Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Vật lí tích hợp kiến thức vào thực tiễn giải quyết vấn đề bảo vệ đôi mắt thông qua hoạt động đóng vai ở trường THPT Qùy Hợp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Dạy học Vật lí tích hợp kiến thức vào thực tiễn giải quyết vấn đề bảo vệ đôi mắt thông qua hoạt động đóng vai ở trường THPT Qùy Hợp" nhằm phát huy tính tích cực, tự lực; vận dụng kiến thức vào cuộc sống góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh lớp 11 Trường THPT Quỳ Hợp theo Chương trình GDPT 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Vật lí tích hợp kiến thức vào thực tiễn giải quyết vấn đề bảo vệ đôi mắt thông qua hoạt động đóng vai ở trường THPT Qùy Hợp
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢO VỆ “ĐÔI MẮT” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP THUỘC MÔN: VẬT LÍ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢO VỆ “ĐÔI MẮT” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP THUỘC MÔN: VẬT LÍ Đồng tác giả : Vũ Thị Lý - Hồ Thế Ngọc Tổ bộ môn : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : Năm học 2021-2022 Số điện thoại : 0988937628 - 0799118666
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 5. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 2 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài. ........................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 3 1.1. Dạy học tích hợp (lồng ghép ) ........................................................................ 3 1.1.1. Tích hợp .................................................................................................... 3 1.1.2. Dạy học tích hợp (lồng ghép): .................................................................. 3 1.1.3. Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp ...................... 6 1.2. Dạy học đóng vai. ........................................................................................... 7 1.3. Lý thuyết về mắt ............................................................................................. 9 1.3.1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt .............................................. 9 1.3.2. Thời trang kính mắt - bảo vệ đôi mắt của bạn ........................................ 11 1.3.3. Tác động của tia UVA, UVB và UVC ................................................... 11 1.3.4. Hội chứng thị giác màn hình: căn bệnh thời hiện đại ............................. 12 1.3.5. Cận thị , viễn thị, loạn thị........................................................................ 12 1.3.6. Đau mắt đỏ .............................................................................................. 15 1.3.7. Phòng bệnh võng mạc và thoái hoá điểm vàng ...................................... 15 1.3.8. Phòng bệnh đục thuỷ tinh thể ................................................................. 16 1.3.9. Quáng gà ................................................................................................. 17 1.3.10. Dưỡng chất từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khoẻ cho mắt ............ 17 1.4. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................. 18 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢO VỆ “ĐÔI MẮT” THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP ..... 22 2.1. Thời gian và dự kiến thời lượng thực hiện. .................................................. 22 2.1.1. Thời gian ................................................................................................. 22 2.1.2. Thời lượng............................................................................................... 23 2.2. Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học để giải quyết vấn đề bảo vệ sức khoẻ đôi mắt (4 tiết) ............................................................................................. 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 53 3.1. Kết luận. ........................................................................................................ 53 3.2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 53 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 54 CÁC PHỤ LỤC ..................................................................................................... 54
