intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh lý học tim mạch (Điện tâm đồ)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

125
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ lược điện tâm đồ Khi tim hoạt động xuất hiện dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim. Những dòng điện này có thể ghi lại từ những điện cực đặt trên da. Như vậy điện tâm đồthể hiện sự hoạt động điện của tim và có thể cho biết tình trạng của tim, tần số, bản chất và sự phát sinh nhịp tim, sự lan tỏa và hiệu quả của các hưng phấn cũng như cho biết các rối loạn có thể có. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh lý học tim mạch (Điện tâm đồ)

  1. Sinh lý học tim mạch (Điện tâm đồ) 3. Điện tâm đồ (Electrocardiogramme : ECG) 3.1. Sơ lược điện tâm đồ Khi tim hoạt động xuất hiện dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim. Những dòng điện này có thể ghi lại từ những điện cực đặt trên da. Như vậy điện tâm đồthể hiện sự hoạt
  2. động điện của tim và có thể cho biết tình trạng của tim, tần số, bản chất và sự phát sinh nhịp tim, sự lan tỏa và hiệu quả của các hưng phấn cũng như cho biết các rối loạn có thể có. Để thu được dòng điện tim, người ta đặt những điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể. Tùy theo vị trí đặt điện cực mà thu được các chuyển đạo khác nhau nhằm nghiên cứu dòng điện tim bình thường và bệnh lý một cách có lợi nhất (Hình 6). Tuỳ theo cách mắc điện cực, ta sẽ có 12 chuyển đạo :
  3. -Chuyển đạo song cực các chi : D1, D2, D3 -Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường : aVR, aVL, AVF -Chuyển đạo trước tim : V1, V2, V3, V4, V5, V6 Đường biểu diễn điện tim ( điện tâm đồ) gồm có 5 sóng nối tiếp nhau với 6 chữ cái liên tiếp được đặt tên P, Q, R, S, T. Ba sóng Q, R, S tập hợp lại thành phức bộ QRS. Sóng ở phía trên đường đẳng điện là sóng dương, sóng ở phía dưới đường đẳng điện là sóng âm. - Sóng P là sóng khử cực của tâm nhĩ. Biên độ < 0,25mV, thời gian < 0,1s
  4. Tái cực nhĩ không thấy trên ECG vì nó lẫn trong sóng tiếp theo - Phức hợp QRS thể hiện trạng thái khử cực tâm thất. Thời gian 0,08s Sóng Q biên độ ( 0,3mV, thời gian 0,03s Sóng R biên độ có thể đến 2mV Sóng S gần giống sóng Q. - Sóng T thể hiện sự tái cực của tâm thất. Biên độ < 0,5mV, thời gian 0,2s. Mặc dù khử cực và tái cực là những hiện tượng đối ngược nhau, nhưng sóng T thường dương tính như sóng R. Điều này cho thấy sự hình thành hưng phấn và sự lan
  5. rộng của nó được thực hiện theo những cách thức khác nhau. - Khoảng PQ là thời gian dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất, thời gian < 0,2s - Khoảng QT tùy thuộc vào tần số tim, thời gian 0,35s đến 0,4s với tần số tim 75lần/phút. Đó là thời gian hoạt động của tâm thất (Hình 7)
  6. Hình 6 : Cách mắc các điện cực trên da để ghi điện tim 3.2. Trục điện tim Trục điện tim là véctơ mô tả quá trình khử cực của tim, vectơ khử cực trung bình QRS thể hiện gần với trục giải phẫu của tim khi hưng phấn được lan truyền bình thường. Do đó vectơ này được gọi là trục điện trung bình của tim được ký hiệu là ÂQRS . 3.3. Qui luật Einthoven Năm 1913 Einthoven ghi được các hiệu số điện thế (HSĐT) ở các đạo trình khi mắc các điện cực ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Ông rút ra
  7. qui luật : HSĐT tỉ lệ thuận với Cos a là góc được tạo nên bởi trục tim và đường nối liền giữa hai điện cực. Khi đường nối 2 điện cực song song với trục tim thì HSĐT lớn nhất, càng xa trục tim thì HSĐT càng thấp dần và khi vuông góc với trục tim thì HSĐT bằng 0. Chiều dài của vectơ thể hiện điện thế. Các cạnh tam giác là đường nối liền giữa 2 điện cực của chuyển đạo D1, D2, D3. Vẽ hình chiếu của vectơ điện tim lên các cạnh của tam giác, ta thu được những trị số khác nhau trên các cạnh. Đó là HSĐT của D1, D2, D3. D2 gần song song với trục tim nên HSĐT lớn nhất, tiếp đến là D3 và
  8. sau cùng là D1 gần vuông góc với trục tim nên HSĐT nhỏ nhất vì có góc a lớn nhất. Như vậy sự thay đổi điện thế ở các đạo trình cũng cho biết tình trạng của vùng được thăm dò.
  9. Hình 7 : Sự dẫn truyền xung động qua tim thể hiện trên điện tâm đồ. Biên độ (mV) và thời gian (ms) các sóng trên điện tâm đồ 3.4. Điện tâm đồ & các chất điện giải Sự thay đổi nồng độ K+ hoặc ++ Ca huyết thanh thường dẫn tới sự thay đổi tính hưng phấn của cơ tim và làm rối loạn ECG. + -khi K > 6,5mmol/l, sóng T cao và nhọn, QT kéo dài, trường hợp nặng có thể đưa đến ngừng xoang -khi K+ < 2,5mmol/l, ST dưới đường đẳng điện, T hai pha và có thể xuất hiện sóng U theo sau sóng T
  10. -khi Ca++ > 2,75mmol/l, khoảng QT, đoạn ST ngắn lại ++ -khi Ca < 2,25mmol/l, khỏang QT kéo dài ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2