Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
I/ PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1/Lý do chọn đề tài: <br />
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp <br />
những thành tựu Khoa học xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn <br />
để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm <br />
nâng cao sức khỏe.<br />
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định <br />
đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: <br />
“Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai <br />
cũng làm được, dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng <br />
tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: <br />
“Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện <br />
pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”. Ngày nay nhờ vào các công <br />
trình nghiên cứu khoa học, nắm vững quy luật khách quan và phát triển thể <br />
chất con người nên tập thể dục thể thao để vươn tới, xâm nhập vào tất cả các <br />
lĩnh vực xã hội, vào việc chuẩn bị chuyên môn cho con người vào các ngành <br />
nghề khác nhau. Giáo dục thể chất chẳng những giúp cho việc nâng cao sức <br />
khỏe mà còn có tác dụng tốt đến các mặt giáo dục khác vì đặc tính quan trọng <br />
của thể dục thể thao làm ảnh hưởng tới trạng thái nhạy cảm của con người <br />
được biểu thị qua sự phát sinh các tình cảm tốt, vui sướng, hài lòng, lạc quan, <br />
đồng thời còn phát triển tốt những chức năng tâm lý như tính thụ cảm, trí nhớ, <br />
sự chú ý, sự suy nghĩ. Mặt khác trong quá trình tập luyện thể dục thể thao sẽ <br />
hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết như ý chí, tính kiên nhẫn, lòng <br />
dũng cảm, quả quyết, sự dẻo dai, tính kỷ kuật và tinh thần đoàn kết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
1<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Chính vì vậy môn thể dục ngày càng cải tiến và đã đưa vào chương trình <br />
môn học ở trường cùng với việc phát triển giáo dục, xây dựng đời sống mới, <br />
loài người đã sáng tạo ra ngày càng nhiều các môn thể thao khác nhau, các trò <br />
chơi dân gian khác nhau trong đó có trò chơi đẩy cây hay còn gọi là môn thể <br />
thao đẩy gậy môn này có nguồn gốc từ đồng bào các dân tộc miền núi ở Tây <br />
Bắc. Đây vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống thường <br />
được tổ chức vào mỗi dịp lễ, Tết. Theo thời gian, bộ môn thể thao này đã <br />
được cộng đồng các dân tộc Việt Nam ưa thích và phổ biến nó như một trò <br />
chơi dân dã, rèn luyện sức khỏe.<br />
Để chơi đẩy gậy, chỉ cần có một cây gậy làm bằng tre già thẳng hay <br />
những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính khoảng từ 4 5cm, được sơn <br />
2 màu đỏ và trắng chia đều mỗi bên, đầu và thân gậy phải được bào nhẵn. Các <br />
vận động viên sẽ thi đấu trong vòng tròn có đường kính 5m. Theo quy định <br />
mỗi trận thi đấu sẽ diễn ra trong 3 hiệp và để kết thúc mỗi hiệp bên nào chân <br />
chạm vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn sẽ bị xử thua cuộc. Vì vậy, để giành <br />
chiến thắng người chơi không những cần đến sức mạnh mà còn cần phải có <br />
sự khéo léo, kỹ thuật và tâm lý thép để giành chiến thắng. Đây cũng chính là <br />
điểm hấp dẫn trong bộ môn thể thao truyền thống này. Đến nay, đẩy gậy <br />
không chỉ dừng lại ở trò chơi truyền thống mà còn là bộ môn được đưa vào thi <br />
đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao tại nhiều tỉnh thành <br />
trên cả nước. <br />
Môn thể thao này phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, <br />
đẩy gậy đã góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT, làm phong phú thêm đời <br />
sống văn hoá tinh thần. Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì ở đó, <br />
môn thể thao này được phát triển mạnh hơn. Thế hệ đi trước truyền dạy kinh <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
2<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
nghiệm và kỹ thuật thi đấu cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao <br />
truyền thống của dân tộc mình và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông. <br />
Không chỉ những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao <br />
này, mà những người lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia. Những ai <br />
không đủ khả năng thi đấu thì làm cổ động viên, cổ vũ hết mình để làm tăng <br />
thêm tinh thần cho những vận động viên khi có các trận đấu.<br />
<br />
<br />
Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của vận động <br />
viên. Tuy cần nhiều sức mạnh, nhưng để thắng được đối thủ, người chơi <br />
cũng cần có kỹ, chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý ổn định. Đã có <br />
không ít anh chàng "thấp bé nhẹ cân" mà lại thắng được nhiều đối thủ "to con" <br />
hơn mình. Người chơi "cao thủ" là người luôn giữ được bình tĩnh, ghìm đầu <br />
gậy bên phần mình xuống và đẩy đầu gậy của đối phương lên cao để tạo đà <br />
cho mình có cơ hội thắng đối phương. Có những cuộc đẩy gậy giữa những <br />
"cao thủ" ngang tài, ngang sức, giằng co không phân thắng bại. Lại có những <br />
cặp chỉ ngay sau cái phát tay của trọng tài, đấu thủ đã bay vèo ra khỏi vòng, <br />
khiến người xem càng cảm thấy thích thú. Không chỉ những người trực tiếp <br />
tham gia chơi mà ngay chính khán giả cũng có những diễn biến tâm trạng theo <br />
từng hiệp đấu, lúc thì xuýt xoa tiếc rẻ, lúc lại reo lên sảng khoái, xen lẫn tiếng <br />
trống khi đổ dồn dập... Nhưng thắng thua cũng chỉ là góp vui cho ngày hội. <br />
Sau cuộc đấu, các đối thủ lại khoác tay, cùng nâng chén rượu, tấm tắc khen tài <br />
nhau; nhiều khi nhờ đó mà có thêm bạn.<br />
Hiện nay, không chỉ dừng lại ở trò chơi, đẩy gậy đã được đưa vào thi <br />
đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao. Là một môn thể thao <br />
dân tộc được phát triển rộng rãi trong thời gian gần đây, đẩy gậy chính thức là <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
3<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
một trong 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội <br />
TDTT toàn quốc lần VI năm 2010, đánh dấu một bước ngoặt phát triển cho <br />
môn thể thao dân tộc này. Để duy trì và phát triển phong trào đẩy gậy, ngành <br />
TDTT Lào Cai đã bước đầu đưa môn đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu <br />
thể thao thành tích cao. Cùng đó, cứ hai năm, giải thể thao các dân tộc thiểu số <br />
lại được tổ chức một lần, trong đó đẩy gậy là môn chủ lực trong chương trình <br />
thi đấu. Đó cũng là một dấu mốc mới trong công tác bảo tồn, phát huy những <br />
nét đẹp văn hoá, thể thao, tạo tiền đề cho môn thể thao này phát triển nhanh <br />
hơn, xa hơn. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học 2011 2012 môn đẩy gậy đã <br />
chính thức được Bộ giáo dục đưa vào thi đấu thể thao trong trường học từ cấp <br />
thcs để được nhân rộng trong môi trường giáo dục.<br />
<br />
Coi trọng đúng mức về thể thao sẽ làm cho kho tàng văn hóa của một <br />
dân tộc có những mốc son đáng quý cho đời sau. Cùng với sự nghiệp chung ấy, <br />
tôi được Ban lãnh đạo nhà trường giao cho huấn luyện đội tuyển học sinh đi <br />
tham dự kì thi học sinh giỏi TDTT , Hội khỏe phù đổng ....cấp huyện trong đó <br />
có môn đẩy gậy, tôi thấy khi tập luyện và thi đấu hoàn toàn khác xa nhau. Có <br />
nhiều học sinh thi đấu môn đẩy gậy chưa hết khả năng của mình nên thành <br />
tích ở các trường rất thấp thậm trí có nhiều em còn sợ không giám vào sân <br />
hoặc vào sân rồi tâm trạng vẫn lo âu, mất bình tĩnh. Là giáo viên đang giảng <br />
dạy môn thể dục ở trường trung học cơ sở Băng Adrênh với nhiều biện pháp <br />
đã thực hiện, tôi cảm thấy có bổn phận xin được đóng góp một vài kinh <br />
nghiệm nhỏ của mình về việc huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi TDTT mà <br />
tôi thấy có hiệu quả hơn cả. Do đó tôi đã chọn đề tài này: “Một số bài tập bổ <br />
trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu trong môn đẩy gậy cấp THCS ” để cùng trao <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
4<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
đổi với đồng nghiệp đang giảng dạy môn Thể dục để cho bộ môn ngày càng <br />
phát triển hơn nữa trong thời gian tới.<br />
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Mục tiêu<br />
Thực hiện đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và giúp <br />
các em hiểu được vị trí, tầm quan trọng khi tập luyện có kế hoạch có phương <br />
pháp phù hợp sẽ tăng tính hứng thú từ đó làm cơ sở thuận lợi trong quá trình <br />
học tập và phát triển năng khiếu cho các em, đồng thời nâng cao hiệu quả <br />
trong phong trào TDTT.<br />
Nhằm giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc khi tập luyện đẩy gậy <br />
khác với chơi đẩy gậy, khi học khác với khi thi đấu. Ngoài gia còn giáo dục <br />
cho các em nghị lực thi đấu, ý chí kiên cường, hành động cao thượng…..<br />
Ngoài ra đề tài còn thực hiện một số mục tiêu khác như:<br />
Góp phần thực hiên thanh công chu đê va cac nhiêm vu trong tâm cua <br />
̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̉<br />
̣<br />
năm hoc.<br />
́ ượng mui nhon cua đ<br />
Nâng cao chât l ̃ ̣ ̉ ơn vi, tao đông l<br />
̣ ̣ ̣ ực thuc đây phong <br />
́ ̉<br />
̀ ̣ ̣<br />
trao hoc tâp, thể dục thể thao trong nha tr<br />
̀ ương t<br />
̀ ừ đo tao d<br />
́ ̣ ựng uy tin cho nha <br />
́ ̀<br />
trương.<br />
̀<br />
̀ ơ sở đinh h<br />
Lam c ̣ ương cho hoc sinh trong viêc l<br />
́ ̣ ̣ ựa chon nghê nghiêp phu <br />
̣ ̀ ̣ ̀<br />
hợp vơi năng khi<br />
́ ếu ban thân.<br />
̉<br />
̣ ̣ ̣ ̃ ̣<br />
Chon loc đôi ngu hoc sinh dự thi Hội khỏe phù đổng, học sinh giỏi cac <br />
́<br />
́ ̣ ́ ̉<br />
câp đat kêt qua cao.<br />
̣ ự nghiên cứu, bôi d<br />
Giao viên co điêu kiên t<br />
́ ́ ̀ ̀ ưỡng nâng cao trinh đô chuyên <br />
̀ ̣<br />
̣ ̣<br />
môn, nghiêp vu.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
5<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Thực hiện đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và giúp <br />
các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng khi thực hiện các bài tập, kĩ thuật <br />
bổ trở, chiến thuật thi đấu vào môn đẩy gậy trong giờ thể dục thể dục và <br />
trong trò chơi dân gian vận động, hoạt động tập thể bước đầu hình thành kiến <br />
thức cho học sinh từ đó làm cơ sở thuận lợi trong quá trình học tập và phát <br />
triển năng khiếu cho các em, đồng thời nâng cao hiệu quả trong phong trào <br />
TDTT hiện nay.<br />
Nhiệm vụ:<br />
Nhằm giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc cá nhân ngoài ra còn <br />
giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, hành động cao <br />
thượng…..<br />
Góp phần thực hiên thanh công chu đê va nhiêm vu trong tâm cua năm <br />
̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉<br />
̣<br />
hoc.<br />
́ ượng giáo dục con người về Đức – Trí – Thể Mĩ và <br />
Nâng cao chât l<br />
̣ ̣<br />
tao đông lực thuc đây phong trao hoc tâp, giáo d<br />
́ ̉ ̀ ̣ ̣ ục hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
̀ ương t<br />
trong nha tr ̀ ừ đo tao d<br />
́ ̣ ựng uy tin cho nha tr<br />
́ ̀ ường.<br />
̀ ơ sở đinh h<br />
Lam c ̣ ương cho hoc sinh trong viêc l<br />
́ ̣ ̣ ựa chon nghê nghiêp <br />
̣ ̀ ̣<br />
̀ ợp vơi năng l<br />
phu h ́ ực ban thân.<br />
̉<br />
̣ ̣ ̣ ̃ ̣<br />
Chon loc đôi ngu hoc sinh có khả năng khiếu về thể thao để thành lập <br />
các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường học để tạo nguồn cho những năm <br />
́ ́ ̀ ̣ ự nghiên cứu, bôi d<br />
sau. Giao viên co điêu kiên t ̀ ưỡng nâng cao trinh đô chuyên<br />
̀ ̣ <br />
̣ ̣ ản thân.<br />
môn, nghiêp vu b<br />
3/ Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật, chiến thuật thi đấu môn đẩy gậy ở <br />
Trường trung học cơ sở Băng Adrênh.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
6<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
4/ Gới hạn của đề tài: <br />
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Băng Adrênh,. Đôi tuyển <br />
thể dục thể thao qua nhiều năm học. <br />
Thời gian: Năm học; 2015 – 2016; 2016 2017 đến nay (2 năm)<br />
<br />
5/ Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:<br />
<br />
a,Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: <br />
Phương pháp phân tích –tổng hợp tài liệu: <br />
Thu thập những thông tin lý luận từ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên <br />
bộ môn, tổng phụ trách đội, bí thư Đoàn, đặc biệt là già làng, trưởng các thôn <br />
buôn, tài liệu tham khảo về môn đẩy gậy, các bài tham luận trên Internet.<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập<br />
b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp quan sát: <br />
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp của học <br />
sinh.<br />
Phương pháp điều tra:<br />
Trò chuyện, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học <br />
sinh phụ huynh học sinh, già làng, trưởng các thôn buôn, ban văn hóa xã.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:<br />
Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.<br />
Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.<br />
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác <br />
trong trường mình.<br />
Phương pháp khảo nghiệm thử nghiệm:<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
7<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Áp dụng các bài tập bổ trợ vào giờ học thể dục và hoạt động tập thể <br />
thông qua trò chơi ở trường THCS <br />
Phương pháp thực hành thị phạm động tác:<br />
Làm mẫu và phân tích bài tập kĩ thuật bổ trợ phù hợp khi có nội dung <br />
mới trong tiết học hoặc triển khai trò chơi mới phù hợp với nội dung trong tiết <br />
học..<br />
Phương pháp tích hợp liên môn<br />
Vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế, tài liệu sách báo, <br />
những kinh nghiệm tích lũy từ bản thân, nhiều đồng nghiệp, tổ chuyên môn.<br />
c, Nhóm phương pháp thống kê toán học :<br />
Tổng hợp và so sánh kết quả của các năm học<br />
II/ PHẦN NỘI DUNG<br />
1/ Cơ sở lý luận<br />
Căn cứ Quyết định số 14/QĐBGD&ĐT, ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Quy chế Giáo dục thể chất và y tế <br />
trường học; <br />
Căn cứ Quyết định số 1110/QĐSGDĐT, ngày 02/12/2016 của Sở Giáo <br />
dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ thi học sinh giỏi thể dục thể thao <br />
năm học 20162017.<br />
<br />
Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng <br />
được coi là môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học <br />
sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức <br />
khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể <br />
lực, giáo dục đạo đức thẩm mĩ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
8<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
dục ở trường học nhưng nếu không hiểu rõ về Thể dục thì sẽ có tác dụng <br />
ngược lại và gây nên hậu quả nghiêm trọng.<br />
<br />
Với đối tượng học sinh trong đội tuyển TDTT, các em không chỉ được <br />
tiếp xúc với các bài tập nâng cao, được rèn kĩ năng, tư duy, phán đoán phối hợp <br />
,…phục vụ cho các kì thi mà còn giúp các em định hướng và phát triển nghề <br />
nghiệp sau này.<br />
Với yêu cầu trên, là giáo viên đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội <br />
tuyển học sinh giỏi TDTT nhiều năm trong trường THCS bản thân tôi không <br />
ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách đơn giản nhất hướng dẫn các em tiếp <br />
cận với nhiều bài tập luyện khác nhau một cách nhanh và dễ hiểu, dễ thực <br />
hiện từ đó góp phần chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với thể <br />
thao Việt Nam, phát huy được năng lực bản thân trong xã hội mới.<br />
<br />
Vì vậy bản thân tôi đã tìm ra được một số bài tập bổ trợ cho kĩ thuât đẩy <br />
gậy trong giờ thể dục và đang dần trở thành nhu cầu cấp thiết mà các bậc cha <br />
mẹ và nhà trường cần trang bị cho con em của mình, giúp các em phat triển <br />
tốt hơn về thể chất và tinh thần góp phần thành công hơn trong cuộc sống....<br />
<br />
2,Thực trạng<br />
Muốn học tốt các môn giáo dục thể chất nói chung đặc biệt là môn <br />
đẩy gậy trong trường trung học cơ sở giúp các em phát triển đều đặn những <br />
nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đúng đắn, điều chỉnh linh <br />
hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình tập luyện đẩy gậy, qua đó phòng <br />
trừ được một số bệnh về tim mạch, không những thế luyện tập thể dục còn <br />
giáo dục các em được đức tính cẩn thận, chăm chỉ biết vượt khó vươn lên, đặc <br />
biệt là tính đoàn kết trong tập luyện và thi đấu, mỗi khi nhắc đến tham gia thi <br />
đấu thì các em đều thích thú, hồi hộp nhưng cũng rất sợ hãi. Tại sao học sinh <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
9<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
thường có tâm trạng như vậy? Đó chính là điều mà khiến tôi trăn trở bấy lâu <br />
nay.<br />
Vì môn đẩy gậy là môn thi đấu có đối kháng nên đòi hỏi các em phải <br />
luôn luôn trong tư thế phòng thủ hoặc tấn công dưới nhiều hình thức khác <br />
nhau. Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ bằng hình thức tập luyện <br />
hằng ngày, thường xuyên thi đấu giao lưu cọ sát để các em quen dần với tâm <br />
trạng trước khi thi đấu và tâm trạng đang thi đấu. Đây là một yếu tố rất quan <br />
trọng để quyết định kết quả trận đấu.<br />
<br />
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong hai năm học liên tiếp <br />
gần đây, tôi thấy số học sinh trong đội tuyển đã biết cách điều chỉnh trạng <br />
thái tâm lí, có kĩ thuật và chiến thuật tốt, từ đó đã tìm ra cách phòng thủ và tấn <br />
công có hiệu quả hơn, thành tích môn đẩy gậy liên tiếp đạt kết quả cao. Đa số <br />
các em đã có chiều hướng tích cực, ham mê tập luyện hơn, có sự chuẩn bị tốt <br />
hơn, tiết học, buổi tập cũng thấy sôi nổi, hào hứng hơn. Số lượng học sinh <br />
tham gia tập luyện và thi đấu được tăng dần, chất lượng trong các kì thi liên <br />
tiếp được duy trì và phát triển.<br />
<br />
Đề tài có thể giúp đa số học sinh trong đội tuyển tìm hiểu, phân tích và <br />
tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn, phát triển năng khiếu cũng <br />
như sở trường bản thân, có thể tham gia thi vào các trường năng khiếu.<br />
<br />
Chưa phát huy nhiều đối với các đối tượng học sinh khác.<br />
<br />
Nguyên nhân: Căn cứ vào tình hình thực tế trong việc dạy và học của <br />
học sinh và giáo viên khi huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi TDTT dự thi các <br />
cấp trong nhiều năm tôi nhận thấy việc giáo dục tâm lí cho học sinh trước khi <br />
thi đấu là cần thiết. Từ đó làm cho các em vững tâm hơn, phấn chấn hơn, linh <br />
hoạt trong thi đấu cũng như trong thực tế cuộc sống.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
10<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh học sinh cấp <br />
trung học cơ sở đặc biệt là học sinh dân tộc thiêu số.<br />
<br />
Đa số trong trường đều có đội ngũ giáo viên trẻ năng động nhiệt tình <br />
tâm huyết nên đã làm tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nhiều <br />
phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Ban lãnh đạo các trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được <br />
dạy môn thể dục chéo buổi để tổ chức các trò chơi được thuận lợi, giáo viên <br />
làm công tác chủ nhiệm được giảm số tiết dạy theo quy định, được trang bị cơ <br />
sở vật chất và được phân công giảng dạy thuận lợi cho chuyên môn của mình.<br />
<br />
Nhà trường đã tích hợp lồng ghép trò chơi dân gian, tổ chức thi đấu thể <br />
dục thể thao vào các buổi sinh hoạt chủ điểm nhằm tuyên truyền và hưởng <br />
ứng phong trào Khỏe để lao động và tập.<br />
. Hiện nay việc giáo dục đạo đức và sức khỏe cho học sinh được mọi <br />
tầng lớp quan tâm.<br />
Đa số các em là đồng bào dân tộc thiểu số nên có tố chất tốt về sức <br />
khỏe và thể lực. <br />
<br />
3/ Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a, Mục tiêu của giải pháp, <br />
<br />
Tìm hiểu nguyên nhiều bài tập bổ trợ, trò chơi bổ trợ khác nhau để tao <br />
hứng thú cho học sinh khi học thể dục và khi sinh hoạt tập thể nhằm tăng <br />
cường số lượng học sinh tham gia thi môn thể dục đồng thời đẩy lùi các tệ <br />
nạn xã hội hiện nay. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
11<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn <br />
thể để tìm ra những bài tập tối ưu nhất. <br />
<br />
Công tác phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong <br />
việc rèn luyện giáo dục thể chất cho các em. <br />
<br />
b, Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Tích hợp một số bài tập bổ trợ kĩ thuật, chiến thuật qua các tiết học.<br />
Bước 1: Tuyên truyền môn đảy gậy trong tiết học và buổi sinh hoạt <br />
ngoại khóa. <br />
Bước 2: Tạo hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham muốn tập <br />
luyện.<br />
Bước 2: Chỉ ra một số nhược điểm trong đẩy gậy mà các em thường <br />
mắc phải và tỏ vẻ sợ sệt.<br />
Trạng thái tâm lí trước khi thi đấu thường hồi hộp, lo âu, sợ hãi hoặc <br />
thờ ơ, coi thường đối phương mang tính chủ quan và đó là yếu tố rất quan <br />
trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu, do vậy cần tìm ra biện pháp khắc <br />
phục.<br />
Bước 3 : Biện pháp khắc phục: Trạng thái tâm lí nói trên là hiện tượng <br />
sinh lí bình thương mà học sinh nào cũng có thể mắc phải. Tôi thường động <br />
viên các em phải cố gắng bình tĩnh, cần phải thả lỏng cơ thể không quá căng <br />
thẳng có thể thư giãn bằng một số bài tập nhỏ như hít sâu vào rồi thở ra nhẹ <br />
nhàng, đi lại nhẹ nhàng xung quanh đó.…..<br />
Bước 4 : Hướng dẫn bài tập về nhà cho các em tập thêm vào các buổi <br />
sáng sớm hoặc chiều mát giúp các em hiểu và nắm vững chiến thuật thi đấu <br />
môn đẩy gậy.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
12<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Bước 5: Thống kê một số thành tích nổi bật về môn đẩy gậy cho học <br />
sinh biết. <br />
Bước 6 : Phổ biến luật và thường xuyên tổ chức cho các em thi đấu <br />
giao lưu với các học sinh khác. <br />
Tiến hành tuyển chọn thông qua kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao <br />
cấp trường: <br />
Bước 1: Chọn những học sinh có năng khiếu, lòng đam mê ý chí kiên <br />
cường, nghị lực vượt qua khó khăn đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. <br />
Bước 2: Có thể trạng sức khỏe tốt, khả năng phản ứng nhanh. <br />
Bước 3: Không mắc bệnh tim mạch hoặc một số bệnh bẩm sinh khác.<br />
Bước 4: Có tính kỉ luật tốt, tâm lí tốt.<br />
Bước 5: Tổ chức huấn luyện môn đẩy gậy vào các buổi ngoại khóa theo <br />
lịch.<br />
Tiến hành hướng dẫn hs chăm sóc sức khỏe bản thân:<br />
Tư vấn về chăm sóc sức khỏe, tinh thần đoàn kết, ý trí quyết tâm trước <br />
khi thi đấu.<br />
Thường xuyên quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt <br />
từng em hoặc liên hệ với phụ huynh.<br />
Luôn nhắc các em khi tập luyện cũng như khi thi đấu không nên uống <br />
nhiều nước, ăn quá no hoặc nhịn đói. <br />
Trước khi thi đấu cần nghỉ ngơi tích cực luôn để tư tưởng thoải mái, <br />
phấn chấn, lạc quan.<br />
Khi thi đấu cần tập trung tư tưởng, bình tĩnh, cẩn thận, nhanh nhẹn, tự <br />
tin quyết tâm cao, thi đấu hết mình, vì thành tích của bản thân, của đồng đội và <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
13<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
đem lại thành tích cao cho trường. Nếu các em không quyết tâm, kiên cường, <br />
nghị lực sẽ ảnh hưởng tới tâm lí của các bạn khác.<br />
Bên cạnh đó cần phải có sự quan tâm hỗ trợ về vật chất. Tôi thường <br />
tham mưu với nhà trường với phụ huynh với xã để giúp đỡ các em phần nào <br />
về vật chất lẫn tinh thần.<br />
Thường xuyên nhờ y tế học đường kiểm tra tim mạch cho các em.<br />
Động viên khen thưởng kịp thời cho những em đạt thành tích xuất sắc.<br />
Tóm lại muốn huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ cấp trung học cơ sở <br />
đạt thành tích cao thì tôi đã vận dụng tốt những phương pháp trên. <br />
Lập kế hoạch tập luyện:<br />
* Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật:<br />
<br />
Bài tập 1 :<br />
<br />
Tâp tư thể trụ cơ bản ban đầu: Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một <br />
tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia <br />
thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan <br />
sát đối phương để tìm chổ yếu của đối phương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
14<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Bài tập 2: Tập kỹ thuật đi vịt để tăng lực bám trụ Kỹ thuật đi vịt thấp :<br />
<br />
Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, <br />
lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp <br />
nhất<br />
<br />
Di chuyển 20 – 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa <br />
các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó.<br />
<br />
Bài tập 3: Tập kỹ thuật bật cóc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
15<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối <br />
phương.<br />
Tập kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân, <br />
lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố <br />
gắng bật cao, xa càng tốt<br />
<br />
Bật từ 12 – 15m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa <br />
các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó <br />
như lên cầu thang<br />
<br />
Bài tập 4: Bài tập nằm ngửa ke chân <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
16<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập kỹ thuật cơ bụng và cơ chân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng<br />
Bài tập: Nằm ngửa giữa nền sân, hai tay để sau gáy và nâng hai chân lên <br />
vuông góc với bụng<br />
<br />
+ Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 15 cái đối với nữ, lặp lại đối <br />
với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số <br />
lần. <br />
Bài tập 5 Bài tập nằm ngửa a ke bụng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
17<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập kỹ thuật cơ bụng nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng<br />
<br />
Bài tập: Nằm ngửa giữa nền sân, hai tay để sau gáy, hai chân khép lại và nâng <br />
thân người lên vuông góc với chân<br />
<br />
Thực hiện 12 đến 15 cái đối với nam và 8 đến 10 cái đối với nữ, lặp lại đối <br />
với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số <br />
lần.<br />
Bài tập 6: Nằm sấp chống đẩy: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
18<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nằm sấp chống hai tay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hoặc rọng hơn <br />
vai một chút hai chân khép lại và thân người thẳng. Co tay hạ thân người <br />
xuống, càng sâu càng tốt, sau đó chống thẳng hai tay lên hết cỡ và thân người <br />
vẫn phải thẳng<br />
<br />
Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 10 đến 12 cái đối với nữ, lặp lại đối <br />
với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần <br />
lên. Cũng có thể giữ nguyên số lần nhưng khi hít lên xuống làm chậm hơn.<br />
<br />
Bài tập 7: Kỹ thuật đi cút kít<br />
<br />
Tập kỹ thuật đi xe cút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn <br />
tay, cơ lưng<br />
<br />
Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân <br />
di chuyển về trước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
19<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Di chuyển 12 15 m đối với nam và 8 – 10 m đối với nữ; lặp lại nam 3 lần, nữ <br />
2 lần; nghỉ ngơi giữa các lần là 2 – 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc <br />
tăng độ dài.<br />
<br />
* Bài tập chiến thuật<br />
<br />
Bài tập chiến thuật 1: <br />
<br />
Tập thi đấu với nhiều đối tượng<br />
<br />
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm <br />
người trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ; nam <br />
thi đấu với nữ cùng hạng cân nhưng có người trợ giúp<br />
Bài tập chiến thuật 2:<br />
Tập trụ để người khác đẩy tấn công<br />
Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới tấn công, kéo đẩy. Lưu ý: <br />
Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân trên phải đẩy <br />
gậy tấn công liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 phút trở lên.<br />
Bài tập chiến thuật 3:<br />
Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh.<br />
Cách thức: Người hạng cân trên thi đấu với người hạng cân dưới có thêm <br />
người trợ giúp; hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ. Khi <br />
có lệnh của trọng tài thì 1 bên ra đón tấn nhanh, bên còn lại thủ nhanh và lấy <br />
lại tư thế và tấn công lại.<br />
Bài tập chiến thuật 4: <br />
Tập lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy<br />
Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới lắc gậy, thúc gậy, xoay <br />
gậy. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân trên <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
20<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
phải lắc gậy, thúc gậy, xoay gậy liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 4 <br />
phút trở lên.<br />
Bài tập chiến thuật 5: <br />
Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương.<br />
Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở thế thấp để cho hạng cân trên tấn công <br />
ở tư thế cao hơn. Mục đích khi thi đấu gặp đối thủ mạnh hơn khi họ đang tấn <br />
công dồn dập thì nhanh chóng hạ thấp trọng tâm để thủ và tìm cơ hội phản <br />
công hoặc thủ hòa cho hết thời gian, chờ hiệp khác để tình tiếp<br />
Bài tập chiến thuật 6: <br />
Tập nâng gậy tấn công<br />
Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở tư thế cao để cho hạng cân trên nâng <br />
gây ở tư thế thấp. Mục đích khi thi đấu gặp đối cố tình cố thủ để hòa nhằm <br />
tạo lợi thế khi kết thúc trận đấu (vì đối thủ đó nhẹ cân hơn). Cần có các đòn <br />
nâng gậy tạo áp lực buộc đối phương khó phòng thủ để dành thằng lợi.<br />
<br />
c, Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên tôi thiết nghĩ điều quan <br />
trọng nhất là giáo viên có lòng nhiệt tình, niềm đam mê với nghề nghiệp và có <br />
tinh thần trách nhiệm đối với học sinh.<br />
Giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức <br />
đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm.<br />
Tìm hiểu các tài liệu viết về tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên<br />
Tìm hiểu các thành tựu của thể thao việt nam trong những năm gần đây <br />
Tìm hiểu kĩ nội dung chương trình nội dung môn thể dục.<br />
Quan tâm tới thể trạng sức khỏe của từng học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
21<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị, dung cụ đạt chuẩn phù <br />
hợp với môn học<br />
Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một <br />
tình huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại <br />
hiệu quả tốt nhất.<br />
d, Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả sau các kì thi TDTT hai năm gần đây của nhà trường có chiều <br />
hướng tích cực.<br />
Nội dung chỉ tiêu Năm học 20152016 Năm học 20162017<br />
Tổng số học sinh tham 4 7<br />
gia <br />
Đạt giải cấp huyện 2 giải nhất 2 giải nhất, 1 giải nhì, 2 <br />
giải ba <br />
Dự thi cấp tỉnh 2 1<br />
Giá trị khoa học: Đề tài giúp giáo viên và học sinh xác định được một số <br />
phương pháp tập luyện phù hợp với lứa tuổi cấp trung học cơ sở nhằm đạt <br />
mục tiêu đề ra.<br />
Kết quả thu được sau khi khảo nghiệm: <br />
Nhược điểm của học sinh giảm đi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đam mê, tích <br />
cực tập luyện môn đẩy gậy tăng lên đáng kể thuận lợi cho việc lựa chon đội <br />
tuyển của những năm sau.<br />
Các em trong đội tuyển đã tự tin hơn, quyết tâm hơn, từ đó khiến các <br />
em yêu thích bộ môn hơn, đặc biệt đã 2 năm liên tục đạt nhiều giải nhất Hội <br />
khỏe phù đổng và kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao.<br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài: <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
22<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Thông qua các tiết học, buổi bồi dưỡng ngoại khóa giáo viên không chỉ <br />
rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận biết, phân tích, suy đoán, tư duy, phối hợp,<br />
….mà còn giúp các em tìm thấy lòng đam mê thể dục thể thao, từ đó góp phần <br />
vào định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.<br />
Sau khi thực hiên đề tài tôi thấy học sinh toàn trường đã có những kĩ <br />
năng nhất định ở lứa tuổi THCS. Các em nhận thức được tầm quan trọng của <br />
tiết học thể dục. Thông qua đề tài này tôi muốn gửi đến tất cả các thầy cô <br />
giáo dạy môn thể dục! Hãy tích hợp một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và trò chơi <br />
dân gian vào môn thể dục. <br />
PHẦN III<br />
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1/ Kết luận: <br />
Trên đây là một số khinh nghiệm huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi <br />
<br />
TDTT và một số bài tập có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng <br />
như huấn luyện bộ môn mà tôi đã áp dụng .Song ngoài ra theo tôi người thầy <br />
phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần <br />
trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi <br />
Đặc biệt là có kiến thức sâu rộng cùng với phương pháp phù hợp, hiểu <br />
được tâm lí của học sinh mới nâng cao chất lượng. Đó là một số suy nghĩ và <br />
việc làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra bài học nhỏ cho bản thân trong quá <br />
trình huấn luyện cho đội tuyển.<br />
Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là chặng <br />
đường khó khăn, vất vả, mong rằng những người thầy phải thực sự có tâm <br />
huyết với nghề, hết lòng yêu thương học sinh. “ Trò học tốt cần có thầy dạy <br />
tốt”. Có như vậy mới thực hiện đúng mục tiêu của luật giáo dục ở Việt Nam. <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
23<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
Giáo dục thể chất ở trường học giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức <br />
Trí – Thể Mĩ và các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách cho học sinh tiếp <br />
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao đông, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ <br />
quốc.<br />
Mặc dù đó là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng <br />
dạy và huấn luyện đội tuyển đối với học sinh, rất mong được sự đóng góp để <br />
công việc giảng dạy và huấn luyện đạt kết qủa cao hơn. Xin chân thành cảm <br />
ơn.<br />
2, Kiến nghị:<br />
Đối với lãnh đạo Phòng GD: <br />
Với yêu cầu của giáo dục hiện nay, có nhiều đổi mới trong phương <br />
pháp giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng mô hình dạy học theo chương trình <br />
mới rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy cần <br />
trang bị kiến thức và kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn. Tổ chức các buổi tập <br />
huấn, chuyên đề về công tác chuyên môn để có thêm kinh nghiệm trong việc <br />
dạy vag huấn luyện học sinh<br />
Đối với lãnh đạo các trường:<br />
Cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục<br />
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí làm công tác huấn <br />
luyện như giảm số tiết theo quy định, <br />
Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm và tổ chức thi đấu <br />
các môn thể thao trong trường để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện <br />
Vì thể dục là môn tiêu hao nhiều năng lực, giáo viên và học sinh phải <br />
thực hành ngoài trời nên bản thân rất mong được sự quan tâm nhiều hơn nữa <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
24<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tập luyện phù hợp để thành tích thể thao <br />
ngày càng cao.<br />
Cần có thang điểm đánh giá khi kiểm tra thể dục.<br />
Cần khen thưởng kịp thời đối với học sinh có thành tích tốt trong thể <br />
thao qua các cuộc thi.<br />
Đối với giáo viên thể dục:<br />
Với vai trò là giáo viên bộ môn thể dục, người giúp hiệu trưởng thực <br />
hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện sức khỏe của học sinh. Vì vậy <br />
giáo viên cần phải có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm với học sinh, gần <br />
gũi quan tâm động viên kịp thời các em, sưu tầm nhiều trò chơi mới lạ đầy bổ <br />
ích để lồng gép vào môn học Xem công việc của mình là một nhiệm vụ thiêng <br />
liêng cao cả<br />
Đối với phụ huynh học sinh:<br />
Thường xuyên quan tâm tới con em mình, phối kết hợp hài hòa giữa gia <br />
đình nhà trường và xã hội để giáo dục các em trở thành người có ích cho <br />
xã hội.<br />
Băng Adrênh, ngày 20 tháng 03 năm 2017<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Chung<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG <br />
<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
25<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN <br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
26<br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
St Nội dung Trang<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Chung Trường THCS Băng Adrênh Krông Ana – Đăk Lăk<br />
27<br />
3x4 = x 4 <br />
Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và chiến thuật thi đấu nhằm năng cao thành tích<br />
môn đẩy gậy cấp THCS<br />
<br />
t<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1. Lý do chọn đề tài : 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 6<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 6<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 6<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 7<br />
1.Cơ sở lí luận 7<br />
2<br />
2. Thực trạng 8<br />
3. Nội dung và hình thức của