Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học<br />
<br />
Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của<br />
chúng ta, đặc biệt là sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến<br />
Âm nhạc để xua tan đi những căng thăng, lo toan trong cuộc sống. Đặc biệt trong các<br />
trường phổ thông hiện nay, môn Âm nhạc đang có một vị trí đáng kể với tư cách là<br />
một môn học độc lập. Nhất là lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn mà trí não của trẻ<br />
phát triển mạnh nhất. Bởi vậy, trong các trường Tiểu học, vai trò của giáo dục âm<br />
nhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh là hết sức quan trọng.<br />
Kết hợp giáo dục và âm nhạc sẽ khơi dậy trong trẻ thơ bao niềm đam mê, tình yêu<br />
quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn .…<br />
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo<br />
dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong những năm gần đây nắm bắt được tình<br />
hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều<br />
chỉnh bộ môn giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc.<br />
Âm nhạc trong trường phổ thông tuy không đào tạo các em thành ca sỹ, nhạc sỹ,<br />
nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, hình<br />
thành các kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái<br />
hơn, phong phú hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt văn, thể, mỹ…<br />
tạo cơ sở giúp các em học tốt các môn học khác.<br />
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học<br />
sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng,<br />
phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị<br />
công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin<br />
trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng<br />
cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.<br />
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trên<br />
toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọi<br />
lĩnh vực công việc.<br />
Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công<br />
nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ<br />
môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ<br />
đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính<br />
trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ<br />
thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và<br />
mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy<br />
Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên<br />
máy tính...để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ<br />
mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay<br />
những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe...<br />
Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng<br />
dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Âm nhạc thưởng thức như: Giới thiệu<br />
Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học<br />
<br />
nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụ<br />
nước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phần<br />
mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu),<br />
Violet 1.5, Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai<br />
thác tất cả các thông tin cần có)...<br />
Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất<br />
lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất<br />
cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có<br />
nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh...Các<br />
dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và<br />
học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào<br />
được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Đó là lí do tôi<br />
chọn chuyên đề: “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu<br />
học ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :<br />
- Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm<br />
nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường .<br />
- Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn<br />
âm nhạc.<br />
- Tạo được sự say mê hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc.<br />
- Bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu :<br />
- Học sinh Tiểu học (Khối 3,4,5) Trường TH Lê Lợi – KrôngAna – Đắk Lắk .<br />
4.Phạm vi nghiên cứu :<br />
- Phân môn dạy hát,phân môn dạy tập đọc nhạc,phân môn dạy âm nhạc thường<br />
thức.<br />
- Học sinh Tiểu học (khối 3,4,5)<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
- Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh ở trên lớp.<br />
- Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường tiểu học.<br />
- Đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thông tin.<br />
Phần II : PHẦN NỘI DUNG<br />
1.Cơ sở lý luận:<br />
* Tri giác:<br />
- Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh Tiểu học thường gắn với hoạt động cụ thể<br />
như: cầm, nắm, sờ, mó,… "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng<br />
một làm". Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn.<br />
* Trí nhớ:<br />
- Trí nhớ của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan tưởng tượng, sở dĩ học sinh<br />
nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc<br />
giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hình<br />
ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và<br />
lâu nhất.<br />
<br />
Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học<br />
<br />
Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương<br />
tiện trực quan sinh động, chính vì những đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học<br />
thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và cần thiết.<br />
2. Thực trạng:<br />
* Đặc điểm, tình hình chung của trường Tiểu học Lê Lợi:<br />
Trường Tiểu học Lê Lợi đóng trên địa bàn xã Eana, huyện KrôngAna Tỉnh Đắk Lắk<br />
Tổng số CBVC : 26 ; CBQL: 2 ; Tổng phụ trách Đội : 1; GV19 : .<br />
