thể. 3 .“Đạo văn” và chữ “Tâm” trong nghiên cứu 3.1 Đạo văn “Đạo văn là mạo nhận (pass off) công việc của một ai đó như là công việc của chính mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9) 3.2 Mạo nhận  Cho một ấn tượng giả tạo  Cố gắng để lừa gạt ai đó  Sai lầm cố tình  Sai lầm không cố tình (Có một số người mạo nhận mà họ không biết mạo nhận) 3.3 Có chủ đích hoặc không có chủ đích  Coi đó là không có vấn đề gì cả  Bỏ qua động cơ Vẫn là đạo văn  “Tôi không có ý định đó!”  “Tôi không biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo!” 3.4 Chữ “Tâm” trong nghiên cứu  Đừng mạo nhận công việc của người khác như là công việc của mình  Kể tên tất cả các tác giả trong bài viết  Đừng bao giờ mượn tiểu luận của sinh viên khác  Tránh trích đoạn trên internet hay các nguồn khác mà không chú thích tài liệu tham khảo
  3. 4 Không gian của sự phát triển Mảnh gỗ sẽ rơi XUỐNG do lực trọng trường. Mảnh gỗ sẽ nổi LÊN do Mảnh gỗ KHÔNG DI sức đẩy Archimede. CHUYỂN vì không có lực tác động >> Một vấn đề nghiên cứu cũng vậy, cần xem xét nhiều mặt của một vấn đề. 5. Quy trình thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu Xác các khái niệm và lý thuyết Giải định Xây Xây Thu Phân thích kết vấn dựng dựng thập tích dữ quả và đề giả đề dữ liệu viết báo nghiên Tìm hiểu thuyết cương liệu cáo cứu những nghiên cứu trước đây CHƯƠNG 2. TIẾP CẬN THEO QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Có 2 loại vấn đề nghiên cứu : nghiên cứu một thực trạng nào đó hay nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số. Đầu tiên người nghiên cứu phải biết xác định được vấn đề nghiên cứu mà mình quan tâm, từ đó thu hẹp lại thành một vấn đề cụ thể theo phương thức hình phiễu. Đây là một bước hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải am hiểu vấn đề nghiên cứu và những khái niệm liên quan. Như vậy, nhà nghiên cứu phải đồng thời thực hiện 2 bước: tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu, lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về những vấn đề tương tự để làm rỏ thêm vấn đề nghiên cứu. Công việc này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, sau mỗi lần vấn đề nghiên cứu trở nên rỏ hợn. Kết thúc giai đoạn này, bạn được một vấn đề nghiên cứu rỏ ràng, cụ thể và khả thi.  Xác định đề tài qua học tập lý thuyết.  Xác định đề tài qua tham khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu của những người đi trước.  Xác định đề tài từ nhu cầu thực tiễn.  Xác định đề tài từ nhu cầu lý luận.
  4. Tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu, lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Bước này đòi hỏi bạn phải tóm tắt lại tất cả các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây để làm cơ sở cho bạn hình thành giả thuyết nghiên cứu cho mình. Chú ý: bạn phải chọn ra những lý thuyết thực sự liên quan và phù hợp để giúp bạn giải quyết vấn đề. Bước này sẽ hổ trợ bạn giảm thiểu những sai lầm “ngây thơ”, là bước quan trọng để định hướng cho việc tìm kiếm số liệu và xây dựng bản câu hỏi, giúp bạn tập trung là rỏ thêm vấn đề nghiên cứu đồng thời tạo nền tảng lý thuyết và định hướng cho việc nghiên cứu. Hình thành giả thuyết nghiên cứu của bạn Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lý thuyết, bạn phải xây dựng cho mình một giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là một giả định của bạn, được xây dựng trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu và những lý thuyết liên quan, để thông quan nghiên cứu có thể kiểm định tính hợp lý hoặc những hệ quả của nó. Đây là bước quan trọng vì nó sẻ giúp bạn xác định tiêu điểm của nghiên cứu. Nghĩa là, mọi công việc trong quá trình nghiên cứu tiếp theo sẽ xoay quanh vấn đề này. Mục đích của cả quá trình nghiên cứu là kiểm định tính hợp lý của giả thuyết nghiên cứu. Bạn có thể thực hiện những công việc sau đây để xây dựng giả thuyết nghiên cứu:  Thảo luận với bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc của nó và mục tiêu cụ thể của việc tìm ra lời giải đáp.  Khảo sát những thông tin, dữ liệu sẳn có về vấn đề nghiên cứu  Khảo sát những nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan hay những nghiên cứu tương tự đã thực hiện trước đó hoặc thực hiện tại một quốc gia/địa phương nào đó.  Thông qua quan sát và phán đoán của riêng bạn hoặc thông qua việc lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đó. 2. Các phương pháp nghiên cứu thường dùng  Thống kê mô tả và so sánh (Descriptive and Comparative Analysis)  Phân tích hồi quy (Regression Analysis)  Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức (SWOT)  Phân tích chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ (PEST)  Phân tích thành tố (Factor Analysis)  Phân tích chuỗi thời gian (Time – series Analysis)  Tiếp cận thể chế (Institutional Approach)
  5.  Mô hình hóa (Modeling)  Phỏng vấn ý kiến các chuyên gia (Interviewing)  Phân tích hệ thống (Systematic Analysis)  Phân tích chi phí lợi ích (Analysis of Costs and Benefits)  Phân tích mô phỏng (Analysis of Simulation) 3. Xây dựng đề cương nghiên cứu Không chỉ đơn giản chỉ là những chương mục sẽ có trong báo cáo cuối cùng, mà đề cương nghiên cứu phải thể hiện được: tính khả thi của nghiên cứu, tính thiết phục. Do vậy, đề cương nghiên cứu thường có những nội dung cơ bản như sau:  Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: lý do chọn đề tài, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu  Câu hỏi nghiên cứu và đưa ra giải thuyết nghiên cứu  Trình bài lý thuyết nghiên cứu có liên quan  Khung phân tích  Trình bài cấu trúc dự kiến của bài báo cáo cuối cùng  Kế hoạch làm việc, kinh phí dự trừu  Giới thiệu người tiến hành nghiên cứu  Danh mục tài liệu tham khảo  Phụ lục (bản câu hỏi, những tài liệu khác) Xem ví dụ đính kèm:  Đề tài: Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty  Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng TMCP Kiên Long
  6. 4. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu Quy trình thiết kế câu hỏi nghiên cứu XAÙC ÑÒNH CAÁU TRUÙC BAÛN CAÂU HOÛI XAÙC ÑÒNH HÌNH THÖÙC TRAÛ LÔØI XAÙC ÑÒNH PHÖÔNG PHAÙP THU THAÄP DÖÕ LIEÄU XAÙC ÑÒNH HÌNH THÖÙC XAÙC ÑÒNH CAÙCH DUØNG BAÛN CAÂU HOÛI THUAÄT NGÖÕ ÑAÙNH GIAÙ NOÄI DUNG CAÂU HOÛI THÖÛ, SÖÛA, RA BAÛN CHÍNH THÖÙC Các câu hỏi thường dùng:  Dạng câu hỏi có-không  Câu hỏi nhiều phương án nhưng chỉ có duy nhất một lựa chọn  Câu hỏi nhiều phương án và được chọn nhiều phương án  Câu hỏi phân cực: VD. Rất hài lòng…………..hoàn toàn không hài lòng  Câu hỏi xếp hạng theo thứ tự cho nhiều phương án  Câu hỏi dùng thang đo tỉ lệ: VD. Bao nhiêu % cho phương án này  Câu hỏi phức hợp dùng thang đo likert: VD. Sau khi nếm thử, xin vui lòng cho biết sự đánh giá của bạn về các yếu tố sau của sữa đậu nành M (1. hoàn toàn không hài lòng ---- 5. hoàn toàn hài lòng) Muøi thôm 1 2 3 4 5 Ñoä beùo 1 2 3 4 5 Ñoä ngoït 1 2 3 4 5 Ñoä ñaäm ñaëc 1 2 3 4 5 Caûm nhaän 1 2 3 4 5 chung
  7.  Câu hỏi mở hoàn toàn:…………………………………………………………………….  Câu hỏi mở có hổ trợ: VD. Xin vui lòng cho biết những từ sau gợi cho bạn những cảm giác gì? “Óng mượt”……………………………… “Mịn màng”……………………………… “mềm mại”………………………………. Thu thập dữ liệu Tùy vào vấn đề nghiên cứu mà bạn sẽ thu thập loại dữ liệu thích hợp, có 2 loại dữ liệu: thứ cấp và sơ cấp.  Đối với số liệu thứ cấp, bạn cần xem xet mình phải tìm nguồn cung cấp ở đâu cho thích hợp. Thông thường là niên giám thống kê, số liệu tổng hợp của các ngành và các cơ quan chức năng.  Số liệu sơ cấp là số liệu mà bạn thu thập được trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Có thể thu thập bằng:  Tự quan sát các hiện tượng  Thông qua phỏng vấn lấy ý kiến cá nhân  Phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Có nhiều hình thức: phỏng vấn qua điện thoại, qua thư.  Cần điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu: VD. Đối tượng nghiên cứu là nông dân không nên hỏi “lương hàng tháng” mà phải là “thu nhập hàng tháng”. Phân tích dữ liệu Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà bạn phải lựa chọn kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp. Có thể là phân tích mô tả hay phân tích định lượng. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức và thống kê và kinh tế lương. 5. Viết báo cáo cuối cùng. Lựa chọn tên đề tài  Phải thật ngắn, gọn, chính xác  Tránh chủ đề quá rộng
  8. Đặt vấn đề  Giải thích lý do chọn đề tài này và tại sao đề tài này quan trọng/thú vị (chú ý: phải khơi dậy sự lôi cuốn các độc giả)  Trình bày mục tiêu, ý nghĩa và tính hợp lý của đề tài nghiên cứu  Xác định rõ giới hạn của các khái niệm, thời gian, không gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Làm rõ những phần mà người ta đã làm rồi, phần mình sẽ làm trong bài nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu  Kỳ vọng về các kết quả nghiên cứu  Được trả lời trong bài viết  Nếu câu hỏi nghiên cứu rộng thì nên tách ra các câu hỏi nhỏ hơn Hướng giải quyết vấn đề  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu (quy trình thực hiện nghiên cứu)  Kết cấu bài báo cáo Cơ sở lý thuyết và thực tiển  Bạn biết gì về chủ đề này từ các nguồn tài liệu khác? Hẳn bạn không phải là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này  Không nên làm một chương liệt kê hay tóm lược các lý thuyết, mà phải tranh cãi, phê phán và so sánh các lý thuyết  Chú ý chương này cần phải trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo  Đưa ra những giả thuyết nghiên cứu của mình  So sánh và đối chiếu những lý thuyết khác nhau giữa các tác giả  Phải trình bày hơn một ý tưởng hay một quan điểm  Không chấp nhận một vấn đề gì đó ở giá trị một mặt của nó Khung phân tích  Phân tích mô tả mẫu nghiên cứu và so sánh nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu ban đầu
  9.  Chương này nhằm vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng cách phân tích số liệu bảng (một chiều, hai chiều, và ba chiều)  Các kết luận của chương này nhằm đưa ra các kết quả ban đầu  Chú ý chương này cần phải trích dẫn nguồn số liệu tham khảo Thực hiện kiểm định kết quả nghiên cứu  Các phương pháp kiểm định  So sánh các mô hình mà lý thuyết đã đặt ra Kết luận  Tóm lược ngắn gọn phương pháp nghiên cứu  Tóm lược các khám phá chính (từ nghiên cứu của bản thân tác giả chứ không phải từ các nguồn khác), do vậy phải liên kết chặt chẽ đến các chương bên trên  Các kiến nghị phải vừa có địa chỉ cụ thể, vừa mang tính khả thi  Hạn chế của bài viết và hướng nghiên cứu tiếp tục 6. Ghi trích dẫn và tài liệu tham khảo Ghi trích dẫn  Ghi một lời tri ân đến các tác giả khi bạn kể đến hay trích dẫn công việc của họ  Thông tin tài liệu tham khảo phải đầy đủ để người đọc có thể truy xuất được tài liệu  Trích dẫn trực tiếp • Tên tác giả và năm xuất bản • Năm xuất bản để trong ngoặc Ông X (1999) có nói rằng: “Những kẻ sống hèn vẫn còn nhan nhãn xung quanh chúng ta, đôi khi chúng ta không nên ghét chúng mà hãy thương hại chúng” • Nếu đồng tác giả thì ghi là Ông X và Y (2000) có nói rằng: “Việt Nam phải có chiến lược phát triển hướng ra biển Đông”  Trích dẫn gián tiếp
  10. • Việt Nam khi đã đặt ra kế hoạch rồi thì phải đạt được bằng mọi giá (Kenichi Ohno, 2005:18) • Khi có nhiều tác giả thì bạn phải sắp xếp theo thứ tự ABC: (Brown, 1999, Handy 1979, Johnson 1992) • Khi bạn sử dụng báo cáo của công ty: (VMEP, 2005)  Trích dẫn của trích dẫn • Khi bạn trích dẫn ý tưởng của một tác giả, mà ý tưởng này được trích dẫn từ một tác giả khác thì bạn phải ghi là: (Hendry, 1996, trích trong Connor 1999) • Bạn phải trích dẫn như vậy bởi vì bạn không phải là người được đọc bản gốc của Hendry xuất bản năm 1996. Ghi danh mục tài liệu tham khảo: Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo phải thống nhất  Sách: Nguyễn Trấn Quốc (2005), Đã đến lúc phải xây dựng và củng cố lại nền quốc học của Việt Nam , Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội. • Chú ý: – Tên sách ghi chữ nghiêng – Phải sắp xếp tài liệu tham khảo theo ABC  Báo, tạp chí Williamson, P. (1991) “Supplier Strategy and Customer Responsiveness; Managing the Links” Business Strategy Review, Volume 40, issue 4, pages 75-90. • Chú ý: – Tạp chí thì chữ nghiêng, còn tên bài viết trong tạp chí thì ghi chữ đứng bình thường  Internet Kelly. C, (1997) “David Kolb, The Theory of Experiential Learning and ESL “, The Internet TESL Journal, September, Vol. III, No. 9 (online) http://iteslj.org/Articles/Kelly-Experiential/ (ngày truy cập 28/02/2005)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2