3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nhiều dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) sử dụng các nguồn
vốn khác nhau, các dự án sử dụng vốn nhà nước (VNN) chiếm tỷ lệ đáng
kể. Yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn này luôn là sự quan tâm của cơ
quan quản lý nhà nước (QLNN), của chủ đầu tư (CĐT), các bên tham gia.
Các DAĐTXD hình thành đều xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể
về công năng, hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH), v.v…, được phê duyệt và
phải đạt được khi hoàn thành. Pháp luật quy định rõ, phải bảo đảm chất
lượng, tiết kiệm, hiệu quả và không để thất thoát, lãng phí. Về nguyên
tắc, việc quản lý các dự án phải tuân thủ yêu cầu trên. Dù vậy, vẫn xảy ra
nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến mục đích, mục tiêu đầu tư, gây lãng phí
nguồn lực. Như vậy, đã có khoảng cách nhất định giữa kỳ vọng và kết quả
đạt được của một số dự án, đặc biệt là các dự án lớn và phức tạp sử dụng
VNN, đây là vấn đề cần được giải quyết.
Vấn đề kể trên đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Để giải quyết, có
nhiều nghiên cứu chú trọng đến việc đảm bảo giá trị dự án đã được tiến
hành. Các nghiên cứu đều đề cập đến việc tìm kiếm các giải pháp có thể
đưa đến được kết quả tối ưu mà không làm thay đổi chi phí, v.v... Xu thế
này đã bắt đầu được tiếp nhận ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu và sử
dụng kỹ thuật VM, VE. Kết quả áp dụng đã giúp giải quyết một số vấn đề
về giá trị của dự án, tuy nhiên, chúng mới chỉ được xem xét rời rạc ở một
số thời điểm nhất định, chủ yếu dựa vào nhóm các chuyên gia tham gia vào
một vài thời điểm. Nhưng cách tiếp cận hiện nay chưa đảm bảo được các
DAĐTXD, vốn có nhiều vấn đề liên tục nảy sinh khi xem xét đến việc đảm
bảo và/hoặc nâng cao giá trị. Do đó, cần có cách tiếp cận tổng thể và toàn
diện để giải quyết, cách tiếp cận này, được đặt tên là “Quản lý dự án định
hướng giá trị” sẽ là một lựa chọn cho các nhà quản lý dự án (QLDA). Quản
lý dự án định hướng giá trị là cách tiếp cận mới, tích hợp và phát triển
QLDA theo quy định hiện tại với cơ sở lý luận và thực tiễn của VE, VM
để tìm ra các cơ hội nâng cao giá trị cho dự án. Điểm mới của cách tiếp cận
này không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các kỹ thuật nói trên tại các thời
điểm rời rạc, mà chú trọng xem xét một cách toàn diện theo suốt quá trình
triển khai nhằm đảm bảo không bỏ sót các thời điểm có cơ hội nâng cao
giá trị, với một hệ giá trị được xác định và thống nhất.
Các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chặt chẽ
bởi một hệ thống quy định pháp luật. Dù các dự án này đã có hệ giá trị xác
định, nhưng quá trình ĐTXD bị phân mảnh do quản lý rời rạc của các chủ
thể, nên việc quản lý hệ giá trị này chưa hình thành được một hệ thống tổng