intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý " ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ"

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

168
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận với phương pháp soạn, phương pháp giảng bằng phương tiện điện tử với chương trình phần mềm Powerpoint. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý " ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ"

  1. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trong nh ững năm gần đây và đ ặc biệt là từ năm học 2008-2009 Bộ GD -ĐT có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy th ì phong trào soạn bài giảng điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận với phương pháp so ạn, phương pháp giảng bằng phương tiện điện tử với ch ương trình phần mềm Powerpoint. Việc thực hiện bài giảng điện tử trong các tiết thao giảng, đánh giá đang được các trường, tổ chuyên môn khuyến khích và đánh giá cao. Trong th ời gian qua có một bộ phận thầy, cô giáo soạn bài giảng điện tử đúng hướng, tiết dạy hấp dẫn thu hút được học sinh, học sinh cũng rất tích cực, tự giác hoạt động trong tiết học. Tuy nhiên, hiện vẫn có thể nói vẫn còn đa số thầy, cô giáo soạn, giảng không đúng với yêu cầu. Nguyên nhân do đâu? Theo tôi có nhiều nguyên nhân khiến quý thầy cô soạn giáo án điện tử không đúng yêu cầu. Thứ nhất, chưa phân biệt giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Nhân đây tôi xin nhắc lại ngắn gọn hai khái niệm này. Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, Tr. 104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: dạy để làm gì? (mục tiêu); dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như thế nào? (phương pháp giảng dạy) Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr. 14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một môn học được giáo viên trình bày trước học sinh. Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: đ ịnh hướng rõ ràng về chủ đ ề, trình bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, d ễ hiểu các sự kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu, chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v. Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài tương ứng với một hoặc hai tiết học. Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, b ài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp. Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm này nên có thầy, cô giáo khi lên lớp đã trình diễn luôn các phần không nên trình chiếu như giới thiệu “mục tiêu yêu cầu của bài học”, các bước làm việc của thầy, của trò…Hoặc do hiểu sai mà nhiều giáo viên đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình chiếu Powerpoint thông thường, có thầy cô giáo so ạn b ài giảng lên lớp như bài soạn của các b áo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc chép” nay lại “chiếu chép” gây nên sự nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử. Thứ hai, biên tập nội dung trình chiếu không đúng với yêu cầu “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Ví dụ khi khai thác các kênh hình ảnh, phim tư liệu hoặc các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng… 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý thay vì biên tập để gợi mở, nêu vấn đề nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên lại cung cấp theo kiểu thông báo, cho xem thiếu tính hấp dẫn. Thứ ba, do lỗi trong thiết kế các hiệu ứng khi thầy giáo chỉ đạo cho trò thi công một công đoạn nào đó nhằm để chiếm lĩnh một nội dung kiến thức nào đó nhưng khi thầy “nhấn phím”, “nhắp chuột” thì màn hình lại xuất hiện nhiều nội dung, trong đó có những nội dung mà thầy và trò chưa kịp đề cập đến trong các hoạt động trên, dẫn đến “lộ” nội dung. Thứ tư, thiết kế màu nền, màu chữ không phù hợp với nội dung bài học, màu nền quá sặc sở trong khi màu chử thể hiện độ tương phản kém, cách chạy chữ, hiện hình ở slide không nhất quán khi thì từ trên chạy xuống, lúc ở dưới chạy lên, rồi phải qua trái, trái qua phải. Như thế thì chỉ có gây rối và phân tán sự tập trung của học sinh vào các kiến thức của bài giảng. Thứ năm, hầu hết các thầy, cô giáo chưa qua lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy, soạn bài giảng và giáo án điện tử. Cái mà lâu nay thầy, cô giáo có để giảng dạy được bằng phương tiện điện tử chẳng qua là tự học, tự rèn luyện. Tự học ở tài liệu, ở trên mạng internet nhất là ở các thư viện bài giảng điện tử. Các thầy, cô giáo vào thư viện “tải” về rồi tự nghiên cứu, tự học, sơ chế lại theo cảm tính để rồi thành bài giảng của mình. …. Vậy để soạn một bài giảng điện tử đúng yêu cầu cần tuân theo những nguyên tắc nào? Thứ nhất, giáo viên phải đạt trình đ ộ vi tính ở mức cụ thể như: sử dụng thành thạo Powerpoint hoặc một số phần mềm soạn bài giảng khác, biết khai thác các kho tư liệu liên quan đến bộ môn trên internet, biết cắt ghép các đoạn video cho phù hợp với nội dung bài giảng, đổi đuôi các định dạng video, âm thanh, hình ảnh cho tương thích với phần mềm Powerpoint hay các phần mềm thiết kế bài giảng khác. 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý Thứ hai, nguyên tắc chung trong việc thiết kế bài giảng là đơn giản và rõ ràng; tinh thần biểu tượng hóa nội dung; nhất quán trong thiết kế; không nên ra nhiều ý tưởng lớn trong một slide; lựa chọn đồ họa cẩn thận để tránh gây phân tán sự chú ý của học sinh; chọn màu nền với màu chữ thích hợp thống nhất trong suốt quá trình dạy học,. Trong bài giảng phải có sự chèn ảnh, chèn hình, phải có siêu liên kết (hyperlink) nhất là liên kết với video clip mang nội dung bài giảng một cách phù hợp. Cấu trúc của bài giảng phải rõ ràng tên bài, các đề mục, tiểu mục phải được giữ lại để học sinh theo dõi bài giảng một cách có lôgic, hệ thống. Không nên lạm dụng các hiệu ứng hoạt hình theo kiểu bay nhảy, tránh chọn màu nền lấn áp màu chữ thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, m à cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tìm ẩn b ên trong đối tượng trình diễn qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Mỗi đối tượng đưa vào bài giảng đều phải chứa đựng ý đồ sư phạm, nếu chưa trả lời được câu hỏi: đưa đối tượng này vào nhằm mục đích sư phạm gì thì tốt nhất là bỏ đi. Nói tóm lại, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi giáo án điện tử, bài giảng điện tử là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể giúp người học đạt được kiến thức và kĩ năng cần thiết. Khi đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá, do giáo viên điều khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng điện tử là sự tương tác giữa thầy và trò thông qua các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Q ua đây cũng đề nghị các cấp quản lý giáo dục cũng cần đề ra hình thức thích hợp để quản lý giáo án điện tử, bài giảng điện tử của giáo viên vừa kích 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý thích được giáo viên giảng dạy bài giảng điện tử vừa đảm bảo được công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn. Thường xuyên m ở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng điện tử cho giáo viên đã biết và chưa biết. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp thiết kế b ài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi trình chiếu b ài giảng, cần xây dựng một số nội dung cơ bản về “lý luận phương pháp giảng dạy điện tử” để làm cơ sở đánh giá các bài giảng điện tử. Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về bài giảng điện tử với vai trò đề cao chủ thể học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có quan niệm đúng đắn hơn về bài giảng điện tử, từ đó thiết kế các b ài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng đề cao chủ thể nhận thức – học sinh. 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học vật lý T IÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢ NG ĐIỆN TỬ ( Thang điểm 100) 1. K ỹ thu ật (30) - Hình thức ( cấu trúc, màu sắc, hiệu ứng) (10) - Tư liệu số hóa ( hàm lượng, tính hợp lí) (15) - Kỹ thuật liên kết (5) 2. Tổ chức dạy học - Bám sát mục tiêu của chương trình (5) - Nội dung chính xác khoa học (15) - Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh (35) + Tạo hứng thú (5) + Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo (15) + Hệ thống hó a kiến thức ( 5) + Rèn luyện kỹ năng cho học sinh (10) - Tính giáo d ục (10) - Tính thực tiễn (5) * Nguồn “Những vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học” - PGS.TS LÊ CÔNG TRIÊM 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2