Tài liệu học tập Nguyên lý thống kê kinh tế: Phần 1
lượt xem 7
download
Tài liệu học tập Nguyên lý thống kê kinh tế: Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: tổng quan về thống kê; trình bày kết quả thống kê; các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu học tập Nguyên lý thống kê kinh tế: Phần 1
- TÀI LIỆU HỌC TẬP NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
- Tài liệu thuộc bản quyền của Trường Đại học Đại Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA KẾ TOÁN ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân (Chủ biên) TÀI LIỆU HỌC TẬP NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - 2023
- TẬP THỂ TÁC GIẢ ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân (Chủ biên) BIÊN SOẠN ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân ThS. Nguyễn Thị Hồng Duyên 4
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 10 LỜI NÓI ĐẦU 11 Chương 1 13 TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ 1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê 13 1.1.1. Khái niệm thống kê 13 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê 15 1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của 16 thống kê 1.2.1. Cơ sở lý luận 16 1.2.2. Cơ sở phương pháp luận 17 1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 18 1.3.1. Tổng thể thống kê (Population) 18 1.3.2. Mẫu (Sample) 18 1.3.3. Tiêu thức thống kê (Statistical Criteria) 18 1.3.4. Chỉ tiêu thống kê (Statistical Indicator) 20 1.4. Quá trình nghiên cứu thống kê 21 1.4.1. Điều tra thống kê (Statistical Survey) 21 1.4.2. Tổng hợp thống kê 34 5
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ 1.4.3. Phân tích và dự báo thống kê 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 42 Chương 2 59 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ THỐNG KÊ 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ 59 thống kê 2.1.1. Khái niệm phân tổ thống kê 59 2.1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê 60 2.1.3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê 61 2.2. Các bước phân tổ thống kê 62 2.2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tổ 62 2.2.2. Xác định số tổ cần thiết và khoảng cách tổ 63 2.2.3. Dãy số phân phối (Distribution Sequence) 69 2.3. Trình bày kết quả phân tổ 72 2.3.1. Bảng thống kê 72 2.3.2. Đồ thị thống kê (Histogram) 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 78 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 80 Chương 3 99 CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute Figure) 99 6
- Mục lục 3.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tuyệt đối 99 3.1.2. Các loại số tuyệt đối 101 3.1.3. Đơn vị tính của số tuyệt đối 102 3.2. Số tương đối (Relative Figure) 104 3.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối 104 3.2.2. Các loại số tương đối và phương pháp tính 106 3.2.3. Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối 114 3.3. Số bình quân (Mean) 114 3.3.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của số bình quân 114 3.3.2. Các loại số bình quân và phương pháp tính 116 3.3.3. Điều kiện vận dụng số bình quân 131 3.4 Mốt (Mode - Mo) 133 3.4.1. Khái niệm 133 3.4.2. Phương pháp xác định 133 3.5. Số trung vị (Median - Me) 138 3.5.1. Khái niệm 138 3.5.2. Phương pháp xác định số trung vị 138 3.5.3. Trường hợp sử dụng số trung vị 140 3.6. Độ biến thiên của tiêu thức 141 3.6.1. Ý nghĩa việc nghiên cứu độ biến thiên của tiêu thức 141 3.4.2. Phương pháp tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên 143 của tiêu thức TÓM TẮT CHƯƠNG 3 151 7
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 151 CHƯƠNG 4 170 DÃY SỐ THỜI GIAN 4.1. Khái niệm 170 4.1.1. Khái niệm, cấu tạo 170 4.1.2. Phân loại dãy số biến động thời gian 171 4.1.3. Ý nghĩa và các yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian 173 4.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 174 4.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian (y) 174 4.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 179 4.2.3. Tốc độ phát triển 184 4.2.4. Tốc độ tăng (giảm) 187 4.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn 190 4.3. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn 192 4.3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối 192 bình quân 4.3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 193 4.4. Phần mềm xử lý số liệu thống kê thông dụng 194 hiện nay TÓM TẮT CHƯƠNG 4 197 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 197 8
- Mục lục Chương 5 219 CHỈ SỐ 5.1. Khái niệm và phân loại chỉ số 219 5.1.1. Khái niệm chỉ số 219 5.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số 221 5.1.3. Tính chất của chỉ số 222 5.1.4. Tác dụng của chỉ số 222 5.1.5. Phân loại chỉ số 223 5.2. Phương pháp tính một số loại chỉ số 226 5.2.1. Tính chỉ số cá thể 226 5.2.2. Tính chỉ số chung 227 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 244 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 245 9
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 64 2020, 2021 và 2022 Bảng 2.2. Phân tổ công nhân Doanh nghiệp N (tháng 65 8/2019) Bảng 2.3. Bảng Phân bố dân số theo nhóm tuổi 66 Bảng 2.4. Tên bảng thống kê (tiêu đề chung) 74 Bảng 2.5. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của cả 75 nước 2016 - 2020 chia theo vùng Bảng 5.1. Số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa tại cửa 227 hàng X Bảng 5.2. Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại cửa hàng X 238 10
- LỜI NÓI ĐẦU T hống kê có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các phương pháp thống kê là công cụ hữu hiệu, trợ giúp đắc lực trong công việc của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý. Xuất phát từ yêu cầu giảng dạy và học tập môn học Nguyên lý thống kê kinh tế cho sinh viên khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Đại Nam, nhóm tác giả đã biên soạn tài liệu học tập “Nguyên lý Thống kê kinh tế” dựa trên đề cương học phần Nguyên lý thống kê kinh tế gồm các chương sau: - Chương 1: Tổng quan về Thống kê - Chương 2: Trình bày kết quả thống kê - Chương 3: Các mức độ của các hiện tượng kinh tế xã hội - Chương 4: Dãy số thời gian - Chương 5: Chỉ số Tài liệu này được viết cô đọng, tập trung vào một số phương pháp thống kê thiết thực nhất, với nhiều ví dụ minh họa sinh động, dễ hiểu. Cuối mỗi chương đều có phần tóm tắt nội dung, hệ thống các câu hỏi ôn tập và bài tập vận 11
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ dụng để người học có thể áp dụng và tự đánh giá mức độ lĩnh hội từng nội dung kiến thức. Tài liệu học tập được nhóm tác giả Khoa Kế toán, Trường Đại học Đại Nam biên soạn, cụ thể như sau: ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân biên soạn các chương 1, 2 và 5; ThS. Nguyễn Thị Hồng Duyên biên soạn các chương 3 và 4. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học chuyên ngành thống kê đã đọc và cho ý kiến bổ sung để tài liệu này được hoàn thiện hơn. Do lần đầu xuất bản nên tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc. Hà Nội, tháng 03 năm 2023 Nhóm tác giả 12
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỐNG KÊ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương 1, người học có thể: - Nắm vững khái niệm, đối tượng nghiên cứu và cơ sở khoa học của thống kê học; - Phân biệt một số khái niệm thường dùng trong nghiên cứu thống kê; - Vận dụng các kiến thức về quá trình nghiên cứu thống kê: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự báo thống kê. NỘI DUNG 1.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê 1.1.1. Khái niệm thống kê Thống kê (Statistics) là thuật ngữ chúng ta gặp thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này được liệt kê dưới đây: 13
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Một là, thống kê là những số liệu được thu thập, tổng hợp và xử lý theo phương pháp nào đó nhằm phản ánh các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như: giá trị xuất khẩu hàng năm của những hàng hóa chủ yếu của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nào đó; mức độ ô nhiễm không khí của một khu vực đô thị nào đó trong năm; hoặc tổng sản phẩm nội vùng (GRDP - Gross Regional Domestic Product) của một tỉnh/thành vào thời điểm nào đó... Hai là, thống kê là tập hợp các phương pháp thu thập, trình bày và tổ chức số liệu để nghiên cứu mặt lượng nhằm đưa ra những nhận xét về tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Ba là, thống kê là việc thu thập, tổng hợp, giải thích và dự báo các mức độ của hiện tượng nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Với những cách hiểu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về thống kê một cách tổng quát như sau: Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, tổng hợp, tổ chức dữ liệu và phân tích định lượng (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Khi nghiên cứu các hiện tượng trong đời sống chúng ta nhận thấy tất cả các sự vật, hiện tượng đều có hai mặt không tách rời nhau đó là mặt chất và mặt lượng. Để tìm hiểu mặt chất của các hiện tượng, người ta phải sử dụng 14
- Chương 1. Tổng quan về thống kê các phương pháp xử lý phù hợp số lượng lớn các đơn vị cấu thành hiện tượng. Thống kê được chia thành hai lĩnh vực: - Thống kê mô tả (Descriptive statistics): sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu. - Thống kê suy luận (Inferential statistics): bao gồm các phương pháp ước lượng và kiểm định các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu ban đầu. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê Thống kê nghiên cứu các vấn đề của các hiện tượng kinh tế - xã hội. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê rất rộng. Tuy nhiên, về bản chất, thống kê học nêu lên các biểu hiện bằng con số về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển... (tức là số lượng và quan hệ chất lượng) của hiện tượng nghiên cứu. Tất cả các hiện tượng kinh tế - xã hội mà thống kê nghiên cứu phải là các hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Mục đích của việc nghiên cứu số lớn các đơn vị hiện tượng cá biệt là nhằm loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, cá biệt của chúng; từ đó, làm bộc lộ rõ tính tất nhiên, tính phổ biến, điển hình chung cũng như quy luật chung nhất của hiện tượng nghiên cứu. 15
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Với những phân tích trên, tác giả Trần Thị Kim Thu (2011) đã đưa ra tổng kết đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê 1.2.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình hình thành và phát triển của thực tiễn xã hội cho thấy thống kê học phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận. Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ, ví dụ: khi một doanh nghiệp nghiên cứu thống kê hành vi người tiêu dùng đối với một loại sản phẩm nào đó, người ta phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ lý luận các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn thông qua các phân tích và dự báo xu hướng tiêu dùng của người dân…. Muốn thống kê tổng sản phẩm bình quân đầu người của một tỉnh/thành (GRDP) ta cần hiểu tổng sản phẩm bình quân đầu người là gì? GRDP được tính bằng bao nhiêu phương pháp và do bao nhiêu nhân tố tạo thành...? Thông thường chỉ tiêu GRDP của tỉnh gồm 5 yếu tố cấu thành, đó là: 1) Khấu hao tài sản cố định; 2) Thuế sản xuất; 3) Lợi nhuận; 4) Tiền lương, tiền công;… và 5) Thu nhập hỗn hợp. Bên cạnh đó, GRDP được tính bằng phương pháp sản xuất và phương pháp 16
- Chương 1. Tổng quan về thống kê thu nhập. Mỗi phương pháp lại cho chúng ta một cách tiếp cận riêng theo từng bộ số liệu. Như vậy, có nghĩa là khi các đối tượng muốn dùng thống kê để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, người ta phải căn cứ vào cơ sở nhận thức đầy đủ được tính bản chất cũng như quy luật phát sinh, phát triển của chính các hiện tượng đó. 1.2.2. Cơ sở phương pháp luận Như chúng ta đã biết, thực tế chứng minh chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Quá trình nghiên cứu thống kê cũng không nằm ngoài quy luật này. Thực tiễn và lý thuyết cho thấy, quá trình nghiên cứu thống kê thường gồm ba giai đoạn chính như sau: điều tra thống kê (thu thập các thông tin sơ cấp ban đầu), tổng hợp thống kê (chỉnh lý và hệ thống lại các dữ liệu từ tài liệu ban đầu thành những thông tin có ích phục vụ quá trình nghiên cứu thống kê) và phân tích thống kê (giải thích tính quy luật của dữ liệu thống kê và đưa ra các dự báo trong tương lai). Các giai đoạn này không hề tách rời nhau mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả của giai đoạn trước sẽ là nền tảng cơ sở để giai đoạn sau thực hiện. Việc tổ chức thực hiện bất kỳ một giai đoạn nào không tốt đều có thể có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Từ phân tích nói trên cho ta thấy, cơ sở phương pháp luận của thống kê học là chủ nghĩa duy vật biện chứng. 17
- TLHT NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ 1.3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 1.3.1. Tổng thể thống kê (Population) Tổng thể thống kê: là tập hợp của các phần tử (hay đơn vị) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích định lượng một hoặc một số đặc điểm của chúng theo mục đích nghiên cứu. Các phần tử (element) (hay đơn vị) của tổng thể thống kê gọi là đơn vị tổng thể. Ví dụ: muốn tính năng suất lao động trung bình của một công nhân viên trong một doanh nghiệp thì khi đó, tổng thể sẽ là tổng số cán bộ công nhân viên trong khi mỗi cán bộ công nhân viên chính là đơn vị của tổng thể. Như vậy, theo tác giả Chu Văn Tuấn (2008), thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là xác định các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, vì nó chứa đựng những thông tin ban đầu cần cho quá trình nghiên cứu. Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được gọi là tổng thể bộc lộ. Bên cạnh đó, có thể gặp trường hợp các đơn vị tổng thể không trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được, ta gọi đó là tổng thể tiềm ẩn. Ngoài ra, tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể đồng chất. Ngược lại, nếu tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) không giống nhau ở những 18
- Chương 1. Tổng quan về thống kê đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể không đồng chất. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu thống kê có ý nghĩa khi nghiên cứu trên tổng thể đồng chất. 1.3.2. Mẫu (Sample) Trong nghiên cứu thống kê, mẫu là một khái niệm rất quan trọng và được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu thống kê. Vậy mẫu là gì? Theo cách hiểu chung nhất và ngắn gọn nhất, mẫu của một tổng thể nào đó là một số phần tử được chọn ra từ tổng thể chung đó theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. 1.3.3. Tiêu thức thống kê (Statistical criteria) Trong quá trình nghiên cứu thống kê người ta tiến hành nghiên cứu các đặc điểm chủ yếu của đối tượng cần nghiên cứu và làm rõ tính quy luật hoặc bản chất của hiện tượng đó. Các đặc điểm này được gọi là tiêu thức thống kê. Ví dụ: khi nghiên cứu một vùng lãnh thổ, mỗi vùng lãnh thổ những tiêu thức như: đặc điểm địa lý, thời tiết, khí hậu, dân số, văn hóa, ẩm thực... Khi nghiên cứu các ngành nghề, mỗi ngành nghề có các tiêu thức như: số lượng doanh nghiệp trong ngành, giá trị sản xuất của ngành, số lượng lao động sử dụng... Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại: - Tiêu thức thuộc tính (categorical criteria): phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể và nó không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Ví dụ các tiêu thức 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài tập Nguyên lý kinh tế vĩ mô: Phần 2
77 p | 866 | 99
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_1
38 p | 256 | 73
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_2
38 p | 193 | 52
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_3
38 p | 155 | 45
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_4
38 p | 173 | 45
-
Đề thi môn: Nguyên lý thống kê kinh tế - Học kỳ 2 (Năm học 2014-2015)
2 p | 324 | 41
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_5
38 p | 152 | 40
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_6
38 p | 141 | 40
-
Giáo trình nguyên lý dự án đầu tư_7
38 p | 143 | 36
-
Đề thi môn: Nguyên lý thống kê kinh tế
5 p | 340 | 32
-
Bài giảng Kinh tế học - Bài: 10 nguyên lý kinh tế học
4 p | 155 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 6
31 p | 206 | 10
-
20 câu hỏi lý thuyết nguyên lý thống kê
2 p | 94 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 3 - ThS. Huỳnh Huy Hạnh
23 p | 59 | 8
-
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Quốc tế - ThS. Nguyễn Hữu Khánh Linh
93 p | 49 | 6
-
Tài liệu học tập Nguyên lý thống kê kinh tế: Phần 2
102 p | 16 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 9 - Nguyễn Ngọc Lam (2017)
9 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn