intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình sản xuất bột cacao và bơ cacao

Chia sẻ: Njhgfdg Dfdf | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

553
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên liệu chính trong sản xuất bột ca cao là hạt của quả ca cao hay còn gọi là ca cao nhân. Mỗi hạt bao gồm hai lá mầm và một phôi, tất cả nằm trong một lớp vỏ cứng bảo vệ. Ca cao nhân thu được bằng cách tách vỏ quả ca cao, thu khối hạt ướt, lên men để loại bỏ lớp vỏ nhầy, dừng quá trình hô hấp, diệt khả năng nảy mầm và tạo ra các hợp chất sẽ ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm như màu sắc, các chất tiền hương… Sau lên men là quá trình phơi sấy để thu được ca cao nhân thương phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình sản xuất bột cacao và bơ cacao

  1. BỘT CA CAO ­ BƠ CA CAO Giới thiệu Bột ca cao: là sản phẩm dạng bột thu được bằng cách nghiền bã hạt của quả  ca cao   sau khi ép bơ. Bơ ca cao: là một trong những chất béo có giá trị  rất cao, nó không chỉ để sản xuất ra   chocolate mà còn sử  dụng trong các ngành dược phẩm, mỹ  phẩm và bơ  ca cao chất   lượng thấp còn dùng trong sản xuất xà phòng. Cây ca cao: có tên khoa học là Theobroma cacao, thuộc họ  Sterculiaceae. Theobroma   gồm 22 loài trong đó chỉ  có Theobroma caco là được trồng rộng rãi còn các loài khác   hoặc mọc hoang dại hoặc ít được trồng. Đây là cây công nghiệp dài ngày sống ở vùng  nhiệt đới, thân mộc, là cây đa niên sống từ  20­30 năm và cao khoảng 5­7m. Sau khi   trồng 3­4 năm cấy bắt đầu ra trái và đến năm thứ 10 thì phát triển đầy đủ. Cây ca cao   được trồng nhiều nhất là ở các nước  Nam – Trung Mỹ và Trung – Tây Phi. Các nước   thuộc khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ  Indonesia) và Nam Á cũng đang bắt đầu phát   triển trồng cây ca cao, tuy nhiên sản lượng chỉ  mới chiếm một tỷ  lệ  nhỏ  trên thị  trường ca cao thế giới. Hiện nay có rất nhiều chủng ca cao được trồng, tuy nhiên, có   thể phân ra thành ba nhóm chính sau đây: ­ Forastero: chiếm tỷ  lệ  hơn 80% tổng sản lượng ca cao trên thế  giới. Ca cao   thuộc dòng Forastero cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt nhưng cho hạt  chất lượng trung bình. ­ Criollo: đây là dòng ca cao cho chất lượng hượng vị của các sản phẩm chế biến   tốt nhất. Tuy nhiên, Criollo rất khó trồng vì khả năng kháng bệnh kém và năng   suất thấp. Hiện nay, ca cao thuộc dòng Criollo chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản   lượng ca cao của thế giới. ­ Trinitario: đây là dòng ca cao được xác định là do lai giữa dòng Criollo và dòng   Forastero. Nó mang các thuộc tính trung gian của hai dòng nói trên. Ca cao thuộc  dòng Trinitario chủ yếu được trồng ở Nam Mỹ. Nguyên liệu  Nguyên liệu chính trong sản xuất bột ca cao là hạt của quả  ca cao hay còn gọi là ca   cao nhân. Mỗi hạt bao gồm hai lá mầm và một phôi, tất cả  nằm trong một lớp vỏ 
  2. cứng bảo vệ. Ca cao nhân thu được bằng cách tách vỏ  quả  ca cao, thu khối hạt  ướt,   lên men để  loại bỏ  lớp vỏ  nhầy, dừng quá trình hô hấp, diệt khả  năng nảy mầm và   tạo ra các hợp chất sẽ  ảnh hưởng đến giá trị  cảm quan của sản phẩm như  màu sắc,   các chất tiền hương… Sau lên men là quá trình phơi sấy để  thu được ca cao nhân   thương phẩm. Thành phần hóa học  chính của hạt ca cao là  chất béo.  Thông thường,  hạt ca cao   nguyên liệu chứa hơn 50% là chất béo, tùy thuộc vào các chủng loài và điều kiện canh  tác. Chất béo trong ca cao chủ yếu là triglyceride của glycerol và các acid béo không  no. Nhiệt độ nóng chảy của bơ ca cao dao động trong khoảng 16­37 0C, tùy thuộc vào  dạng tinh thể  của chất béo tạo thành trong quá trình kết tinh. Chất béo là thành phần  hóa học  ảnh hưởng nhiều nhất đến tính chất công nghệ  của nguyên liệu trong quy  trình sản xuất bột ca cao, đặc biệt là trong quá trình nghiền. Tùy thuộc vào hàm lượng   béo được loại ra trong quá trình ép mà bột ca cao được phân thành nhiều loại khác   nhau. Một thành phần quan trọng khác trong hạt ca cao là các alkaloid. Ankaloid điển hình   trong ca cao là theobromine (3,7­dimethylxanthine). Nó là chất kích thích nhẹ, tạo cảm   giác hưng phấn cho cơ  thể  người. Cường độ  kích thích của theobromine thấp hơn   caffeine rất nhiều. Trong ca cao, theobromine có hàm lượng dao động trong khoảng 1­ 4% (w/w). Trong ca cao cũng có chứa caffine, tuy nhiên hàm lượng rất thấp so với  trong cà phê. Ngoài   các   alkaloid,   trong   ca   cao   còn   có   một   thành   phần   khác   có   được   tính   là  polyphenol. Polyphenol chủ  yếu trong ca cao là các catechin. Các polyphenol này là  chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Vì vậy, các sản phẩm từ ca cao thường có tác dụng   chống lão hóa cho cơ thể. Tiêu chuẩn chất lượng của hạt ca cao thương phẩm sau quá trình lên men được quy   định trong tiêu chuẩn Việt Nam “Hạt ca cao: yêu cầu kỹ  thuật” (TCVN 7591:2005).   Trong đó, một số chỉ tiêu cơ bản có thể kể đến như:  ­ Không được có tạp chất lạ ­ Không được có mùi khói, không có mùi hoặc vị lạ ­ Không được chứa côn trùng sống ­ Đồng đều về kích thước hạt
  3. ­ Không có hạt dính đôi dính ba ­ Khô đều ­ Được lên men hoàn toàn Yêu cầu cụ thể: Ca cao nhân Làm sạch Quy trình công nghệ sản xuất bơ và bột ca cao Rang  Nghiền thô, phân ly Mảnh nhân Nghiền Bột dẻo Bơ ca cao Ép Bánh dầu Nghiền tinh Bột ca  Bao gói Rây 
  4. Giải thích quy trình 1.1. Làm sạch 1.1.1. Mục đích công nghệ Chuẩn bị: ca cao nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất có thể  bị  lẫn các loại tạp  chất như  lá, cành cây khô, đất, đá, kim loại, xác côn trùng,… quá trình làm sạch sẽ  giúp loại bỏ các thành phần tạp chất này ra khỏi ca cao. Ngoài ra, quá trình làm sạch   cũng giúp chuẩn hóa kích thước và tỷ  trọng của hạt ca cao, loại những hạt ca cao có  kích thước quá nhỏ hoặc quá to, các hạt lép,… để đảm bảo cho hạt ca cao đồng đều  hơn, từ đó các quá trình chế biến tiếp theo sẽ thuận lợi hơn. 1.1.2. Yêu cầu:  Khối hạt ca cao sau khi làm sạch phải được loại bỏ  hết các tạp chất kích thước lớn  cũng như  nhỏ  hơn hạt ca cao, đồng thời không làm vỡ  vụn hạt ca cao trong quá trình   làm sạch
  5. 1.1.3. Phương pháp thực hiện Hình 1: Thiết bị làm sạch Quá trình làm sạch ca cao thường được thực hiện theo các bước sau: ­ Đầu tiên, ca cao được làm sạch bằng các sang nhằm loại các tạp chất hoặc các  hạt ca cao có kích thước nhỏ  hoặc lớn hơn hạt ca cao theo yêu cầu. Thông   thường, người ta sử dụng hai sang nối tiếp và dòng ca cao sau làm sạch là dòng  giữa hai sang. ­ Tiếp theo, ca cao sẽ được làm sạch các tạp chất kim loại bằng từ trừng. ­ Cuối cùng, ca cao sẽ được làm sạch bằng khí động. Tại đây, các tạp chất nặng  hơn ca cao như cát, đá và các tạp chất nhẹ hơn ca cao như lá cây, cành cây khô,   các hạt lép hoặc các miếng vỡ của vỏ ca cao sẽ được loại ra  1.1.4. Các biến đổi nguyên liệu Không có biến đổi đáng kể nào xảy ra trong quá trình làm sạch ca cao. Biến đổi chủ  yếu là hàm lượng tạp chất sẽ giảm và kích thước hạt, tỷ  trọng hạt sẽ  trở  nên đồng  đều hơn. 1.2. Rang
  6. 1.2.1. Mục đích Chế biến: quá trình rang ca cao sẽ tạo ra những biến đổi cần thiết để  hình thành nên   hương vị  đặc trưng cho các sản phẩm ca cao, đồng thời phát triển màu sắc đặc thù  của chocolate . Quá trình rang là quá trình quan trọng nhất và có ảnh hưởng quyết định  chất lượng của sản phẩm bột ca cao cũng như các sản phẩm khác từ ca cao. Chuẩn bị: rang ca cao sẽ tạo ra các biến đổi về mặt cấu trúc để quá trình nghiền và ép   bơ tiếp theo sẽ được thuận lợi như tách nhân và vỏ ở mức độ làm lỏng lớp vỏ và hạt. Bảo quản: hạ độ ẩm của hạt xuống còn 2,5   5% để sấy khô phần nhân ca cao đồng  thời tiêu diệt vi sinh vật để kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm 1.2.2. Phương pháp thực hiện Có các loại thiết bị rang như sau: ­ Thiết bị  rang gián đoạn: kiểu máy rang đơn giản nhất là những nồi rang hình  trống, được đốt nóng từ  bên ngoài với nguồn cấp nhiệt thường dùng là nhiên  liệu rắn như  củi, than hoặc khí đốt hay dầu đốt. Máy hoạt động theo chế  độ  từng mẻ. Hạt được xáo trộn bên trong trống và được truyền nhiệt theo nguyên  tắc dẫn truyền. Sau này các máy được cải tiến, điển hình là máy rang Siroco, bằng cách cho   luồng không khí nóng thổi trực tiếp vào khối hạt theo nguyên tắc truyền nhiệt   đối lưu nên máy cho sản phẩm rang đồng đều và thiết kiệm năng lượng hơn. Hình 2: Thiết bị rang dạng thùng quay
  7. ­ Thiết bị rang liên tục Ngày nay các máy rang liên tục ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi   trong sản xuất như máy rang tầng sôi. Nguyên lý  hoạt động:   lớp  hạt chuyển   động  lên  xuống  liên  tục  trong  luồng  không khí rất nóng nhưng thời gian lưu trú của hạt trong buồng rất ngắn nêm  hạt   không   bị   quá   nhiệt.   Hạt   được   rang   rất   kĩ   và   đều   trong   20 40   phút   ở  100 1050C. Hạt vừa rang xong được làm nguội ngay để  giữa hương thơm và  không bị mất chất béo. Các máy rang liên tục đã tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ  đáng kể, hạt ít bị  vỡ nát và bơ ca cao ít bị chuyển từ mảnh hạt vào vỏ. Hầu hết các máy rang loại   này đều có trang bị kèm theo hệ thống làm nguội hạt ngay sau khi rang. Hình 3: Thiết bị rang liên tục
  8. 1.2.3. Các biến đổi trong quá trình rang  Trong quá trình  ủ  ca cao trước đó đã tạo ra các acid amin tự  do trong hạt. Các  acid amin đó là một trong những tiền chất quan trọng tạo ra mùi hương cho  chocolate, nhưng trong quá trình rang chúng sẽ bị phân hủy một số. Có 8 nhóm acid amin được phân lập ra và thấy rằng tất cả đều bị phân hủy một   phần khi rang nhưng với tỷ lệ khác nhau, và khoảng 50% tổng số acid amin có  trong hạt ca cao thô ban đầu còn lại trong hạt cao cao rang. Một điểm đáng chú ý là thành phần nito tổng số không hề bị suy giảm điều này  được giải thích là nhờ  sự  kết hợp của phức nito với đường khử. Các đường   phản  ứng với các acid amin tạo ra hương vị  chocolate đặc trưng và trong quá  trình rang các đường khử bị phá hủy gần như toàn bộ. Ngoài ra còn có sự mất nước, màu sắc của mảnh nhân trở nên đậm và hương vị  bớt đắng hơn. Bơ ca cao chiết từ hạt ca cao rang có mùi vị nặng hơn so với hạt   chưa rang, và hương vị đặc trưng của chocolate không có trong bơ ca cao. 1.2.4. Yêu cầu kỹ thuật Rang ca cao là quá trình gia nhiệt mà nhiệt được cung cấp liên tục trong một  khoảng thời gian cần thiết  đủ  để  xuyên thấu qua tâm của từng hạt mà lại  không làm cháy lớp vỏ hạt. Kết cấu của máy sao cho hạt không bị  nhiễm bẩn  các sản phẩm cháy của nguyên liệu, các acid bay hơi, ẩm và các sản phẩm phân  hủy khác trong quá trình rang được thoát ra dễ dàng. Cường độ  và thời gian phải điều chỉnh cho phù hợp với từng giống, cỡ  hạt,  hàm lượng  ẩm và loại sản phẩm cần tinh chế. Thời gian rang thay đổi trong  khoảng 45 70 phút tùy theo kết cấu máy và khối lượng sản phẩm. Nhiệt độ  rang trong sản xuất bột ca cao khoảng 116 1210C. Các nhiệt độ  nêu  ở  đây là  nhiệt độ đo được ở hạt ca cao khi kết thúc mẻ rang. Các nhiệt độ  rang thấp hơn áp dụng trong sản xuất bơ  ca cao bằng phương   pháp ép đùn vì chỉ cần đủ làm ấm hạt nhằm làm lỏng lớp vỏ hạt mà thôi, đồng  thời sẽ tạo cho bơ ca cao một hương vị rất nhẹ thích hợp cho ngành chế  biến   chocolate sữa. 1.3. Nghiền thô và phân ly
  9. 1.3.1. Mục đích Là tiến trình nghiền sơ bộ hạt ca cao rang nhằm làm vỡ lớp vỏ hạt và tách hoàn toàn   vỏ hạt ra khỏi mảnh nhân. 1.3.2. Yêu cầu Trong khi nghiền thô, cố  gắng giữa sao cho các phần tử  vỡ  ra của vỏ và mảnh nhân  càng lớn càng tốt (85 95% các phần tử nên có kích thước lớn hơn 3mm) để tránh tạo   ra các mảnh hạt quá vụ và bụi bặm. 1.3.3. Phương pháp thực hiện Cấu tạo:  thiết bị nghiền thô và phân mảnh gồm cặp trục nghiền thô, quạt thổi, các   ngăn có vách chắn và máng thu. Nguyên lý hoạt động ­ Khối nguyên liệu được cấp vào máy và đi vào giữa hai trục nghiền thô, khoảng  cách giữa hai trục chỉ đủ để ép cho hạt vỡ ra thành các mảnh lớn và vỏ hạt tách  ra khỏi nhân chứ không nghiền hạt thành những mảnh vụn ­ Sau đó hỗn hợp gồm vỏ  của hạt và mảnh nhân rơi xuống sẽ  gặp một luồng   không khí thổi mạnh từ dưới lên, các mảnh vỡ của hạt nhẹ hơn sẽ bị thổi đi xa   vượt qua các vách chắn ra ngoài theo máng riêng, còn mảnh nhân nặng hơn nên  không bị thổi và lọt xuống theo máng tháo sản phẩm. ­ Các phần tử  nhỏ  li ti được gom vào các cyclone lắng bụi. Sau khi phân ly ta  được hai cấu tử  cơ  bản là mảnh nhân chứa một ít vỏ, mầm và vỏ  hạt chứa   lượng mảnh nhân không đáng kể.
  10. Hình 4: Thiết bị nghiền trục 1.3.4. Các biến đổi nguyên liệu Trong quá trình nghiền thô và phân ly, lớp vỏ sẽ bị tác dụng của lực cơ học và vỡ ra.   Bên cạnh đó, nội nhũ của hạt ca cao cũng bị vỡ ra. Sau đó thì khối lượng của nguyên  liệu sẽ giảm đi do vỏ ca cao được tách ra. Thông thường, lượng vỏ còn sót lại sau quá   trình tách vỏ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1% khối lượng nguyên liệu. hàm lượng vỏ  còn sót   lại càng nhiều thì chất lượng của sản phẩm sẽ càng kém. 1.4. Nghiền mảnh nhân 1.4.1. Mục đích Mảnh nhân chứa khoảng 55% bơ ca cao  ở pha rắn. Nghiền mảnh nhằm lỏng hóa bơ  ca cao tạo thành chất bột nhão nhờ việc phá hủy thành tế bào và nhiệt sinh do ma sát  được nâng lên 340C­ điểm nóng chảy của bơ ca cao. Bột ca cao nhào nghiền xong có thể dùng để sản xuất bơ ca cao và bột ca cao hoặc để  làm chocolate. Khi kích thước các phần tử  nghiền giảm dần và chất bột nhão ngày   càng có dạng lỏng thì gọi là rượu mùi ca cao. Hỗn hợp này gồm các phần tử chất rắn  lơ  lửng trong pha béo. Người ta có thể  giữa nó  ở  thể  lỏng bằng nhiệt, hoặc để  nó   nguội và trở nên rắn gọi là ca cao khối. 1.4.2. Yêu cầu Khối bột dẻo sau khi nghiền phải có kích thước mịn và đồng đều (50 100  m). Tất  cả  các sản phẩm ca cao đều được chế  biến từ  rượu mùi ca cao. Tuy nhiên rượu mùi   ca cao dùng trong sản xuất bơ, bánh và bột ca cao phải được nghiền rất mịn trong khi   rượu mùi ca cao trong sản xuất chocolate thì không yêu cầu phải nghiền mịn như vậy. 1.4.3. Phương pháp thực hiện Công đoạn nghiền mảnh nhân được thực hiện nhờ  vào nhiều loại máy nghiền khác   nhau, nhưng mẫu máy nghiền thông dụng thường dùng là các cối xay bằng đá. Cối xay  có cấu tạo bằng ba cặp thớt đá hoa cương, bề  mặt làm việc có mảnh cắt, chồng lên   nhau. Mỗi cặp thớt đá gồm một lưỡi thớt cố định và thớt trên xoay tròn, khoảng cách   giữa hai thớt quyết định độ mịn của sản phẩm Nguyên lý: nguyên liệu được cấp vào nhờ bơm cấp liệu (1), bán thành phẩm thu được   ở  vành ngoài của cối sẽ được các ống dẫn bán thành phẩm (3) dẫn vào tâm cối phía 
  11. dưới để tiếp tục quá trình nghiền. Thành phẩm thu được taij vành ngoài của cối cuối  cùng. Máy được làm nguội trong khi hoạt động để tránh rượu mùi ca cao không bị quá   nhiệt. Các máy nghiền hiện đại dùng những cặp trục nghiền hình ống bằng thép chồng lên   nhau và quay với tốc độ  khác nhau. Khe hở  giữa các  ống hẹp dần làm cho khối bột   nhão lần lượt phải đi qua tất cả các trục ống, dần dần sẽ được nghiền thật nhỏ. Hình 5: Thiết bị nghiền trục bánh răng 1.4.4. Các biến đổi nguyên liệu Sự giảm kích thước của hạt ca cao: trong quá trình nghiền, dưới tác dụng của lực cơ  học, kích thước hạt ca cao sẽ giảm dần. Tùy theo yêu cầu kích thước hạt mà mức độ  nghiền khác nhau. Trong quá trình nghiền, dưới tác dụng của lực ma sát, nhiệt độ của ca cao tăng lên. Để  hạn chế hiện tượng này, cần phải có giải pháp để giải nhiệt cho ca cao. Sự hóa lỏng của ca cao: trong quá trình nghiền ca cao chưa tách béo, có hiện tượng hóa  lỏng ca cao. Ban đầu, ca cao ở dạng rắn. khi nghiền hạt ca cao đến một giới hạn kích 
  12. thước nhất định, ca cao sẽ hóa lỏng tạo ca cao khối. Mức độ  nghiền càng cao thì độ  nhớt của khối ca cao càng giảm. 1.5. Ép 1.5.1. Mục đích Tách bơ  ca cao ra khỏi các thành phần không chứa chất béo. Bơ  ca cao là một trong  những chất béo có giá trị  dinh dưỡng cao, nó không chỉ  để  sản xuất ra chocolate mà   còn sử dụng trong các ngành dược phẩm, mỹ phẩm và bơ ca cao chất lượng thấp còn   dùng trong sản xuất xà phòng Ca cao sau khi rang sẽ được ép để  thu hồi chất béo nhằm hiệu chỉnh hàm lượng béo   trong bột ca cao thành phẩm.  Đối với sản phẩm bột ca cao, hàm lượng chất béo  thường ít hơn so với hàm lượng chất béo có trong nguyên liệu. Hàm lượng chất béo   trong bột ca cao thường dao động trong khoảng 10­20%. Một số sản phẩm có thể  có  hàm lượng béo cao hơn hoặc thấp hơn. Do đó để  sản xuất bột ca cao, thì cần thực  hiện quá trình ép để tách bớt hàm lượng béo có trong ca cao. 1.5.2. Phương pháp thực hiện Trong quá trình ép ca cao, có hai loại thiết bị  ép thường được sử  dụng là thiết bị  ép   đùn và thiết bị ép thủy lực. Ép đùn: máy ép đùn kiểu trục vis đã được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến  dầu thực vật cũng được dùng trong ngành công nghiệp ca cao. Hàm lượng bơ  ca cao  hoàn nguyên trong phương pháp này có hiệu suất cao hơn so với phương pháp ép thủy   lực và hàm lượng chất béo trong bánh dầu ca cao chỉ còn 8­9%. ­ Cấu tạo: gồm một  ống hình nón bao quanh một trục vis có bước vis thay đổi.  Bề mặt làm việc trong ống có gia công các rãnh khoét theo suốt chiều dài ống,   và khe hở  đầu ra của sản phẩm có thể  thay thế  được nhờ  vào một van điều  chỉnh hình nón. ­ Nguyên lý: rượu mùi ca cao bị đẩy dần vào khoảng trống giữa ống hình nón và  trục vis. Khi di chuyển trong  ống, rượu mùi ca cao sẽ  chịu áp lực gia tăng liên  tục và lực cắt của trục vis. Bơ ca cao thu được qua các rãnh khoét, còn bánh dầu   thì được ép đùn ở cuối đầu ra.
  13. Hình 6: Thiết bị ép đùn Ép thủy lực ­ Cấu tạo: máy ép thủy lực kiểu nằm ngang gồm từ 14 22 mâm ép, mỗi mâm ép  gồm buồng ép, khoang hơi đế  tạo áp lực ép, và bộ  phận dẫn và thu dầu, bao  quanh buồng ép có gắng màng lọc kim loại. ­ Nguyên lý: máy làm việc theo chế độ  từng mẻ, khối lượng làm việc mỗi mâm  ép khoảng 18kg/mẻ. Rượu ca cao nóng với nhiệt độ  95 1050C được đưa vào  máy ép với áp suất làm việc 400 800 kg/cm2. Nhờ nhiệt độ cao và áp lực ép mà  dầu theo các khe dẫn chảy vào máng thu, sản phẩm còn lại là bánh dầu ca cao   còn chứa ít nhất 18% bơ  ca cao. Trong trường hợp ép với áp lực lớn làm cho  bánh dầu chỉ  còn chứa tối đa đa 10% chất béo được gọi là “ca cao nghèo” .   Năng suất của máy ép và năng suất thu bơ  ca cao phụ  thuộc vào áp lực, thời   gian và hành trình ép.
  14. Hình 7: Thiết bị ép thủy lực 1.5.3. Các biến đổi nguyên liệu Trong quá trình ép ca cao, biến đổi quan trọng nhất là hàm lượng chất béo trong ca cao  sẽ giảm. Hàm lượng béo còn lại trong ca cao phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm 1.5.4. Yêu cầu kỹ thuật Kích thước của nguyên liệu đóng vai trò quan trọng. Kích thước nguyên liệu ca cao   càng lớn thì hiệu suất ép càng thấp Nhiệt độ của ca cao: trong quá trình ép bơ, nhiệt độ càng cao thì hiệu suất ép càng tăng  vì ở nhiệt độ cao, chất béo sẽ chuyển sang trạng thái lỏng và dễ khuếch tán ra ngoài.   Thông thường thì ca cao không cần phải gia nhiệt trước khi ép mà ca cao sau khi   nghiền sẽ được đem đi ép ngay. Áp lực ép: áp lực ép càng cao thì hiệu suất ép càng cao. Áp lực trong quá trình ép phụ  thuộc vào từng loại thiết bị cụ thể. 1.6. Nghiền tinh 1.6.1. Mục đích Hoàn thiện: Sau quá trình ép để loại bỏ bớt bơ ca cao, các hạt ca cao và chất béo còn  lại sẽ  liên kết với nhau rất chặt tạo thành khối gọi là bánh dầu ca cao. Quá trình  nghiền sẽ giảm kích thước để thu được bột ca cao thành phẩm
  15. 1.6.2. Phương pháp thực hiện Bánh dầu ca cao sau khi ra khỏi mâm ép sẽ  rơi vào thùng chứa hoặc trên một băng  chuyền để tiếp tục được nghiền tinh thành bột mịn. Cấu trúc bánh dầu ép kết rất chặt, đặc biệt là khib bánh có hàm lượng chất béo thấp.   Do đó trước khi nghiền, bánh được đập vỡ  ra bằng cách cho đi qua một loạt các cặp   trục quay có bố  trí các rang xen kẽ  nhau. Mục đích để  đập vỡ  bánh dầu thành từng   miếng có kích thước nhỏ hơn 5mm, sau đó đưa vào xay trong các máy xay xát kiểu con   lăn. Các miếng bánh dầu được nạp liệu hoàn toàn tự  động cho máy xay con lăn. Máy xay  được làm mát trong khi hoạt động bằng cách cho tuần hoàn không khí trong các  ống  làm mát ( 21 240C)  và được lắng lọc qua cyclone Hình 8: Thiết bị nghiền búa 1.6.3. Các biến đổi nguyên liệu Vật lý: bánh ca cao sẽ bị nghiền thành dạng hạt có kích thước nhỏ hơn Hóa học: một số glyceride có trong bơ ca cao bị chảy lỏng và bị oxy hóa tạo ra những   màu sắc không mong muốn cho bột ca cao 1.6.4. Yêu cầu kỹ thuật Thường thì nhiệt độ của bánh ca cao nhập liệu dao động trong khoảng 43­45 0C, bột ca  cao sau khi ra khỏi máy nghiền có nhiệt độ trong khoảng 21­240C.
  16. Lượng không khí dùng để  làm mát và vận chuyển bột ca cao phải khô với độ   ẩm  không cao hơn 50 60%, nếu không bột ca cao sẽ dễ bị hút  ẩm và nhiễm vi sinh vật  tạo khả năng cho nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, nếu độ  ẩm của không khí quá thấp   lại làm cho các phần tử bột tích điện, làm cho bột ca cao đóng thành khối rất khó cho   công việc đóng gói về sau. 1.7. Rây 1.7.1. Mục đích: Sản phẩm sau quá trình nghiền tinh là hỗn hợp các hạt có hình  dạng và kích thước khác nhau. Quá trình rây nhằm phân chia sản phẩm bột   nghiền theo kích thước  1.7.2. Phương pháp: Sản phẩm bột ca cao cuối cùng được rây qua vải lọc, nylon   hoặc lưới kim loại trước khi đem đi đóng gói. Hình 9: Máy rây rung 1.8. Bao gói sản phẩm 1.8.1. Mục đích: Hoàn thiện: quá trình bao gói nhằm phân chia sản phẩm theo khối lượng và tăng giá trị  cảm quan cho sản phẩm Bảo quản: bao bì sẽ  hạn chế  tiếp xúc của ánh sáng, không khí và độ   ẩm từ  môi  trường xung quanh đến bột ca cao. Người ta thường dùng bao bì bằng plastic và phải   có một lớp nhôm để chắn ánh sáng và tránh thất thoát hương.
  17. 1.8.2. Thiết bị bao gói: sử dụng thiết bị chuyên để đóng gói các loại bột Hình 10: Thiết bị bao gói Sản phẩm bột ca cao Bột ca cao được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm để  sản xuất bánh kẹo,   một sỗ đồ uống, chocolate… bột ca cao cũng được người tiêu dùng sử dụng ở quy mô  gia đình. 1.8.3. Phân loại bột ca cao thành phẩm Sản phẩm bột ca cao có thể  được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo hàm   lượng béo, theo màu sắc, theo hương vị, theo phương pháp chế biến …. Tuy nhiên, ở  đây, chúng tôi chỉ đề cặp đến phân loại theo hàm lượng béo do cách phân loại này rất   phổ biến hiện nay và được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn Codex. Theo cách phân loại này  ta có các dạng sản phẩm sau: ­ Bột ca cao hàm lượng béo cao:   20% bơ ca cao ­ Bột ca cao có hàm lượng béo trung bình: 10­20% bơ ca cao ­ Bột ca cao có hàm lượng béo thấp:   10% bơ ca cao. Ngoài ba dạng sản phẩm chính  ở trên, các nhà sản xuất có thể  tạo thêm những dạng  sản phẩm đặc biệt khác như: bột ca cao hàm lượng béo rất thấp (  0,5% bơ ca cao).
  18. 1.8.4. Tiêu chuẩn hóa chất lượng bột ca cao Bột ca cao thành phẩm có chất lượng phụ thuộc vào nguyên liệu, công nghệ sản xuất  và yêu cầu đặt ra của nhà sản xuất (về màu sắc, hương vị, hàm lượng bơ  ca cao…).   Để đánh giá chất lượng bột ca cao (bột ca cao được sử dụng trực tiếp hoặc là nguyên   liệu cho sản phẩm khác), người ta dựa vào các chỉ tiêu sau: ­ Hàm lượng chất béo ­ Độ ẩm ­ Hàm lượng acid ­ Hàm lượng tạp chất (thuốc diệt cỏ, kim loại nặng…) ­ Các chỉ tiêu vi sinh vật ­ Các chỉ tiêu cảm quan Dưới đây xin giới thiệu một bộ  tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bột ca cao của hãng  Cargill. Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột ca cao Phương   pháp   xác  Chỉ tiêu Giới hạn Ghi chú định Tùy  thuộc   vào  loại  Lipid 10­24% IOCCC 37,1990 sản phẩm Tùy  thuộc   vào  loại  pH 5,0­8,0 IOCCC 15, 1972 sản phẩm Độ ẩm Max 4,5% IOCCC 26, 1998 Pp   sang   ướt,   kích  Kích thước Min 99,8% qua sang IOCCC 11, 1970 thước lỗ sàng 75 m Màu sắc Màu đặc trưng Mùi vị Mùi vị đặc trưng Tổng vi sinh vật Max 5000 CFU/g IOCCC 39, 1990 Nấm mốc Max 50 CFU/g IOCCC 39, 1990 Nấm men Max 10 CFU/g IOCCC 39, 1990 Enterobacteriaceae Không   phát   hiện  IOCCC 39, 1990
  19. trong   1   gam   sản  phẩm Không   phát   hiện  Escherichia coli trong   1   gam   sản  IOCCC 39, 1990 phẩm Không   hiện   diện  Salmonella trong   750   gam   sản  IOCCC 39, 1990 Lấy mẫu theo FDA phẩm Tiêu   chuẩn   Châu  Kim   loại   nặng,  Tạp chất Âu thuốc diệt cỏ   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2