-Tổng số học sinh : 238 em; Nữ : 137 em ; DT: 184<br />
-Tổng số lớp : 10,trong đó số học sinh đồng bào dân tộc Ê- đê chiếm 2/3<br />
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông<br />
tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Lê Lợi:<br />
a/Thuận lợi – Khó khăn<br />
Thuận lợi:<br />
* Nhà trường:<br />
- Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục,<br />
trường TH Lê Lợi đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới<br />
phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu<br />
chí đánh giá mỗi giáo viên.<br />
- Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành cũng như BGH Nhà trường trong<br />
những năm học vừa qua .Do vậy mà cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ<br />
trợ cho việc giảng dạy ngày càng đầy đủ,đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn giảng<br />
dạy.<br />
* Giáo viên:<br />
- Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin .<br />
- Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học.<br />
- Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.<br />
* Học sinh:<br />
- Được học tin học từ khối lớp 3, 4, 5.<br />
- Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là<br />
những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin.<br />
- Đa số HS có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép với mọi người.<br />
Khó khăn:<br />
- Việc xây dựng và thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi<br />
hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết<br />
dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra<br />
theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức.<br />
- Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học,<br />
nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác.<br />
b/Thành công – Hạn chế :<br />
- Qua thực tiễn thực hiện việc “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm<br />
nhạc trong trường tiểu học”tôi thấy bước đầu đã có sự thành công như :<br />
- Khơi dậy được lòng say mê hứng thú học tập trong các em.<br />
- Chất lượng học tập bộ môn của các em ngày càng được cải thiện rõ rệt.<br />
- Số lượng học sinh tham gia vào các câu lạc bộ năng khiếu của trường ngày<br />
càng nhiều.<br />
- Đạt kết quả cao trong các cuộc thi do múa hát do ngành phát động.<br />
Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học<br />
<br />
c/Mặt mạnh,mặt yếu :<br />
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện để giáo viên được<br />
tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham gia vào các lớp tập huấn về sử<br />
dụng công nghệ thông tin.<br />
d/Nguyên nhân :<br />
- Thực tiễn giảng dạy ,nhờ ứng dụng công nghệ thông tin làm cho các tiết dạy<br />
sinh động .Tạo được sự say mê hứng thú học tập cho các em, khơi dậy cho các em<br />
lòng ham mê ,yêu thích bộ môn hơn.<br />
- Tuy nhiên để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải tốn<br />
nhiều thời gian ,công sức cho việc soạn giảng.Do vậy mỗi Thầy (cô) giáo phải thực sự<br />
tâm huyết với nghề.<br />
3.Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp:<br />
- Vạch ra được phương pháp học tối ưu nhất.<br />
- Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Âm nhạc nói riêng.<br />
- Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh.<br />
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng khiếu,có niềm đam mê,có sáng tạo<br />
trong học tập bộ môn.<br />
- Lựa chọn được đội tuyển học sinh có năng khiếu để tham gia tốt các cuộc thi do ngành giáo<br />
dục tổ chức và giúp các em có định hướng tốt trong học tập.<br />
b.Nội dung và cách thực hiện các giải pháp :<br />
Một số phần mềm hữu ích để ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng môn âm nhạc<br />
Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế được nhiều<br />
dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông như:<br />
* Dạy hát:<br />
Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao<br />
gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội<br />
dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.<br />
* Dạy tập đọc nhạc:<br />
Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0… để chép lại các tiến trình như:<br />
Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca… rồi trình chiếu trên<br />
phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.<br />
* Dạy bài giới thiệu nhạc cụ:<br />
Sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử<br />
dụng… của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm<br />
thanh thực minh họa.<br />
* Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc…<br />
Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế<br />
giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski...và các tác phẩm Âm nhạc nổi<br />
tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm<br />
thanh chuẩn của các tác phẩm này.<br />
c. Biện pháp cụ thể và kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên<br />
cứu<br />
1. Phân môn dạy hát:<br />
Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường Tiểu học<br />
<br />
Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh<br />
ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra , tô<br />
màu rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh.<br />
Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những<br />
bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ.<br />
Ví dụ:<br />
Giới thiệu học hát bài: “Những bông hoa những bài ca”. Nhạc và lời: Hoàng<br />
Long ( Âm nhạc lớp 5 –Tiết 9 - trang 18)<br />
<br />
Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có<br />
thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép<br />
trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.<br />
Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc<br />
đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm:<br />
- Gõ đệm theo nhịp.<br />
- Gõ đệm theo phách.<br />
- Gõ đệm theo tiết tấu.<br />
<br />
Phạm Thùy Giang - Trường TH Lê Lợi - Krông Ana – ĐăkLăk<br />
<br />