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, hiện nay trong các nhà trường đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, ý thức tự học và tự học suốt đời có định hướng nghề nghiệp. Mặt khác, việc sử dụng các kiến thức Vật lí vào giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó là một phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh, luôn đem lại nhiều hiệu quả về chất lượng dạy học, đồng thời góp phần bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, năng lực khám phá, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Năm học 2021-2022 diễn ra trong hoàn cảnh dịch bệnh Covit19 đang diễn biến rất phức tạp, nhiều vùng miền học sinh không được đến trường mà phải học online. Việc học online nhiều giờ trên máy tính, điện thoại… sẽ mỏi mắt, ảnh hưởng đến mắt. Đặc biệt là học sinh trường miền núi như huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An điều kiện thiếu thốn, hầu hết các em không có máy tính phải học bằng điện thoại nên càng ảnh hưởng mắt. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kĩ thuật thì các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ đôi mắt cũng tăng, vì vậy để bảo vệ sức khoẻ cho đôi mắt cần giúp các em trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về đôi mắt, các tác nhân ảnh hưởng đến đôi mắt, cách phòng tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đó và biết cách xây dựng thực đơn phù hợp tốt cho mắt. Chính vì lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài sáng kiến “Dạy học Vật lí tích hợp kiến thức vào thực tiễn giải quyết vấn đề bảo vệ đôi mắt thông qua hoạt động đóng vai ở trường THPT Qùy Hợp”. Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu chúng tôi phải nhờ đến tư vấn của các đội ngũ Y, Bác sỹ và các chuyên gia về dinh dưỡng trợ giúp. 2. Mục đích nghiên cứu - Đối với giáo viên: Nâng cao năng lực tổ chức dạy học tích hợp (lồng ghép) kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua hoạt động đóng vai của học sinh. - Đối với học sinh: Phát huy tính tích cực, tự lực; vận dụng kiến thức vào cuộc sống góp phần phát triển phẩm chất năng lực học sinh lớp 11 Trường THPT Quỳ Hợp theo Chương trình GDPT 2018. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Học sinh lớp 11 các trường THPT ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 1
- - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học Vật lí lớp 11 nói chung và các kiến thức, kĩ năng liên quan đến đôi măt như: - Nghiên cứu về cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt - Tìm hiểu cơ chế nhìn của mắt người. - Tìm hiểu một số bệnh, tật của mắt như tật cận thị, viễn thị, loạn thị, đau mắt đỏ, đau mắt hột, quáng gà, thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể và cách phòng tránh, điều trị các bệnh, tật đó. - Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của mắt như tia UV, ánh sáng xanh và cách hạn chế ảnh hưởng của chúng. - Tìm hiểu nguồn thực phẩm thiên nhiên cung cấp dưỡng chất tăng cường sức khoẻ cho mắt. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến mắt như sách giáo khoa, sách giáo viên vật lí 11, internet… - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sau khi hoàn thiện kế hoạch đề tài thì tiến hành thực nghiệm dạy học trên các đối tượng học sinh khác nhau để kiểm tra đánh giá tính đúng đắn, tính thực tiễn và thiết thực của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu khảo sát và bài kiểm tra của học sinh. - Phương pháp xử lí số liệu: Bằng toán thống kê, sử dụng đồ hoạ vẽ đồ thị. 5. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020 hình thành ý tưởng - Từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022 nghiên cứu và thử nghiệm. - Từ tháng 01/2022 đến tháng 4/2022 viết thành đề tài. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài. - Điều tra, phân tích thực trạng về môi trường, xã hội, gia đình của học sinh ở các trường THPT huyện Quỳ Hợp. - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về việc tổ chức dạy học gắn kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể trong thực tiễn thông qua hoạt động đóng vai và ngược lại từ thực tiễn gắn vào nội dung bài học - Đề xuất quy trình, thiết kế, tổ chức dạy học gắn kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể trong thực tiễn thông qua hoạt động đóng vai và ngược lại từ thực tiễn gắn vào nội dung bài học cho học sinh. - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, thể hiện tính toàn diện, hiện đại và cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dạy học tích hợp (lồng ghép ) 1.1.1. Tích hợp - Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. - Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. - Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. - Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 1.1.2. Dạy học tích hợp (lồng ghép): 1. Lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường , bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm... vào nội dung các môn học: địa lý, sinh học, vật lý, hóa học, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân... 2. Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. 3. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề giáo dục lồng ghép thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học theo dự án. a) Mục đích của dạy học tích hợp Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình học môn Công nghệ trong hệ thống giáo dục được thiết kế theo quan điểm kết hợp môn học và mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các mô đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau: 3
- - Gắn kết đào tạo với lao động. - Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động. - Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề. - Khuyến kích người học học một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó). - Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ. - Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn... b) Đặc điểm của dạy học tích hợp - Lấy người học làm trung tâm: Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề. Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nỗ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học. Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. 4
- - Định hướng đầu ra Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem người học có thể làm được cái gì vào những công việc thực tiễn để đạt tiêu chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó đòi hỏi có liên quan đến chương trình, còn để làm tốt công việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những đòi hỏi đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo, việc định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo, cho phép người sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một thời gian dài, đồng thời còn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng. Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, công việc mà người đó sẽ thực hiện thật sự. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập. - Dạy và học các năng lực thực hiện Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc phân tích khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình dạy học đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề nghiệp (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng ngành nghề cụ thể. Theo các phương pháp này, các chương trình đào tạo ngành, nghề thường được kết cấu theo các mô đun năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”. Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ 5
- dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định hướng của người dạy góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân. Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành. Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, người dạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân thực hiện trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề. 1.1.3. Một số quan điểm dạy học trong tổ chức dạy học tích hợp a) Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề. c) Dạy học định hướng hoạt động - Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào đối tượng để chiếm lĩnh nó, chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động của chủ thể. 6
- - Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết những nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động. - Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những điều kiện cụ thể. Trong bất kỳ hành động có ý thức nào, các yếu tố tâm lý đều giữ những chức năng: - Định hướng hành động - Thúc đẩy hành động - Điều khiển thực hiện hành động - Kiểm tra, điều chỉnh hành động Vận dụng lý thuyết hoạt động vào hoạt động dạy học tức là phải coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội...), giáo viên cần phải xây dựng nên nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo thể hiện thành hệ thống những nhiệm vụ cụ thể và tổ chức hoạt động của học sinh thực sự có kết quả. 1.2. Dạy học đóng vai. a. Khái niệm: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. b. Bản chất: Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này, mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Để vai diễn đạt hiệu quả cao thì học sinh phải nghiên cứu kiến thức nền thật kĩ, đưa ra các tình huống xử lý giúp học sinh nắm bắt sâu được kiến thức và nhanh nhạy xử lý trong các tình huống c. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai Bước 1: Xác định chủ đề (đây là bước rất quan trọng). - Chủ đề phải nằm trong nội dung chương trình học, nếu nội dung chưa được học thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu có sẵn, hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức bằng cách học xác định mục tiêu bài học và phải có thời gian nghiên cứu cụ thể. - Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai. - Chủ đề phát huy được kĩ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ Bước 2: Giao nhiệm vụ • Về phía giáo viên : + Giáo viên chia nhóm, gợi ý một số nội dung/ chủ đề cần đóng vai phù hợp. Trong đó quy định rõ ràng thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho các nhóm. 7
- Tùy vào đặc điểm bài học, học sinh có thể xây dựng kịch bản ngay tại lớp hoặc chuẩn bị kịch bản ở nhà. + Giáo viên có thể chia nhóm dựa trên năng lực của học sinh, đảm bảo các nhóm phải đồng đều năng lực. + Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. + Giáo viên cần lập được các nhóm, tạo group trên facebook, zalo… với các nhóm để trao đổi, giúp đỡ khi học sinh cần, chỉnh sửa kịch bản cho khớp nội dung học tập, khớp thời lượng đã định sẵn. • Về phía học sinh + Học sinh nhận nhiệm vụ từ giáo viên. + Mỗi nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, nhóm trưởng lập danh sách các bạn trong nhóm, họp và tự phân chia công việc với nhau và nhóm trưởng chịu trách nhiệm quan sát, chỉ đạo + Khi kết thúc tiết học trên lớp, các nhóm tự họp lại với nhau và thống nhất cho điểm từng thành viên. Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm + Các nhóm trình bày sản phẩm: sản phẩm có thể là một video đã chuẩn bị sẵn ở nhà hoặc cả nhóm thực hiện diễn tại lớp; có thể là một bản báo cáo sau khi thực hiện phần vai đóng. + Đảm bảo về nội dung kịch bản: Nội dung đã được giáo viên duyệt qua, phù hợp kiến thức bài học, ngôn từ, thái độ… + Đảm bảo về thời gian Bước 4. Thảo luận, chốt kiến thức (đây là bước quan trọng nhất) + Giáo viên định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học bám tài liệu là sách giáo khoa. + Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá. Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và trả lời cho mỗi nội dung. + Thực hiện thảo luận, nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. + Giáo viên là người kiểm định + Chốt kiến thức là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản. Ngoài việc chốt kiến thức trọng tâm của bài học giáo viên cần nhận xét về: - Về kỹ năng giao tiếp của học sinh - Về thái độ, phong cách: 8
- - Những điều có thể học tập rút kinh nghiệm qua đóng vai 1.3. Lý thuyết về mắt 1.3.1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của mắt Mắt là cơ quan thị giác, thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Cấu tạo bên ngoài: Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận: lông mày, lông mi, mí mắt, tròng trắng, tròng đen… Cấu tạo bên trong: Mắt là một cơ quan có cấu trúc bên trong hết sức tinh vi, trong đó thuỷ tinh thể và võng mạc là hai bộ phận cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo được chức năng nhìn, thị lực của mắt. Chức năng của võng mạc: Võng mạc: là một màng bọc bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thuỷ tinh thể hội tụ lại. Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thuỷ tinh thể, sau đó hội tụ trên võng mạc. Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não (thông qua dây thần kinh thị giác - Dây thần kinh số II). Cấu tạo thành phần quan trọng của võng mạc Điểm vàng: là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm điểm vàng là nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh. Đặc biệt, hố trung tâm không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào võng mạc. Điểm vàng bị thoái hoá theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng giảm theo. Tế bào võng mạc (tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ): là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ hai loại tế bào thị giác là tế bào que (hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu). Chức năng bảo vệ: tế bào võng mạc có vai trò hấp thụ các tia cực tím và các chất chuyển hoá gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác Chức năng nuôi dưỡng: tế bào võng mạc có nhiệm vụ gắn chặt và nuôi dưỡng tế bào thị giác, là yếu tố dinh dưỡng thần kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hoàng điểm. Vị trí, chức năng của thuỷ tinh thể Thuỷ tinh thể (lens: làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm trong mống mắt, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các ánh sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét. 9
- Do vậy, thuỷ tinh thể phải luôn trong suốt để giúp mắt điều tiết tốt. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dầy, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa. Thuỷ dịch: Thành phần chủ yếu của thuỷ dịch chủ yếu là nước chiếm 98,75%, glucose 0,008%, axit amin 0,03%,… Thuỷ dịch là yếu tố quan trọng nhất có tác động đến nhãn áp. Nhờ có nhãn áp nên nhãn cầu luôn có hình dạng ổn định, đảm bảo cho chức năng quang học của mắt. Đồng thời thuỷ dịch chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thuỷ tinh thể và góp phần quan trọng nuôi dưỡng giác mạc. Giác mạc và phim nước mắt Giác mạc (lòng đen) là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu, có hình chỏm cầu, chiếm 1/5 phía trước của võ nhãn cầu. Giác mạc có 5 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm: Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá. Màng Bowmans: có vai trò như lớp màng đáy của biểu mô. Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc . Màng Descemet: rất dai. Nội mô: chỉ có một lớp tế bào. Phẫu thuật khúc xạ bằng laser can thiệp từ ½ nhu mô trở về trước. Phim nước mắt:Lớp phim nước mắt phủ đều trên bề mặt giác mạc, lấp đầy các khe hở giữa các nhung mao của tế bào biểu mô. Lớp phim nước mắt giúp bảo vệ giác mạc và duy trì bề mặt biểu mô trơn láng, nhờ vậy ánh sáng cuyên qua giác mạc không bị tán xạ, đảm bảo chức năng quang học hoàn hảo của giác mạc. Dinh dưỡng giác mạc: Giác mạc được nuôi dưỡng từ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch. Chức năng của giác mạc: Giác mạc trong suốt, trơn láng, rất dai, giúp bảo vệ mắt bằng 2 cách: + Cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ nhãn cầu tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu. + Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thuỷ tinh thể để rơi đúng vào võng mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh. Ngoài ra, giác mạc còn giống như bộ lọc sàng lọc tia cực tím (UV) có hại cho mắt, nếukhoong, thuỷ tinh thể và võng mạc sẽ bị tổn hại bởi tia UV. 10
- 1.3.2. Thời trang kính mắt - bảo vệ đôi mắt của bạn Kính râm phân cực Công dụng: nhìn thấy rõ hơn và an toàn hơn khi lái xe hoặc bơi lội. Nguyên lý kính râm phân cực: Ánh sáng được tạo thành từ các đợt sóng di chuyển theo nhiều hướng. + Ánh sáng thẳng giúp ta nhìn được mọi vật. + Ánh sáng ngang gây ra chói mắt. Khi gặp mặt phẳng sáng bóng như mặt đường, nước hay kính, ánh sáng sẽ bị phản chiếu thành ánh sáng ngang, đây chính là lý do vì sao chúng ta cảm thấy chói mắt khi đi đường dưới trời nắng chói chang. Và chính lớp lõi phân cực trong mỗi chiếc tròng kính được chế tạo trong kính mắt là để ngăn chặn các tia sáng ngang này. Kính chống tia UV (tia cực tím, tia tử ngoại) Tia cực tím (tia UV) là sóng điện từ nằm trong phổ điện từ giữa ánh sáng nhìn thấy và tia X. Tia cực tím có bước sóng nằm trong dải từ 10nm ÷380 nm. Tia cực tím được chia thành ba loại như sau: Tia UVB (400nm ÷315nm) hay còn gọi là tia UV gần Tia UVB (315nm ÷280nm) hay còn gọi là tia UV trung bình Tia UVB (280nm ÷180nm) hay còn gọi là tia UV xa Các bức xạ có bước sóng từ 10nm đến 180nm đôi khi được coi là tia UV chân không hoặc tia UV đặc biệt. Những bước sóng này bị chặn lại bởi bầu khí quyển, và chúng chỉ hoạt động và lan truyền trong chân không. 1.3.3. Tác động của tia UVA, UVB và UVC Hầu hết các tia UV con người tiếp xúc đều bắt nguồn từ mặt trời. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% ánh sáng mặt trời là các tia UV, và chỉ 1/3 trong số này là có khả năng thâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất. Trong số những tia UV có thể đến được Trái đất, thì có khoảng 95% là tia UVA và khoảng 5% là tia UVB. Chưa có nghiên cứu hay đo lường nào cho thấy sự xuất hiện của các tia UVC trong khí quyển của Trái đất, vì tầng ozon, phân tử oxy và hơi nước ở tầng khí quyển trên đã hấp thụ toàn bộ các tia UV với bước sóng ngắn nhất này. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều tác động, tầng ozon bảo vệ Trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu (mỏng đi và nhiều lỗ thủng) cũng có khả năng cho phép các bức xạ năng lượng cao UVC này lọt xuống bề mặt Trái đất, rất dễ gây nên các vấn đề sức khoẻ trầm trọng. Với đôi mắt, do giác mạc của chúng ta hấp thụ hầu hết các bức xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng đục thuỷ tinh thể hay thoái hoá hoàng điểm mà chủ yếu gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng. 11
- Còn tia UVA, đây là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm 95% đến 97%), do chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozon bảo vệ Trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thuỷ tinh thể hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hoá hoàng điểm. Kính chống ánh sáng xanh (blue light) Ánh sáng xanh có bước sóng từ khoảng 450nm đến 500nm, mang năng lượng cao nhất trong phổ ánh sáng nhìn thấy. Nguồn ánh sáng màu xanh bao gồm mặt trời, màn hình kỹ thuất số (tivi, máy tính, máy tính xách tay, điện thoại thông minh và máy tính bảng), các thiết bị điện tử, huỳnh quang tiết kiệm năng lượng và đèn LED. Ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến sức khoẻ: gây mỏi mắt, đau mắt, mệt mỏi về thể chất và tâm thần gây ra bởi nhiều giờ ngồi trước màn hình máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Kéo dài tiếp xúc với ánh sáng màu xanh có thể gây tổn thưởng võng mạc và thoái hoá điểm vàng có thể dẫn đến mất thị lực. 1.3.4. Hội chứng thị giác màn hình: căn bệnh thời hiện đại Hội chứng thị giác màn hình có thể coi là một bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như: nhìn mờ, căng mắt, khô mắt,…và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung. Nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình Do mắt bị tác động bởi ánh sáng xanh - mang năng lượng cao phát từ các thiết bị màn hình như; máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi, đèn LED, đèn huỳnh quang,… 1.3.5. Cận thị , viễn thị, loạn thị Cơ chế nhìn của mắt người bình thường Khi ta nhìn vào vật thể, chùm tia sáng phản chiếu từ vật thể đó sẽ đi vào mắt thông qua giác mạc. Chùm sáng từ vật thể sau khi qua giác mạc sẽ tiếp tục đi qua thuỷ tinh thể và cuối cùng hội tụ trên võng mạc. Giác mạc sẽ tập trung các tia sáng đi thẳng tới võng mạc và thuỷ tinh thể điều chỉnh chùm sáng đó. Sự điều tiết của mắt: là sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để ảnh của vật hiện trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ vật. Nhờ khả năng điều tiết của thuỷ tinh thể (như một thấu kính hội tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.Vật càng gần mắt, thuỷ tinh thể càng phồng lên để nhìn rõ. a) Cận thị Đặc điểm:Người bị tật cận thị chỉ quan sát rõ được những vật ở gần mà không quan sát rõ được các vật ở xa. Do đó, họ sẽ gặp khó khăn khi đọc các biển 12
- báo trên đường hoặc nhìn các vật khác ở xa, nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sánh và sử dụng máy tính Cơ chế nhìn của mắt bị tật cận thị: Chùm sáng từ vật thể sau khi đi qua giác mạc sẽ tiếp tục đi qua thuỷ tinh thể và không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Do đó, người quan sát sẽ thấy vật thể rất mờ. Cách sửa tật cận thị: Đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự: f = - OCv (kính sát mắt) f= - (OCV –l) ( kính cách mắt một khoảng l) Tật cận thị có thể do bẩm sinh, nhưng cũng có thể do đọc sách hay học bài ở những nơi không đủ độ sáng, không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thuỷ tinh thể luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn. Phẫu thuật LASIK - phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất - một vật mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu. Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều, loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa, năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật. Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc, không sử dụng dao vi phẫu cơ học, có thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao. Phương pháp này có độ an toàn và chính xác gần như tuyệt đối. Ưu điểm của phương pháp ReLEx SMILE là ít gây tổn thương thần kinh ở giác mạc, đảm bảo được sự vững chắc cơ học tự nhiên của giác mạc. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có kết quả tốt, có tính ổn định cao, ít khả năng tái cận. b) Viễn thị Đặc điểm: Người bị tật viễn thị chỉ nhìn rõ được các vật ở xa mà không nhìn rõ được các vật ở gần. Do đó, người viễn thị sẽ gặp khó khăn khi đọc sách, báo vì khoảng cách từ vật thể đến mắt là tương đối gần. Cơ chế nhìn của mắt bị tật viễn thị: Chùm sáng từ vật thể sau khi đi qua giác mạc sẽ tiếp tục đi qua thuỷ tinh thể và không hội tụ trên võng mạc. Do đó, người quan sát sẽ nhìn thấy vật thể rất mờ. Cách sửa tật viễn thị: Đeo thấu kính hội tụ phù hợp c) Loạn thị Đặc điểm:Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xẩy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt nhìn mờ. 13
- Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng sau: Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhoè hoặc méo mó. Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ. Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. Một số dấu hiệu kèm theo khác nhau như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầ, đau cổ, đau vai gáy…cũng có thể xẩy ra. Nguyên nhân: Giác mạc khi không giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra, loạn thị còn có thể do độ cong của thuỷ tinh thể bất thường. Chữa tật loạn thị: đeo kính giúp cải thiện độ cong của giác mạc hoặc phẫu thuật LASIK. Phương pháp Bates chữa tật khúc xạ mắt Nền tảng của phương pháp Bates dựa trên lý thuyết về sự căng cơ + Mỗi bên mắt có 6 cơ nằm ngoài mắt giúp mắt di chuyển. Những cơ này dễ dàng di chuyển theo những vật thể thu hút đôi mắt . + Khi bị những stress về tâm lý hoặc thể chất hay một vấn đề gì khác, các cơ mắt bị căng và tạo áp lực lên nhãn cầu làm thay đổi điểm hội tụ của hình ảnh lên võng mạc, từ đó gây nên các tật của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị. Như vậy theo Bates, nguyên nhân dẫn đến các tật của mắt là do thường xuyên phải căng mắt để nhìn. Cách thực hiện Bước 1: Dùng hai lòng bàn tay nhẹ nhàng che hai mắt lại (tay trái che mắt trái, tay phải che mắt phải) sao cho nhãn cầu gần như không chịu áp lực nào. Các ngón tay đặt ở trên trán. Bước 2: Điều chỉnh tay sao cho càng ít ánh sáng lọt vao mắt càng tốt, sau đó nhắm mắt cho đến khi kết thúc tập luyện. Bước 3: Thả lỏng toàn thân, để toàn cơ thể và tâm trí được thư giãn tựa như đang ngồi thiền. Bước 4: Tưởng tượng. + Hãy tưởng tượng rằng mình đang gửi tình yêu và sự thư giãn, tựa như dòng năng lượng thông qua lòng bàn tay đến đôi mắt. Và đôi mắt thực sự được thư giãn, thả lỏng. + Hãy tưởng tượng rằng đôi mắt mình sẽ trở về hình dáng tự nhiên như thủa ban đầu. 14
- Điểm cốt lõi của phương pháp này nằm ở giữa “thư giãn”. Cùng với đó là niềm tin vững chắc vào bản thân, rằng đôi mắt sẽ hồi phục lại như trước đóng vai trò rất trọng yếu. Phòng chống một số bệnh về mắt Thuốc nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng (dung dịch hay hỗn dịch) vô khuẩn chứa 1 hay nhiều dược chất, được nhỏ vào mắt để điều trị các bệnh về mắt. Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% (Nacl 0,9%) dùng khi cần rửa sạch bụi bặm, có thể dùng rửa mắt hàng ngày giúp bảo vệ mắt khỏi bị dính bụi, khỏi mờ mắt, cộm mắt, ý nghĩa vệ sinh phòng ngừa là chính. Một số thành phần hoá học có trong thuốc nhỏ mắt Chất điều trị nhiễm khuẩn như kẽm sulfat, cloramphenicol,… Dung môi để pha chế thuốc nhỏ mắt thường dùng là nước cất vô khuẩn. Chất sát khuẩn thường dùng: Bezalhonium clorid (vùng có tác dụng tốt: pH>5), các muối thuỷ ngân hữu cơ như PMN, PMA, thimerosal (tác dụng tốt trong môi trường trung tính và kiềm). Thimerosal tương kỵ với acid boric nên không dùng trong thuốc có chứa acid boric). Clorobutanol (dùng tốt cho các thuốc có pH≤5),… 1.3.6. Đau mắt đỏ Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là một bệnh về mắt có tính lây lan cao, do nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do di ứng với một thứ gì đó. Bệnh xẩy ra trên lớp trên cùng của mắt và gây ra đỏ và ngứa. Bệnh thường gặp vào mùa hè hay khi thời tiết nóng ẩm bất thường, tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa mắt, khó chịu với người bệnh. Thông thường nếu vệ sinh mắt hợp lý bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Dùng rau diếp cá chữa bệnh đau mắt đỏ Cách 1: Dùng một nắm diếp cá tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng bã rau diếp cá quấn vào gạc, rồi đắp lên mắt qua đêm là thấy bệnh tiến triển hẳn. Cách 2: Dùng cho trẻ nhỏ: Rửa sạch một nắm lá diếp cá tươi, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo rồi đem giã nát, cho vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt. Dùng 2 lần/ngày sẽ có tác dụng nhanh hơn. 1.3.7. Phòng bệnh võng mạc và thoái hoá điểm vàng Triệu chứng và nguyên nhân bệnh võng mạc: Các bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường,…có thể gây biến chứng tổn thương cho võng mạc mắt cũng như bong võng mạc, xuất huyết võng mạc. Võng mạc cũng có thể tổn thương do tác hại của khói thuốc lá, rượu bia, thuốc điều trị hoặc chấn thương mắt. 15
- Triệu chứng và nguyên nhân thoái hoá điểm vàng: Khi bị thoái hoá hoàng điểm, mắt sẽ có một số triệu chứng như giảm dần thị lực (nhìn mờ) vùng trung tâm, đôi khi nhìn mờ đột ngột, bệnh nặng có thể sẽ gây mù mắt hoàn toàn; nhìn hình biến dạng, méo mó; nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt; rối loạn thị lực màu: nhìn mọi vật mờ và nhạt màu, song thị (nhìn thành 2 hình). Tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ võng mạc Tinh chất Broccophane thiên nhiên ( chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) giúp tăng cường Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào võng mạc ưu việt. Thioredoxin giúp gia tăng hoạt động và bảo vệ tế bào võng mạc bằng 3 cơ chế: Hoạt hoá, chuyển mã thông tin giữa các tế bào; Làm chậm quá trình thoái hoá tế bào; Bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hoá. 1.3.8. Phòng bệnh đục thuỷ tinh thể Bệnh đục thuỷ tinh thể có tỉ lệ protein rất cao (chiếm 35%), bao gồm nhiều loại protein khác nhau và phải được sắp xếp theo một trật tự rất nghiêm ngặt để đảm bảo cho nó luôn luôn trong suốt. Thuỷ tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài làm cho các protein có nhóm thiol (liên kết - SH) bị biến đổi cấu trúc, các nhóm thiol của chúng bị mất nguyên tử Hidro và tạo thành cầu nối disulphua (liên kết - SS). Khi đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về trật tự xếp của các protein tại thuỷ tinh thể và hậu quả cuối cùng là tạo ra các đám mờ và tình trạng đục của thuỷ tinh thể. Khi thuỷ tinh thể bị đục sẽ ngăn không cho ánh sáng đi qua đến võng mạc, từ đó làm giảm thị lực. Có nhiều nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau: Do tuổi tác, chấn thương mắt. Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X. Sử dụng thuốc dạng uống, nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài. Do biến chứng bệnh tiểu đường. Dinh dưỡng thiếu cân đối, đặc biệt các thành phần dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt. Cách phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể Hạn chế yếu tố nguy cơ bằng cách tránh tiếp xúc với tia cực tím, khói bụi. 16
- Hạn chế bia, rượu, thuốc lá. Xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho mắt như: cà rốt, dâu tây, rau bina,… Kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/ năm để sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị. Cung cấp dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt nhằm gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên để bảo vệ tế bào thị giác, thần kinh mắt, cũng như đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein trong mắt được đánh giá là phương pháp chăm sóc mắt từ bên trong hiệu quả và bền vững nhất Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH cũng như giảm thiểu sự hình thành liên kết biến tính -SS của các protein tại các thuỷ tinh thể, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn thuỷ tinh thể khi tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngoài đưa vào, giúp hình ảnh và ánh sáng hội tụ trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ vật dù ở xa hay ở gần. 1.3.9. Quáng gà Quáng gà là do thiếu vitamin A trong khẩu phần thức ăn hàng ngày, khi đó khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rodopsin có trong tế bào que, phụ trách việc thu nhận ánh sáng. Để phòng bệnh quáng gà, cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A như: gan gà, gan lợn, gan vịt, trứng gà, trứng vịt, bơ, sữa bột toàn phần,…rau ngót, rau dền đỏ, rau dền cơm, rau muống, gấc, cà rốt, ớt vàng to, đu đủ chín, hồng đỏ,… 1.3.10. Dưỡng chất từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khoẻ cho mắt Nhóm thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin Hai dưỡng chất này có nhiều ở trong các loại rau có màu xanh đậm và các loại hoa quả màu vàng, đỏ như: rau cải thìa, cải xoăn, cải bó xôi, cà rốt, súp lơ,ớt, cam, măng tây, hạt tiêu, bắp ngọt,… + Lutein và Zeaxanthin giữ vai trò tạo nên màu vàng của điểm vàng võng mạc, đây chính là nơi thu nhận các tín hiệu ánh sáng từ đó giúp chúng ta nhìn thấy được sự vật. + Tại điểm vàng vùng mắt, Lutein và Zeaxanthin có 2 chức năng bảo vệ mắt rất quan trọng. Hai carotenoid võng mạc có khả năng hấp thu chuyên biệt ánh sáng xanh, đây là ánh sáng có năng lượng cao trong dải ánh sáng nhìn thấy và có khả năng gây tổn thương cao nhất cho võng mạc. Do đó, Lutein và Zeaxanthin được xem là chiếc kính chống nắng từ bên trong cho đôi mắt. + Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng như chất chống oxy hoá để chống lại các gốc tự do gây tổn thương điểm vàng giúp phòng ngừa lão hoá mắt và gây đục thuỷ tinh thể. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 317 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 181 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 138 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp một số phương pháp trong dạy học STEM Hóa học tại Trường THPT Nho Quan A - Ninh Bình
65 p | 21 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài 13. lực ma sát – Vật Lí 10 cơ bản
36 p | 78 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường gắn với trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy giáo dục địa phương ở trường THPT Bình Minh
77 p | 22 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân
60 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn