intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

RỐI LOẠN CƯƠNG

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Rối loạn cương thường gặp ở bệnh nhân nam với tỷ lệ khá cao. Tại Việt Nam, vì nhiều lí do mà bệnh nhân thường ít tự lưu ý đến hoặc ít được quan tâm. Bài báo này xin trình bày những thống kê thu thập được trong năm 2006 ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân nam trên 40 tuổi, nội trú ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân năm 2006....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: RỐI LOẠN CƯƠNG

  1. RỐI LOẠN CƯƠNG TÓM TẮT Mục tiêu: Rối loạn cương thường gặp ở bệnh nhân nam với tỷ lệ khá cao. Tại Việt Nam, vì nhiều lí do mà bệnh nhân thường ít tự lưu ý đến hoặc ít được quan tâm. Bài báo này xin trình bày những thống kê thu thập được trong năm 2006 ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang trên 112 bệnh nhân nam trên 40 tuổi, nội trú ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân năm 2006. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn cương ở những bệnh nhân này là 33,9%. Nhóm tuổi thường gặp nhất là 41-50 tuổi. Đa số bệnh nhân đã nghỉ hưu. Khi có những bệnh nội-ngoại khoa kèm theo như tiểu đường, suy thận thì tỷ lệ rối loạn cương tăng lên rõ rệt, trong khi những bệnh nhân có liên quan tới nội tiết thì tỷ lệ rối loạn cương tăng không rõ ràng. Kết luận: Việc điều trị cho bệnh nhân trước khi đến khám thì rất đa dạng. Bên cạnh đó, sự hiểu biết chưa đúng về bệnh cũng góp phần khó khăn cho bệnh nhân khi đến với thầy thuốc chuyên khoa. Những nghiên cứu về dịch tể học mở rộng tri thức chúng ta về những dân số nguy cơ rối loạn
  2. cương. Từ đó, các kế hoạch chẩn đoán, điều trị cũng như phòng chống căn bệnh này có thể trở nên chuẩn mực hơn khi dựa trên những nghiên cứu dó. ABSTRACT Objective: Erectile dysfunction is usually seen in male patients with high rate. In Viet Nam, for many reasons, patients are rarely taken care or take care of themselves. In this paper, we present data collected at the Department of Urology A, Binh Dan hospital, in 2006. Patients and Methods: This was a crossectional descriptive propective study on 112 patients aged more than 40 years old and admitted for other urological problems, at the Department of Urology A, Binh Dan hospital, in 2006. Results: The most mean age was 41-50 years old. The majority were retired people. Patients with medical-surgical deseases such as diabetes, renal failure were obviously seen with high rate of erectile dysfunction. Otherwise, the prevalence of patients with endocinological dysfunction was not high. Conclusions: The previous treatments are variable before admitted. More over, the misunderstanding of disease contributed to patients lack of specialists consultations. Epidemiologic study has increased understanding
  3. of the population of risk for erectile dysfunction. Strategies for diagnosing, treating, and preventing this disorder can become more defined base on this information. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn cương (RLC) còn được gọi là bất lực, yếu sinh lí, nhược dương, liệt dương, thiểu năng sinh dục...thường gặp ở bệnh nhân nam với tỷ lệ khá cao(5). Theo những nghiên cứu đã được báo cáo thì tần suất bệnh này tăng dần theo tuổi đặc biệt là nam giới trên bốn mươi tuổi(1). Tại Việt Nam, đa số bệnh nhân bị rối loạn c ương thường giấu tất cả những người thân, có khi cả với thầy thuốc về bệnh tật của mình. Tại khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh, số bệnh nhân nằm viện tại đây rất đông. Những bệnh nhân này đa số mắc các bệnh niệu và từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về tần suất của rối loạn cương ở những bệnh nhân này. Do đó chúng ta chưa có cái nhìn tổng quát về suất độ của bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân trên 40 tuổi. Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về rối loạn cương ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, nội trú ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân. Từ đó chúng ta có thể áp dụng các phương pháp
  4. chẩn đoán và điều trị triển khai một cách qui cũ(10) cũng như sẽ có chế độ chăm sóc đặc biệt của ngành Nam Khoa cho những bệnh nhân này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đây là số liệu bệnh nhân nội trú ở khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 112 bệnh nhân nhập viện trong năm 2006. 2. Bệnh nhân được tiến hành các bước như sau: - Hỏi bệnh sử, các chi tiết thật và không thật của bệnh. - Điều tra về nghề nghiệp, hoàn cảnh, thói quen... - Thăm khám tổng quát và chuyên khoa, chẩn đoán bệnh. - Xét nghiệm: + Sinh hóa máu: đường huyết, urê, creatinine. + Đo ECG. + Testosterone. 3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 4. Phương tiện nghiên cứu: - Phiếu thu thập số liệu: sử dụng bảng câu hỏi đánh giá mức độ rối loạn cương theo Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Nhất (Paris, 1999)
  5. - Chương trình phần mềm thống kê SPSS 11.5 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Tỷ lệ rối loạn cương SỐ TỶ LỆ % LƯỢNG Không 74 66.1% RLC RLC 38 33.9% TỔNG 112 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số bệnh nhân bị RLC là 38/ 74 bệnh nhân chiếm 33,9%. Kết quả này cũng phù hợp vì theo các y văn trong và ngoài nước thì tỷ lệ bệnh nhân bị RLC trên 40 tuổi đều trên 30%. Độ tuổi và rối loạn cương TUỔI TỔN 41- 51- 61- G 71 50 60 70
  6. S 2 4 10 22 38 ố lượng RLC T 5,1 21,1 37,0 81,5 33,9 ỷ lệ % % % % % % S 37 15 17 5 74 Khô ố lượng ng RLC T 94,9 78,9 63,0 18,5 66,1 ỷ lệ % % % % % % S 39 19 27 27 112 TỔ ố lượng NG T 100 100 100 100 100 ỷ lệ % % % % % % Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuối thường gặp nhất là 41-50. Tuổi nhỏ nhất là 41 và tuổi lớn nhất là 91. RLC ở độ tuổi 41-50 chỉ là 5,1% nhưng ở độ tuổi trên 70 thì đã lên đến 81,5%. Kết quả cho thấy tỷ lệ RLC càng lớn khi tuổi càng cao(8) có lẽ khi trên 40 tuổi, người đàn ông bắt đầu nhận thức dược sự già đi của mình, gánh
  7. nặng năm tháng kèm theo những lo toan trong cuộc sống khiến họ dễ bị RLC hơn(10). Tuổi thường gặp nhất là 41-50 cũng rất phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nam giới trên 40 tuổi. Nghề nghiệp và rối loạn cương (RLC) RLC TỔNG Cương S S Tỷ Tỷ S Tỷ ố ố lệ % lệ % ố lượng lệ % lượng lượng 5,9 1 94, 1 100 NG Bu 1 % 6 1% 7 % HỀ ôn bán 100 100 Cô 0 0% 7 7 % % ng nhân 1 100 1 100 C 0 0% 4 % 4 % NV 3 58, 2 41, 5 100 H 1 5% 2 5% 3 % ưu
  8. 28, 1 71, 2 100 Nô 6 6% 5 4% 1 % ng dân 3 33. 7 66. 1 100 TỔNG 8 9% 4 1% 12 % Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số là người nghỉ hưu không làm việc (53 người). Số còn lại là Công nhân, Công nhân viên, Buôn bán và Nông dân. Kết quả như vậy là vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trên 40 tuổi nên số người nghỉ hưu nhiều là hợp lí. Tỷ lệ RLC trên những bệnh nhân này cũng rất khác nhau. Người nghỉ hưu có tỷ lệ cao nhất (58,5%). Ở nhóm nghỉ hưu, bản thân họ đã là những người lớn tuổi nên tỷ lệ RLC gia tăng theo tuổi là phù hợp. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ kết quả trên chưa phản ánh đúng đúng mức về nghề nghiệp như những y văn khác là nghề nghiệp trí óc thường đem lại nhiều stress hơn nên dễ bị RLC(10). Bệnh niệu mắc phải RLC KHÔNG TỔNG RLC
  9. Bướu 23 13 36 TTL (63,9%) (36,1%) Sạn 1 22 23 NQ (4,3%) (95,7%) Sạn 4 13 17 thận (23,5%) (76,5%) Bướu 3 6 9 BQ (33,3%) (66,7%) TVB 2 1 3 (66,7%) (33,3%) Dãn 1 1 (50%) 2 TMTT (50%) Bệnh 10 12 22 khác (45,5%) (54,5%) TỔNG 44 68 112 (39,3%) (60,7%)
  10. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bướu TTL và sỏi niệu chiếm đa số bởi vì đối tượng của chúng tôi là nam giới trên 40 tuổi ở khoa Niệu của bệnh viện nên tỷ lệ bệnh nhân này chiếm đa số là hợp lí. Tỷ lệ RLC trên bệnh nhân BTTL cũng chiếm rất cao (63,9%), sạn thận 23,5%. Các bệnh khác như dãn TM thừng tinh, thoát vị bẹn, bướu BQ cũng có tỷ lệ RLC đáng kể. Testosterone và RLC TESTOSTERONE TỔ TES TES TES NG T bình T thấp T tăng thường S CƯƠ ố 2 17 19 38 NG RL lượng C T 40,0 21,8 65,5 33.9 ỷ lệ % % % % % Kh S 3 61 10 74
  11. ố lượng ông RLC T 60,0 78,2 34,5 66.1 ỷ lệ % % % % % S ố 5 78 29 112 lượng TỔNG T 100. 100, 100, 100, ỷ lệ % 0% 0% 0% 0% Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong số 112 BN thì có 4,5% test thấp, 69,6% test bình thường, 25,9% test tăng. RLC trong nhóm test tăng là 19/ 29 (65,5%), RLC trong nhóm test bình thưòng là 17/ 78 (21,8%) và nhóm test thấp là 2/ 5 (40%). Trong nhóm test tăng thì đa số họ là những người cao tuổi. Kết quả này chưa phù hợp vì theo các y văn thì nam giới tuổi càng cao thì nồng độ test càng giảm. Mặt khác, khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu ở bệnh viện Bình Dân, máy xét nghiệm ban đầu phân loại test bình thường là 2,25 – 9,72 nanogram/
  12. ml. Sau đó may bị hư và máy xét nghiệm sau thì phân loại test bình thường là 1,56-8,77 nanogram/ ml. Do đó, có nhiều bệnh nhân xếp vào nhóm test tăng là chưa hợp lí. Trong nhóm test giảm có 2/ 5 (40%) bị RLC. Kết quả này có lẽ chưa phù hợp vì số lượng bệnh nhân quá ít (chỉ có 5 bệnh nhân). Nếu nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn thì kết quả nghiên cứu có thể khác vì chúng ta biết rằng test có vai trò quan trọng trong hoạt động tình dục của nam giới. Glucose máu và RLC TỔN Glucos Glucos G e bình e tăng thường CƯƠN S 20 18 38 ố lượng G RLC T 29,4% 40,9% 33,9% ỷ lệ % Khôn S 48 26 74
  13. ố lượng g RLC T 70,6% 59,1% 66,1% ỷ lệ % S 68 44 112 ố lượng TỔNG T 100,0 100,0 100,0 ỷ lệ % % % % Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, RLC trong nhóm Glucose máu bình thường là 20/ 68 (29,4%) trong khi RLC ở nhóm Glucose máu tăng là 18/ 44 (40,9%). Kết quả này cũng phù hợp với các y văn trong và ngoài nước là tỷ lệ RLC ở những người bị tiểu đường cao hơn những người không bị tiểu đường(6). Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu này chúng tôi dùng SPSS kiểm định thì p>5% nên chưa có ý nghĩa thống kê. Creatinine máu và RLC CREATININ MÁU TỔN G Creatini Creatini
  14. ne bình ne tăng thường S 14 24 38 ố lượng RLC T 33.9 28,6% 38,1% ỷ lệ % % CƯƠ NG S 35 39 74 Cươ ố lượng ng T 66.1 71,4% 61,9% ỷ lệ % % S 49 63 112 ố lượng TỔNG T 100,0 100.0% 100,0% ỷ lệ % % Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, RLC trong nhóm Creatinine bình thường là 14/ 49 (28,6%) và RLC trong nhóm Creatinine tăng là 24/ 63 (38,1%).
  15. Tuy nhiên trong số 63 bệnh nhân tăng Creatinine thì chỉ có 60,3% là có suy thận thật sự, số bệnh nhân còn lại thì chỉ có tăng Creatinine đơn thuần mà không có suy thận. Urê máu, Creatinine máu và RLC Urê Urê bình tăng thường RLC 14 0 Creatinine Không bình thường 33 2 RLC RLC 7 17 Creatinine Không tăng 18 21 RLC Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, RLC trong nhóm Urê máu bình thường là 21/ 72 (29,2%) và trong nhóm Urê máu tăng là 17/ 40 (42,5%). Trong nhóm tăng cả Urê và Creatinine thì RLC là 44,7% trong khi nhóm Urê và Creatinine bình thường thì chỉ có 29,8%.
  16. Qua kết quả này cũng nói lên rằng tỷ lệ bệnh nhân bị RLC ở nhóm suy thận cao hơn nhóm không suy thận. Tuy nhiên kết quả này cũng chưa có ý nghĩa thống kê vì p>5%. Mức độ RLC RLC Nhẹ Vừa Nặng TỔNG Số 20 12 6 38 lượng Tỷ lệ 52,6% 31,6% 15,8% 100% % Dựa vào Bản Chỉ Số Quốc Tế Chức Năng Cương Dương, kết quả chúng tôi thu được RLC mức độ nhẹ là 31,6%. mức độ trung bình là 52,6% và mức độ nặng là 15%. Kết quả này cũng phù hợp với các y văn trong và ngoài nước. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt chút ít nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trong kết quả này, tần suất RLC chiếm nhiều nhất là mức độ trung bình và ít nhất là mức độ nặng và điều này cũng phản ánh đúng tỷ lệ dân số mà chúng tôi khảo sát.
  17. ECG và RLC BỆNH RLC CƯƠNG 8 4 Block (66,7%) (33,3%) Dày 7 7 (50%) nhĩ hoặc thất (50%) Bình 10 46 thường (17,9%) (82,1%) Thiểu 6 13 năng vành (31,6%) 68,4%) Thiếu 5 3 mu cơ tim (62,5%) (37,5%) Bệnh 3 1 (25%) khác (75%) Theo Trần Quán Anh(8) các bệnh tim mạch có liên quan nhiều đến nguyên nhân gây RLC. Những cản trở cơ giới từ thành mạch hoặc từ những thay đổi về áp lực động mạch làm cho lượng máu vào dương vật không đầy
  18. đủ. Bệnh xơ vữa thành mạch là nguyên nhân của khoảng 40% các trường hợp RLC ở nam giới trên 50 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ tương tự như kết quả của các y văn trong và ngoài nước. Tần suất RLC tăng cao ở những bệnh nhân bị bệnh có liên quan đến chít tắt mạch máu như nhóm thiếu máu cơ tim thì có đến 62,5% bị RLC trong khi nhóm ECG bình thường chỉ có 17,9% bị RLC. KẾT LUẬN RLC là một bệnh ngày càng gặp nhiều hơn. Các loại bệnh lí hết sức đa dạng và đòi hỏi thầy thuốc phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm c ùng với những phương tiện cận lâm sang tiên tiến để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị. Chúng ta cần tạo được niềm tin cho bệnh nhân bằng những xét nghiệm thích hợp, lập luận chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó sự phối hợp các chuyên khoa như Nội khoa, Nội tiết, Tâm thần, Tâm lí, Giáo dục giới tính...là hết sức cần thiết trong điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2