Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học, tiếp công dân, xử lý đơn thư tại trường THPT Lê Hồng Phong
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để Hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy tổ chức, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học, tiếp công dân, xử lý đơn thư tại trường THPT Lê Hồng Phong
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG (LĨNH VỰC: QUẢN LÝ) Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hạnh Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong Số điện thoại: 0912368139 1
- ̣ Nghê An, thang 03 năm 2021 ́ MỤC LỤC Phần, Nội dung Trang mục Phần 1 Đặt vấn đề 4 Phần 2 Nội dung 6 I Cơ sở lý luận và thực tiễn 6 1 Cơ sở lý luận 6 2 Cơ sở thực tiễn 10 Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại trường II 11 THPT Lê Hồng Phong Khái quát đặc điểm, tình hình về trường THPT Lê 1 11 Hồng Phong Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại trường 2 13 THPT Lê Hồng Phong Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác III kiểm tra nội bộ trường học tại trường THPT Lê 16 Hồng Phong Thực hiện tốt tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về 1 17 vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch 2 và đổi mới hình thức, cách thức tổ chức kiểm tra để 18 nâng cao hiệu quả, hiệu lực kiểm tra 3 Chú trọng xây dựng và tổ chức lực lượng kiểm tra 21 Thực hiện đảm bảo quy trình kiểm tra (các đợt kiểm 4 21 tra định kỳ theo kế hoạch) 2
- Khuyến khích việc tự kiểm tra, đánh giá của các cá 5 23 nhân, bộ phận trong nhà trường. Chú trọng công tác xử lý sau kiểm tra. Qua công tác kiểm tra, cần tuyên dương người tốt, việc tốt, chú 6 trọng phổ biến những kinh nghiệm tốt, làm cho 24 những kinh nghiệm đó trở thành tài sản chung của tập thể sư phạm. Công khai rộng rãi kết quả kiểm tra. 7 Lưu trữ hồ sơ kiểm tra đầy đủ, khoa học 24 IV Kết quả đạt được 25 Phần 3 Kết luận và kiến nghị 26 I Kết luận 26 II Kiến nghị, đề xuất 27 Tài liệu tham khảo Phụ lục 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Đọc là CBCCVC Cán bộ công chức, viên chức CBQL Cán bộ quản lý CSGD Cơ sở giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên GDTX Giáo dục thường xuyên QPPL Quy phạm pháp luật THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân 4
- Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Tại Điều 78 Nghị định số 86/2011/NĐCP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra có ghi: "Tổ chức thanh tra nội bộ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình...". Đối với các nhà trường, lâu nay Bộ GDĐT dùng từ "Kiểm tra nội bộ trường học", hằng năm trong các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra của Bộ GD&ĐT bao giờ cũng có nội dung yêu cầu các Sở GD&ĐT: Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng GD&ĐT công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Do đó, vấn đề thực hiện kiểm tra nội bộ trường học cũng là vấn đề then chốt trong công tác quản lý, được đặt ra có tính chất cần thiết để nâng cao hiệu quả trong quản trị trường học. 5
- Trong những năm qua, Sở GD&ĐT đã rất quan tâm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ năm học về công tác thanh tra, kiểm tra. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm, từ năm học 2014 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã nêu rõ: "Đổi mới toàn diện hoạt động thanh tra giáo dục theo Nghị định số 42/2013/NĐCP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TTBGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, với tinh thần chuyển trọng tâm từ chủ yếu là thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra trách nhiệm quản nhà nước về giáo dục. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ trường học đi đôi với tăng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của thủ trưởng trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của cơ quan, đơn vị". Như vậy, việc kiểm tra đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên và các hoạt động của một nhà trường là trách nhiệm chính của Hiệu trưởng. Do đó, công tác kiểm tra nội bộ trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra nội bộ nhằm hướng dẫn, thúc đẩy các CSGD thực hiện tốt nội dung này. Tuy nhiên, hiện tại, đến thời điểm này vẫn chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, chi tiết về công tác kiểm tra nội bộ trường học. Cho nên đề tài được đặt ra có tính mới. Trên cơ sở tập huấn, hướng dẫn của Sở GD&ĐT, sau những thời gian tìm tòi, nghiên cứu và căn cứ các kết quả đạt được trong quá trình triển khai công tác kiểm tra nội bộ trường học tại trường THPT Lê Hồng Phong, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học, tiếp công dân, xử lý đơn thư tại trường THPT Lê Hồng Phong” 6
- Phần 2. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm: Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu: Kiểm tra nội bộ trường học là nhà trường tự kiểm tra các hoạt động của mình. Từ khái niệm trên, cho thấy: Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động, đó là: Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của các thành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường. Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng. 1.2. Phân biệt giữa kiểm tra nội bộ trường học với thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân trong lĩnh vực giáo dục 7
- Trong thực tiễn quản lý giáo dục đào tạo đang tồn tại các hoạt động: kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân trong lĩnh vực giáo dục. Cần phân biệt các loại hoạt động trên và xác định mối quan hệ giữa chúng: Theo Luật thanh tra 2010 (Luật số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010): Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, giữa kiểm tra nội bộ trường học với hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, có sự giống, khác nhau là: Giống nhau: Các hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân trong lĩnh vực giáo dục và kiểm tra nội bộ trường học, đều là hoạt động quan sát, theo dõi các hoạt động giáo dục và giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Về nội dung công việc đều là kiểm soát, đánh giá trạng thái của hệ; phổ biến, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến cũng như phát hiện lệch lạc để điều chỉnh, uốn nắn. Khác nhau: Các hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân trong lĩnh vực giáo dục và kiểm tra nội bộ trường học khác nhau: Về tính chất (chủ yếu về tư cách pháp nhân của người thực hiện thanh kiểm tra), về tổ chức hoạt động, về đối tượng và cách xử lý. Cụ thể: + Về tính chất: Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động kiểm tra và đánh giá chính thức có tính Nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên đối với cấp dưới. Kết luận thanh tra mang tính pháp lý cao. Kiểm tra nội bộ trường học có tính chất tổ chức quản lý trong nội bộ là chủ yếu (song vẫn mang tính chất hành chính pháp chế). Thanh tra nhân dân vừa mang tính pháp lý vừa mang tính quần chúng và nặng về tư vấn và thuyết phục. + Về tổ chức: Hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục do pháp luật quy định và có tính ổn định cao; thanh tra viên là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 8
- Ban kiểm tra nội bộ trường học do thủ trưởng đơn vị trực tiếp quyết định thành lập, tổ chức thực hiện và ít ổn định hơn. Còn Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu ra bằng phiếu kín, có nhiệm kỳ làm việc và chịu sự chỉ đạo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. + Về đối tượng: Đối tượng của thanh tra nhà nước là cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp dưới với những công việc và hoạt động của họ. Đối tượng của kiểm tra nội bộ là bộ phận, cá nhân trong một tổ chức với những công việc, hoạt động và mối quan hệ của họ. Đối tượng của thanh tra nhân dân là bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước và chế độ nội quy của đơn vị. + Về xử lý: Thanh tra nhà nước: Có tính chất và hiệu lực pháp lý cao, buộc đối tượng phải thực hiện; có thể đình chỉ hoạt động khi thật cần thiết. Kiểm tra nội bộ: Xem xét, phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ trong nội bộ và cơ sở để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ đơn vị. Thanh tra nhân dân: Chủ yếu là kiến nghị và giám sát việc thực hiện kiến nghị. Các hoạt động trên có những điểm khác nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kiểm tra nội bộ trường học cung cấp thông tin tin cậy cho thanh tra; thanh tra sử dụng số liệu, kết luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ trường học đồng thời lại giúp cho công tác kiểm tra nội bộ trường học được chính xác hơn, hiệu quả hơn. 1.3. Vị trí, vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực thì sẽ giúp cho Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như 9
- vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, đơn vị; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra nội bộ trường học là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. 1.4. Mục đích, yêu cầu của kiểm tra nội bộ trường học Về mục đích: Xem xét việc tuân thủ, chấp hành pháp luật, quy định của ngành, của nhà trường; tìm ra các ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân để có những biện pháp đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh hoạt động của các cá nhân, bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã được định trước, củng cố hoàn thiện và phát triển nhà trường (nói chung), phát triển người giáo viên và học sinh (nói riêng) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Là cơ sở giúp hiệu trưởng sắp xếp, bố trí đội ngũ hợp lý, phát huy tối đa năng lực của từng tổ chức, cá nhân trong đơn vị, đồng thời đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, xếp loại thi đua trong năm học; Góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Về yêu cầu: + Công tác kiểm tra nội bộ trường học phải được tiến hành thường xuyên để theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý; + Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nhiệm vụ đã được phân công cho tập thể, cá nhân, phải gắn với yêu cầu đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; + Tăng cường công tác xử lý sau kiểm tra, nhằm ngăn chặn hoặc kịp thời chấn chỉnh sai phạm nếu có; + Lập hồ sơ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra đầy đủ theo hướng dẫn. 10
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng, theo các nguyên tắc sau: + Kiểm tra phải chính xác, khách quan Đây là nguyên tắc hàng đầu của kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. + Kiểm tra phải có hiệu quả Kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết”. Kiểm tra phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đến hiệu quả giáo dục trong kiểm tra. Chẳng hạn: kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy nháp” trước thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh. Kiểm tra phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường. Ngoài ra, còn phải tính đến tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra. + Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra. + Kiểm tra phải công khai Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường. Công tác kiểm tra nội bộ trường học được thực hiện theo một quy trình khép kín từ khâu lập kế hoạch, tiến hành kiểm tra, xử lý kết quả. Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả; phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hình thức; kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch. 1.5. Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: 1.5.1. Kiểm tra 11
- Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý. Yêu cầu của kiểm tra là phải tỉ mỉ, rõ ràng, chỉ rõ những điều làm được, chưa làm được của đối tượng kiểm tra. Còn đối với người được kiểm tra thì cảm thông, hợp tác, chấp nhận việc làm của ban kiểm tra. 1.5.2. Đánh giá Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. Yêu cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra. 1.5.3. Tư vấn Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình. 1.5.4.Thúc đẩy Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình…); phổ biến được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong đơn vị. 2. Cơ sở thực tiễn của công tác kiểm tra nội bộ trường học Trong những năm qua, dưới sự hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến công tác kiểm tra nội bộ. Lãnh đạo các trường học đã xem đây là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học đã trở thành một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, công tác kiểm tra nội bộ tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh vẫn vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nênchưa đạt hiệu quả như mong muốn,: 12
- Về nhận thức: Chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, coi công việc này chỉ là hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, là biện pháp để đánh giá. Về hoạt động: Chưa đầy đủ, chưa thường xuyên, đôi khi còn hình thức trong quá trình kiểm tra, do đó hiệu quả và sự tác động không cao. Về chỉ đạo: Chưa chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học và hướng dẫn cụ thể Ban kiểm tra; chưa có kế hoạch cụ thể hoặc quá ôm đồm nhiều nội dung thiếu trọng tâm, trọng điểm. Như vậy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra nội bộ là vấn đề không chỉ có cơ sở lý luận mà trong cơ sở thực tiễn được đặt ra mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Cần thiết đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ qua đúc rút kinh nghiệm thực tiễn tại trường THPT Lê Hồng Phong. II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG 1. Khái quát đặc điểm, tình hình trường THPT Lê Hồng Phong 1.1. Khái quát chung Trường THPT Lê Hồng Phong tiền thân là trường Cấp III Hưng Nguyên được thành lập tháng 9 năm 1965 trong chiến tranh ác liệt đầy cam go (được tách ra từ trường Quốc học Vinh nay là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Tháng 9 năm 1975, trường đã được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định trường mang tên Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen và Giấy khen của các cấp ở địa phương, được Bộ GĐ&ĐT tặng Bằng khen, nhiều năm được công nhận đơn vị tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm 2015, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng II, liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị văn hoá cấp tỉnh và đạt nhiều thành tích khác. Tổ chức Đảng nhiều năm liên tục đạt “Trong sạch vững mạnh”. Năm 2015, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Năm học 2020 2021, nhà trường có 22 lớp với 924 HS với có 57 CB,GV,NV, trong đó có 8 lớp 10 với 342 học sinh, 7 lớp 11 với 296 h ọc sinh, 7 lớp 12 với 284 học sinh. 1.2. Chất lượng đội ngũ a) Về trình độ đào tạo (tính đến 01/03/2021) Tổng Nữ GV Trình độ chuyên môn, LLCT số Đản Giỏi Trên ĐH CĐ TC LLCT g tỉnh 13
- viên ĐH 05 TC; 01 CBQL đang học CCLLCT; 57 40 40 24 27 53 2 1 02 GV đang học TCLLCT b) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ TT Kết quả xếp loại (Thống kê theo số người đươc Số đánh giá) lượng HTXSNV HTTNV HTNV KHT NV Năm học 20172018 59 09 50 01 0 Năm học 20182019 56 05 51 0 0 Năm học 20192020 57 16 41 0 0 1.3. Kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường a) Kết quả xếp loại học lực: Xếp loại 20172018 20182019 20192020 học lực SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 14 Giỏi 287 6 17,14% 262 30,7% 34,29% 54 Khá 471 7 61.95% 469 55% 56,27% 21 TB 79 4 2.24% 121 14,2% 9,44% Yếu 5 0.57% 0 0% 0 0% Kém 0 0 0 0 0 0 b) Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Xếp loại 20172018 20182019 20192020 hạnh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ kiểm Tốt 628 73,71% 706 82,77% 715 85,42% 14
- Khá 171 20,07% 119 13,95% 107 12,78% TB 53 6,22% 27 3,17% 13 1,55% Yế u 0 0 1 0,12% 2 0,24% c) Kết quả các kỳ thi cấp tỉnh, cấp QG của giáo viên, học sinh: Học sinh Giáo Năm học Cấp viên Giỏi tỉnh Quốc gia 11 (4 Nhì. 5 giải Ba, 02 KK); 17 lượt HS đạt giải HKPĐ cấp 20172018 0 tỉnh; 01 HS đạt giải Nhì cuộc thi tìm hiểu “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai”. 01 HCV, 01 HCB 20182019 0 9 (03 Nhì, 04 Ba, 02 KK) cấp Quốc gia môn điền kinh 01 Giải Ba KHKT; 03 giải 20192020 4 nhất HKPĐ cấp cụm; 03 HCV HKPĐ cấp tỉnh Kết quả kỳ thi THPTQG: Năm học 2017 2018: Có 97.3% HS được công nhận tốt nghiệp; có 88 lượt học sinh đạt điểm 8 trở lên, học sinh có điểm thi cao nhất khối A là 24,75 điểm, khối C là 24,5; có 3 HS đạt điểm cao vào ĐH được UBND huyện khen thưởng. Năm học 2018 2019: Có 97.04% HS được công nhận tốt nghiệp, có 02 HS có điểm thi trên 27 điểm khối A và khối D trong Kỳ thi THPTQG, trong đó 01 em đạt thủ khoa đầu vào của trường SPNN Hà Nội, được cấp học bổng 2.000 USD. Năm học 20192020: Có 99,61% HS được công nhận tốt nghiệp, có 36 lượt HS có điểm thi các khối từ 26 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 1 HS đạt 28,5 điểm được UBND khen thưởng. 2. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học tại trường THPT Lê Hồng Phong 2.1. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra nội bộ 2.1.1. Năm học 2018 2019 a) Tổng số chuyên đề được kiểm tra theo kế hoạch: 08 15
- + Kiểm tra hồ sơ công chức, viên chức: 01 cuộc + Kiểm tra hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn, hồ sơ chuyên môn giáo viên: 04 cuộc + Kiểm tra cải cách hành chính: 01 cuộc + Kiểm tra thực hiện chương trình, hồ sơ thi THPTQG: 02 đợt b) Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị từ năm 2018 đến năm 2020 Phân loại S S S S S ố đơn ố đơn ố đơn ố đơn ố đơn đã đủ không đã giải đang nhận ĐKGQ đủ quyết giải ĐKGQ quyết Số đơn Khiếu nại 0 0 0 0 0 thuộc Tố cáo 0 0 0 0 0 thẩm quyền Loại khác 0 0 0 0 0 Số đơn Khiếu nại 0 0 0 0 0 không Tố cáo 04 04 0 0 thuộc thẩm Loại khác 0 0 01 01 0 quyền Tổng 04 0 0 Quy trình giải quyết: Có 04 đơn không thuộc thẩm quyền tố cáo 01 GV vì có dấu hiệu lừa đảo, nhà trường đã hướng dẫn Công dân chuyển đơn đến cấp có thẩm quyền để được xử lý và báo cáo cụ thể về Sở GD&ĐT; 01 đơn kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, nhà trường đã thực hiện. Về xử lý kỷ luật: Năm 2018, khiển trách đối với 01 đảng viên và viên chức đối với GV vi phạm đạo đức nhà giáo. Sau đó, GV đã tự nhận thấy sự vi phạm của bản thân và xin chuyển công việc ra khỏi ngành. c) Công tác phòng chống tham nhũng (kế hoạch, việc kê khai tài sản, tích hợp giảng dạy trong môn GDCD, công khai…) Kế hoạch số 17/KHTHPT.LHP ngày 20/4/2018 triển khai thực hiện Kết luận 10KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” tại trường THPT Lê Hồng 16
- Phong. Hàng năm, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch công tác phòng chống, tham nhũng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Việc kê khai tài sản thực hiện đúng quy định và nộp đầy đủ hồ sơ về Sở GD&ĐT. Thực hiện giảng dạy tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng vào môn GDCD: 6 tiết, mỗi khối 2 tiết. Đoàn Giám sát của Hội đồng nhân dân Huyện Hưng Nguyên giám sát về nội dung công tác phòng tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại Trường được Đoàn đánh giá tốt. 1.2. Năm học 2019 2020 a) Tổng số cuộc kiểm tra theo kế hoạch: 15 Kiểm tra các hoạt động của nhà trường: 05 chuyên đề Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn và các bộ phận khác: 03 chuyên đề. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên: 04 chuyên đề. Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh: 03 chuyên đề. b) Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị Số đơn Số đơn Số đơn Số đơn Số đơn không đang Phân loại đã đủ đã giải đủ giải nhận ĐKGQ quyết ĐKGQ quyết Số đơn Khiếu nại 0 0 0 0 0 thuộc Tố cáo 0 0 0 0 0 thẩm quyền Loại khác 0 0 0 0 0 Số đơn Khiếu nại 0 0 0 0 0 không 0 0 0 0 0 Tố cáo thuộc thẩm Loại khác 0 0 0 0 0 quyền Tổng 0 0 0 0 0 c) Công tác phòng chống tham nhũng (kế hoạch, việc kê khai tài sản, tích hợp giảng dạy trong môn GDCD, công khai…) 17
- Kế hoạch số 17/KHTHPT.LHP ngày 20/4/2018 triển khai thực hiện Kết luận 10KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” tại trường THPT Lê Hồng Phong. Thực hiện giảng dạy tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng vào môn GDCD: 6 tiết, mỗi khối 2 tiết. 2.2. Đánh giá về công tác kiểm tra nội bộ trường học tại trường THPT Lê Hồng Phong a) Ưu điểm Nhà trường rất quan tâm công tác kiểm tra nội bộ trường học. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản trị, quản lý nhà trường. Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học đã được xây dựng đầy đủ, đúng về nội dung, thể thức, phù hợp với thực tế của trường, có tính khả thi; quy định tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN. Thực hiện các cuộc kiểm tra đúng quy trình, có chất lượng, chú trọng công tác xử lý sau kiểm tra. Thực hiện công khai kết quả kiểm tra để có tính tác động đến toàn hệ thống. Việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư dứt điểm, đúng quy trình, hồ sơ lưu giữ đầy đủ. b) Hạn chế, tồn tại Việc xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học còn nhiều hạn chế: Chưa lường hết những khó khăn, tác động khác nhau nên đề ra kế hoạch chưa sát với thực tế (đưa ra quá nhiều nội dung kiểm tra trong năm) dẫn đến không khả thi (một số cuộc kiểm tra không thực hiện được). Phương pháp kiểm tra, năng lực kiểm tra, nghiệp vụ xử lý, giải quyết kết quả kiểm tra của một số thành viên trong Tổ kiểm tra, Đoàn kiểm tra còn nhiều hạn chế. Một số thành viên trong Tổ kiểm tra chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học, dẫn đến làm "chiếu lệ" mang tính chất "đối phó", kiểm tra sơ sài, viết biên bản kiểm tra chung chung, hiệu quả, hiệu lực kiểm tra thấp. Việc xử lý sau kiểm tra có lúc có khi chưa nghiêm, chưa triệt để. Vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, tuy nhiên, trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục tập trung để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm tra nội bộ trường học. 18
- III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Thực hiện hướng dẫn về công tác kiểm tra nội bộ trường học, trong thời gian qua, tập thể Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng các giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp sau: 1. Thực hiện tốt tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về vai trò của công tác kiểm tra nội bộ trường học Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị mà đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường, trưởng các tổ chức đoàn thể, Tổ trưởng chuyên môn trong công tác kiểm tra. Từ đó tạo sự đồng thuận, cộng tác, tuân thủ, hiệu quả trong công tác kiểm tra. Có thể xem đây là giải pháp có tính mở đường. Qua phổ biến, tuyên truyền, để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng của chu trình quản lý: Xây dựng kế hoạch Tổ chức thực hiện Kiểm tra Khắc phục, cải tiến. Không có thanh tra, kiểm tra, coi như không có quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa những sai sót, vi phạm. Hơn nữa, p hải thấy rằng mục đích của thanh tra, kiểm tra không chỉ là phát hiện, xử lý khuyết điểm, vi phạm mà còn là phát huy các nhân tố tích cực, giúp nhà trường, các bộ phận, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng các quy định, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, qua đó cũng kiến nghị các cấp quản lý điều chỉnh, ban hành nhiều văn bản quản lý, kết quả đó đã góp phần tăng cường nề nếp, kỷ cương; tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Nhà trường đã thực hiện các nội dung phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Qua các cuộc họp, hội nghị; đăng bài trên Website, tập huấn... và tuyên truyền qua chính hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ trong quản lý nhà trường. Ngoài ra, để làm tốt công tác truyền thông, nhà trường đã thiết lập và thông báo rộng rãi đường dây nóng để nắm bắt các thông tin, phản ánh của nhân dân và phụ huynh về những vấn đề nổi cộm, những vấn đề “nóng” liên quan đến giáo dục và đào tạo. Tổ chức các cuộc đối thoại với học sinh qua 19
- nhiều hình thức. Đồng thời lắng nghe, tiếp thu những ý kiến kiến nghị, đề xuất, góp ý của nhân dân để chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Qua việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đã làm cho cán bộ, giáo viên, ̃ ́ ự chuyên biên tich c nhân viên đa co s ̉ ́ ́ ực trong nhận thức đúng vai trò vị trí của công tác kiểm tra nội bộ là hết sức quan quan trọng, góp phần chấn chỉnh, nề nếp kỷ cương trong nhà trường, việc tuân thủ các quy chế, quy định, góp phần nâng cao nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Có được kết quả đó, trước hết do nhà trường làm tốt công tác truyền thông, đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ các tổ chức, đoàn thể, của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 2. Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch và đổi mới hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả, hiệu lực kiểm tra Công tác kiểm tra được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, tức là từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo khắc phục và tổng kết, điều chỉnh. Quan tâm đầu tư xây dựng Kế hoạch hoạt động cụ thể, khả thi là giải pháp có tính quyết định đầu tiên đến thành công của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Kế hoạch kiểm tra của nhà trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường, có tính khả thi và được công bố công khai đến tất cả các đối tượng được kiểm tra ngay từ đầu năm học. Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng, tập trung đầu tư xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học. Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các "đầu việc" theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian tiến hành, tổ chức thực hiện: Trách nhiệm thực hiện (của Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ, đối tượng được kiểm tra), quy trình kiểm tra, các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải có sự đổi mới mạnh mẽ, theo hướng tinh giản (số lượng, nội dung, quy mô tổ chức) nhưng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm vào những vấn đề quản lý tác động đến hệ thống. Từ “một điểm” có thể xem xét, đánh giá, điều chỉnh được “nhiều điểm”, từ một cuộc có thể nắm bắt được nhiều thông tin, nhiều vấn đề trong quản lý. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường nhất là các hoạt động, nội dung thời gian trước thực hiện chưa hiệu quả… Hiệu trưởng lựa chọn các nội dung sẽ tập trung kiểm tra trong năm từ các nội dung sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 285 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 142 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 33 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 74 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn