Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đưa ra giải pháp “Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay, giúp trẻ tích lũy, mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, và chính là điều kiện tốt để trẻ học đọc khi lên lớp một.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi
- 1
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN Đề tài: “TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHO TRẺ 56 TUỔI” (LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ) Tác giả : Hồ Thị Duyên 2
- Năm học 2021 – 2022 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................... 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................... 2 I. Cơ sở khoa học ............................................................................................................................... 2 1. Cơ sở lý luận việc tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi ............................................................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn việc tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi ............................................................................................................................... 3 2.1. Thuận lợi: ............................................................................................................................... 3 2.2. Khó khăn: ............................................................................................................................... 4 3. Tổ chức khảo sát ............................................................................................................................... 4 II. Một số giải pháp thực hiện. ............................................................................................................................... 5 3
- 1. Giải pháp 1: Kể chuyện theo tranh: ............................................................................................................................... 5 2. Giải pháp 2: Kể chuyện theo kinh nghiệm: ............................................................................................................................... 9 3. Giải pháp 3: Kể chuyện bằng đồ vật ............................................................................................................................... 12 4. Giải pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ tích cực kể chuyện sáng tạo. ............................................................................................................................... 16 III. Kết quả thực hiện. ............................................................................................................................... 19 1. Đối v ới trẻ: ............................................................................................................................... 19 2. Đối vớ i giáo viên: ............................................................................................................................... 20 3. Đối vớ i phụ huynh ............................................................................................................................... 20 IV. Bài học kinh nghiệm 20 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 21 1. Ý nghĩa của đề tài. 21 2. Những kiến nghị, đề xuất ....................................................................................................................................... 21 4
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học là người bạn, là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, văn học có khả năng mở ra cho trẻ thế giới hiểu biết về thế giới mọi vật xung quanh. Cho trẻ làm quen với văn học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Bởi đây là sự dẫn dắt và mở cửa cho trẻ ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội hoạ ở trẻ. Văn học còn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, hình thành những phẩm chất nhân cách đầu tiên cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất ở mầm non. Hoạt động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc, tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm…Đó là sự liên kết giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội. Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển tư duy, đặc biệt là tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện? Làm thế nào để trẻ khi rời khỏi trường mầm non trẻ có một vốn ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh? Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng, rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn trẻ. Hay là những câu chuyện đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Kể chuyện sáng tạo là hoạt động vô cùng quan trọng ở độ tuổi mầm non. Khi kể chuyện sáng tạo trẻ được chìm đắm vào thế giới ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. Ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự việc nào đó hoặc trẻ như được diễn đạt câu chuyện theo ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ ấy có thể còn rất ngây ngô, nhưng thể hiện tính cách của mỗi trẻ. 1
- Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở lớp tôi, tôi nhận thấy ngôn ngữ, sự sáng tạo, vốn từ của trẻ sử dụng để kể chuyện sáng tạo còn nhiều hạn chế. Trẻ nhút nhát, tự ti và chưa dám thể hiện mình khi kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra giải pháp “Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay, giúp trẻ tích lũy, mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, và chính là điều kiện tốt để trẻ học đọc khi lên lớp một. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận việc tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện bằng ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranh hay sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ được nghe, được thấy và được trải nghiệm. Hoạt động này giúp trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ của mình, học cách thể hiện văn hóa nói, phát triển các thói quen hội thoại. Đặc biệt có hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển các tố chất cần thiết để vào lớp một. Kể chuyện sáng tạo đòi hỏi trẻ không những phải biết kể lại mà còn phải biết phát triển câu chuyện, tưởng tượng thêm những chi tiết để câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút. Đồng thời trẻ phải thể hiện câu chuyện bằng ngôn ngữ của chính bản thân trẻ. Thông qua việc kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Một đứa trẻ 56 tuổi mà nói năng ấp úng, phát âm ngọng, vốn từ nghèo 2
- nàn... thì đó là đứa trẻ chậm phát triển. Mặt khác một đứa trẻ thông minh sẽ có ngôn ngữ phát triển đầy đủ, lượng từ vựng đáng kể, nắm vững danh từ, tính từ, động từ, số từ và bắt đầu nắm bắt một số phó từ và liên từ. Như vậy có thể nói ngôn ngữ vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Có thể nói hoạt động kể chuyện sáng tạo là thước đo về tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ kể được nhiều câu chuyện sáng tạo phù hợp với ngữ cảnh thì chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh. Để trẻ kể được câu chuyện sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có óc sáng tạo và sự linh hoạt mềm dẻo trong mỗi câu chuyện, mỗi tình huống thì mới tạo ra cho trẻ hứng thú kể chuyện sáng tạo. Đây là một lĩnh vực theo tôi là khó nhưng vô cùng thú vị và cần thiết cho bản thân trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, để đạt được mục đích giao tiếp thì cuộc giao tiếp đó không chỉ sử dụng các câu từ đơn thuần. Như vậy cuộc đối thoại sẽ rất khô khan và thiếu thú vị. Vì vậy cần phải sử dụng vốn từ phong phú hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin lấy một ví dụ điển hình như sau: Có một đứa trẻ đang cầm quả trứng trên tay. Khi thấy mẹ về bé vội chạy ra đón mẹ mà quên mất quả trứng nên quả trứng đã bị rơi vỡ tung tóe. Ngay lập tức bé tưởng tượng ra một câu chuyện vô cùng sáng tạo để lí giải cho việc làm vỡ trứng của mình: “em trứng” thấy mẹ về mừng quá chạy ra đón mẹ chẳng may bị ngã nên “em ấy” mới bị vỡ. Một câu chuyện vô cùng sáng tạo và thông minh dí dỏm vì vậy theo tôi việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn việc tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, người lớn vô t ình biến các thiên thần nhỏ của mình trở thành những cỗ máy, việc các con tiếp xúc sớm với các sản phẩm công nghệ như những chiếc điện thoại thông minh hay việc các con ngồi hàng giờ chơi game trên máy tính hay gián mắt vào chiếc Tivi hiện không còn xa lạ. Sau những giờ học trên lớp điều các con cần là một bầu không gian thoáng đãng để có thể thoải mái nô đùa, chạy nhảy, hoà mình vào cùng thiên nhiên trong lành, đó sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để các con có thể rèn luyện nâng cao sức khoẻ. Đồng thời, việc giúp các con tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật sớm sẽ tạo cơ hội cho các con kết bạn để trở nên mạnh dạn, tự tin hơn và khám phá những cảm xúc mới lạ của bản thân, nâng cao những kỹ năng sống cần thiết. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tham gia giao tiếp, trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát 3
- triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Trên thực tế, việc dạy trẻ Mầm non phát triển ngôn ngữ chỉ mang tích chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý đến tính sáng tạo trong hoạt động kể chuyện sáng tạo. Thực tiễn của toàn ngành giáo dục nói chung và Trường Mầm non Hoa Sen nói riêng thì việc đi sâu lấy trẻ làm trung tâm luôn được đề cao, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy trẻ đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về “Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi”. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ tại lớp. Để việc đổi mới không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học. II. Thực trạng của đề tài. 1. Thuận lợi Trường Mầm non Hoa Sen là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, là trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, đạt nhiều thành tích xuất sắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Với cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, phòng học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về mặt chuyên môn, giúp giáo viên có thêm năng lực và tiếp thêm nguồn cảm hứng để giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các đợt thao giảng, dự giờ giúp tôi học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bản thân thường xuyên được dạy mẫu cho các đoàn về tham quan học tập. Trẻ có nề nếp học tập tốt, hứng thú tham gia các hoạt động. Bản thân là giáo viên có trình độ về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp đa dạng, 4
- phong phú nên được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của trường, lớp. 2. Khó khăn Phụ huynh cưng chiều con mình, khi giao tiếp với con có những lúc còn nói ngang, nói nũng nĩu nên dẫn đến trẻ bắt chước theo những hành động và lời nói đó. Thời gian ở nhà phụ huynh cho con xem phim hoạt hình, điện thoại nhiều. Ngày nghỉ hay buổi tối về nhà, các thành viên trong gđ mỗi người 1 điện thoại, ít giao tiếp và cùng chơi với con nên ảnh hưởng đến việc phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc của các con. Như vậy thì tính sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Hơn nữa còn làm cho trẻ ko thoát ra được các bộ phim, hay trò chơi điện tử. Một số giáo viên còn chưa chú trọng nhiều đến hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ mọi lúc mọi nơi, việc sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình còn ít. Các kỹ năng nghe, nói, đọc và nhận thức của trẻ còn chưa đồng đều. Tính sáng tạo, khả năng diễn đạt, triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến câu chuyện của trẻ còn hạn chế. Trẻ còn rụt rè trước đám đông, chưa hiểu rõ hoạt động kể chuyện sáng tạo. 3. Tổ chức khảo sát Dưới đây là kết quả khảo sát về các tiêu chí trong hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ lớp MG Lớn C vào đầu năm học 2020 2021: Đạt Chưa đạt Mức độ nội dung khảo sát Tổng số trẻ SL TL (%) SL TL (%) Trẻ hiểu rõ, và hứng thú tham gia kể 42 10 23,8 32 76,2 chuyện sáng tạo . Ngôn ngữ kể rõ ràng, tự tin, mạch 42 15 35,7 22 64,3 lạ c Biết kể chuyện sáng tạo một cách 42 10 23,8 32 76,2 linh hoạt Trí tưởng tượng, khả năng phán 42 12 28,5 27 71,5 đoán tình huống III. Một số giải pháp thực hiện. 5
- Có rất nhiều giải pháp để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy rằng đạt hiệu quả cao nhất là các giải pháp như sau: 1. Cho trẻ kể chuyện theo nhiều hình thức khác nhau. 1.1. Kể chuyện theo tranh Dạy kể chuyện theo tranh là hình thức sử dụng tranh minh hoạ để gợi mở, hướng dẫn trẻ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình một cách rõ ràng, độc lập, sáng tạo với tranh đơn lẻ hoặc tranh liên hoàn. Đồng thời giúp cho trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng nói, kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư tuy hình tượng của trẻ. Khi hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh, tôi đã sử dụng các tình huống chơi hoặc các tình huống mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ. Ngoài ra, cần sử dụng các câu hỏi mô tả sắc thái tình cảm của các nhân vật trong tranh như: “Nam thấy thế nào khi Hoa bị bạn bè xa lánh?”… để hướng sự chú ý và hứng thú của trẻ đến nội dung cần quan sát khi xem tranh. Đối với tranh liên hoàn, nên sử dụng các câu hỏi phán đoán để kích thích tò mò, tưởng tượng của trẻ. Nếu trẻ còn lung túng khi kể chuyện sáng tạo thì tôi kể mẫu cho trẻ nghe với lời kể ngắn gọn, súc tích, có logic và đầy đủ phần mở đầu, triển khai và kết thúc. Từ đó trẻ sẽ biết cách kể chuyện sáng tạo theo tranh và kể theo ngôn ngữ của mình. + Tranh đơn lẻ theo chủ đề: Là những bức tranh phản ánh cuộc sống của con người và con vật. Tranh mô tả môi trường sống (thiên nhiên, xã hội), các hành động của con người và con vật trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, học tập và vui chơi. Tranh mô tả con người, con vật, các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nào đó. Tranh giáo dục tình cảm, giáo dục lối sống, giáo duc tình yêu thương gia đình, cha mẹ, quê hương đất nước. 6
- Hình ảnh: Tranh đơn lẻ “Mùa hè của em” Ví dụ 1: Bức tranh “Mùa hè của em”, Trẻ nhìn vào bức tranh và có thể kể thành câu chuyện theo ngôn ngữ và ý tưởng của trẻ. Cháu Kim Ngân lớp tôi đã kể thành câu chuyện như sau: “Vào một buổi sáng chủ nhật, Nam được mẹ mua cho mình một chiếc xe đạp mới, Nam rất vui liền đạp xe đi khoe với các bạn. Khi đến công viên, Nam thấy các bạn đang chơi cùng nhau thật vui vẻ: Bạn thì chơi nhảy dây, có bạn thì chơi thả diều. Nam cảm thấy cô đơn, và nhận ra rằng: Không phải có đồ chơi, hay chiếc xe đạp là niềm vui duy nhất, mà chính tình bạn và sự sẻ chia mới là những điều thật vui và ý nghĩa”. 7
- Hình ảnh: Cháu Kim Ngân kể chuyện về tranh “Mùa hè của em” Ví dụ 2: Dựa vào một bức tranh, mỗi trẻ có thể kể thành một câu chuyện khác nhau bằng vốn từ và khả năng của từng trẻ. Tôi cho trẻ kể đầy đủ câu chuyện về bức tranh của chúng chứ không phải chỉ là sự mô tả nội dung. Có thể hỏi những câu hỏi như: Chuyện gì xảy ra trong bức tranh này? Các con hãy kể cho cô về bức tranh?...Và như vậy, mỗi trẻ sẽ kể thành một câu chuyện trên bức tranh của mình. Với những trẻ rụt rè, nhút nhát hơn trong lớp, tôi có thể khơi gợi trẻ kể chuyện bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý. Cũng là bức tranh “Mùa hè của em”, tôi đưa ra các câu hỏi cho trẻ như: Bức tranh có những ai? Các bạn đang làm gì?...Sau đó, trẻ tổng hợp lại và kể thành câu chuyện với ngôn ngữ và vốn từ theo ý tưởng của trẻ. Và bức tranh đó được bạn Duy Hiếu kể như sau: “Mùa hè đến rồi các bạn ơi! Chúng mình cùng đi chơi thôi nào! Mai rủ các bạn cùng đi chơi ở bãi cỏ công viên. Đến nơi, thấy bãi cỏ thật rộng và thoải mái, Các bạn cùng nhau thả diều, chiếc diều bay lên tít trên cao. Các bạn gái thì thích nhảy dây, xem ai là người nhảy giỏi nhất. Còn Khang, đang tập đi xe đạp trông thật ngộ nghĩnh. Tất cả đều rất đáng yêu và có một mùa hè thật ý nghĩa”. 8
- Hình ảnh: Cháu Duy Hiếu kể chuyện tranh “Mùa hè của em” + Tranh liên hoàn: Là một bộ tranh có nhiều bức tranh rời có nội dung của một câu chuyện. Tôi đã lựa chọn những câu chuyện có nội dung gần gũi với vốn kinh nghiệm sống của trẻ. Các bức tranh sắp xếp theo trình tự, có nội dung rõ ràng, có khả năng hướng suy nghĩ của trẻ theo các sự kiện và giúp trẻ nhận thức được các mối quan hệ giữa các sự kiện với nhau. Có thể sử dụng các truyện tranh theo nội dung truyện kể. Ngoài ra, với tranh liên hoàn trẻ sẽ có nhiều cách kể chuyện khác nhau. Đầu tiên cô cho trẻ sắp xếp các bức tranh theo trình tự của câu chuyện để trẻ có thể hình dung và hiểu ra nội dung câu chuyện. Sau khi trẻ đã hiểu nội dung câu chuyện, giáo viên có thể cho trẻ thay đổi vị trí của các bức tranh để tạo ra một câu chuyện có nội dung mới theo ý tưởng và ngôn ngữ của trẻ. 9
- Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh liên hoàn Ví dụ 1: Với bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”, tôi yêu cầu trẻ kể câu chuyện theo thứ tự tranh đã sắp xếp, nếu trẻ gặp khó khăn thì tôi sẽ gợi ý để giúp đỡ trẻ hoàn thành câu chuyện. Cháu Bảo Ngọc đã kể câu chuyện này như sau: “Một ngày chủ nhât, hai bạn Lan và Hoa đang dắt tay nhau đi chơi, bỗng từ trên cao, có một chú chim nhỏ bị trúng tên rơi xuống đất. Hai bạn vội vàng chạy đến, ôm ấp vỗ về, nâng chú chim nhỏ trên tay nhẹ nhàng, sau đó đem chim nhỏ về nhà băng bó và chăm sóc. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã khỏe mạnh và được hai bạn sắm cho một chiếc lồng rất xinh xắn. Ngày ngày, chim nhỏ luôn hót vang những bài ca yêu thương để cảm ơn lòng tốt của hai cô bé” 1 2 3 4 Hình ảnh: Bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”xếp theo thứ tự. 10
- 4 1 2 3 4 Hình ảnh: Bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”đổi vị trí các tranh 4 Ví dụ 2: Khi trẻ đã biết cách kể chuyện theo tranh, tôi cho trẻ đổi vị trí các bức tranh để kể theo ý tưởng mới của trẻ. Đây là kết quả mà cháu Minh Nam lớp tôi đã kể: “Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bạn Lan và Hoa rủ nhau ra vườn chơi. Bỗng! Bạn Lan phát hiện một chú chim nhỏ bị thương nằm dưới bãi cỏ. Hai bạn vội vàng đem chim nhỏ về nhà chăm sóc, và để chim nhỏ trong một chiếc lồng thật xinh xắn. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã dần khỏe mạnh, nhưng hai cô bé lại không thấy chim nhỏ nhảy nhót, hát ca, mắt luôn hướng về bầu trời trong xanh, đầy nắng. Hiểu được lòng chim, hai cô bé đã đưa chim nhỏ ra vườn, thả chú về với bạn bè và khu vườn quen thuộc của chú. Từ đó trở đi, hai bạn luôn luôn được nghe tiếng hót thánh thót của chim nhỏ, như nói lời cảm ơn tới hai cô bé.” 11
- Video: Cháu Minh Nam kể chuyện về “Chú chim nhỏ đáng thương” Sau khi cho trẻ kể chuyện, tôi để bức tranh ở một nơi dễ quan sát trong lớp, nhằm tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội xem lại bức tranh, nhận thấy những gì trước đó còn bỏ sót và kể lại. Hay trẻ có thể đổi vị trí của các bức tranh theo ý thích của trẻ. Sau đó, có thể cho trẻ kể chuyện theo tranh trong các hoạt động như hoạt động chiều, hoạt động góc. 1.2. Kể chuyện theo kinh nghiệm Kể chuyện theo kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Từ những trải nghiệm thức tế như: Những buổi tham quan, hoạt động lễ hội, những ngày vui trong gia đình hay những chuyến du lịch…đều là kho tàng để kể lại chuyện theo kinh nghiệm với những ấn tượng của trẻ. Việc kể chuyện theo kinh nghiệm ngay từ khi ở lớp mẫu giáo lớn tạo tiền đề giúp trẻ tự tin, không bỡ ngỡ khi bước vào lớp một. Để giúp trẻ tự tin và mạnh dạn khi kể lại chuyện của mình cho người khác nghe, thì trước tiên tôi tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, khơi gợi cho trẻ kể lại một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ kể khi trẻ không thích. Hay khi trẻ lúng túng, không tự tin, tôi có thể khơi gợi giúp trẻ nhớ và kể lại câu chuyện của mình theo trình tự bằng cách đặt câu hỏi gợi ý. Khi trẻ trả lời là lúc trẻ luyện các câu nói biểu đạt sự hiểu biết, suy nghĩ của mình về câu chuyện định kể. Giáo viên là người cần trò chuyện với trẻ về những sự kiện, tình huống đó. Khơi gợi những tình tiết và vốn từ lien quan đến tên gọi, đặc điểm, hành động của nhân vật, nơi xảy ra sự kiện, thời điểm…Sau đó, cô cùng trẻ đặt 12
- tên cho câu chuyện trẻ vừa kể. Sau khi trẻ kể xong, tôi cho các bạn trong lớp nêu cảm nhận về câu chuyện của các bạn vừa kể. Mọi câu chuyện của trẻ đều cần được cô giáo khen ngợi, động viên. Tiếp tục động viên trẻ quan sát những sự kiện, tình huống gần gũi hàng ngày để trẻ tập kể ở những hoạt động sau. Buổi tham quan dã ngoại Hoạt động lễ hội Sinh nhật gia đình Chuyến du lịch gia đình Ví dụ: Năm học vừa rồi, Trường chúng tôi đã tổ chức “Hội chợ xuân”. Sau hoạt động chung của toàn trường, ở lớp tôi đã tổ chức một cuộc thi kể chuyện theo kinh nghiệm với chủ đề: “Lễ hội mùa xuân” bằng cách khơi gợi lại những ấn tượng đẹp cho trẻ. Lớp tôi đã có một hoạt động hết sức ý nghĩa và hiệu quả. Và đây là thành quả của lớp tôi: Cháu Phương Thảo đã kể thành một câu chuyện như sau: “Mùa xuân thật là đẹp, em rất vui và nhớ mãi lễ hội mùa xuân của chúng em. Sân trường tràn ngập sắc xuân với hoa mai vàng rực rỡ, hoa đào hồng tươi. Những câu đối đỏ tràn ngập sân trường. Các cô giáo tất bật chuẩn bị những gian hàng với nhiều món ăn hấp dẫn. Khi tham gia lễ hội em được thưởng thức các món ăn, được xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc và được chơi những trò chơi dân gian hấn dẫn, nào là tô tượng, nào là bắt vịt…Lễ 13
- hội mùa xuân mãi là kỷ niệm đẹp trong lòng em. Em thật hạnh phúc khi được tham gia vào lễ hội”. Hình ảnh Hội xuân Trường mầm non Hoa Sen Video cháu Phương Thảo lớp MG lớn C kể chuyện về “Lễ hội mùa xuân” 1.3. Kể chuyện bằng đồ vật Kể chuyện bằng đồ vật là trẻ sử dụng các đồ vật, đồ chơi theo ý thích của mình như: Gấu, búp bê. Hay là các sản phẩm mà trẻ vẽ, nặn, xé dán… hoặc tận dụng các hình ảnh trên họa báo, sách cũ…để tạo thành các nhân vật trong trí tưởng tượng của trẻ. Kể chuyện bằng đồ vật giúp trẻ phát triển khả năng tri giác, tư duy, phát triển lời nói tích cực, khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Thông qua đó, trẻ rèn luyện được cách phát âm đúng, cách sử dụng câu, diễn đạt 14
- ý một cách logic, khả năng xử lý tình huống của trẻ sẽ tốt hơn. Tôi đã hướng dẫn trẻ sử dụng các tình huống chơi hoặc tình huống mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ. Trò chuyện, đàm thoại và sử dụng câu hỏi gợi mở giúp trẻ quan sát có chủ định, thấy được các đặc điểm nổi bật của đồ vật, đồ chơi. Các câu hỏi gợi mở cho trẻ cần hướng trẻ suy nghĩ về bố cục, ý tưởng, dàn ý, nội dung câu chuyện sẽ kể, mối lien hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện. Nếu trẻ gặp khó khăn khi đặt lời kể, tôi sử dụng các câu hỏi gợi ý để hỗ trợ trẻ. Ví dụ: “Hai chú gấu đang đi thì nhìn thấy gì?”. Sau đó, giúp trẻ ghép các câu trả lời vào thành một câu chuyện và cho trẻ đặt tên câu chuyện của mình. Ví dụ 1: Trẻ có thể sử dụng các đồ dùng đồ chơi trong lớp. Hoặc là tôi cho trẻ đưa đồ chơi ở nhà lên lớp để trẻ kẻ cho các bạn cùng nghe về đồ chơi của mình. Cháu Khánh My đã kể câu chuyện “Búp bê Elsa” như sau: “Đây là búp bê Elsa của mình. Mình thích nhất là búp bê. Mỗi ngày, mình thường thay quần áo cho bạn búp bê, chải và tết tóc thật gọn gàng. Mình hay kể cho búp bê về các câu chuyện thật vui khi được đi học. Buổi tối mình thường ngủ với bạn búp bê. Búp bê là người bạn thân thiết của mình đấy. Hình ảnh: Cháu Khánh My kể chuyện về búp bê Ví dụ 2: Cũng là với búp bê trên tay, Cháu Bảo Ngọc lại có cách kể khác như sau: “Sáng nay mẹ Ngọc phải đi chợ, trước khi đi mẹ dặn Ngọc phải trông em cho mẹ, về mẹ sẽ có thưởng. Ngọc ở nhà nghe lời mẹ dặn và trông em. Một lúc sau, thấy em bỗng khóc rất nhiều, Ngọc không biết làm sao cả, chạy lấy đồ chơi cho em, nhưng em vẫn không ngừng khóc. Nghĩ một lúc, Ngọc chạy nhanh 15
- đến lấy bình sữa cho em bé uống, thế là em bé không khóc nữa rồi, mà còn ngủ rất say khi mẹ về. Mẹ đi chợ về, nghe Ngọc kể lại mẹ rất khen ngợi Ngọc, xoa đầu con và thường cho Ngọc một con búp bê thật là xinh xắn”. Hình ảnh: Cháu Bảo Ngọc kể chuyện về búp bê Không chỉ với một đồ chơi, mà tôi còn cho trẻ lựa chọn nhiều đồ dùng đồ chơi có sẵn ở trong lớp, hay ở nhà, để tạo nên các nhân vật khác nhau và sử dụng các đồ chơi đó thành các nhân vật trong một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ. Ví dụ 3: Với rất nhiều đồ chơi trong lớp: Cốc nước, bánh rán, dưa hấu.. cháu Khả Hân đã kể thành câu chuyện “Ai tham ăn nhất”: “Một hôm hai anh em Khánh và Khoa đi chơi đá bóng, vì mãi ham chơi nên hai anh em không nghe mẹ gọi về ăn, mãi đến trưa muộn mới về nhà. Đói quá, Khánh chạy thật nhanh vào bàn lấy nước uống, rồi tiếp đến lấy bánh rán mẹ để ở trên bàn ăn ngấu nghiến và nuốt thật nhanh, sau đó lại thấy đĩa dưa đỏ trong bếp, Khánh lấy dưa ăn hết cả đĩa. Vì mãi ham ăn, không để phần cho em, nên Khánh đã bị đau bụng”. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 192 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 114 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn