Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp quản trị cảm xúc bản thân trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
lượt xem 8
download
Nghiên cứu đề tài “Các biện pháp quản trị cảm xúc bản thân trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ” với mục tiêu tạo các mối quan hệ tốt hơn giữa người giáo viên và những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt với trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình cũng như hoàn thiện bản thân trong cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp quản trị cảm xúc bản thân trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cảm xúc của mỗi người là hình thức biểu đạt tâm trạng, thái độ của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó khách quan. Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hoạt động của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều bị những cảm xúc chi phối, ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực nhưng lại muốn hướng đến những cảm xúc tích cực hơn. Cảm xúc bản thân là động lực thúc đẩy con người hoạt động, là nhân tố điều khiển hành vi và hoạt động của cá nhân. Cảm xúc tích cực sẽ là động lực cho con người vươn lên, phát triển, ngược lại cảm xúc tiêu cực làm kìm hãm , và có thể dẫn đến cách hành động sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý cũng như như mối quan hệ xã hội. Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng quản trị cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, quản trị cảm xúc của bản thân là biết bản thân suy nghĩ gì, nên làm gì, không bị tác động bởi những vấn đề hay yếu tố không tốt ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, quản trị cảm xúc đồng nghĩa với việc bản thân làm chủ trong cảm xúc của chính mình Kỹ năng quản trị cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Cho dù trong hoàn cảnh tệ hại thế nào đi nữa họ vẫn có thể tự chủ được. Quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc của mình, hoặc là khống chế hay kìm hãm nó. Quản lý cảm xúc ở đây được hiểu là bạn hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người đang giao tiếp với bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác và họ biết cách tác động lên cảm xúc của người còn lại 1
- Hiểu và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn có cách thể hiện suy nghĩ với người khác. Nhận diện được cảm xúc hiện tại của chính mình, bản thân sẽ điều khiển được cảm xúc theo lý trí, cân nhắc hành vi, lời nói để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Quản trị cảm xúc cá nhân tốt giúp con người cư xử đúng mực và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp. Trẻ em mầm non là thời kỳ phát triển đặc biệt quan trọng, đây là đối tượng non nớt cả về sức khỏe, thể chất lẫn kiến thức kinh nghi ệm và thiếu khả năng tự bảo vệ mình. Nhưng lại là đối tượng phát triển nhanh và nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì thế đây cũng là nhóm đối tượng nếu khi có yếu tố nguy cơ hay rơi vào tình huống bị bạo lực thì trẻ em thường có ít khả năng tự phòng vệ hay kháng cự lại…do đó đây là nhóm đối tượng dễ bị bạo hành nhất trong xã hội. Việc để trẻ đến trường được đảm bảo an toàn là trách nhiệm của người giáo viên và những đối tượng trực tiếp chăm sóc trẻ. Bạo hành trẻ em là hành vi ứng xử tiêu cực với trẻ em trong những tình huống khác nhau, vượt qua khả năng ứng phó của người chăm sóc, nuôi dưỡng, gây tổn thương về mặt thực thể và tâm lý của trẻ. Đáng ngại hơn chính là những nguy cơ bạo hành trẻ luôn tiềm ẩn ở những người làm công tác giáo dục trẻ. Trước thực tế ngày càng xuất hiện tình trạng bạo hành trẻ mầm non xuất phát từ sự không quản trị được cảm xúc của bản thân người giáo viên, hay những người trực tiếp chăm sóc trẻ ngày càng nhiều. Những vấn nạn này xuất phát từ sự không biết kiềm chế cảm xúc, vì sự ảnh hưởng tâm lý của người bạo hành do một số tác động tiêu cực trong cuộc sống của họ… Bên cạnh đó cũng một phần không nhỏ cũng xuất phát từ sự thờ ơ, sao nhãng, bỏ mặc của những người thân của trẻ, phó mặc đứa trẻ cho nhà trường và xã hội hay những người chăm sóc trẻ, sự im lặng hay 2
- ngầm đồng ý thậm chí là tiếp tay cho các hiện tượng bắt nạt trẻ, chưa đối xử công bằng, còn định kiến với trẻ. Nghề nhà giáo là một nghề cao quý, giáo viên là những người truyền đạt tri thức cho học sinh sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi về một giáo viên chuyên nghiệp không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn biết rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng, một kỹ năng mà giáo viên không thể thiếu trong việc đem lại hiệu quả giảng dạy là quản trị cảm xúc bản thân. Đặc biệt đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng quan trọng với trách nhiệm sẽ đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy việc quản trị cảm xúc của người giáo viên mầm non lại càng phải được chú ý và rèn luyện hơn . Bởi vì cảm xúc của người giáo viên nó ảnh hưởng rất lớn đối với đứa trẻ. Giáo viên sẽ là hình mẫu để trẻ noi theo từ hành vi đến ngôn ngữ biểu lộ ra ngoài. Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp.Đặc biệt có nhiều năm được nhà trường phân công phụ trách chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi 56 tuổi. Đây là một độ tuổi mà trẻ rất hiếu động, nghịch phá và nhiều áp lực trong công việc, nên tôi luôn trăn trở việc làm thế nào để giáo dục trẻ tốt hơn, đảm bảo được sự an toàn về thể chất cũng như tâm lý của trẻ tốt hơn. Tôi nhận ra việc hạn chế tối đa các biểu hiện, hành vi xúc phạm tâm lý, thân thể trẻ thì việc quản trị cảm xúc của người giáo viên góp phần rất quan trọn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Các biện pháp quản trị cảm xúc bản thân trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ” làm đề tài nghiên cứu với mục tiêu tạo các mối quan hệ tốt hơn giữa người giáo viên và những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt với trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình cũng như hoàn thiện bản thân trong cuộc sống. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận Cảm xúc con người luôn là vấn đề khó giải thích nhất, vui buồn tức giận có thể thay đổi một cách nhanh chóng trong mọi tình huống. Để quản trị bản thân trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ sao cho đúng đắn không phải điều dễ dàng khi xung quanh chúng ta có rất nhiều yếu tố không tác động ảnh hưởng đến. Quản trị cảm xúc là kỹ năng cần phải trau dồi đối với tất cả mọi người , đặc biệt không thể thiếu đối với những người truyền đạt tri thức. Quản lý cảm xúc đối với giáo viên khi giảng dạy là quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục hay chất lượng giáo viên có thực sự tốt không. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng... Trong thực tế hàng ngày trẻ đến trường được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài 4
- sân trường. được chơi , học….. Việc giáo viên là người luôn theo sát trẻ mà vẫn con co cach nhin nhân sai lâm vê cach giao duc tre. Chi cô găng lam ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ̣ thê nao cho tre phai nhân th ́ ̀ ưc tiêp thu đ ́ ́ ược lượng kiên th ́ ức theo yêu câu ̀ trong chương trinh giao duc vi vây băng moi cach giao viên ep tre tiêp thu ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̉ ́ ́ ưc cho băng đ kiên th ́ ̀ ược, phải gò bó vào khuôn khổ theo định kiến của mình một cách cứng nhắc thì điều này vô tinh giao viên gây ap l ̀ ́ ́ ực đôi v ́ ơí ̉ ư: nghiêm khăc trong hoat đông, doa nat quat thao. ..ma quên đi răng tre nh ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ̀ nhưng điêu minh lam đang anh h ̃ ̀ ̀ ̀ ̉ ưởng đên vân đê đao đ ́ ́ ̀ ̣ ức nha giao, anh ̀ ́ ̉ hưởng đên giao tiêp ́ ́ ứng xử giưa cô v ̃ ơi tre. ́ ̉ 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tiễn công tác dạy học, giáo viên mầm non sẽ không tránh khỏi những tình huống khó khăn, phức tạp, có thể làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực với trẻ. Đối với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà tình cảm chi phối tất cả các mặt trong hoạt động phát triển tâm lý của trẻ, việc thể hiện cảm xúc của giáo viên mầm non trong quá trình giáo dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tâm lý của trẻ. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục, một trong những kỹ năng giáo viên mầm non cần có là rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong mọi tình huống, mọi thời điểm trong một ngày. Với môi trường chăm sọc giáo dục trẻ và cả với đồng nghiệp và những người xung quanh. Qua quá trình giảng dạy tại trường và nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy có những điều kiện thuận lợi và những khó khăn như sau: 1.2.1. Thuận lợi Trường Mầm non Hoa Sen là trường mầm non công lập, trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng sư phạm tốt, yêu nghề, mến trẻ, tận tình, chu đáo trong công việc. 5
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đi sâu, đi sát uốn nắn về nội dung, phương pháp chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy. Môi trường nơi làm việc an toàn, thân thiện, lành mạnh, Trẻ ngoan ngoãn, có nền tảng giáo dục tốt Phụ huynh luôn quan tâm và chăm soc con cái chu đáo, tôn trong giáo viên. Bản thân là người luôn tự tin trong giao tiếp với các mối quan hệ với đồng nghiệp và những mối quan hệ xung quanh. Tôi luôn tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, giao tiếp Sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh trong việc phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ nên đưa trẻ đi học đều đặn Tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế trong nhiều lĩnh vực khác 1.2.2. Khó khăn Thời gian qua trẻ nghỉ học thời gian dài do dịch bệnh nên trẻ và cô chưa có thời gian gặp gỡ giao tiếp với nhau được Nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và khả năng nhạy cảm, tinh tế trong việc nhận biết, khai thác cảm xúc của chính mình cũng như của người khác còn hạn chế. Trẻ em được gia đình nuông chiều, khó hòa nhập, kỹ năng tự phục vụ kém, hay vòi vĩnh, ương bướng 2. Các giải pháp thực hiện 2.1. Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả K ỹ năng quản trị c ả m xúc không ph ả i t ự nhiên mà có. Đ ể có th ể ki ể m soát và gi ữ cho c ảm xúc c ủ a b ả n thân luôn ở tr ạ ng thái tích c ự c b ả n thân tôi c ầ n c ố g ắ ng rèn luy ệ n và đi ề u ch ỉ nh m ỗ i 6
- ngày. Mà đi ề u c ố t lõi đ ể rèn luy ệ n k ỹ năng qu ả n tr ị c ả m x ứ c b ả n thân thì vi ệc tr ướ c tiên b ả n thân tôi th ấ y c ầ n ph ải rèn luy ệ n s ự t ự tin tr ướ c đã. B ở i vì m ỗ i con ng ườ i khi làm m ộ t công vi ệ c gì mu ố n thành công ph ả i có s ự t ự tin. T ự tin đ ể làm vi ệ c t ự tin đ ể giao ti ế p…. có t ự tin m ới chi ến th ắng Khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Không tự tin cũng khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Bản thân tôi cũng vậy khi thiếu tự tin cũng luôn có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy? nào áp lực công việc nào trẻ quấy khóc nào phụ huynh đòi hỏi phải thế này thế kia….Những lúc như vậy nếu cứ chìm đắm trong cảm xúc mệt mỏi và cảm thấy mình không đủ tự tin, mình không có sức lực để làm tốt công việc này thì sẽ nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, tôi cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân bằng cách luôn nhìn về phía trước, suy nghĩ tích cực, luôn suy nghĩ mình sẽ vượt qua mọi áp lực, mọi công việc khó khăn để bình tĩnh giữ được cảm xúc của mình và mọi việc sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa hơn. Nếu đủ tự tin, bản thân sẽ có khả năng đương đầu với khó khăn nên dễ kiểm soát được cảm xúc bản thân. Điều này cũng giúp cho chính mình không bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét của người khác, từ đó lạc quan và tràn đầy năng lượng. Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản trị cảm xúc trong khi giao tiếp bạn cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn. Ví dụ: Khi trao đổi với người khác như phụ huynh, cấp trên đồng nghiệp bạn bè cần nhìn thẳng vào vấn đề, nhìn trực diện vào mắt người đối diện đang nói chuyện. 7
- Trao đổi với phụ huynh Bên cạnh đó bản thân luôn hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi. Ví dụ: như luôn cố gắng kìm nén những bực tức nhất thời những sợ hãi nhất thời để tránh những biểu hiện ra những xử sự gây hối hận về sau. Luôn rèn cho mình sự can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ như những gì trước đây mình luôn né tránh thì giờ đây lại chủ động trải nghiệm nó Ví dụ: Có phụ huynh thường hay gây gổ với giáo viên, hay tìm lỗi của cô giáo để bắt bẻ gây sự, thay vì trước kia quan điểm chọn giải pháp im lặng hoặc bơ đi kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, thì bây giờ tôi lại chọn việc thẳng thắn tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của họ, đồng cảm cùng họ và cùng giữ bình tĩnh đối mặt với nó để cùng nhau giải quyết vấn đề với họ. Và sau khi áp dụng như vậy tôi thấy đạt được những hiểu quả ngoài mong muốn đó là bản thân tự tin hơn nhiều trước những va vấp hay tình huống nhạy cảm, cảm xúc của bản thân cũng được quản trị một cách tích cực và mọi việc trong cuộc sống cũng đến với mình 1 cách nhẹ nhàng hơn. Việc rèn luyện sự tự tin để quản trị cảm xúc hiệu quả của mình còn được bản thân rèn luyện ở việc không ngừng khám phá bản thân như khi giao tiếp cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ lời nói… sao cho phù 8
- hợp bởi vì ngôn ngữ chính là chất xúc tác lên cảm xúc của đối trượng mình đang giao tiếp. Ví dụ: Cùng 1 sự việc nhưng câu nói hay hành vi cơ thể khác nó sẽ cho ra một kết quả giao tiếp khác nhau. Chính vì vậy tôi thấy việc điều chỉnh ngôn ngữ rất quan trọng và bản thân nhận thức được điều đó nên thường xuyên trau dồi ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày như suy nghĩ trước khi nói, và hành động. Chú ý sử dụng từ ngữ sao cho không làm quan trọng hóa vấn đề, xem và đọc các video về luyện các nói và tác phong giao tiếp, cụ thể các biện pháp như sau: Thường xuyên sử dụng ngôn từ đẹp để giao tiếp với trẻ, phụ huynh, và đồng nghiệp xung quanh Loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của mình, thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen. Từ những biện pháp này tôi thấy bản thân tôi được tự tin hơn rất nhiều, cụ thể như nói trước đám đông, giao tiếp với các đối tượng mà trước đây mình cho là sợ sệt né tránh không còn ngại, trong giáo dục trẻ cũng mềm mại hơn. 2.2. Nhìn sự việc tiêu cực ở góc độ tích cực Cùng đứng trước những tình huống có vấn đề của cuộc sống, có người mạnh mẽ vượt qua để thành công chinh phục thử thách nhưng cũng có người gục ngã và mãi không thể bước qua và bị động trước hoàn cảnh. Sự khác biệt ấy không chỉ nằm ở năng lực, mà còn được quyết định bởi thái độ sống, cách nhìn nhận sự việc ở góc độ khác nhau. Cuộc sống của con người cũng như trong công việc cũng vậy, không chỉ có những thuận lợi, thời cơ mà đầy rẫy những khó khăn, thách thức đòi hỏi con người phải đương đầu, vượt qua nếu như muốn đi đến điểm đích cuối cùng của thành công. Bất cứ ai trong cuộc sống cũng sẽ phải đối 9
- mặt với những buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, thời cơ và cả những bất trắc trong đời, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ cũng vậy, có nhiều khi trẻ liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ăn... mà bản thân giáo viên nhiều lúc cảm thấy bất lực, không biết cách giải quyết tình huống. Đặc biệt là khi tình trạng này bị lặp đi lặp lại khiến giáo viên bị ức chế khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Có những tình huống thường gặp phải như trẻ đùa với bạn bị ngã, hoặc đánh bạn gây thương tích… giáo viên không nhận được sự thông cảm của phụ huynh, có khi còn nhận những lời nói, hành động xúc phạm… Đây cũng là nguyên nhân tích tụ gây ra những hành vi mất kiểm soát trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu đứng ở góc độ cảm xúc tiêu cực thì người giáo viên sẽ thấy đây là sự chịu đựng, một áp lực rất mệt mỏi và chắc chắn sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực như ức chế hay đánh trẻ hoặc có những thái độ phản ứng dữ dội với phụ huynh…. Vì thế để tránh những cảm xúc tiêu cực xảy ra bản thân tôi đã sử dụng một số biện pháp nhằm giúp mình có cách chuyển đổi từ cảm xúc tiêu cực sang tích cực bẳng cách nhìn nó ở góc độ khác. Chẳng hạn như trẻ quấy khóc, nhịch phá la hét … thay vì nhìn ở góc độ bực tức của người ngoài thì mình đặt mình vào vị thế mình là như là mẹ của trẻ, dùng những tình yêu thương của người mẹ vỗ về, lắng nghe, an ủi và coi sự việc của trẻ như là lẽ đương nhiên trong quá trình phát triển và trưởng thành của nó để chấp nhận, để vị tha, để yêu thương. Hoặc với phụ huynh mình cũng đứng về góc nhìn mình là phụ huynh để thấu hiểu họ cũng có tâm trạng lo lắng cho con mình để kìm chế được cảm xúc, để chia sẻ, để đồng cảm với họ hơn. Hoặc đối với cá nhân trẻ khi có các sự việc xảy ra có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân đưa trẻ thì người giáo viên cũng chính là người cần biết giúp trẻ điều chỉnh trạng thái cảm xúc bằng 10
- cách giúp cho trẻ có cách nhìn sự việc ở góc độ tiêu cực thành cảm xúc tích cực hơn. Ví dụ: Trong lớp có 1 bạn rất nhút nhát có hôm bị 1 bạn trai khác dọa bằng cách hù ma làm cho bé khóc ré lên khiếp đảm. Sau khi tìm hiểu sự việc tôi đã xử lý bằng cách sau: Sau khi dỗ cho cháu nín nhưng cháu vẫn không nín và vẫn sợ hãi thì tôi nói với trẻ: Con nghe cô nói nhé! Bạn kia dọa cho con khóc là không đúng rồi, nhưng chính ra con vẫn nên cảm ơn bạn ấy. Bạn ấy dọa con, tại sao con lại cảm ơn bạn ạ? – bé tỏ ra khó hiểu, lập tức nín khóc hỏi lại cô. Con nhút nhát, bạn dọa như thế để giúp con rèn luyện can đảm. Con thử nghĩ xem, nếu con bị dọa vài lần nữa sẽ quen, dần dần sau này con sẽ không sợ bị ai dọa nữa. đúng vậy không? Bé nghe cô nói xong gật gật đầu, lúc đó tôi tiếp tục động viên con bé: “Con đi ra chỗ bạn hỏi xem bạn đang chơi gì, chắc lúc nãy bạn muốn chơi với con nên đùa một chút, bỏ qua cho bạn nhé!” Bé nghe theo lời cô, sau đó hai bé vui vẻ cùng nhau chơi trốn tìm.Từ đó về sau mỗi lần bị ai dọa bé không khóc, chỉ nghĩ rằng mình lại có thêm một lần rèn luyện can đảm. Cô giáo đang giú trẻ thay đổi cách nhìn nhận vấn đề 11
- Mọi việc đều có mặt tốt mặt xấu, nếu chúng ta hướng cho mình và những người xung quanh nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, để thấy những điều tốt trong sự việc không tốt, như vậy có thể giúp bản thân lạc quan hơn. Tuy sẽ có lúc sự việc không hay xảy ra mang lại kết quả xấu, nhưng nếu bản thân và những người sống xung quanh của mình có thể nghĩ đến mặt tích cực của vấn đề, thì bản thân đã quản trị được cảm xúc và hành động một cách tốt đẹp hơn. Việc này bản thân tôi khi trải nghiệm nó thời gian đầu cũng thấy rất khó khăn nhưng trước kết quả đạt được hơn mong muốn thì bản thân nhận ra rằng cần phát huy không chỉ ở trong môi trường giáo dục mà nó còn giúp ích rất nhiều trong vấn đề quản trị cảm xúc trong giao tiếp hàng ngaỳ trong cuộc sống. Khi có thể nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, gặp khó khăn sẽ không cáu giận hay thất vọng, mà ngược lại sẽ tìm phương án giải quyết thích hợp hơn. 2.3. Loại bỏ tất cả các phiền nhiễu bên ngoài Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển Trong cuộc sống cũng như trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ không thể tránh khỏi những phiền nhiễu mang lại chẳng hạn như chuyện tình cảm trong gia đình vợ chồng con cái, hay chuyện ngoài xã hội, chuyện phụ huynh chuyện bài vở sổ sách, chương trình, kiểm tra thanh tra, thi cử… đều có thể đổ dồn lên người giáo viên . Những điều đó là điều thường xuyên hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của mình. Lúc này hay lúc khác đều không thể tránh khỏi. Và điều này đều có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho bản thân như mệt mỏi, cáu gắt, chán nản…. và có thể dẫn đến những hành động không 12
- hay khi cảm xúc tiêu cực đó được đẩy lên đến cao trào đỉnh điểm và dẫn đến những hành vi sai lầm đáng tiếc đáng bị lên án. Ví dụ: Như khi gia đình có chuyện buồn giáo viên mang tâm trạng đến lớp gặp lúc trẻ khóc hay nghịch phá có thể xẩy ra hai trường hợp: hoặc giáo viên thờ ơ hoặc cô sẽ cáu gắt hay có thể quát tháo trẻ nếu người giáo viên đó không biết loại kiểm chế cảm xúc tiêu cực Hoặc ví dụ: Thời gian vừa rồi thường xuyên xảy ra các vụ bạo hành trẻ e mà các thông tin trên các kênh thông tin đã đăng. Có vụ án điển hình mẹ ghẻ chính là đối tượng trực tiếp chăm sóc trẻ đã bạo hành bé con chồng đến tử vong. Khi điều tra ra thì nguyên nhân cũng xuất phát từ chỗ do ghen ghét bực tức người vợ trước của chồng mình mà đã không quản trị được cảm xúc tiêu cực đó dẫn đến để cảm xúc đó chi phối điều khiển hành vi dẫn đến tội phạm rất dã man. Nếu người mẹ kế đó biết loại bỏ được những phiền lụy bên ngoài và điều chỉnh được cảm xúc tiêu cực chuyển biến thành cảm xúc tích cực để biến hận thành thương và chăm sóc đứa bé vô tội và bất hạnh thì mọi việc đã không dẫn đến đau lòng và đáng tiếc xẩy ra. Đến khi nghĩ lại thì mọi việc đã đi quá giới hạn. Chính vì trải nghiệm trong công việc hàng ngày và qua các thông tin những sự việc xảy ra bản thân tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình phải luôn luôn có ý thức loại bỏ các phiền nhiễu bên ngoài xung quanh cuộc sống của mình, quyết không để nó làm ảnh hưởng đến công việc đặc biệt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bằng các biện pháp cụ thể như sau: 13
- Đối với những rắc rối trong gia đình, những chuyện buồn vui phải gác lại trước khi đến trường. Luôn duy trì tâm thế vui tươi phấn khởi khi đến trường, gạt bỏ những lo âu phiền muộn bên ngoài để tập trung tình yêu thương chăm sóc trẻ. Vận dụng trí tuệ để điểu khiển cảm xúc theo hướng tích cực, nhận biết đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện Việc không để cảm xúc tiêu cực chi phối và điều khiển trong công việc đối với mỗi giáo viên mầm non cũng là một biện pháp mà tôi thấy vô cùng quan trọng trong việc quản trị cảm xúc của bản thân. Nó đơn giản chỉ là lựa chon các cảm xúc tích cực và làm cho nó phát triển đồng thời cũng triệt tiêu được cảm xúc tiêu cực. Ở đây bản thân muốn quản trị cảm xúc thành công chính là không để cho cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động lời nói của mình. Tuy nhiên, trên thực tế có những cảm xúc tiêu cực xuất phát từ những phiền nhiễu bên ngoài mà bản thân có những lúc không loại bỏ được thì việc làm thế nào để nó không bị phát triển và lấn át nhằm điều khiển hành vi bản thân đi theo nó? Chính vì nhận thức được điều này nên bản thân đã có những biện pháp nhằm khống chế cảm xúc tiêu cực đó như sau: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt phải yêu thích trẻ em Luôn nhắc nhở bản thân dù trong hoàn cảnh thế nào cũng không bao giờ không bao giờ được phép xúc phạm danh dự cũng như thân thể của trẻ cũng như mọi người Luôn đối xử công bằng với trẻ 14
- Không đổ lỗi và bào chữa cho những sai lầm. Biết lăng nghe và quyết tâm sửa đổi tích cực Rút kinh nghiệm cho bản thân bằng những câu chuyện sai lầm xuất hiện trong cuộc sống: Ví dụ: Nhìn vào những sự việc bạo hành trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng thì rút kinh nghiệm cho bản thân chẳng hạn như nếu bản thân mình khi rơi vào tình huống như vậy mình sẽ phải xử lý như thế nào để tránh hậu quả đáng tiếc như câu chuyện kia. Cụ thể ở đây tôi muốn nói đến là khi quan sát phải đặt ra cho mình tình huống giả định để quản trị cảm xúc bản thân tốt hơn Dì ghẻ bạo hành bé gái 8 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.4. Học được cách tư duy tích cực và sống có động lực. Việc này đòi hỏi không chỉ người giáo viên mà ai cũng đều cần thiết cho cuộc sống. Tư duy tích cực, sống lạc quan yêu đời chính là giúp cơ thể tạo ra nguồn năng lực tích cực. tạo ra những cảm xúc tích cực. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này nên bản thân tôi đã có những biện pháp cụ thể như sau nhằm nâng cao việc quản trị cảm xúc của mình trong cuộc sống và quan trọng hơn là trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: Luôn thể hiện tinh thần cởi mở và học hỏi: tinh thần cởi mở là sẵn sàng chia sẻ những điều mình ấm ức trong lòng, sẵn sàng lắng nghe người 15
- khác chia sẻ những điều họ ấm ức hay những niềm vui hay biến cố trong cuộc sống và nhận lại từ họ cũng như giúp họ bằng những lời khuyên bổ ích. Ví dụ: Bản thân có những niểm vui nỗi buồn thì nên tìm bạn bè hiểu mình để chia sẻ tâm tư nhằm tìm lời khuyên chân thành để giải quyết sự việc cũng như giải tỏa được cảm xúc tiêu cực có thể sẽ xảy ra Bản thân biết học cách chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hạn hẹp sẽ khiến chỉ số cảm xúc của mình bị giảm đi. Do đó, để làm được điều này bản thân đã cố gắng tìm hiểu đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Luôn nghĩ rằng không phải lúc nào mình cũng đúng. Chính vì vậy khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận với những khả năng các có thể xảy ra. Việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc cứ cố chấp giữ quan điểm của bản thân. Học hỏi đồng nghiệp bạn bè cách quản lý cảm xúc của mình qua những tình huống cụ thể Ví dụ: Cũng một tình huống cùng 1 đứa trẻ khi mới đi học. Giáo viên này đón trẻ thì trẻ ngoan không quấy mà giáo viên khác đón trẻ thì trẻ khốc quấy. Bản thân tôi phải tự đặt câu hỏi và quan sát học hỏi nguyên nhân bé vì sao lại khóc khi cô giáo này đón và cô khác đón lại không khóc từ đó biết hạn chế được mặt hạn chế của bản thân từ cô giáo đó và học được kinh nghiệm từ cô giáo kia để rút kinh nghiệm cho bản thân tránh bị sai lầm trong cách đối xử với trẻ nhằm giải thoát được cảm xúc tiêu cực xảy ra khi mình gặp tình huống như vậy. Bên cạnh đó việc giải tỏa cảm xúc là một điều không thể thiếu được trong việc quản trị cảm xúc của mình. Bởi vì nếu những cảm xúc tiêu cực mà mãi cứ để trong lòng thì chắc chắn một điều nó sẽ được điều khiển bản thân hành động tiêu cực. 16
- Ví dụ: khi có sự bực tức từ việc trẻ hay quấy khóc hoặc đánh nhau … nhưng những giải quyết của cô xong mà trẻ vẫn còn cãi hay khóc tiếp. Khi hay chứng kiến sự việc đó giáo viên rất hay bực tức và nếu không chuyển được cảm xúc tiêu cực là sẽ phạt hay quát mắng trẻ đó nhưng nếu biết cách điều khiển cảm xúc của mình là sau khi phân xử công bằng cho trẻ mà trẻ vẫn chưa ổn thì người giáo viên cần giải tỏa ngay sự bực tức dận đến cảm xúc tiêu cực dâng lên Để thực hiện việc gải tỏa cảm xúc tiêu cực này tôi đã áp dụng biện pháp cụ thể như sau: + Ngay lập tức đi ra khỏi nơi gây ra cảm xúc tiêu cực. Đây là một trong cách thức giải thoát cảm xúc tốt nhất, khi bước ra được thì lúc đó cơn tức giận sẽ giảm bớt đi phần nào. Trong thực tế, có rất nhiều tình huống dễ gây bức xúc cho cô giáo, nếu không biết tiết chế cảm xúc thì sẽ có nhiều hành vi không mong muốn xảy ra và mọi thiệt thòi sẽ luôn thuộc về cô giáo. Hàng ngày, giáo viên thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với trẻ từ bữa ăn đến giấc ngủ của trẻ, vì công việc của giáo viên mầm non rất vất vả không giống như những giáo viên ở các bậc học khác, phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến buổi chiều muộn mới được về. Khi gặp những tình huống như trên rất dễ bị stress, không kiểm soát được hành vi của mình. Nếu bản thân luôn than phiền trách cho số phận mình có công việc căng thẳng…. thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi đã từng đặt cho mình những câu hỏi như vậy và đúc rút ra được 1 điều nếu mình mãi tư duy như vậy thì sẽ làm tổn thương ngay tinh thần của bản thân. Và để quản trị được nó, biến cái chưa được vừa ý thành cuộc sống thõa mãn hơn bằng cách: Sống lạc quan yêu đời, không than thân trách phận, không bon chen với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống: việc này bao gồm bản thân tôi cũng phải biết lạc quan đối mặt với mọi thứ. Bởi vì khi sống lạc quan yêu đời yêu trẻ bản 17
- thân lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn vui tươi. Nó là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình. Từ đó, sẽ giúp tôi nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực hơn. Đồng thời, bản thân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tìm ra được nhiều phương pháp giải quyết vấn đề hơn. Một biện pháp mà bản thân đã áp dụng để cân bằng cảm xúc của mình trong thời gian qua tôi thấy rất hữu hiệu đó là đọc sách: tôi thường tranh thủ những giờ rảnh rỗi ở nhà, giờ trẻ ngủ tôi thường đọc sách. Thứ nhất để học giá trị từ sách, học được các kỹ năng quản trị cảm xúc của các tác giả nổi tiếng, bên cạnh đó đọc sách còn giúp bản thân tĩnh tâm xoa dịu những cảm xúc tiêu cực trong mình. Những cuốn sách tôi chọn thường là những cuốn có nội dung về giải strees, kinh nghiệm sống… như: “Sức mạnh ngôn từ, sức mạnh tiềm thức, các phương pháp giải stress, cân bằng cảm xúc trong lúc bão giông…” Qua việc đọc sách giấy cũng như sách điện tử bản thân tôi thấy mình nhận được rất nhiều kinh nghiểm để bản thân tự quản trị được cảm xúc tốt hơn, ứng xử trong công cuộc sống và đặc biệt trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn nhiều. 18
- PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu Có thể thấy rằng, để đáp ứng được trước những yêu cầu rất cao của bậc học, của phụ huynh và xã hội mầm non, giáo viên mầm non ngoài việc nâng cao các kỹ năng kiến thức nghề nghiệp chung cơ bản thì việc nâng cao nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, luôn rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột. Bản thân người giáo viên tự điều chỉnh hành vi của mình, quản trị được cảm xúc, hành vi tránh được nóng giận, bạo hành ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 19
- Qua một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trong thực tế qua những sự việc xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Học tập các nội dung tập huấn của Bộ và Sở GD&ĐT …bản thân tôi đã nhận thức được nhiệm vụ của mình đối với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm, bồi dưỡng đạo dức, điều chỉnh hành vi của bản thân. Thấm nhuần, thấu hiểu được điều đó, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm hiểu nghiên cứu, tìm và đưa ra các biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho giáo viên và kết quả đạt được đã cho thấy phần nào những biện pháp, giải pháp tôi áp dụng đã thực sự mang lại hiệu quả, cụ thể: Bản thân luôn tự tin hơn trong giao tiếp, sống hòa đồng cởi mở hơn. Yêu nghề mến trẻ hơn. Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không bạo lực tinh thần và thể chất đối với trẻ cũng như với con cái trong gia đình. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng, yêu quý và cởi mở hơn, luôn đồng hành góp sức để cùng nhau chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn Kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân được nâng lên rõ rệt. Xử lý tốt các tình huống sư phạm cũng như trong cuộc sống mang lại nhiều kết quả giao tiếp tốt đẹp hơn Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi, thái độ không chuẩn mực của đồng nghiệp. Năm vững các mặt về biểu hiện cảm xúc, biết điều khiển, quản lý cảm xúc của mình. 2. Bài học kinh nghiệm Qu ả n lý c ả m xúc giúp t ố t s ẽ giúp cho ng ườ i giáo viên gi ả m s ự căng th ẳ ng trong quá trình làm vi ệ c. Các mâu thu ẫ n đ ượ c gi ả i quy ế t hài hòa và mang tính xây d ự ng h ơ n. Vi ệc ra quy ết đ ị nh và gi ả i quy ế t các v ấ n đ ề khó khăn hi ệ u qu ả h ơ n. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 515 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 88 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn