intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp sản xuất giấy

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

357
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Phương pháp sản xuất giấy sau đây sẽ giúp cho các bạn biết được nguyên liệu để sản xuất giấy; thành phần chính của giấy; quá trình sản xuất giấy trong công nghiệp; các phương pháp sản xuất giấy; ô nhiễm nguồn nước trong sản xuất giấy; giải pháp môi trường trong ngành sản xuất giấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp sản xuất giấy

  1. MỞ ĐẦU Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. Từ thời cổ đại, người Ai Cập đã biết làm ra giấy từ sợi của cây papyrus mọc bên bờ sông Nil. Lúc đầu phương pháp sản xuất giấy khá đơn giản: người ta nghiền ướt các nguyên liệu từ sợi thực vật (như gỗ, tre, nứa...) thành bột nhão rồi trải ra từng lớp mỏng và sấy khô. Nhờ quá trình này các sợi thực vật sẽ liên kết với nhau tạo thành tờ giấy. Nhiều thế kỷ trôi qua, mãi đến giữa thế kỷ thứ 8 phát minh này của người Trung Hoa mới được phổ biến đến các nước Hồi giáo ở Trung Á. Sau đó, quy trình sản xuất giấy được du nhập vào châu Âu. Đến thế kỷ 14 các xưởng sản xuất giấy đã xuất hiện ở Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức. Khi đó giấy được sản xuất bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu là bông và vải lanh vụn. Đầu thế kỷ 19, sản xuất giấy được cơ giới hóa ngày càng nhiều, năng suất lao động tăng cao và nhu cầu về nguyên liệu vải vụn cũng ngày càng tăng. Thật ra, nhu cầu về giấy và nguyên liệu làm giấy cũng đã liên tục tăng từ khi máy in được phát minh vào giữa thế kỷ 15. May mắn là, vào thời điểm các máy làm giấy xuất hiện người ta đã nghiên cứu gỗ để làm nguyên liệu sản xuất giấy thay cho vải vụn. Năm 1840 ở Đức người ta đã phát triển phương pháp nghiền gỗ thành bột giấy bằng thiết bị nghiền cơ học. Năm 1866 nhà hóa học Mỹ Benjamin Tighman đưa ra quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học, sử dụng Na2SO3 để nấu gỗ vụn thành bột giấy. Năm 1880 nhà hóa học Đức Carl F.Dahl phát minh ra phương pháp nấu bột giấy bằng Na2SO3 và NaOH. Từ lúc đó gỗ trở thành nguyên liệu chính để sản xuất giấy. I. Nguyên liệu sản xuất giấy. Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản xuất mới, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tuỳ theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được. Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy: Cây lá kim (Cây gỗ mềm) Cây lá rộng (Cây gỗ cứng) Vân sam Sồi Linh sam Dương Thông Cáng lò (Cây bulô) Thông rụng lá Bạch đàn (Cây khuynh diệp) Điều kiện ở địa phương và số lượng có sẵn quyết định loại gỗ nào được sử dụng làm nguyên liệu nguyên thuỷ. Các loại cây tăng trưởng nhanh thí dụ như cây dương đáp ứng được nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại có cellulose đều có khả năng được sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng được sử dụng nhiều hơn để
  2. làm nguyên liệu. Tại Đức, giấy cũ chiếm gần 50% các nguyên liệu được sử dụng để làm các loại giấy, bìa cứng và các tông. Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và cây lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là cây tre. Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát triển của công nghiệp giấy. - Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường. - Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi * Chất độn. Ngoài sợi cellulose ra bột giấy còn được trộn thêm đến 30% các chất độn:  Cao lanh  Tinh bột  Blanc fixe  Điôxít titan Các chất độn làm đầy phần không gian giữa các sợi giấy và làm cho giấy mềm mại và có bề mặt láng hơn. Thành phần các chất độn sẽ quuết định độ trong suốt hay độ mờ đục của giấy. Để chống không lem mực phải cần đến keo. II. Thành phần chính của giấy. Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenluloza bị bao quanh bởi một mạng lignin cũng là polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó người ta phải băm gỗ thành các mẫu vụn rồi nghiền ướt các mẫu vụn này thành bột nhão. Bột giấy được rót qua sàng bằng lưới kim loại, nước sẽ chảy đi còn các sợi xenluloza liên kết với nhau thành tấm giấy thô. Tấm giấy thô này được đưa qua nhiều trục lăn để sấy khô, ép phẳng và xử lý hoàn thiện cho thích hợp với yêu cầu sử dụng. Chẳng hạn, giấy viết được tẩm chất chống thấm nước để ngăn mực viết không bị nhoè khi ta viết. III. Quá trình sản xuất giấy trong công nghiệp. * Giấy có thể sản xuất thủ công hay bằng máy không phụ thuộc vào sợi dùng làm nguyên liệu. Thành phần chính của của giấy là các sợi cellulose. Trước tiên tinh bột, nhựa cây và các thành phần khác của cây được tách ra khỏi cellulose. Sau khi tách ra, cellulose được pha loãng trong nước và giã thành sợi. Khi chế bột này (khoảng 95% là nước) lên một cái rây, phần lớn nước chảy thoát đi. Rây phải được lắc đều, các sợi sẽ nằm chồng lên nhau và tạo thành một tấm giấy. Nếu trên lưới rây có làm một hình mẫu, sợi sẽ nằm chồng ở các chỗ đó ít hơn và khi soi tấm giấy trước ánh sáng có thể nhận thấy được hình chìm trên giấy. * Máy sản xuất giấy. Giấy được tạo thành tấm trên máy sản xuất giấy. Dung dịch bột giấy (99% là nước) sau khi được làm sạch nhiều lần chảy lên lưới của máy lưới dài. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Bên dưới lưới có đặt máy
  3. hút nước để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng. Các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép láng và cuộn tròn. 1. Sản xuất bột giấy. Yêu cầu đầu tiên là nguyên liệu phải có tính chất sợi, có khả năng liên kết tốt như các loại gỗ, rơm, bã mía, lanh, lá dứa dại,… Các loại nguyên liệu tập trung về nhà máy được phân loại, rửa sạch, riêng gỗ phải được bóc vỏ trước khi rửa. Tất cả được đưa vào máy băm chặt thành từng mảnh, sau đó đưa qua máy sàng để chọn lọc, phân loại thành từng mảnh dăm có kích cỡ đồng đều để đưa vào xử lý. Dăm gỗ được xử lý cơ học (mài, nghiền, nấu) hoặc xử lý hoá học (cho hoá chất) để tạo thành bột giấy thô (chưa tẩy). Những mảnh dăm chặt ra chưa nấu ngay sẽ được bảo quản cẩn thận vì trong kho chứa thường phát sinh hiện tương tự làm nóng làm giảm chất lượng gỗ. Tuỳ loại nguyên liệu và mục đích sản xuất giấy người ta quy định thời gian nấu, nhiệt độ nấu và các loại hoá chất phụ trợ. Công đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng giấy sau này. Gỗ làm giấy tốt nhất là loại gỗ khoảng 3-4 năm tuổi. Nếu gỗ già quá thì tốn hoá chất và khó xử lý. Gỗ non quá sẽ hao và chất lượng kém. Các mảnh gỗ được đưa nấu chín nhưng vẫn còn nguyên dạng sẽ được phóng ra bể chứa với áp lực lớn làm chúng tan ra thành bột. Bột này sẽ được rửa sạch, sàng lọc, tẩy trắng rồi chuyển đến máy nghiền, phối trộn phụ gia để làm tăng độ liên kết sợi. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà bột giấy sẽ được tẩy trắng nhiều hay ít để vừa đảm bảo giá thành, vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của bột giấy. Cuối cùng là giai đoạn pha loãng để đưa qua máy xeo cán thành giấy. 2. Sản xuất giấy. Khi bột được cán thành giấy, trên lưới xeo sẽ hình thành những băng giấy ướt, sau đó được ép, sấy hoặc qua một số công đoạn xử lý bề mặt để cho ra những sản phẩm giấy khác nhau. Cuối cùng là khâu hoàn thành. Giấy được cắt thành cuộn hoặc tờ rồi đem nhập kho hoặc chờ xuất xưởng. Khi sử dụng chúng ta sẽ thấy có nhiều loại giấy với độ bền, độ bóng, độ trắng khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ, hoá chất tẩy trắng và kỹ thuật gia công. Gỗ có sợi cellulose càng dài thì độ bền càng cao. Độ trắng củagiấy phụ thuộc vào độ chín của bột và tỷ lệ hoá chất. Riêng độ bóng của giấy thì phải thêm công đoạn cán bóng hoặc dùng hoá chất trắng bề mặt. Tuỳ mục đích sử dụng mà người ta chọn loại nguyên liệu và công nghệ chế biến phù hợp. Giấy viết học sinh chỉ cần dùng các loại gỗ có sợi cellulose trung bình như bạch đàn, keo, bồ đề, nếu dùng giấy trắng bóng quá sẽ có hại
  4. cho mắt. Giấy dùng làm lịch, tranh thì phải dùng giấy couché vừa trắng vừa bóng. Để sản xuất loại giấy này phải dùng loại gỗ sợi dài như thông,dó. Giấy làm ra phải tráng qua lượt tráng bề mặt để làm tăng độ nhẵn và dễ in. Còn các loại giấy bao gói, bìa các tông thì chỉ cần dùng nguyên liệu sợi ngắn như bã mía, rơm, gỗ keo tai tượng. IV. Các phương pháp sản xuất giấy. 1. Xử lý cơ học. Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ. Bột gỗ mài nâu: hình thành từ khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài. Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp), hay “bột nhiệt cơ”, chúng được làm thấm ướt ở 130°C. Các liên kết lignin nhờ vậy bị yếu đi. Sau d0ó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền (refiner). Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt phương pháp này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo-mechanical pulp), hay “bột hóa nhiệt cơ”. Nếu chỉ dùng các phương thức cơ để sàn xuất, thành phần của bột gỗ không phải là các sợi cellulose mà là các liên kết sợi đã được mài và nghiền nhỏ ra. Để có thể lấy được sợi nguyên thủy phải dùng đến các biện pháp xử lý gỗ bằng hóa học. 2. Xử lý hoá học. Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose. Nhìn theo phương diện hóa học, gỗ bao gồm:  40% - 50% cellulose.  10% - 55% hemicellulose.  20% - 30% linhin (lignin).  6% - 12% các hợp chất hữu cơ khác.  0,3% - 0,8% hợp chất vô cơ.
  5. Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta phân biệt ra các phương pháp kiềm, sunfit và sunfat. Phần lignin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có màu vàng hay nâu vì thế mà phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Sản lượng sản xuất bột giấy theo phương pháp hóa học ít hơn là sản xuất bột gỗ. Các sợi cellulose có ưu điểm là dài hơn, bền và mềm mại hơn. Các sợi cellulose từ các cây lá kim thường dài khoảng 2,5 cho đến 4 mm, sợi từ các cây lá rộng dài khoảng 1 mm. Bột giấy sunfat so với bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn vì thế chủ yếu được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. Bột giấy cần phải được tẩy để làm giấy trắng. Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo, vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp chất cacbon của clo. Cl2 + H2O → H+ + Cl- + HClO 2 NaOH + Cl2 → NaOCl + NaCl + H2O Bột sunfit được tẩy bằng hiđrô perôxít hay bằng oxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi trường, thay thế tẩy sử dụng clo bằng sử dụng oxy và điôxít clo. 2 NaClO3 + H2SO4 + SO2 → 2 ClO2 + 2 NaHSO4 Bột giấy tẩy không có clo có độ bền của sợi kém hơn là tẩy bằng clo, nhưng do ít ô nhiễm đến môi trường hơn nên ngày càng được sử dụng nhiều hơn. 3. Xử lý bằng phương pháp organocell. Phương pháp organocell sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế mà thân thiện với môi trường hơn. Các mãnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và mêtanol (methanol) có cho thêm dung dịch kiềm qua nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ đến 190 °C. Qua đó linhin và hemicellulose được hòa tan ra. Sau đó phải rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước. Mêtanol và kiềm được lấy lại qua một phương pháp tái chế được tiến hành song song với sản xuất bột giấy. Ngoài ra còn thu được linhin và hemicellulose không chứa lưu huỳnh được sử dụng tiếp tục trong công nghiệp hóa học. 4. Khử mực giấy cũ.
  6. Các phương pháp khử mực giấy loại có mục đích chính là nhằm loại bỏ các hạt mực cũng như các chất phụ gia khác như chất độn, các hạt mang màu trong quá trình tráng phủ ra khỏi thành phần sơ sợi. Hai phương pháp khử mực giấy loại được sử dụng phổ biến rộng rãi ngày nay trên thế giới là phương pháp tuyển nổi (flotation) và rửa (washing). Phương pháp tuyển nổi thích hợp với các hạt mực và các phụ gia có kích thước từ 10 đến 250µm trong khi phương pháp rửa thích hợp với kích thước hạt mực và phụ gia từ 30µm trở xuống. Ngày nay phần phần các nhà máy tái chế giấy loại thường ứng dụng cả hai phương pháp khử mực bằng tuyển nổi và rửa trong quá trình sản xuất. 5. Xử lý bột trước khi sản xuất giấy. Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền (refiner) trước khi đưa qua mấy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt (nghiền thô) hay ép (nghiền tinh) tuỳ theo các điều chỉnh dao. Hai đầu của sợi cellulose sẽ bị tưa ra giúp cho các sợi liên kết với nhau tốt hơn khi tấm giấy hình thành. Các loại gấy hút nước, có thể tích cao và mềm mại hình thành từ các sợi được nghiền thô như giấy thấm. Sợi được nghiền tinh được dùng để sản xuất các loại giấy cứng và bền, ít thấm nước có tính trong suốt thí dụ như giấy vẽ kỹ thuật. Ngoài ra khi nghiên cứu các sợi cellulose còn có thể được cắt ngắn đi. Chiều dài của sợi và cách nghiền bột quyết định chất lượng của giấy. V. Ô nhiễm nguồn nước trong sản xuất giấy. Theo thống kê cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây ra tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra 1 tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 3-10 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.
  7. Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình 9-11, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) cao, có thể lên đến 700 mg/l và 2500 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm clo hóa là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân hủy trong môi trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4000-5000 m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10-18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông. Ngoài ra trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước. Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chịu sức ép nặng nề về ô nhiễm môi trường, để sản xuất mỗi tấn bột giấy phải thải ra 10 tấn dịch đen. Riêng khu vực sông Cầu, chỉ với 3500 m3 nước xả mỗi ngày, nhưng ngành giấy đã là thủ phạm số một gây ô nhiễm nặng cho dòng sông này, trong đó nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đứng đầu bảng. Ở Bắc Ninh, mỗi ngày Phong Khê thải ra sông 4500 m3 nước thải và theo thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, các chỉ số BOD, COD, coliform đều cao hơn mức cho phép 4-6 lần. Khói và bụi giấy đã làm cho bầu không khí ở Phong Khê bị ô nhiễm trầm trọng. Chính lượng nước thải đã làm cho nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thành đất chết. Điều đặc biệt là việc đặt các nhà máy ở thượng nguồn sông Hậu như: Khu công nghiệp Trà Nóc II hay Thốt Nốt, Ô Môn, đã gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. VI. Giải pháp môi trường trong ngành sản xuất giấy. Trước thực trạng trên, dự thảo về “Nước thải công nghiệp giấy” đang được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hoàn thiện và chuẩn bị ban hành. Quy định này sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
  8. Theo đó, với những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng, lại nằm trong khu vực thượng lưu đầu nguồn nước, chính quyền các cơ sở phải có các biện pháp và chế tài cần thiết yêu cầu các đơn vị sản xuất đảm bảo tốt khâu xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản xuất nếu không đảm bảo, như Việt Trì bỏ nấu bột giấy, Đồng Nai lắp hệ thống thu hồi kiềm và xử lý nước thải… Những doanh nghiệp nhỏ không có khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải thì chính quyền sở tại cần có các biện pháp quy hoạch, hỗ trợ tài chính cho các đơn vị này để lập ra các khu công nghiệp giấy tập trung và hướng tới xử lý nguồn nước thải liên hoàn. Mặc khác, theo Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, để hạn chế tác hại về môi trường do ngành sản xuất giấy gây ra, ngoài việc ban hành tiêu chuẩn về nước thải, còn phải quản lý chặt chẽ công nghệ, thiết bị và quy mô công suất của các nhà máy giấy. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường cần được quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Các cơ sở cần gắn sản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Hiện nay, việc xử lý dịch đen thường có 3 phương thức: phương pháp thu hồi kiềm theo công nghệ tiên tiến nhất những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả không cao vì vốn đầu tư quá lớn; phương pháp xử lý sinh hóa bằng hệ thống xử lý nước thải, cũng đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chính xác tuyệt đối; phương pháp thứ 3 là thay đổi tính chất của lignin trong dịch đen. Đây là một công nghệ xử lý mang tính khả thi, có thể giảm vốn đầu tư, có khả năng giúp ngành giấy tiến một bước dài trong những nổ lực bảo vệ tài nguyên môi trường.  Một ví dụ điển hình về việc đổi mới công nghệ sản xuất giấy theo hướng thân thiện với môi trường là Tổng công ty giấy Việt Nam. Năm 2003, đánh dấu một giai đoạn mới trong xử lý ô nhiễm môi trường của Tổng cong ty này, thể hiện ở việc mở rộng sản xuất, nâng công suất nhà máy giấy Bãi Bằng lên 10000 tấn giấy/năm, đồng thời đầu tư công nghệ mới phục vụ xử lý chất thải, giải quyết ô nhiễm một cách liên hoàn. Đây là hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất của ngành giấy Việt Nam hiện nay theo công nghệ của Thụy Điển, với quy mô xử lý 30000 m3 nước thải/ngày. Nhờ đó 18500 m3 nước thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra đều được thu gom và xử lý triệt để qua hệ thống xử lý tập trung theo cả hai phương pháp hóa học và sinh học. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nhà máy còn thành lập mạng lưới giám sát môi trường, tổ chức các lớp đào tạo về công tác môi trường, nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân, triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn đối với các nhà máy để giảm lượng thải từ nguồn. Có thể nói, để ngành giấy phát triển ổn định theo hướng bền vững, cùng với việc đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực hiệu quả trong sản xuất, các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu áp dụng những công nghệ có khả năng giảm thiểu tối đa và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2