Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI: <br />
“M ỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI <br />
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐÁ CẦU CHO HỌC SINH <br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH”<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: PHAN THANH HAI<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh <br />
Trình độ đào tạo: ĐHSP <br />
Môn đào tạo: GDTC <br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 1 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Mục Nội dung Trang<br />
I PHẦN MỞ ĐẦU 3<br />
1 Lý do chọn đề tài. 3<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 5<br />
4 Giới hạn của đề tài 5<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 5<br />
II PHẦN NỘI DUNG 6<br />
1 Cơ sở lý luận 6<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 8<br />
a Mục tiêu của giải pháp 8<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 8<br />
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 13<br />
d Kết quả khảo nghiệm 14<br />
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
1 Kết luận 15<br />
2 Kiến nghị 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 2 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam đã và đang vươn mình mạnh mẽ để bước vào một thời kì mới, <br />
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mở đầu cho thời kì mới đòi hỏi <br />
phải có những con người mới với sự thông minh, sáng tạo để làm chủ đất nước. <br />
Con người mới đó chắc chắn phải là sản phẩm của nền giáo dục tiến bộ. Để đáp <br />
ứng được yêu cầu đó, giáo dục ngày càng được quan tâm, phát triển và được coi <br />
là quốc sách hàng đầu.<br />
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục toàn <br />
diện học sinh đó là: Đức trí thể mĩ, thông qua các bài tập giáo dục thể chất <br />
góp phần giáo dục học sinh hình thành nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong <br />
nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỉ luật. Do vậy việc tìm ra một số phương pháp, một <br />
số bài tập giúp học sinh rèn luyện nâng cao sức khỏe, làm nền tảng cho sau này <br />
đó là trách nhiệm chung của ngành giáo dục thể chất, là giáo viên giảng dạy bộ <br />
môn thể dục ở nhà trường tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số bài tập nhằm giúp học <br />
sinh phát triển các tố chất thể lực.<br />
Hiện nay bộ môn đá cầu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng <br />
dạy trong nhà trường phổ thông, để bộ môn đá cầu được phát triển và nhân rộng <br />
ở các địa phương, hằng năm các cuộc thi học sinh giỏi TDTT và Hội khoẻ Phù <br />
Đổng đã được tổ chức thường xuyên ở các cấp, gồm có nhiều môn thể thao trong <br />
đó có môn đá cầu, để có được đội tuyển đá cầu của nhà trường, bản thân đã tham <br />
gia vào việc tìm kiếm tài năng thông qua các cuộc thi học sinh giỏi TDTT cấp <br />
trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 3 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu bản <br />
thân tôi đã đúc kết được một vài kinh nghiệm, đó là cách bố trí các bài tập phải <br />
khoa học, những bài tập được thực hiện từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng và các <br />
bài tập đó phải được duy trì thường xuyên một cách có hệ thống, ngoài những <br />
yếu tố trên các em cần phải tập luyện theo kế hoạch hợp lí, kiên trì, mới đem lại <br />
sức khỏe và đạt thành tích tốt.<br />
Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một vài kinh nghiệm <br />
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê <br />
Đình Chinh”, nhằm truyền đạt những kiến thức, kĩ năng cơ bản, giúp các em nắm <br />
thật vững, hiểu rõ và tập luyện tốt mang lại sức khỏe cho bản thân giúp ích cho <br />
gia đình và xã hội, trở thành người công dân toàn diện trong tương lai.<br />
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
* Đối với giáo viên: vào mỗi đầu năm học tôi luôn chủ động tham mưu với <br />
nhà trường tổ chức hội thao cấp trường gồm nhiều môn thể thao, trong đó có môn <br />
đá cầu, trên cơ sở tổ chức hội thao cấp trường, tôi đã tiến hành tuyển chọn những <br />
em có năng khiếu môn đá cầu vào đội tuyển đá cầu của nhà trường, từ đó tôi đã <br />
lên kế hoạch tham mưu với nhà trường hỗ trợ dụng cụ tập luyện, xây dựng kế <br />
hoạch tập luyện một cách cụ thể và được nhà trường ủng hộ, từ những kế hoạch <br />
cụ thể đó mà đội tuyển đá cầu của nhà trường tham gia hội khỏe Phù Đổng và thi <br />
học sinh giỏi TDTT cấp huyện và cấp tỉnh nhiều năm liền đạt thành tích khá cao.<br />
* Đối với học sinh: khi được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể <br />
thao tại hội thao cấp trường, các em có cơ hội thể tài năng của mình, đồng thời <br />
rèn luyện được sức khoẻ tránh xa các tệ nạn xã hội.<br />
* Đối với nhà trường: thông qua hội thao cấp trường giáo dục đạo đức học <br />
sinh, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua <br />
các hoạt tập thể.<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 4 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Đề tài “Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá <br />
cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh” bước đầu giúp cho học sinh yêu <br />
thích hoạt động thể dục thể thao, tạo sân chơi cho các em được rèn luyện, bồi <br />
dưỡng phát triển tài năng thể thao, có lối sống lành mạnh trong giao tiếp với bạn <br />
bè và mọi người, đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng khéo léo, nhanh <br />
nhẹn.<br />
Nhiệm vụ<br />
Những nhiệm vụ cụ thể của đề tài:<br />
+ Thông qua hội thao cấp trường tuyển chọ những em học sinh có năng <br />
khiếu về môn Đá cầu thành lập đội tuyển Đá cầu, Cung cấp một số kiến thức, <br />
phương pháp tập luyện cơ bản và nâng cao liên quan đến bộ môn đá cầu, từ đó <br />
giúp học sinh ý thức được việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nói chung và <br />
tập luyện môn Đá cầu nói riêng là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, hình <br />
thành nhân cách con người mới.<br />
+ Tăng cường tổ chức thi đấu giữa các thành viên trong đội tuyển, qua việc <br />
được thi đấu giúp các em đam mê tập luyện môn Đá cầu hơn, cũng qua việc được <br />
tham gia thi đấu nhiều giúp các em hình thành những kỉ xảo trong thi đấu.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu <br />
cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Môi trường nghiên cứu là HS đội tuyển đá cầu trường THCS Lê Đình <br />
Chinh .<br />
Nghiên cứu trên cơ sở lý luận dạy học môn đá cầu và một số bài tập bổ trợ <br />
của môn đá cầu, từ đó hình thành những kỉ năng cơ bản cho học sinh.<br />
Trực tiếp sử dụng các bài tập trong chương trình giảng dạy để rút ra kinh <br />
nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất.<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 5 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Dựa trên cơ sở lý luận dạy học môn giáo dục thể chất và tổng hợp các tài <br />
liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý <br />
luận tổng hợp tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết <br />
vấn đề.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Qua nhiều năm tập luyện, thi đấu, huấn luyện, tôi đã tích lũy được một vài kinh <br />
nghiệm trong quá trình giảng dạy… Từ đó có những bài tập hiệu quả nhất cho <br />
học sinh.<br />
Phương pháp làm mẫu<br />
Bất kì một kĩ thuật nào muốn truyền đạt đến học sinh thì người dạy phải <br />
đầu tư soạn giảng, đặc thù bộ môn đá cần đến sự làm mẫu của giáo viên, chính <br />
vì thế động tác làm mẫu phải chuẩn, đẹp thì mới tạo hứng thú cho học sinh tập <br />
luyện.<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
Thường xuyên trao đổi với các em về các vấn đề nảy sinh trong tập luyện <br />
hoặc sau những buổi giao lưu, thi đấu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế thi đấu<br />
Bằng việc cho các em thi đấu thường xuyên với nhau, giao lưu với các bạn <br />
khác từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Giáo dục thể chất nói chung và môn học Đá cầu nói riêng luôn giữ vai trò <br />
đặc biệt quan trọng việc phát triển toàn diện con người về mọi mặt. Tập luyện <br />
và thi đấu thể dục thể thao là biện pháp cơ bản tác động tích cực đến sức khỏe <br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 6 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
học sinh. Nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng vận động cơ bản để rèn <br />
luyện sức khỏe, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng tác phong <br />
đạo đức, hoàn thiện con người.<br />
Do yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay, ngoài các yêu cầu chung về <br />
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, học sinh còn phải được giáo dục tốt về <br />
thể chất để trở thành một con người phát triển toàn diện về mọi mặt với sự năng <br />
động, sáng tạo. Mặt khác TDTT đang trên đà phát triển mạnh mẽ đây là bộ mặt <br />
của mọi tổ chức xã hội và của đất nước. Vì vậy phong trào tập luyện thi đấu <br />
TDTT nói chung, môn đá cầu nói riêng đang là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của <br />
bất cứ cá nhân, tổ chức xã hội nào cũng phải thực hiện nhằm phát hiện đào tạo <br />
và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Thực tại hiện nay tại xã Quảng Điền sự phát triển kinh tế của các hộ gia <br />
đình còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình chưa chú tâm đến việc chăm lo <br />
cho con cái học hành, việc quản lý con em còn lỏng lẻo, cùng với sự phát triển <br />
như vũ bão của các trang mạng xã hội như internet, facebook, các em học sinh <br />
thường dấn thân vào các trò chơi điện tử, từ đó không còn thời gian tham gia vào <br />
các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Để giúp các em tránh xa các <br />
tệ nạn xã hội, bản thân tôi luôn trăn trở tìm cách giáo dục các em thông qua các <br />
giờ học thể dục, nhằm thu hút các em đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Vì vậy tôi <br />
đã chọn các kĩ thuật của bộ môn đá cầu nhằm trang bị cho các em, để các em có <br />
phương tiện tập luyện, thi đấu nâng cao sức khỏe, tạo lối sống lành mạnh.<br />
Ban đầu khi thành lập đội tuyển đá cầu của nhà trường, tôi đã gặp vô vàn <br />
khó khăn, nhiều em học sinh không hưởng ứng, vì điều kiện gia đình còn khó <br />
khăn, cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn, môn đá cầu chủ yếu tập luyện ở <br />
ngoài trời nên gặp bất lợi về thời tiết.<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 7 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Với những khó khăn như vậy bản thân tôi luôn quyết tâm tìm ra cách để <br />
thu hút các em học sinh tham gia vào tập luyện môn đá cầu, bằng cách vào đầu <br />
năm học tôi lên kế hoạch tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường, <br />
gồm có nhiều môn thể thao, trong đó có môn đá cầu, từ đó đã có nhiều em học <br />
sinh tham gia tập luyện nhiều hơn.<br />
Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận <br />
thấy có sự chuyển biến tích cực, nhiều em học sinh tham gia tập luyện hăng say, <br />
tích cực, nhiều em hưởng ứng và tham gia tập luyện vào các giờ rãnh, giờ ra chơi, <br />
giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
* Giải pháp 1: Nhằm để nâng cao chất lượng môn Thể dục ở trường học <br />
nói chung và môn Đá cầu nói riêng qua đó để môn học Đá cầu được nhân rộng <br />
trong nhà trường thì việc làm đầu tiên cần làm tốt công tác tham mưu nhà trường, <br />
hội Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ tập luyện, thi đấu.<br />
* Giải pháp 2: qua hội thao cấp trường lựa chọn những em có thành tích <br />
giỏi, có đạo đức tốt, phải đam mê, ham học hỏi mạnh dạn có bản lĩnh trong thi <br />
đấu thể thao.<br />
* Giải pháp 3: Tham mưu với cha mẹ học sinh động viên các em tham gia <br />
vào đội tuyển đá cầu nhà trường, chúng ta đã biết đa số cha mẹ học sinh đều <br />
hướng các em tập trung học các môn văn hoá, không chú trọng đến các môn thể <br />
thao vì tốn nhiều thời gian trong học tập, vì vậy cần làm tốt công tác tư tưởng đối <br />
với phụ huynh thúc đẩy các em trong tập luyện.<br />
Bản thân giáo viên phải tham gia hướng dẫn các em tận tình, đưa ra những <br />
phương pháp, những bài tập phù hợp, nhằm giúp cho các em học sinh có phương <br />
tiện, biện pháp luyện tập hiệu quả rèn luyện sức khỏe.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 8 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Để có được đội tuyển đá cầu trong nhà trường thì khâu tuyển chọn nhân sự <br />
vận động viên là khâu vô cùng quan trọng, bước vào đầu năm học phải xây dựng <br />
kế hoạch tổ chức hội thao cấp trường, thông qua hội thao để tuyển chọn những <br />
em có năng khiếu môn đá cầu vào đội tuyển đá cầu của nhà trường.<br />
+ Khi tuyển chọn học sinh vào đội tuyển cần chú ý đến những em có thành <br />
tích nổi bật, đặc biệt chú ý đến các tố chất thể lực, sức nhanh, sự khéo léo, và <br />
sức bền.<br />
+ Đặc điểm thể hình phải có chiều cao, có thể trạng sức khoẻ tốt không <br />
mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.<br />
+ Khả năng tiếp thu về kĩ thuật và chiến thuật tương đối tốt, trong quá <br />
trình tập luyện phải chăm chỉ, tự giác, có sự tiến bộ trong quá trình tập luyện.<br />
+ Xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể, tuần tập 3 buổi, mỗi buổi tập 90 <br />
phút.<br />
<br />
Trước khi đưa ra các giải pháp trong tập luyện, tôi đã khảo sát khả năng<br />
thực hiện của học sinh về hai kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và tâng cầu bằng mu<br />
bàn chân.<br />
Khi nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy khả năng thực hiện 2 kĩ thuật tâng <br />
cầu của học sinh khá tốt, từ đó tôi đã đưa ra các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ <br />
thuật cho học sinh.<br />
* Các bài tập được đưa vào tập luyện<br />
+ Bài tập 1: Tư thế chuẩn bị trong đá cầu<br />
Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên hai <br />
chân, mắt nhìn về hướng cầu. Đây là kĩ thuật căn bản đòi hỏi học sinh cần biết <br />
cách thực hiện cơ bản đúng, để làm nền tảng cho sau này tập các kĩ thuật cao <br />
hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 9 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bài tập 2: Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi<br />
Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa, phân tích kĩ thuật, thị phạm kĩ thuật, <br />
học sinh quan sát tập theo hình thành kĩ năng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 10 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
( Hình ảnh học sinh đang tập tâng cầu bằng đùi )<br />
+ Bài tập 3 : Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bài tập 4: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân<br />
Đây là kĩ thuật tương đối khó đòi hỏi học sinh phải thực hiện thuần thục <br />
các kĩ thuật tâng cầu, từ đó cảm giác về chuyền cầu mới được hình thành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài tập 5: Kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 11 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn tung cầu Lăng chân, đá cầu<br />
<br />
Bài tập 6: Đỡ cầu bằng ngực đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào <br />
nhiều vị trí biến đổi liên tục trên sân: Giúp người tập có khả năng điều <br />
khiển cầu một cách linh hoạt, chủ động tránh bị bắt bài trong thi đấu. <br />
Ví dụ: Liên tục đỡ cầu thực hiện luân phiên cứ đá một quả xa lại đá <br />
một quả gần, hoặc tình huống tấn công thứ nhất đá vào góc trái thì <br />
tình huống sau đó sẽ đá sang góc phải… bên sân đối phương. <br />
<br />
<br />
<br />
1 T<br />
3<br />
<br />
A S<br />
<br />
2 <br />
<br />
P<br />
<br />
<br />
Đỡ cầu theo vị trí<br />
Bài tập 7: kĩ thuật phát cầu<br />
Kĩ thuật phát cầu có mục đích đưa cầu vào cuộc đồng thời cũng có vai trò <br />
tấn công đối phương chiếm lợi thế. Tuy nhiên trong đá cầu có nhiều kĩ thuật phát <br />
cầu khác nhau như phát cầu thấp chân bằng mu chính diện, cao chân bằng mu <br />
chính diện, cao chân nghiêng mình…đồng thời mỗi kĩ thuật đều có đòi hỏi khác <br />
nhau về độ khó cũng như vai trò. Vì vậy phải tùy theo trình độ và sở trường của <br />
từng học sinh mà có thể áp dụng các kĩ thuật phát cầu khác nhau. Do đó, để đảm <br />
bảo tính an toàn và chiếm được lợi thế trong quả phát thì có sử dụng kĩ thuật <br />
phát cầu nào cũng yêu cầu người tập cần thực hiện tốt các bài tập sau:<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 12 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Thực hiện phát một quả cầu xa thì sẽ phát tiếp theo một quả cầu gần và <br />
thay đổi liên tục như vậy theo chủ định sẵn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
1 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phát cầu theo vị trí<br />
<br />
<br />
Trong quá trình tổ chức tập luyện các bài tập, sau mỗi bài tập kĩ thuật, tôi đã<br />
tiến hành tổ chức cho học sinh thi đấu với nhau, thông qua quá trình thi đấu học<br />
sinh có cơ hội thể hiện các kĩ thuật đã được học và cũng thông qua thi đấu học<br />
sinh nắm các Điều luật của môn đá cầu rất nhanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 13 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
( Hình ảnh học đang thi đấu tại sân đá cầu nhà trường)<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp giải pháp đã nêu trong đề tài có thể dùng cho giáo viên <br />
giảng dạy các nội dung của môn đá cầu, hay bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu, <br />
tất cả các bài tập nêu trên đều có mối quan hệ với nhau, do đó muốn học tốt môn <br />
đá cầu học sinh cần phải nắm và biết cách thực hiện ở mức cơ bản đúng các kĩ <br />
thuật, giáo viên cần giúp đỡ, uốn nắn học sinh tập luyện đúng phương pháp.<br />
Sự chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành công <br />
của các giờ bồi dưỡng. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, <br />
đồ dùng, cùng các phương tiện cần thiết trước khi lên lớp, cách bố trí và tổ chức <br />
học sinh tập luyện khoa học, các bài tập phải hợp lý từ đơn giản đến phức tạp, <br />
từ dễ đến khó để học sinh tiếp thu và tập luyện hình thành kĩ năng một cách dễ <br />
dàng.<br />
Giáo viên cần phải phân loại học sinh để có những phương pháp, cũng <br />
như các bài tập đưa ra cho phù hợp, thường xuyên theo dõi, uốn nắn sửa sai cho <br />
học sinh, giáo viên có thể bố trí các em có năng lực giỏi giúp đỡ những em có <br />
năng lực khá.<br />
Cách làm hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng môn đá cầu là cần phải <br />
tổ chức cho các em được thi đấu với nhau, qua thi đấu có sự cạnh tranh hơn thua <br />
lẫn nhau, giúp các em có hướng phấn luyện tập nhiều hơn, từ đó tôi thấy các em <br />
biết tận dụng thời gian của giờ ra chơi để tập nội dung đá cầu tương đối nhiều.<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Đề tài này được áp dụng thực hiện đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
môn đá cầu học sinh trường THCS Lê Đình Chinh năm học 20172018, khi áp <br />
dụng đề tài với các bài tập mới, nhìn chung các em rất hứng khởi, hứng thú tham <br />
gia tập luyện rất nhiệt tình và tiếp thu các kĩ thuật khá tốt, tự tin hơn khi thực <br />
hiện các kĩ thuât đá cầu.<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 14 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Bảng thống kê:<br />
* Chất lượng học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi năm học 20162017 <br />
như sau:<br />
+ Giải Nhất đơn nam khối lớp 6,7 của em Đinh Hoàng Thuận (7A3)<br />
+ Giải Nhì đơn nam khối lớp 6,7 của em Nguyễn Thanh Quý ( 7A2)<br />
+ Giải ba đơn nữ khối lớp 6,7 của em Đinh Thị Thương ( 6A2)<br />
+ Giải Nhì đơn nữ khối lớp 8,9 của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm( 8A4)<br />
* Chất lượng tham gia thi đấu đội tuyển đá cầu của nhà trường sau khi áp <br />
dụng đề tài:<br />
Qua thời gian tập luyện khả năng hoàn thiện các kĩ thuật đá cầu của các <br />
em ngày càng tốt hơn, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt về kĩ thuật và thành tích thi <br />
đấu, cụ thể khi tham gia hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh đã đạt thành <br />
tích khá tốt.<br />
* Giá trị khoa học:<br />
Trong quá trình dạy học bằng chút kinh nghiệm của bản thân trong thực <br />
tiễn giảng dạy tôi thấy có hiệu quả nhất định nên đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học <br />
sinh trường THCS Lê Đình Chinh” với kết quả đạt được như đã thống kê ở các <br />
năm tham gia thi HSG và HKPĐ của đội tuyển đá cầu trường Lê Đình Chinh tuy <br />
chưa cao nhưng đã phần nào tạo sự hứng thú học tập môn đá cầu. Hy vọng đề tài <br />
này sẽ được góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn giáo <br />
dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng.<br />
4. Kết quả<br />
Áp dụng phương pháp tập luyện theo nhóm, phương pháp thi đấu giữa các <br />
nhóm, tôi nhận thấy các em hứng thú hơn trong học tập, khả năng cạch tranh <br />
trong tập luyện của các em cũng cao hơn, khả năng thể hiện kĩ thuật đá cầu của <br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 15 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
các em trước tập thể lớp tự tin hơn, nhiều nhóm mạnh dạn đưa ra chiến thuật <br />
trong thi đấu để đạt kết quả cao.<br />
Trong quá trình áp dụng đề tài này đội tuyển đá cầu của nhà trường tham <br />
gia HKPĐ cấp huyện và HKPĐ cấp tỉnh năm học 20172018 đạt kết quả tương <br />
đối tốt.<br />
* Cụ thể tại HKPĐ cấp huyện đã đạt được những thành tích sau:<br />
+ Giải Nhất đơn nữ của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm (9A4)<br />
+ Giải Nhì đơn nam của em Đinh Hoàng Thuận (8A3)<br />
+ Giải Nhì đôi nam – nữ của em Đinh Hoàng Thuận và em Nguyễn Thị <br />
Ngọc Trâm (8A3)<br />
+ Giải Nhì đôi nam của em Nguyễn Duy Nam(9A3) và em Ngô Đăng <br />
Sáng(9A4)<br />
+ Giải ba đơn nữ của em Hà Kiều Oanh ( 9A1) và em Trịnh Thuý Huyền <br />
(9A2)<br />
* Cụ thể tại HKPĐ cấp tỉnh đã đạt được những thành tích sau:<br />
+ Huy chương vàng đôi nam của em Đinh Hoàng Thuận và em Lê Hoài Nam<br />
+ Huy chương đồng đôi nữ của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm và em Trần <br />
Phương Thảo.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Việc áp dụng một vài kinh nghiệm trong công tác dạy học kết hợp tổ <br />
chức thi đấu vào các giờ huấn luyện tôi thấy có hiệu quả cao, các em hứng thú, <br />
hăng say tập luyện, các em nắm bắt các kĩ thuật khá nhanh và biết vận dụng vào <br />
tập luyện cũng như thi đấu.<br />
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này bước đầu giúp các em học sinh <br />
trong đội tuyển đá cầu của nhà trường hình thành những kỉ năng cơ bản của môn <br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 16 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
đá cầu, làm nền tảng cho các em sau này học lên những kĩ thuật cao hơn, có độ <br />
phức tạp lớn hơn.<br />
2. Kiến nghị<br />
* Để nâng cao chất lượng môn giáo dục thể chất, cũng như trong giảng <br />
dạy và khi áp dụng đề tài:<br />
Các em học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong <br />
học tập.<br />
Giáo viên được phân công bồi dưỡng cần nắm rõ tình hình học tập của <br />
học sinh, từ đó nghiên cứu để có phương pháp huấn luyện phù hợp và linh hoạt.<br />
Giáo viên phải nghiên cứu tìm các bài tập phù hợp với năng lực học sinh, <br />
sự quan tâm tận tình của giáo viên cũng là nhân tố quan trọng trong việc góp phần <br />
vào sự thành công của tiết học, ngoài việc phổ biến kĩ thuật giáo viên còn theo dõi <br />
uốn nắn kịp thời những kĩ thuật mà học sinh thực hiện sai, để các em dần hoàn <br />
thiện về kĩ năng vận động của mình.<br />
Nhà trường cần tạo điều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cũng <br />
như tạo điều kiện về thời gian để triển khai các sáng kiến kinh nghiệm có chất <br />
lượng về môn học để giáo viên có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học.<br />
<br />
<br />
Qu ảng Điền; ngày <br />
10/04/2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thanh Hai<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 17 <br />
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Than Hai giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 18 <br />