MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU . ………………………………………………………….. 2<br />
1. Lý do chọn đề tài . ……………………………………………………………. 2<br />
a. Lý do chủ quan…………………………………………………………………2<br />
b. Lý do khách quan………………………………………………………………2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ………………………………………………. 3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu .…………………………………………………….... . 3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….3<br />
5. Các phương pháp nghiên cứu . ………………………………… ………….. 3<br />
PHẦN 2 : NỘI DUNG . ………………………………………………………… 3<br />
1. Cơ sở lý luận .…………………………………………………………………. 4<br />
2. Thực trạng . ………………………………………………………………… . 4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn……… . ……………………………………………….. 4<br />
b. Thành công – hạn chế . ……………………………………………………… 5<br />
c. Mặt mạnh – mặt yếu . ……………………………………………………… 5<br />
d. Nguyên nhân ……………………. ……………………………………… ….. 5<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra…………. 5<br />
III . Giải pháp và biện pháp. …………………………………………………… 6<br />
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp . ………………………………………… 6<br />
2. Nội dung và cách thức thực hiện . ………………………………………….. 6<br />
3. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp . …………………………….. <br />
12<br />
4. Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp . ………………………………… 13<br />
<br />
<br />
1<br />
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. …………. <br />
13<br />
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………. 13<br />
1. Kết luận . …………………………………………………………………….. .14<br />
2. Kiến nghị……………………………………………………………………… 14<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 16<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC NHẰM PHÁT <br />
TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI<br />
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
a) Lý do chủ quan<br />
Hoạt động âm nhạc là một môn học giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì khi hoạt <br />
động âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tai nghe, xúc cảm, tình cảm và hình <br />
thành những động tác minh họa trong khi hát và vận động. Tạo cho trẻ sự mạnh <br />
dạn, tự tin, nhanh nhẹn khi thể hiện bài hát.<br />
<br />
Giáo dục âm nhạc còn giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và tích lũy qua nhiều hoạt <br />
động như: dạy hát, nghe hát, trò chơi. Đây cũng là cơ sở đầu tiên của quá trình giúp <br />
trẻ tiếp nhận những tri thức mới.<br />
b) Lý do khách quan<br />
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy giáo dục và chăm sóc <br />
trẻ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, tạo <br />
nền tảng vững chắc và là cơ sở ban đầu để trẻ phát triển về mọi mặt sau này. <br />
Trường Mẫu giáo là nơi trẻ bắt đầu được hoạt động tập thể, được tiếp xúc với <br />
bao điều mới lạ và hấp dẫn. Như trong cuộc sống âm nhạc luôn gần gũi và dễ <br />
dàng xuất hiện trong mỗi người. Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
chứng minh rằng “ Trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng <br />
điện não, giúp não phát triển và tăng thêm trí thông minh ”.<br />
<br />
Đối với trẻ em, âm nhạc chính là sự thể hiện nhũng tình cảm, những ấn <br />
tượng sâu sắc. Âm nhạc còn giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo <br />
ngay từ lúc còn nhỏ. Nó là một phương thức giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, vì <br />
thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn, tự tin, là hình thức để trẻ rèn <br />
luyện trí tuệ. Là quá trình để tư duy thông qua việc sáng tạo các động tác minh họa <br />
kết hợp khi hát của trẻ. <br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi rất trăn trở và mong muốn <br />
tìm được giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khi hoạt động âm nhạc. Vì vậy <br />
trong năm 2014 2015 tôi chọn đề tài: Một số biện pháp “ Tổ chức hoạt động âm <br />
nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5 6 tuổi”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a) Mục tiêu của đề tài<br />
Hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận âm nhạc và thể hiện lại tác <br />
phẩm âm nhạc một cách sáng tạo.<br />
Góp phần mở rộng nhận thức phát triển trí tuệ, cảm xúc âm nhạc và tai <br />
nghe cho trẻ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, tạo nền móng nhân cách cho <br />
trẻ.<br />
Giáo dục trẻ tình yêu cái đẹp của âm nhạc về quê hương đất nước, con <br />
người.<br />
b) Nhiệm vụ đề tài<br />
Vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy.<br />
Lựa chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi.<br />
Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức hoat hoạt động âm nhạc cho trẻ <br />
mẫu giáo 56 tuổi.<br />
3<br />
Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị sư phạm để tổ chức tốt hơn trong <br />
hoạt động âm nhạc để nhằm phát triển toàn diện ở trẻ mẫu giáo lớn<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là học sinh mẫu giáo 5 6 tuổi Trường mẫu giáo Hoa <br />
Phượng<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Các cháu lớp lá 2 trường mẫu giáo Hoa Phượng<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp dùng lời, phương pháp trò chuyện, phương pháp trò chơi.<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá qua các hoạt động của trẻ<br />
Phương pháp dạy hoạt động âm nhạc theo chương trình mầm non mới<br />
PHẦN II : NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, xã hội khoa học – <br />
công nghệ, hội nhập quốc tế và phát triển, đã nhận định rõ : “ Giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu của mỗi quốc gia ”. Và trong đó giáo dục đóng vai trò quyết định <br />
trong việc hình thành và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm <br />
non.<br />
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, <br />
hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách. Mục tiêu đó được thể hiện trong <br />
các môn học hàng ngày, hàng tuần của trẻ và đặc biệt nhìn rõ nhất là ở bộ môn âm <br />
nhạc. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc.<br />
Giúp trẻ hoạt động âm nhạc không phải là vấn đề mới, nó là công việc <br />
thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Để các cháu học một cách có hiệu quả <br />
theo phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” thì người giáo viên phải tạo được <br />
một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái tham gia. Đó là tạo cho trẻ <br />
hứng thú trong khi học.<br />
<br />
4<br />
2. Thực trạng <br />
a) Thuận lợi, khó khăn <br />
Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm, định hướng của phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là <br />
sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Ban giám hiệu và sự động viên, khuyến khích <br />
của các tổ chức nhà trường. Từ đó tạo thành động lực cho giáo viên nỗ lực hăng <br />
say giảng dạy.<br />
Sự tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác <br />
giảng dạy của chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên như ở khu phân <br />
hiệu chính, trường học mới được xây dựng, phòng học rộng rải thoáng mát đầy <br />
đủ. Đặc biệt là trường nằm thuộc Thị Trấn nên được sự quan tâm của nhà trường <br />
về dụng cụ học tập môn âm nhạc và tài liệu liên quan được trang bị đầy đủ ( trống <br />
lắc, xắc xô, phách tre, bộ gõ đệm …) Công tác đảm bảo vật dụng học tập đầy đủ <br />
đã tạo nên không khí hứng thú khi tổ chức tiết học, phát huy tính tích cực sáng tạo <br />
và phát triển toàn diện cho trẻ. <br />
Khó khăn <br />
Trường vẫn chưa có phòng âm nhạc riêng tạo nhiều khó khăn trong việc <br />
thực hiện tiết dạy và nhiều hạn chế trong tiết học của trẻ.<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Khi vận dụng đề tài này trẻ rất hứng thú học, được đồng nghiệp ủng hộ, <br />
cha mẹ trẻ giúp đỡ như sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc hấp dẫn, <br />
tạo sân khấu cho trẻ biểu diễn theo nhạc một cách hứng thú… <br />
Trẻ tham gia hát và vận động hứng thú và chơi tốt trò chơi một cách tích <br />
cực. Chú ý lắng nghe cô hát và vận động mẫu. Trẻ biết tự biểu diễn theo ý thích <br />
của mình.<br />
Hạn chế:<br />
<br />
5<br />
Nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ người đồng bào khó khăn khi dạy <br />
hát. Môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc chưa được phong phú.<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh<br />
Biết tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm mũ đội, hoa <br />
múa, đàn…để dạy trẻ. Xây dựng giáo án và trình chiếu bằng Powerpoint trẻ học <br />
rất hứng thú. <br />
Mặt yếu<br />
Một số cha mẹ còn mải làm kinh tế, nghiêng về đọc và viết chưa chú ý đến <br />
sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ.<br />
d) Nguyên nhân<br />
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cùng sự yêu nghề mến trẻ, tinh thần <br />
nhiệt huyết, trách nhiệm cao của tuổi trẻ đã thúc dục bản thân không ngừng phấn <br />
đấu, phát huy tính sáng tạo trong công việc .<br />
Sự quan tâm của nhà trường và gia đình kết hợp cùng với phương pháp <br />
giảng dạy phù hợp, sáng tạo và gợi mở đã gây hứng thú cao cho cô và trẻ trong tiết <br />
dạy và học. giúp cho trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động âm nhạc.<br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, <br />
quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ <br />
diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non <br />
dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không <br />
thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện <br />
cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.<br />
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ <br />
thích nghe nhạc, hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Vì, âm nhạc có vai <br />
trò hình thành những thói quen tốt cho trẻ như biết yêu thương con người, yêu thiên <br />
<br />
6<br />
nhiên,… Ngoài ra âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu phát triển tai nghe, ngôn <br />
ngữ, trí tuệ ,..Qúa trình trẻ tiếp xúc với hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, <br />
trò chơi âm nhạc sẽ hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển thẩm mỹ, đạo đức và <br />
trí tuệ. Chính vì vậy, âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ cần thiết.<br />
3. Giải pháp và biện pháp<br />
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Trẻ hiểu được nội dung âm nhạc, khám phá được cái mới lạ khi vận động <br />
theo nhạc qua lời của bài hát về thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi <br />
trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng <br />
bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống.<br />
Âm nhạc là một phương tiện hiệu quả, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát <br />
triển ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc và thẩm mỹ của trẻ, từ những hình tượng liên <br />
tưởng trong bài hát trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác và phong phú của <br />
câu từ bài hát. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những động tác, hành động <br />
tình cảm cao quý của con người thể hiện trong âm nhạc sẽ giáo dục trẻ tình yêu <br />
Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các hiện tượng, đời sống <br />
xung quanh… <br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Dựa vào vốn kiến thức đã học và đư ợc bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra <br />
một số biện pháp sau :<br />
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để rèn luyện cho trẻ<br />
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên <br />
cần phải tạo được hứng thú hoạt động âm nhạc với trẻ. Một trong các cách tạo <br />
hứng thú âm nhạc cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi <br />
trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, trang <br />
phục đa dạng, đồ dùng đa dạng về chủng loại). Đồng thời giáo viên phải chú ý tới <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
môi trường mà mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không <br />
bị nhàm chán.<br />
VD: Trong lớp học với chủ đề “tết và mùa xuân”. Tôi sẽ tạo một phông màn <br />
trang trí về ngày tết (nốt nhạc, bé tới chúc tết ông bà, bánh chưng, hoa mai, ..)tạo <br />
không khí như ngày tết sau đó dẫn dắt trẻ vào bài “sắp đến tết rồi”. Khi đó tôi <br />
chuẩn bị cho mỗi trẻ một cành mai, đào để trẻ cầm trên tay cùng hát và vận động <br />
theo nhạc. Bên ngoài cửa lớp tôi cũng trang trí như vậy để trẻ học mọi lúc mọi nơi. <br />
Qua đó kích thích tính tò mò ham học hỏi, lòng say mê học âm nhạc của trẻ. <br />
Vì vậy việc tạo môi trường âm nhạc cho trẻ rất cần thiết, nó góp phần <br />
nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ.<br />
Biện pháp 2: Cách thức tổ chức họat động âm nhạc cho trẻ<br />
a)Thiết lập tiết học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt<br />
a.1 Dạy hát là trọng tâm<br />
Cần lựa chọn những bài hát để dạy trẻ có trong chương trình hoặc những bài <br />
dạy thêm. Cần chọn các bài hát có chất lượng nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi, <br />
chứa đựng tính nhân đạo.<br />
Khi dạy trẻ hát cần hát đúng, thuộc bài hát và thể hiện tình cảm của bài hát <br />
đó đồng thời kết hợp rèn kỹ năng hát. Tùy theo mức độ khó hay dễ, dài hay ngắn, <br />
đơn giản hay phức tạp của bài hát, cô có thể chọn cách dạy hát sao cho phù hợp <br />
với trẻ lớp mình.<br />
VD: Khi cô dạy trẻ hát bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” khi trẻ đã thuộc rồi <br />
thì cô cho trẻ thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát phù hợp với trẻ.<br />
Khi hát cô tổ chức cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau như hát theo nhóm, <br />
hát to, hát nhỏ, hát nối đuôi, hát đối đáp,…Bên cạnh đó chúng ta chú ý tới phát âm <br />
chính xác lời ca của trẻ, giúp trẻ hát đều và nhịp nhàng hơn.<br />
VD: Khi hát bài “Em thêm một tuổi” cho 2 tổ đứng đối diện nhau để hát <br />
hoặc hát nối đuôi.<br />
<br />
8<br />
a.2 Vận động là trọng tâm<br />
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéo léo về <br />
âm nhạc. Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bọc lộ <br />
cảm xúc giao tiếp với bạn bè. <br />
VD: Bài “Fm đi mẫu giáo” trẻ vận động minh họa cùng cô kết hợp các động <br />
tác tay chân phù hợp với bài hát. Qua đó làm cho trẻ khắc sâu đến những ngày được <br />
học ở trường mầm non.<br />
Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song <br />
cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt <br />
kết hợp với âm nhạc. Các động tác múa giúp trẻ hứng thú, tiết học thoải mái, nhẹ <br />
nhàng hơn.<br />
VD: Trong sách Chăm sóc giáo dục Mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (5 6 <br />
tuổi ) không biên soạn động tác múa bài: Cháu yêu bà của tác giả Xuân Giao. Dựa <br />
vào đặc điểm của lớp tôi các cháu có khả năng múa được những động tác đơn <br />
giản, dựa vào nội dung của bài hát tôi đã sáng tạo ra động tác cho phần dạo nhạc <br />
đầu, động tác của bốn câu hát, phần nhạc kết. <br />
Phần dạo nhạc đầu: Đứng thẳng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên <br />
cao và đưa sang hai bên theo nhịp bài hát.<br />
+ Động tác 1: “Bà ơi bà…lắm” Hai tay dang rộng từ từ ấp vào ngực vào từ <br />
“lắm”, kết hợp với nhún chân.<br />
+ Động tác 2: “Tóc bà trắng….mây” Hai tay đưa trên đầu vuốt nhẹ xuống hai <br />
bên ngực, kết hợp nhún chân vào tiếng “mây”<br />
+ Động tác 3: “Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay”. Hai tay từ từ ấp lên ngực vào <br />
từ “lắm”. Sau đó đặt hai tay úp vào nhau và kết hợp với nhún chân vào từ “tay”<br />
+ Động tác 4: “Khi cháu vâng lời ….vui”. Vỗ tay theo nhịp sang hai bên kết <br />
hợp với chống gót chân.<br />
Phần nhạc kết: Hai tay đưa cao lên trên đầu, lắc cổ tay, kết hợp bước xoay <br />
tròn tại chỗ một vòng. <br />
9<br />
Vỗ tay theo nhịp, phách của bài hát<br />
*Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:<br />
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca .<br />
Vỗ vỗ vỗ; vỗ vỗ vỗ vỗ;vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ vỗ;vỗ<br />
a.3 Nghe nhạc, nghe hát làm trọng tâm<br />
Nghe nhạc, nghe hát là 1 sự tác động sâu sắc đối với tâm hồn trẻ. Nó phản <br />
ánh và kích thích sự vận động cùng với tính ham hoạt động của trẻ. Qua đó trẻ <br />
cảm nhận được sắc thái thể hiện trong âm nhạc.<br />
Các bài hát vui vẻ, nhộn nhịp dí dỏm hay ngộ nghĩnh đều khơi gợi hứng thú <br />
âm nhạc trong trẻ. Cô có thể hát cho trẻ nghe, nghe nhạc không lời, nghe hát qua <br />
băng đĩa kết hợp minh họa theo bài hát đó.<br />
VD: Bài “Bố là tất cả” diễn tả niềm hạnh phúc, tình cảm cha con trong gia <br />
đình.<br />
Khi nghe nhạc, nghe hát trẻ được nghe rất nhiều thể loại như dân ca, hát <br />
ru,..Những bài hát này đều mang tính giáo duc cao.<br />
VD: Bài “Khúc hát ru của người mẹ trẻ”. Khi nghe trẻ cảm nhận được tình <br />
yêu thương của mẹ dành cho mình thật bao la. Từ đó trẻ yêu thương mẹ của mình.<br />
VD: Bài “Yêu Hà Nội”. Khi nghe bài hát này làm khơi gơi ở trẻ tình yêu quê <br />
hương, đất nước, yêu thiên nhiên.<br />
b) Sử dụng một số trò chơi âm nhạc<br />
Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Bởi lẽ đó trò <br />
chơi âm nhạc là phương tiện đem đến cho trẻ giờ học sinh động, nhẹ nhàng, thoải <br />
mái. Ngoài ra trò chơi âm nhạc còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, năng khiếu, phản xạ <br />
nhanh nhạy và rèn luyện cho trẻ kỹ năng thông qua tai nghe.<br />
VD: Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát, nghe tiếng hát tìm đồ vật,…Những trò chơi <br />
này đòi hỏi trẻ phải tập trung, lắng nghe lời hát của ai? mấy bạn hát? bạn đó đã sử <br />
dụng nhạc cụ nào?<br />
<br />
10<br />
Ngoài những trò chơi mà hằng ngày trẻ chơi tôi còn sưu tầm và sáng tạo một <br />
số trò chơi khác để trẻ hứng thú, linh hoạt trong khi chơi.<br />
VD: Trò chơi “Ô cửa thần kì” giúp trẻ ôn luyện những bài hát mà trẻ biết, <br />
rèn kỹ năng mạnh dan, tự tin muốn khám phá trước khi chơi. Cô chuẩn bị 4 ô cửa, <br />
mỗi ô cửa có 1 bức tranh theo chủ đề. Sau đó cô mời lần lượt các đội chọn ô cửa <br />
bất kỳ, khi ô cửa mở ra trog ô cửa đó có bức tranh gì thì đội đó phải hát môt bài về <br />
nội dung của bức tranh đó như đội bạn Linh có tranh ô tô thì hát bài “Em tập lái ô <br />
tô”. Nếu bạn Ngọc có tranh xe đạp thì hát bài “Bác đưa thư vui tính”. Mỗi lần chơi <br />
từ 4 đến 6 bạn và chơi nhiều lần.<br />
c) Sử dụng các loại nhạc cụ, dụng cụ học tập một cách sinh động<br />
Đồ dùng phục vụ cho bộ môn âm nhạc phải được tăng cường và thay đổi <br />
thường xuyên. Tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu mở như: mẩu gỗ, thanh tre, ly <br />
nhựa, nắp thiếc, hộp sữa…để làm nhạc cụ cho gõ đệm. Chú ý sử dụng đa dạng <br />
các dạng nguyên vật liệu tạo ra âm thanh khác nhau để trẻ có thể cảm nhận được <br />
và phân loại được âm thanh theo chất liệu của đồ dùng như:<br />
Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: ti vi, đầu đĩa, vi tính…<br />
Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt động <br />
âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.<br />
Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể <br />
thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu:<br />
+ Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…<br />
+ Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo <br />
ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. <br />
Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ <br />
vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự <br />
nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được.<br />
*Ví dụ: <br />
+ Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre.<br />
11<br />
+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có <br />
hình dáng khác nhau.<br />
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc.<br />
+ Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ.<br />
+ Vỏ hộp sữa làm trống cơm.<br />
+ Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay.<br />
+ Mút xốp làm mũ múa..v.v…<br />
Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi <br />
đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao <br />
cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác.<br />
Ngoài ra phải gây sự chú ý cho trẻ bằng cách làm đồ thời trang sáng tạo để <br />
trẻ biểu diễn như: Cô dùng ống hút, mút bitít, giấy lụa, lá cây, nilon…Để làm trang <br />
phục lạ mắt tạo sự thích thú cho trẻ.<br />
Góc âm nhạc được thay đổi theo chủ đề, trang trí đẹp mắt với những tranh <br />
ảnh ngộ nghĩnh cùng với những nốt nhạc do cô tạo ra.<br />
Trước khi dạy trẻ giờ hoạt động âm nhạc, cô phải chuẩn bị chu đáo đồ <br />
dùng, trang thiết bị cho trẻ hoạt động. Sử dụng những nội dung hay, mới lạ phù <br />
hợp cùng với lời giới thiệu hấp dẫn làm kích thích nhu cầu và nguyện vọng mong <br />
muốn được hoạt động với âm nhạc của trẻ.<br />
d) Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn âm nhạc với các hoạt động <br />
khác<br />
Như chúng ta đã biết một ngày của trẻ ở trường mầm non trẻ được tham gia <br />
rất nhiều hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể tổ chức tích <br />
hợp âm nhạc vào từng đề tài. Có như vậy sẽ kích thích tính tích cực của trẻ trong <br />
hoạt động âm nhạc và tạo động lực thúc đẩy tốt hơn.<br />
VD1: Trong giờ làm quen văn học với đề tài “Cáo, thỏ và gà trống” cho trẻ <br />
tích hợp hát bài “Con gà trống” hoặc bài thơ “Hạt gạo làng ta” sau khi đọc thơ xong <br />
<br />
12<br />
cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “hạt gạo làng ta”. Qua đó giúp cho trẻ nhớ được <br />
truyện, thơ, tiết học sinh động. <br />
VD2: Trong giờ hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ ông mặt trời”. Khi vào <br />
bài cho trẻ hát bài “cháu vẽ ông mặt trời”. Cô có thể hát khi vào bài hoặc khi trẻ vẽ <br />
cô mở cho trẻ nghe để trẻ có hứng thú.<br />
Bởi lẽ âm nhạc là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ <br />
môn khác như để dẫn dắt vào bài, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, khám phá <br />
khoa học,…để giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ một cách <br />
nhẹ nhàng hơn.<br />
Biện pháp 3: Kết hợp tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh<br />
Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên. Để cho trẻ khắc sâu những gì đã học <br />
được ở trường, lớp. Tôi kết hợp với cha mẹ các cháu khi có điều kiện như họp cha <br />
mẹ trẻ đầu năm, giờ đón trả trẻ, ... để hiểu được tính cách trẻ và để luyện thêm <br />
cho trẻ khi ở nhà.<br />
Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách rèn cho trẻ tại nhà và giải thích cho phụ <br />
huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ nghe nhạc sẽ phát triển khẳ năng <br />
tai nghe rất cao.<br />
Vận động các bậc phụ huynh, hỗ trợ về nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để <br />
trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc.<br />
Khuyến khích và yêu cầu các phụ huynh thay phiên nhau dự các hoạt động <br />
của trẻ để họ thấy được các con đi học ở trường mẫu giáo không chỉ được chăm <br />
sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo qua <br />
từng chủ đề, đề tài của từng môn học nhất là hoạt động âm nhạc.<br />
3. Điều kiện thực hiện, giải pháp và biện pháp<br />
Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp bao gồm:<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường phải đầy đủ, bao gồm: ti vi, đầu đĩa, trang <br />
phục, dụng cụ âm nhạc cho trẻ thực hiện<br />
<br />
13<br />
Lựa chọn những bài hát phù hợp với từng độ tuổi và bài nghe hát để trẻ hiểu <br />
rõ về nội dung bài dạy theo chủ đề.<br />
Xây dựng môi trường đẹp, thuận lợi. Tạo cho trẻ sự thoải mái khi tham gia <br />
vào tiết học.<br />
Biết phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trẻ để động viên, khuyến <br />
khích tạo cơ hội cho trẻ thích đến lớp.<br />
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp tương trợ, có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng <br />
về một mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ qua hoạt động âm nhạc và <br />
đạt hiệu quả mong muốn. <br />
Từ đó có sự liên kết khăng khít giúp trẻ phát triển khẳ năng tai nghe, cảm thụ <br />
âm nhạc.<br />
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Bản thân tôi chủ nhiệm lớp nên đã nắm được trình độ nhận thức, khẳ năng <br />
của trẻ lớp mình.<br />
Tạo được niềm tin ở phụ huynh thông qua trẻ thích đến trường, lớp.<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, trẻ thuộc nhiều bài hát thích thể <br />
hiện với cô và bạn bè.<br />
Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc<br />
6. Kết quả <br />
a) Đối với trẻ: 95% trẻ hát tự nhiên, rõ lời, tự tin thể hiện hoạt động âm <br />
nhạc, tham gia tích cực và thành thạo các trò chơi. Biết tự sáng tạo những động tác <br />
minh họa theo lời bài hát. Mạnh dạn thể hiện với cô và bạn. Thuộc nhiều bài hát.<br />
b) Đối với giáo viên<br />
90% giáo viên đã nắm được phương pháp môn hoạt động âm nhạc theo <br />
chuyên đề đã được tập huấn, nắm được nội dung của từng hoạt động trong một <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
tiết dạy theo tưng thể loại và trọng tâm của tiết dạy, phát huy khẳ năng tích cực <br />
sáng tạo của trẻ.<br />
70% giáo viên biết tổ chức văn nghệ, ngày hội ngày lễ trong năm cho trẻ <br />
tham gia như: tết Trung thu, ngày hội bé đến trường,…<br />
c) Đối với phụ huynh học sinh<br />
Đã có sự quan tâm và phối kết hợp với giáo viên tạo ra những đồ dùng phục <br />
vụ cho hoạt động âm nhạc. <br />
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không <br />
thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần <br />
giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi <br />
hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong <br />
công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây <br />
dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật trong tiết học<br />
2. Kiến nghị<br />
Tổ chức thêm chuyên đề giáo dục âm nhạc cụ thể theo từng thể loại và hoạt <br />
động trọng tâm của từng tiết dạy theo chương trình mầm non mới để giáo viên xác <br />
định được khi lên tiết dạy hoạt động âm nhạc.<br />
Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp, giao lưu một <br />
số trường khác để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy phục vụ cho bản thân.<br />
Tạo điều kiện mở một phòng hoạt động âm nhạc riêng để nhằm nâng cao <br />
chất lượng trong giờ dạy và học cho cô và trẻ.<br />
Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao công tác chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ khi hoạt động âm nhạc. Kính mong nhà trường, Phòng giáo dục và <br />
đào tạo tạo điều kiện giúp đỡ./.<br />
Buôn Trấp, ngày 21 tháng 11 năm 2014<br />
<br />
15<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Út Quyên<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐÔNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÁC CẤP NHẬN XÉT<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Trò chơi, bài hát mẫu giáo 5 – 6 tuổi Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
2. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề “ <br />
của viện chiến lược và chương trình giáo dục”.<br />
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II năm <br />
<br />
2004 2007 Vụ giáo dục mầm non .<br />
4. Tài liệu “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non ” của tác giả Nguyễn Ánh <br />
<br />
Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai Đinh Thị Kim Hoa ( Nhà xuất bản đại học <br />
sư phạm )<br />
5. Giáo dục âm nhạc tập 123” của tác giả Phạm Thị Hoà<br />
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc” của vụ giáo dục <br />
mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
18<br />