Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TÁC DỤNG DỰ PHÒNG RỐI LOẠN LIPID MÁU<br />
CỦA CAO LÁ SEN – HÀ THỦ Ô ĐỎ (FOLIUM NELUMBINIS – RADIX<br />
POLYGONI MULTIFLORI) TRÊN THỰC NGHIỆM<br />
Huỳnh Thị Mỹ Hiền*, Lê Thị Lan Phương*, Nguyễn Thị Sơn*, Nguyễn Phương Dung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Rối loạn lipid máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch (XVĐM) và gây tăng tỷ lệ tử<br />
vong do bệnh lý tim mạch. Phòng ngừa và điều trị rối loạn lipid máu trở thành mối quan tâm hàng đầu. Lá Sen<br />
(LS) và Hà thủ ô đỏ (HTO) là những dược liệu có sẵn trong nước và đã được kết hợp sử dụng trên lâm sàng điều<br />
trị rối loạn lipid máu. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều hòa lipid máu của việc kết hợp lá<br />
Sen và Hà thủ ô đỏ. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc ứng<br />
dụng kết hợp lá Sen và Hà thủ ô đỏ trong phòng ngừa rối loạn lipid máu trên mô hình thực nghiệm.<br />
Mục tiêu: Khảo sát độc tính cấp của cao chiết nước lá Sen, cao chiết nước Hà thủ ô. Xác định tỷ lệ kết hợp<br />
cao lá Sen, cao Hà thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu. Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid<br />
máu của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ trên thực nghiệm.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss albino, trọng lượng 20<br />
± 2 g, mua tại Viện Pasteur TP. HCM. Nghiên cứu thực nghiệm có nhóm chứng trên hai mô hình: rối loạn lipid<br />
máu nội sinh (bằng tiêm phúc mô tyloxapol 500 mg/kg, 5%) và rối loạn lipid máu ngoại sinh (bằng uống<br />
cholesterol 25 mg/kg).<br />
Kết quả: Dmax của cao lá Sen là 11,818 g cao/kg chuột. Liều Dmax của cao Hà thủ ô là 6,09 g cao/kg chuột.<br />
Trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh, kết hợp LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g – HTO 0,4 g giảm cholesterol<br />
toàn phần 23,21%, giảm 25,49% triglycerid, giảm LDL-C 43,43% nhưng chưa thể hiện tác dụng lên HDL-C.<br />
Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh, kết hợp LS-HTO tỷ lệ 2-1 liều LS 0,8 g – HTO 0,4 giảm cholesterol<br />
toàn phần 49,20%, giảm LDL-C 46,47%, tuy nhiên chưa thể hiện tác dụng trên TG và HDL-C.<br />
Kết luận: Kết hợp cao lá Sen – Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 có hiệu quả phòng ngừa rối loạn lipid máu tốt hơn tỷ lệ<br />
1-1 và 1-2. Cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu trên thực nghiệm.<br />
Từ khóa: Lá sen, Hà thủ ô đỏ, dự phòng rối loạn lipid máu.<br />
ABSTRACT<br />
PREVENTING EFFECT OF THE EXTRACT COMBINED FROM FOLIUM NELUMBINIS AND RADIX<br />
POLYGONI MULTIFLORI ON EXPERIMENTAL DYSLIPIDEMIA MICE MODELS<br />
Huynh Thi My Hien, Le Thi Lan Phuong, Nguyen Thi Son, Nguyen Phuong Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 6 - 2016: 11 - 18<br />
<br />
Background: Dyslipidemia is a major cause of atherosclerosis and increasing mortality due to<br />
cardiovascular disease. Prevention and treatment of dyslipidemia has become an essential concern. Folium<br />
Nelumbinis (lotus leaf) and Radix Polygoni multiflora (Fo-ti root) are available domestic herb and have been<br />
combined in dyslipidemia treatment. However, no study has demonstrated preventing effect of Folium<br />
Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combination on experimental dyslipidemia models. This research is<br />
conducted to provide scientific evidences of Folium nelumbinis and Polygonum multiflorum combination in<br />
dyslipidemia treatment.<br />
* Khoa Y Học Cổ Truyền<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Thị Mỹ Hiền ĐT: 01682089687 Email: hienhuynh1008@gmail.com<br />
11<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
Aims of study: Survey the acute toxicity of aqueous Folium Nelumbinis extract and aqueous Radix<br />
Polygoni multiflori extract. Identify the combination doses (combined ratio) of Folium Nelumbinis and Radix<br />
Polygoni multiflori which regulates experimental dyslipidemia. Evaluate prevention effectiveness of Folium<br />
Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combined extract in hyperlipidemic mice.<br />
Methods: Male and female mice, Swiss albino strain, weight 20 ± 2 g, purchased at the Pasteur Institute,<br />
HCM city. Experimental study was conducted with control group on two models: Endogenous dyslipidemia (by<br />
tyloxapol, i.p., 500 mg/kg, 5%) and exogenous dyslipidemia (by cholesterol 25 mg/kg, p.o.).<br />
Results: Dmax of Folium Nelumbinis extract is 11.818 g/kg. Dmax of Polygonum multiflorum is 6.09 g/kg.<br />
On the model of endogenous dyslipidemia, Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori combination (2-1<br />
ratio) with dose 0.8 g Folium nelumbinis - 0.4 g Polygonum multiflorum decreased 23.21% total cholesterol,<br />
25.49% triglyceride and 43.43% LDL-C. On the model of exogenous dyslipidemia, Folium Nelumbinis and Radix<br />
Polygoni multiflori combination (2-1 ratio) with dose 0.8 g Folium nelumbinis - 0.4 g Radix Polygoni multiflori<br />
reduced 49.20% total cholesterol and 46.67% LDL-C.<br />
Conclusion: Combining Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori with 2-1 ratio is optimal for the<br />
prevention of dyslipidemia. Folium Nelumbinis and Radix Polygoni multiflori extract has the preventive effect on<br />
experimental dyslipidemia models.<br />
Key words: Folium Nelumbinis, Radix Polygoni multiflori, the preventive effect on experimental<br />
dyslipidemia models.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ (TG), lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C) và tăng<br />
lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C) trong máu(8).<br />
Rối loạn lipid máu là yếu tố thuận lợi gây Bên cạnh đó, Hà thủ ô (HTO) cũng là một trong<br />
nhiều bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch<br />
những thuốc được sử dụng thông dụng nhất<br />
(XVĐM). Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở bệnh trong YHCT, thông qua cơ chế ức chế tổng hợp<br />
nhân XVĐM là 45%, trong đó bệnh mạch vành<br />
cholesterol, tăng hoạt động của lipoprotein<br />
chiếm 32% và tai biến mạch máu não chiếm lipase (LPL) và tăng bắt giữ các lipoprotein tỉ<br />
18%(6). Do đó phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị trọng thấp, tăng sự biểu hiện gen của thụ thể<br />
rối loạn lipid máu trở thành một trong những lipoprotein mật độ thấp (LDLR) từ đó làm giảm<br />
mối quan tâm hàng đầu của các nước. Đến hiện<br />
nồng độ TC rõ cũng như làm giảm LDL-C trong<br />
nay, rất nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu máu. Trong thực tế lâm sàng, nhiều thầy thuốc<br />
được sử dụng, việc tìm kiếm các thuốc điều trị đã kết hợp lá Sen và Hà thủ ô trong điều trị rối<br />
rối loạn lipid máu hiệu quả, an toàn và ít tác loạn lipid máu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu<br />
dụng phụ trở thành yêu cầu hết sức bức thiết chứng minh hiệu quả điều hòa lipid máu của<br />
Nhiều bài thuốc và vị thuốc từ thiên nhiên việc kết hợp 2 dược liệu trên. Đề tài này được<br />
đã được chứng minh là có tác dụng điều hòa thực hiện nhằm tìm hiểu tác dụng điều hòa lipid<br />
lipid máu như Ngưu tất, Qua lâu, Hà thủ ô đỏ, máu khi phối hợp lá Sen và Hà thủ ô đỏ trên mô<br />
Bán hạ, lá Sen,... Trong đó lá Sen (LS) có tác dụng hình thực nghiệm.<br />
chống oxy hóa, cải thiện chức năng thận, kháng<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
viêm, kháng sinh, giúp giảm cân, điều trị béo phì<br />
và đặc biệt là điều trị rối loạn lipid máu, nhờ vào Nguyên liệu nghiên cứu<br />
cơ chế giảm tổng hợp cholesterol, ức chế hoạt Các dược liệu lá Sen (Folium Nelumbinis) và<br />
động của men tổng hợp acid béo (FAS), acetyl- Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) cung cấp<br />
CoA carboxylase và HMG-CoA reductase làm bởi cửa hàng dược liệu Dũ Hưng, quận 5,<br />
giảm cholesterol toàn phần (TC), triglycerid TP.HCM. Dược liệu đạt tiêu chuẩn cơ sở.<br />
<br />
<br />
12<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cao lá Sen (LS), cao Hà thủ ô đỏ (HTO) được Xác định tỷ lệ kết hợp của cao lá Sen, cao Hà<br />
bào chế bằng cách sắc 2 lần với nước, lọc dịch thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid<br />
chiết đem cô để được cao. Cao lá Sen có hiệu máu trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh<br />
suất chiết 16,34%, độ ẩm 12,94%, độ tro 5,31%. bằng tyloxapol (Triton WR – 1339).<br />
Cao Hà thủ ô có hiệu suất chiết 16,99%, độ ẩm Chuột thử nghiệm sau khi nuôi ổn định 1<br />
15,54%, độ tro 4,15%. Định tính bằng sắc ký lớp tuần được chia ngẫu nhiên thành 8 lô (mỗi lô 6<br />
mỏng của cao lá Sen, cao Hà thủ ô cho các vết có chuột).<br />
màu sắc và Rf tương tự với mẫu đối chiếu lá Sen,<br />
Lô chứng, lô bệnh: uống nước cất.<br />
Hà thủ ô.<br />
Lô atorvastatin (lô đối chiếu): Uống<br />
Phương tiện atorvastatin 10 mg/kg.<br />
Hóa chất Lô lá Sen (LS): Uống lá Sen với liều 1,2 g<br />
Cholesterol – Sigma, tyloxapol (triton WR- dược liệu/kg.<br />
1339) – Sigma, cholic acid – Sigma. Lô Hà thủ ô đỏ (HTO): Uống Hà thủ ô đỏ với<br />
Thuốc đối chiếu liều 1,2 g dược liệu/kg.<br />
Atorvastatin 10 mg lô F922– Công ty Lô LS-HTO (1-1): Uống lá Sen 0,6 g dược<br />
Flamingo Ltd liệu/kg và Hà thủ ô đỏ 0,6 g dược liệu/kg.<br />
Thiết bị dụng cụ Lô LS-HTO (1-2): Uống lá Sen liều 0,4 g dược<br />
Cân phân tích (độ nhạy 0,0001 mg), lò nung, liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,8 g dược liệu/kg.<br />
bếp cách thủy, máy chụp hình, một số dụng cụ Lô LS-HTO (2-1): Uống lá Sen liều 0,8 g dược<br />
thường quy trong phòng thí nghiệm. liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,4 g dược liệu/kg.<br />
Động vật nghiên cứu Chuột trong các lô được cho uống thuốc thử<br />
Chuột nhắt trắng Swiss albino, khỏe mạnh, nghiệm hằng ngày trong 14 ngày. Vào ngày 14,<br />
đồng đều về giới tính, 6-8 tuần tuổi, trọng lượng một giờ sau khi uống thuốc, chuột được gây rối<br />
20 ± 2 g, cung cấp bởi Viện Pasteur TP. Hồ Chí loạn lipid máu bằng tiêm phúc mô tyloxapol liều<br />
Minh. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chuột 500 mg/kg, 5%. Vào ngày 15, một giờ sau khi<br />
được nuôi trong môi trường ổn định về dinh uống thuốc và 24 giờ sau tiêm tyloxapol, tiến<br />
dưỡng. hành lấy máu tim chuột định lượng nồng độ các<br />
chỉ số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C,<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
HDL-C bằng phương pháp đo quang.<br />
Khảo sát độc tính cấp của cao lá Sen, cao Hà<br />
Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid<br />
thủ ô đỏ.<br />
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô<br />
Giai đoạn thăm dò (4 chuột/lô): Khởi đầu hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol<br />
từ liều cao nhất có thể bơm được qua kim đầu (triton WR-1339).<br />
tù cho uống. Xác định liều LD0 (liều tối đa<br />
Chuột được chia thành 5 lô (mỗi lô 6 chuột).<br />
không gây chết) và liều LD100 (liều tối thiểu<br />
gây chết 100%). Lô chứng, lô bệnh: Uống nước cất.<br />
<br />
Giai đoạn xác định (20 chuột /lô): Chuột Lô atorvastatin (lô đối chiếu): Uống<br />
được chia lô và cho sử dụng thuốc ở các liều atorvastatin 10 mg/kg.<br />
trong khoảng LD0 và LD100 chia theo cấp số nhân. Lô LS-HTO (1): Uống lá Sen liều 0,8 g dược<br />
liệu/kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,4 g dược liệu/kg.<br />
Đánh giá kết quả<br />
Lô LS-HTO (2): Uống lá Sen liều 0,4 g dược<br />
Xác định Dmax hoặc LD50 theo phương pháp<br />
liệu /kg và Hà thủ ô đỏ liều 0,2 g dược liệu/kg.<br />
Karber-Behrens (nếu có).<br />
<br />
<br />
13<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
<br />
Chuột trong các lô được cho uống thuốc thử Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực<br />
nghiệm hằng ngày trong 14 ngày. Vào ngày 14, nghiệm<br />
một giờ sau khi uống thuốc, chuột được gây rối Các dữ liệu được trình bày dưới dạng Mean<br />
loạn lipid máu bằng tiêm phúc mô tyloxapol liều ± SEM. Việc xử lý thống kê trong đề tài này dùng<br />
500 mg/kg, 5%. Vào ngày 15, một giờ sau khi phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Phương pháp<br />
uống thuốc và 24 giờ sau tiêm tyloxapol, tiến thống kê được sử dụng là phép kiểm Student<br />
hành lấy máu tim chuột định lượng nồng độ các cho 2 dãy số liệu độc lập. So sánh sự khác nhau<br />
chỉ số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL-C, giữa các nhóm có tác dụng điều trị rối loạn lipid<br />
HDL-C bằng phương pháp đo quang. máu bằng phép kiểm ANOVA một chiều, một<br />
Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid yếu tố. Sự khác nhau được xem là có ý nghĩa khi<br />
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô giá trị p < 0,05.<br />
hình gây rối loạn lipid máu bằng cholesterol KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 lô (mỗi Độc tính cấp<br />
lô 6 chuột): Liều Dmax của cao lá Sen là 11,818 g cao/kg<br />
Lô chứng: Uống nước cất. chuột, tương đương 361,62 g dược liệu<br />
Lô bệnh: Uống cholesterol 25 mg/kg trong khô/người 60 kg. Liều Dmax của cao Hà thủ ô đỏ<br />
dầu thực vật và nước cất. là 6,09 g cao/kg chuột tương đương 179,22 g<br />
Lô atorvastatin (đối chiếu): Uống cholesterol dược liệu khô/người 60 kg.<br />
25 mg/kg trong dầu thực vật và atorvastatin 10 Dmax của cao lá Sen gấp 40 lần so với liều<br />
mg/kg. sử dụng trên người và Dmax của cao Hà thủ ô<br />
đỏ gấp 30 lần so với liều sử dụng trên người.<br />
Lô LS-HTO (1): Uống cholesterol 25 mg/kg Điều này cho phép nhận định rằng cao lá Sen<br />
trong dầu thực vật và cao Lá sen – Hà thủ ô với và cao Hà thủ ô đỏ sử dụng an toàn trên súc<br />
liều tương đương 0,8 g dược liệu lá Sen và 0,4 g vật thử nghiệm.<br />
dược liệu Hà thủ ô/kg. Trong thực tế sử dụng kết hợp lá Sen và Hà<br />
Lô LS-HTO (2): Uống cholesterol 25 mg/kg thủ ô đỏ cũng chưa ghi nhận các tác dụng bất lợi<br />
trong dầu thực vật và cao Lá sen – Hà thủ ô với trên bệnh nhân.<br />
liều tương đương 0,4 g dược liệu lá Sen và 0,2 g Đề tài chưa có điều kiện khảo sát tác dụng<br />
dược liệu Hà thủ ô/kg. phụ của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ khi sử dụng<br />
dài ngày. Với một chế phẩm phòng ngừa và<br />
Nước cất hoặc dung dịch cholesterol pha<br />
điều trị rối loạn lipid máu thời gian dùng<br />
trong dầu thực vật được cho uống vào 8-9 giờ<br />
thuốc thường kéo dài. Vì thế, cần phải tiếp tục<br />
sáng mỗi ngày. Atorvastatin và cao thuốc được tiến hành nghiên cứu độc tính bán trường<br />
cho uống vào lúc 3 - 4 giờ chiều. Sau 8 tuần thử diễn của cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ để làm cơ sở<br />
nghiệm, gây mê và lấy máu tim chuột để định cho các bước triển khai lâm sàng sau này.<br />
lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C, Xác định tỷ lệ kết hợp của cao lá Sen, cao Hà<br />
LDL-C bằng phương pháp đo quang. thủ ô đỏ có tác dụng dự phòng rối loạn lipid<br />
máu trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh<br />
bằng tyloxapol (Triton WR – 1339).<br />
<br />
<br />
14<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500<br />
mg/kg, 5%.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm Cholesterol TP (mg/dl) Triglycerid (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất + Nước muối sinh lý 121,32 ± 17,14 198,34 ± 38,57<br />
Bệnh Nước cất + TYL (500 mg) 534,84 ± 34,85*** 1255,32 ± 48,33 ***<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg) 415,81 ± 38,07 ***### 1176,31 ± 66,57 ***#<br />
Lá Sen (LS) LS (1,2 g) + TYL (500 mg) 369,93 ± 62,25 ***### 1160,42 ± 57,60 ***##<br />
Hà thủ ô (HTO) HTO (1,2 g) + TYL (500 mg) 465,97 ± 91,82 *** 1152,09 ± 107,35 ***<br />
LS-HTO (1-1) LS (0,6 g) – HTO (0,6 g) + TYL (500 mg) 412,35 ± 55,56 ***## 1259,06 ± 91,12 ***<br />
LS-HTO (1-2) LS (0,4g) – HTO (0,8 g) + TYL (500 mg) 346,11 ± 101,46 ***## 1083,87 ± 183,18 ***<br />
LS-HTO (2-1) LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg) 410,71 ± 103,61 ***# 935,40 ± 222,93 ***##<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001)<br />
Nhận xét: Lô LS-HTO (2-1) làm giảm (23,21%) nồng độ<br />
Lô LS-HTO (1-1) giảm (2,29%) cholesterol cholesterol và giảm (25,49%) nồng độ triglycerid,<br />
toàn phần có ý nghĩa thống kê so với nhóm có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh.<br />
bệnh. Lô LS-HTO (1-2) làm giảm (35,29%) nồng Như vậy với cả 3 tỷ lệ kết hợp LS-HTO (1-1),<br />
độ cholesterol, có ý nghĩa thống kê so với nhóm LS-HTO (1-2), LS-HTO (2-1) đều làm giảm nồng<br />
bệnh. Lô LS-HTO (1-1) và LS-HTO (1-2) không độ cholesterol toàn phần và chỉ có lô LS-HTO (2-<br />
ảnh hưởng trị số triglycerid. 1) làm giảm triglycerid có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 1. Nồng độ HDL-C, LDL-C trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500 mg/kg, 5%.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm HDL-C (mg/dl) LDL-C (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất + Nước muối sinh lý 66,17 ± 18,92 15,48 ± 4,51<br />
Bệnh Nước cất + TYL (500 mg) 92,55 ± 19,74 * 191,22 ± 25,47 ***<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg) 117,73 ± 35,34 # 62,82 ± 29,40 **###<br />
Lá Sen (LS) LS (1,2 g) + TYL (500 mg) 67,56 ± 27,74 70,29 ± 34,35 **###<br />
Hà thủ ô (HTO) HTO (1,2 g) + TYL (500 mg) 109,58 ± 53,64 125,97 ± 71,78 **<br />
LS-HTO (1-1) LS (0,6 g) – HTO (0,6 g) + TYL (500 mg) 89,62 ± 33,70 70,91 ± 66,23 ##<br />
LS-HTO (1-2) LS (0,4 g) – HTO (0,8 g) + TYL (500 mg) 98,02 ± 50,27 31,31 ± 38,34 ###<br />
LS-HTO (2-1) LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg) 115,46 ± 48,76 * 108,17 ± 63,52 **##<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001)<br />
Nhận xét: Lô LS-HTO (2-1) làm giảm (43,43%) nồng độ<br />
Lô bệnh có nồng độ HDL-C tăng 39,87%, LDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh và<br />
LDL-C tăng 11,35 lần so với lô chứng. Điều này tăng HDL-C (24,75%) khác biệt có ý nghĩa thống<br />
phù hợp với cơ chế gây rối loạn lipid máu của<br />
kê so với nhóm chứng.<br />
tyloxapol, đó là ức chế men lipoprotein lipase<br />
làm ức chế oxy hóa VLDL từ đó làm tăng nồng Kết quả ở Bàng 2 cho thấy cả lô kết hợp LS-<br />
độ của các chỉ số HDL-C và LDL-C. HTO (1-1), (1-2), (2-1) đều làm giảm hàm lượng<br />
Lô LS-HTO (1-1) có nồng độ LDL-C giảm LDL-C so với nhóm bệnh. Tuy nhiên chỉ có lô<br />
(62,91%) và lô LS-HTO (1-2) làm giảm (83,63%) LS-HTO (2-1) tác động làm tăng HDL-C.<br />
nồng độ LDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm Như vậy, số liệu trình bày trong Bảng 1 và<br />
bệnh. Hai lô (1-1), (1-2) không ảnh hưởng trị số Bảng 2 cho thấy tỷ lệ kết hợp LS-HTO (2-1) với<br />
HDL-C. liều LS 0,8 g/kg và HTO 0,4 g/kg là tối ưu khi thể<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
<br />
hiện tác dụng làm giảm trị số cholesterol, Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid<br />
triglycerid, LDL-C và tăng HDL-C ở mô hình máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô<br />
hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol<br />
gây rối loạn lipid nội sinh.<br />
(triton WR-1339).<br />
Bảng 2. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500<br />
mg/kg, 5%.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm Cholesterol TP (mg/dl) Triglycerid (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất + Nước muối sinh lý 115,55 ± 17,71 188,26 ± 59,66<br />
Bệnh Nước cất + TYL (500 mg) 422,28 ± 38,83 *** 1212,17 ± 34,05 ***<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg) 382,34 ± 35,56 *** 1222,03 ± 48,39 ***<br />
LS-HTO (1) LS (0,8g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg) 399,68 ± 43,22 *** 1164,09 ± 13,39 ***##<br />
LS-HTO (2) LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + TYL (500 mg) 422,72 ± 39,77 *** 1172,27 ± 16,07 ***#<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01)<br />
Nhận xét Lô LS-HTO (1) có nồng độ triglycerid thấp<br />
Cả 3 lô uống thuốc atorvastatin, LS-HTO (1), nhất trong các nhóm điều trị, giảm (3,97%) so với<br />
LS-HTO (2) đều làm giảm cholesterol toàn phần nhóm bệnh. Lô LS-HTO (2) làm giảm (3,29%)<br />
nhưng không có ý nghĩa thống kê. nồng độ triglycerid so với nhóm bệnh.<br />
Bảng 3. Nồng độ HDL-C, LDL-C trong máu chuột nhắt sau tiêm tyloxapol (TYL) liều 500 mg/kg, 5%.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm HDL-C (mg/dl) LDL-C (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất + Nước muối sinh lý 62,02 ± 22,03 15,88 ± 9,41<br />
Bệnh Nước cất + TYL (500 mg) 96,94 ± 14,64 ** 82,91 ± 29,66 ***<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + TYL (500 mg) 94,56 ± 5,85 ** 43,38 ± 29,45 #<br />
LS-HTO (1) LS (0,8g) – HTO (0,4 g) + TYL (500 mg) 107,75 ± 11,54 ** 59,11 ± 44,85 *<br />
LS-HTO (2) LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + TYL (500 mg) 108,86 ± 18,59 ** 79,41 ± 37,41 **<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001); Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với<br />
nhóm bệnh (#: p < 0,05)<br />
Nhận xét: Lô LS-HTO (1) và LS-HTO (2) làm và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm<br />
tăng HDL-C có ý nghĩa thống kê so với nhóm triglycerid, tăng HDL-C, giảm LDL-C và<br />
chứng. không tác dụng trên cholesterol toàn phần.<br />
Lô LS-HTO (1) và LS-HTO (2) làm giảm Như vậy cao kết hợp LS-HTO đã thể hiện tác<br />
nồng độ LDL-C (3,97%, 3,29%) so với lô bệnh dụng dự phòng rối loạn lipid máu tùy trên mô<br />
không có ý nghĩa thống kê. hình gây rối loạn lipid máu bằng tyloxapol.<br />
Tuy nhiên hiệu lực trên các thông số lipid máu<br />
Số liệu trình bày ở Bảng 3 và Bảng 4 cho<br />
còn phù hợp vào liều sử dụng.<br />
thấy liều kết hợp LS 0,8 g/kg – HTO 0,4 g/kg<br />
Bảng 4. Nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid trong máu chuột nhắt ở mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại<br />
sinh bằng cholesterol.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm Cholesterol TP (mg/dl) Triglycerid (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất 122,14 ± 23,74 132,98 ± 19,70<br />
Bệnh Nước cất + Cholesterol (25 mg/kg) 265,58 ± 62,93 *** 133,99 ± 22,61<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + Cholesterol (25 mg/kg) 161,78 ± 111,35 # 103,24 ± 55,36<br />
LS-HTO (1) LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + Cholesterol (25 mg/kg) 134,92 ± 21,76 ### 114,39 ± 6,50<br />
LS-HTO (2) LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + Cholesterol (25 mg/kg) 190,13 ± 33,30 **# 140,01 ± 21,85<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01, ###: p < 0,001).<br />
<br />
<br />
16<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Đánh giá tác dụng dự phòng rối loạn lipid nhóm bệnh có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
máu của cao kết hợp lá Sen – Hà thủ ô trên mô bệnh (p < 0,05).<br />
hình gây rối loạn lipid máu bằng cholesterol. Nồng độ triglycerid của nhóm atorvastatin<br />
Nhận xét: Nồng độ cholesterol toàn phần ở và nhóm LS-HTO (1) giảm (22,95%, 14,63%) so<br />
nhóm LS-HTO (1) thấp nhất trong các nhóm với nhóm bệnh không có ý nghĩa thống kê.<br />
được điều trị và giảm (49,20%) so với nhóm bệnh Nhóm LS-HTO (2) không ảnh hưởng lên nồng<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nhóm độ triglycerid so với nhóm bệnh.<br />
atorvastatin và nhóm LS-HTO (2) làm giảm nồng<br />
độ cholesterol toàn phần (39,09%, 28,41%) so với<br />
Bảng 5. Nồng độ HDL-C và LDL-C trong máu chuột nhắt ở mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng<br />
cholesterol.<br />
Lô (n = 6) Liều thử nghiệm HDL-C (mg/dl) LDL-C (mg/dl)<br />
Chứng Nước cất 75,15 ± 20,48 17,71 ± 14,24<br />
Bệnh Nước cất + Cholesterol (25 mg/kg) 75,90 ± 17,14 165,56 ± 62,42 ***<br />
Atorvastatin Atorvastatin (10 mg/kg) + Cholesterol (25 mg/kg) 54,82 ± 30,80 88,29 ± 84,99 #<br />
LS-HTO (1) LS (0,8 g) – HTO (0,4 g) + Cholesterol (25 mg/kg) 54,84 ± 18,53 57,20 ± 11,24 ***##<br />
LS-HTO (2) LS (0,4 g) – HTO (0,2 g) + Cholesterol (25 mg/kg) 100,98 ± 32,52 61,15 ± 23,78 **##<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (*: p < 0,05, **: p < 0,01, ***: p < 0,001)<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh (#: p < 0,05, ##: p< 0,01)<br />
Nhận xét: Mô hình không gây tác động lên Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hy<br />
chuyển hóa HDL-C trong máu của chuột nhắt vọng chế phẩm từ lá Sen kết hợp Hà thủ ô đỏ có<br />
trắng trong thử nghiệm nên không ghi nhận tiềm năng ứng dụng trên lâm sàng trong dự<br />
được tác dụng của thuốc. phòng rối loạn lipid máu. Cần có những nghiên<br />
Nồng độ LDL-C ở nhóm LS-HTO (1) và LS- cứu tiếp theo về liều tác dụng tối ưu, đánh giá<br />
HTO (2) giảm (65,45%, 63,07%) so với nhóm tác dụng của thuốc khi sử dụng dài ngày, lựa<br />
bệnh có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). chọn dạng bào chế thích hợp để tiện lợi hơn cho<br />
người dùng.<br />
Số liệu được trình bày ở bảng 5 và bảng 6<br />
cho thấy sự kết hợp LS-HTO (1) (LS 0,8 g – HTO KẾT LUẬN<br />
0,4 g) và LS-HTO (2) (LS 0,4 g – HTO 0,2 g) làm Xác định được liều Dmax của cao lá Sen là<br />
giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-C, 11,818 g cao/kg chuột, gấp 40 lần so với liều sử<br />
không tác động lên nồng độ triglycerid và HDL- dụng trên người. Liều Dmax của cao Hà thủ ô đỏ<br />
C trong mô hình gây rối loạn lipid máu ngoại là 6,09 g cao/kg chuột, gấp 30 lần so với liều sử<br />
sinh bằng cholesterol. Tuy nhiên, hiệu lực và ưu dụng trên người. Điều này cho phép nhận định<br />
tiên trên thông số lipid nào còn phụ thuộc vào rằng cao lá Sen và cao Hà thủ ô được sử dụng<br />
liều kết hợp được sử dụng. tương đối an toàn trên động vật thử nghiệm.<br />
Từ kết quả thực nghiệm trên mô hình gây rối Trên mô hình rối loạn lipid máu nội sinh do<br />
loạn lipid máu nội sinh bằng tyloxapol và mô tyloxapol (500 mg/kg, 5%), kết hợp cao lá Sen –<br />
hình gây rối loạn lipid máu ngoại sinh bằng Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 với liều LS 0,8 g/kg – HTO<br />
cholesterol, chúng tôi nhận thấy kết hợp lá Sen 0,4 g/kg và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm<br />
và Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 có tác dụng dự phòng triglycerid, tăng HDL-C, giảm LDL-C và không<br />
rối loạn lipid máu trên thực nghiệm. Các liều lá tác dụng trên cholesterol toàn phần.<br />
Sen kết hợp Hà thủ ô với tỷ lệ 2-1 sẽ tác động<br />
Trên mô hình rối loạn lipid máu ngoại sinh<br />
khác nhau lên các thông số lipid máu.<br />
do cholesterol (25 mg/kg), kết hợp cao lá Sen –<br />
<br />
<br />
17<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 với liều LS 0,8 g/kg – HTO 5. Lê Thị Lan Phương, Nguyễn Phương Dung (2013). Đánh giá<br />
tác dụng điều hòa lipid máu của bột sấy phun từ đài hoa Bụt<br />
0,4 g/kg và LS 0,4 g/kg – HTO 0,2 g/kg làm giảm giấm (Hibiscus sabdariffa L. Malvaceae) trên chuột nhắt. Y Học<br />
nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-C, không TP. Hồ Chí Minh. phụ san số 1 (tập 17), tr. 369-372.<br />
6. Phạm Khuê (2000). Xơ vữa động mạch, bệnh học tuổi già. NXB Y<br />
tác động lên nồng độ triglycerid và HDL-C.<br />
Học tr. 8-87, 178-202.<br />
Như vậy, cao lá Sen – Hà thủ ô đỏ tỷ lệ 2-1 có 7. Vương Ngọc Châu, Nguyễn Phương Dung (2013). Nghiên<br />
cứu tác dụng dự phòng rối loạn lipid máu của cao Sơn Tra<br />
thể được sử dụng với mục đích dự phòng rối<br />
(Fructus Mali Doumeri) - Cốc nha (Fructus Oryzae Sativae) trên<br />
loạn lipid máu. chuột nhắt trắng. Luận văn thạc sĩ Y Học Cổ Truyền, Đại học Y<br />
Dược TP. HCM, tr. 4-40.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Wu CH và các cộng sự (2010). Improvement in high-fat diet-<br />
1. Bộ Y Tế. Viện dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác induced obesity and body fat accumulation by a Nelumbo<br />
dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học và kỹ thuật, nucifera leaf flavonoid-rich extract in mice. J Agric Food Chem.<br />
tr. 131-138, 355-386. 58(11), p. 7075 - 7081.<br />
2. Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà<br />
xuất bản Y Học, tr. 48, 55, 59, 818, 833, 836.<br />
3. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của Ngày nhận bài báo: 30/07/2016<br />
thuốc. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2016<br />
4. Korolenko TA et al. (2011). Influence of atorvastatin on<br />
fractional and subfractional composition of serum lipoproteins Ngày bài báo được đăng: 25/11/2016<br />
and MMP activity in mice with Triton WR 1339-induced<br />
lipaemia. J Pharm Pharmacol. 63(6), p. 833-839.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />