Tác dụng của trứng
lượt xem 9
download
Hàng chục năm nay người ta đều cho rằng cholesterol của trứng thì không tốt cho sức khoẻ. Cho đến năm 2005, Bộ Y tế và Dịch vụ con người của Hoa Kỳ, trong các hướng dẫn về dinh dưỡng vẫn khuyến cáo: “Vì trứng giầu cholesterol, cho nên chỉ ăn không quá 4 lòng đỏ trứng mỗi tuần”. Theo Hội Tim Hoa Kỳ, mỗi quả trứng chứa 213mg cholesterol, trong khi giới hạn về cholesterol cho những người có mức LDL (cholesterol xấu) bình thường là dưới 300mg. Như vậy, một quả trứng mỗi ngày là phù hợp với mức tiêu thụ cholesterol theo hướng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác dụng của trứng
- Hàng chục năm nay người ta đều cho rằng cholesterol của trứng thì không tốt cho sức khoẻ. Cho đến năm 2005, Bộ Y tế và Dịch vụ con người của Hoa Kỳ, trong các hướng dẫn về dinh dưỡng vẫn khuyến cáo: “Vì trứng giầu cholesterol, cho nên chỉ ăn không quá 4 lòng đỏ trứng mỗi tuần”. Theo Hội Tim Hoa Kỳ, mỗi quả trứng chứa 213mg cholesterol, trong khi giới hạn về cholesterol cho những người có mức LDL (cholesterol xấu) bình thường là dưới 300mg. Như vậy, một quả trứng mỗi ngày là phù hợp với mức tiêu thụ cholesterol theo hướng dẫn trên với điều kiện các nguồn cholesterol từ thịt và sản phẩm sữa phải hạn chế. Tuy nhiên, gần đây những nhà khoa học bằng những nghiên cứu in vitro (nghiên cứu phòng thí nghiệm với những thiết bị bắt chước quá trình tiêu hoá trong cơ thể người) đã có những kết quả chứng minh rằng protein trứng trong quá trình tiêu hoá đã hình thành những peptid có tác dụng hạ huyết áp. Tiến sĩ Mercola còn nhấn mạnh rằng trứng là loại thực phẩm bổ nhất mà bạn có thể ăn, theo ông người ta có thể ăn một tá trứng mỗi tuần mà không sợ tăng cholesterol máu. Cũng theo tác giả thì ở Mỹ, trong một thời gian dài, trứng đã bị vu cho nhiều điều xấu do tất cả liên quan đến cholesterol. Nhiều tác dụng bổ dưỡng của trứng đã được GS. Devareddy Nahari tổng kết như sau (công bố trên tạp chí Poultry International, số tháng 3/2009): Tác dụng chống ung thư Những nghiên cứu tiến hành ở trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng trứng chứa hai chất có tên là lumiflavin và lumichrome, hai chất này cùng với sulphoraphane (có nhiều trong sup-lơ xanh) có khả năng hạn chế sự tăng sinh của virus gây ung thư cũng như ngăn ngừa các tế bào khoẻ biến thành tế bào ung thư. Tác dụng chống oxy hoá Các sắc chất thuộc nhóm tiền vitamin A có trong lòng đỏ trứng giữ vai trò như những chất chống oxy hoá tự nhiên có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư. Các sắc chất này cũng có tác dụng giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Phosvitin, một
- protein của lòng đỏ trứng cũng là một chất chống oxy hoá mạnh, an toàn so với các chất oxy hoá tổng hợp. Lipid lòng đỏ (chiết bằng ethanol) có tác dụng bảo vệ những acid béo omega-3 như DHA không bị ôi. Vitamin E, selen hữu cơ và các chất chống oxy hoá khác trong trứng có tác dụng ngăn ngừa sự lão hoá, sự hình thành các mảng vữa lòng mạch, từ đó hạn chế được xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Tác dụng điều hoà miễn dịch Lysozyme globulin G1, globulin G2 và G3, ovomacroglobulin, kháng thể IgY cũng như các chất kháng khuẩn và kích thích miễn dịch tự nhiên khác trong trứng có thể kéo dài tuổi thọ của những người bị AIDS. Trứng cũng là vật liệu và môi trường rẻ nhất để sản xuất globulin miễn dịch và vaccine. Quỹ Nghiên cứu Khoa học Vital Mallya của Ấn Độ đã sản xuất antivenin từ lòng đỏ trứng gà đã thấy chi phí sản xuất rẻ hơn 100 lần so với sản xuất antivenin từ huyết thanh ngựa. Tác dụng trị liệu Lòng đỏ trứng và dây chằng lòng trắng là những nguồn giầu “acid sialic” (tên hoá học là N- acetylneuraminic acid, viết tắt là Neu-5-Ac, công thức C11H19NO9). Nó có năng lực kháng vi khuẩn, virus, kháng viêm và đã được dùng để diệt vi khuẩn HP (Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày) cũng như chữa các bệnh nhiễm khuẩn gây viêm loét, ung thư kết tràng, viêm ruột và dạ dày. Phức hợp lecithin-phospholipid với vitamin B trong lòng đỏ trứng khi nuôi chuột, nuôi trẻ nhỏ hay những người bị bệnh Alzheimer đã thấy mô thần kinh và năng lực thần kinh phát triển tốt hơn. Trứng gà rất giầu kháng thể IgY, trong 6 tuần gà mái có thể sản sinh 289 mg loại kháng thể đặc hiệu này. IgY có thể trị được các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi rotavirus, E. coli, streptococcus, pseudomonas, staphylococcus và samonella. Đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, miễn dịch và chữa bệnh của trứng gà đã được hệ thống y học Ayurveda và Sidda của Ấn độ nhận biết từ hàng ngàn năm nay.
- Trứng được trộn với thảo dược dùng để bôi vào vết thương bỏng và gẫy xương đã giúp vết thương mau lành. Bột nhão của trứng trộn với thảo dược, dầu vừng và đậu Mung đắp vào chỗ xương bị gẫy, sau đó bọc lại bằng băng keo đã giúp cho xương chóng liền. Tác dụng kích thích sinh trưởng, bảo vệ tim mạch Giá trị sinh học cao và cân bằng của trứng làm cho trứng trở thành một thực phẩm có tác dụng kích thích sinh trưởng ở trẻ nhỏ. Taurine trong trứng (hay trong sữa và thịt) có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch. Taurine cũng bảo vệ võng mạc mắt tránh thoái hoá và viêm. Acid linoleic liên hợp (CLA) trong lòng đỏ trứng có tác dụng giảm nguy cơ của bệnh tim và ung thư. Hàm lượng homocysteine trong máu cao là một yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch do nó làm tổn thương niêm mạc của lòng mạch, dẫn đến tích tụ các mảng vữa làm hẹp lòng mạch, làm lòng mạch dòn, dễ vỡ. Cùng với acid folic, vitamin B6 và B12, betaine, một chất cho methyl có nhiều trong trứng gà (cũng có nhiều trong củ cải đường, rượu vang đỏ…) có tác dụng làm giảm homocystein, nhờ vậy ngăn ngừa được xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lipid lòng đỏ trứng là một nguồn giầu acid béo oleic (một loại MUFA: monounsatured fatty acid = acid béo không no có một nối đôi), chiếm 42% tổng lipid của lòng đỏ trứng cũng có tác dụng như các acid béo omega-3 của trứng, tuy nhiên nó không dễ bị oxy hoá như các acid béo omega-3. Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia (NCEP) và Hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo bữa ăn hàng ngày cần khoảng 14 g MUFA và 9 g PUFA tính cho 1.000 kcal năng lượng tiêu thụ (PUFA: polyunsatured fatty acid = acid béo không no nhiều nối đôi). Ngoài những tác dụng trên, trứng là loại thực phẩm dễ bảo quản. Không giống như thịt sữa hay rau quả, trứng có thể dự trữ ở nhiệt độ trong phòng tới 4 tuần vì lysozyme, ovomacroglobulin và một số thành phần khác có tính kháng khuẩn đã giúp cho trứng không bị ung thối (ở các nước ôn đới người ta không dự trữ trứng trong tủ lạnh mà dự trữ ở điều kiện nhiệt độ tự nhiên trong nhà). Trứng đã là một loại thực phẩm trong bữa ăn của con người hàng thế kỷ nay, nó hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, để thu được tối đa chất lượng dinh
- dưỡng của trứng cần chú ý chế biến trứng đúng cách. Không nên chế biến quá lửa vì nhiệt độ cao làm cho cholesterol trong trứng bị oxy hoá gây hại cho sức khoẻ, ngoài ra nhiệt độ cao cũng làm cho protein biến tính làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng. Tốt nhất nên ăn trứng còn lòng đào như ăn trứng trần nước sôi hoặc làm crem trứng. Ngoài những tác dụng trên, trứng gà còn được coi là thần dược trong việc chữa trị những căn bệnh thông thường khác 1. Bệnh ho Trộn 50ml lòng đỏ trứng gà với 2 thìa cà phê mật ong. Dùng dụng cụ đánh trứng đánh thật đều trong vòng 15phút. Dùng hỗn hợp này để uống hàng ngày sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn ho dai dẳng, kéo dài 2. Bệnh lao Chuẩn bị: 10 quả chanh, 6 quả trứng gà sống, 400gram mật ong, 10ml rượu trắng Cách làm: Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt. Bỏ trứng vào lọ thuỷ tinh sạch. Đổ nước cốt chanh đều lên mặt trứng. Dùng vải sạch che miệng lọ, sau đó dùng giấy bền che kín. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí trong vòng 5-8 ngày. Sau khi phần vỏ trứng được hoà tan, đun nóng mật ong ở nhiệt độ dưới 60oC, cho vào hỗn hợp cùng với 10ml rượu trắng. Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh. - Liều dùng thích hợp từ 10 -15 ml sau mỗi bữa ăn. 3. Bệnh kiết lỵ Những người mắc bệnh kiết lỵ nên thường xuyên ăn trứng gà trong thời gian bị bệnh. Liều dùng như sau: - 2 ngày đầu dùng 12 quả/ ngày, 2giờ/quả. Có thể chế biến trứng gà theo các cách khác nhau. Nên sử dụng trứng gà còn tươi.
- - 3,4 ngày tiếp theo dùng 8 quả/ngày, 3giờ/quả. - 5 - 6 ngày tiếp theo dùng 4 quả/ngày vào 2 buổi sáng, chiều. Ngoài ra, có thể dùng trứng gà để trị bệnh kiết lỵ theo phương pháp sau: - Dùng 100gram quả anh đào tươi ngâm với 100ml rượu trắng trong vòng 2 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó lọc bỏ bã. - Uống 2-3 lần/ngày. Người lớn dùng từ 15-20 ml/ngày. Trẻ em từ 5- 7ml/ngày. 4. Bệnh đau dạ dày - Hoà tan 1 lòng trắng trứng gà vào 200ml nước nguội. Có thể cho thêm 1chút đường. Dùng uống hàng ngày. Lòng trắng trứng gà có tác dụng trung hoà các axit trong dạ dày, giúp việc tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng và không gây các tác dụng phụ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh lý hệ nội tiết - Nguyễn Trung Kiên
48 p | 268 | 57
-
Bài giảng Sinh lý thần kinh thực vật - Nguyễn Trung Kiên
12 p | 211 | 55
-
TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
2 p | 254 | 51
-
Bài giảng Corticoide liệu pháp và nhiễm trùng - TS. Nguyễn Lô
20 p | 166 | 37
-
Bài giảng Học thuyết kinh lạc trong chẩn đoán & điều trị YHCT, ứng dụng vào xoa bóp & bấm huyệt
60 p | 229 | 36
-
Phát hiện mới về tác dụng của rau quả đắng
5 p | 181 | 29
-
Thuốc tác dụng trên hệ adrenergic (Kỳ 1)
5 p | 206 | 20
-
Các món từ trứng gà tốt cho bà bầu
6 p | 162 | 19
-
Tác dụng của mướp đắng
1 p | 413 | 19
-
Tác dụng của vỏ dưa hấu
5 p | 155 | 9
-
Vitamin C làm giảm tác dụng thuốc chữa bệnh ung thư ?
3 p | 114 | 7
-
Bài giảng Phân loại và thời gian tác dụng của insulin - BS. Mã Tùng Phát
42 p | 16 | 7
-
Những tác dụng của rau diếp xoăn
5 p | 119 | 7
-
Tài liệu: Thuốc tác dụng trên hệ Cholinergic
17 p | 80 | 7
-
Tác dụng thần kỳ của rau mùi
3 p | 74 | 5
-
Giảm tác hại của rượu bằng… cà phê
3 p | 118 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu tác dụng của Nicardipine trong điều trị tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
11 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn