intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tá dược độc diethylenglycol

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Diethylenglycol là dung môi công nghiệp có tác dụng chống đông. Với người, chúng gây suy thận trước tiên, rồi ngừng hoạt động hệ thần kinh trung ương. Sau đó, liệt toàn thân, thở khó khăn. Nếu có máy trợ hô hấp, có thể cầm cự một thời gian ngắn nhưng cuối cùng sẽ chết. T háng 4/2006, một bệnh viện tại Quảng Châu (Trung Quốc) dùng loại thuốc amillarisin (hãng dược phẩm Qiqihar, Hắc Long Giang) làm 18 người thiệt mạng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tá dược độc diethylenglycol

  1. Tá dược độc diethylenglycol Diethylenglycol là dung môi công nghiệp có tác dụng chống đông. Với người, chúng gây suy thận trước tiên, rồi ngừng hoạt động hệ thần kinh trung ương. Sau đó, liệt toàn thân, thở khó khăn. Nếu có máy trợ hô hấp, có thể cầm cự một thời gian ngắn nhưng cuối cùng sẽ chết. T háng 4/2006, một bệnh viện tại Quảng Châu (Trung Quốc) d ùng loại thuốc amillarisin (hãng dược phẩm Qiqihar, Hắc Long Giang) làm 18 người thiệt mạng. Tháng 9/2006 cũng có hàng trăm người ngộ độc với một triệu chứng lâm sàng tương tự tại Panama, con số tử vong nước này cả năm 2006 lên tới 365 người. Những trường hợp tương tự gần đây cũng được ghi nhận ở Haiti, Bangladesh, Argentina, Nigeria, Ấn Độ. Thủ phạm được xác nhận là tạp chất diethylenglycol. Lật lại hồ sơ 20 năm qua, ngộ độc diethylenglycol đã từng diễn ra tại nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi khi dùng thuốc ho, thuốc hạ nhiệt và cả một số thuốc tiêm.
  2. Vào lúc đó WHO đã cảnh báo nhưng chưa làm sáng tỏ vì sao chất này lẫn vào thuốc. Mới đây, điều tra của New York Times cho thấy: Hãng dược phẩm Panama nhập 46 thùng nhãn hiệu ghi là 99,5% glycerin. Trước khi đến Panama, sản phẩm này đã qua 3 đơn vị kinh doanh tại Bắc Kinh và Barcelona. Điều bất cẩn là tất cả các đơn vị này không kiểm tra sản phẩm. Tên nhà sản xuất, giấy chứng nhận chất lượng bị sửa đổi nhiều lần. Lần lại các đầu mối New York Times phát hiện thấy: nơi bán ra đầu tiên là Nhà máy Taixing ở thành phố Hengxiang (Trung Quốc). Nhà máy này chỉ là một cơ sở sản xuất lậu, một tầng, nhỏ bé dù quảng cáo trên mạng là to lớn, nhiều tầng. Số glycerin bán cho Panama qua nhiều khâu vòng vèo cũng không phải do nhà máy này sản xuất mà mua lại của tư nhân Vương Quí Bình. Chính hắn cũng là người bán diethylenglycol dưới tên glycerin cho hãng Qiqihar. Hắn mới học lớp 9, nếm thử diethylenglycol thấy mùi vị giống glycerin nhưng không hề hấn gì nên nảy ra ý nghĩ dùng thay cho glycerin chứ không có chủ định giết người (!). Để bán hàng, hắn phải dùng giấy phép, giấy phân tích thành phần giả mạo. Vương Quý Bình đã bị bắt, theo luật lệ Trung Quốc có thể bị tử hình. Hãng dược phẩm Qiqihar bị đóng cửa, 5 nhân viên của hãng bị truy tố. Tuy
  3. nhiên,Trung Quốc chưa có động thái nào đối với các nhà sản xuất glycerin. Thay vì rao bán “glycerin y tế” nay các nhà máy này rao bán “TD glycerin” (theo tiếng Hoa là thay thế glycerin). Trước sự kiện này FDA bắt buộc tất cả các lô hàng glycerin nhập khẩu phải kiểm tra. Hiện nước ta chưa phát hiện có diethylenglycol trong các sản phẩm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh giao lưu quốc tế rộng rãi, nhất là vẫn còn quy định “cho nhập dược phẩm về dùng dưới dạng quà tặng” thì việc mua nhầm các sản phẩm có chứa diethylenglycol là điều khó tránh. Hiện trong nước đã có khoảng 14.000 mặt hàng dược phẩm, chữa được hầu hết bệnh, không thiếu hàng ngoại đã qua kiểm tra. Nếu không phải vì yêu cầu đặc biệt thì không nên mua thuốc nước ngoài gửi về dưới dạng quà biếu. Không nên nhầm diethylenglycol với propylenglycol. Propylenglycol là dung môi hòa tan các chất không tan trong nước. Tuy chưa có ghi nhận gây chết người như diethylenglycol nhưng propylenglycol c ũng có độc tính. Đối với trẻ em việc chuyển hóa propylenglycol chưa hoàn chỉnh nên ngộ độc hay xảy ra. Người mang thai, bị bệnh gan thận, nghiện rượu hay đang dùng chất cai rượu (disulfiram) dễ bị ngộ độc vì chất này. Cho đến nay propylen glycol vẫn được phép làm dung môi trong bào chế dược phẩm
  4. nhưng có cảnh báo: “chỉ nên dùng liều thấp, ít ngày; nếu bệnh đã chuyển hướng tốt thì nên chuyển sang dùng biệt dược cùng loại nhưng dưới dạng viên không chứa dung môi propylenglycol như các dạng uống hay tiêm...”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2