TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
KHOA THƯ VIỆN – VĂN PHÒNG<br />
BỘ MÔN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG<br />
<br />
TÀI LIỆU HỌC TẬP<br />
<br />
VĂN BẢN VÀ LƯU TRỮ HỌC<br />
(Giảng viên: ThS. Đặng Thanh Nam)<br />
<br />
TP.Hồ Chí Minh, 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN<br />
<br />
Nhu cầu giao tiếp, trao đổi hoạt động với nhau giữa con người với con người xuất hiện<br />
ngay từ khi xã hội loài người được hình thành. Thông qua giao tiếp, con người thể hiện và thực<br />
hiện được cuộc sống vật chất, tinh thần của mình. Trong bình diện xã hội, nhu cầu tổ chức các<br />
quan hệ xã hội, bảo đảm những điều kiện thiết yếu cho sự duy trì và phát triển xã hội cũng xuất<br />
hiện ngay từ buổi bình minh của loài người. Để thực hiện những nhu cầu trên, con người phải nhờ<br />
những công cụ, cách thức nhất định. Đầu tiên, con người thực hiện giao tiếp thông qua cử chỉ, qua<br />
các dấu hiệu được quy ước trong từng cộng đồng, tộc người. Ngôn ngữ và văn bản là những hình<br />
thức phát triển cao của các công cụ giao tiếp.<br />
Ngôn ngữ xuất hiện cùng với quá trình lao động, tổ chức lao động của con người, đánh dấu<br />
bước tiến lớn của nhân loại, mở ra một cuộc cách mạng thực sự trong hoạt động giao tiếp.<br />
Ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) ra đời tạo tiền đề cho sự xuất hiện một<br />
công cụ giao tiếp mới, chất lượng hơn, đó là văn bản. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi lực<br />
lượng sản xuất của xã hội phát triển, con người phát minh ra giấy và phát hiện ra những ưu việt<br />
của nó so với các chất liệu mang tin khác như: đá, gỗ, tre, trúc, xương… Và con người đã sử dụng<br />
nó thay cho các chất liệu này thì văn bản – theo nguyên nghĩa của từ (là phương tiện ghi chép và<br />
truyền đạt thông tin) – mới xuất hiện. Như vậy, xét một cách tổng quát, văn bản là một phương<br />
tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay một loại ký hiệu nhất định. Nói cách khác,<br />
văn bản là những bản viết hoặc in một loại ngôn ngữ nhất định, thể hiện một lượng thông tin cần<br />
thiết cho hoạt động của cá nhân, tổ chức, cũng như cho việc quản lý xã hội. Trong hoạt động quản<br />
lý, văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện hoạt động của các tổ chức và cơ quan.<br />
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, con người đã tạo ra nhiều<br />
công cụ giao tiếp mới, hiện đại, song văn bản vẫn là công cụ giao tiếp phổ biến, trong một thời<br />
gian dài khó có công cụ nào thay thế được.<br />
1.1. Khái niệm về văn bản<br />
Dưới góc độ ngôn ngữ học, văn bản là hoạt động giao tiếp ở dạng chữ viết, mang tính hoàn<br />
chỉnh về thể thức, trọn vẹn về nội dung nhằm đạt tới một giao tiếp nào đó. Theo đó có nhiều thể<br />
loại văn bản với phong cách hành văn khác nhau như văn bản phong cách nghệ thuật (văn chương,<br />
thơ ca…), văn bản phong cách chính luận (bài báo, thời sự…), văn bản phong cách hành chính<br />
(quyết định, báo cáo…).<br />
Dưới góc độ văn bản học, văn bản được hiểu theo nghĩa rộng nhất văn bản là vật mang tin<br />
được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ nhất định.<br />
Như vậy, có thể hiểu chung nhất thì văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin<br />
trên một loại vật liệu, bằng một ngôn ngữ cụ thể và theo một phong cách ngôn ngữ nhất định.<br />
<br />
2<br />
<br />
Văn bản hành chính là văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ,<br />
dùng làm phương tiện giao tiếp trong lĩnh vực hành chính của các cơ quan, tổ chức và của các cá<br />
nhân liên quan đến lĩnh vực hành chính.<br />
Văn bản quản lý nhà nước là văn bản do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành nhằm<br />
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.<br />
1.2. Phân loại văn bản<br />
Trong xã hội, văn bản gồm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng, được ban<br />
hành nhằm đáp ứng một yêu cầu cụ thể trong hoạt động quản lý. Việc phân loại văn bản giúp nắm<br />
được tính chất, công dụng, đặc điểm của từng loại văn bản nhằm: lựa chọn loại văn bản phù hợp<br />
trong việc giải quyết từng trường hợp cụ thể; áp dụng phương pháp soạn thảo thích hợp; quản lý<br />
chặt chẽ văn bản trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.<br />
Có thể phân loại văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau dựa vào những đặc điểm về nội<br />
dung, hình thức của chúng. Sau đây là một số cách phân loại thường áp dụng:<br />
1.2.1. Phân loại theo chủ thể ban hành văn bản<br />
- Văn bản của các cơ quan, tổ chức trong xã hội.<br />
- Văn bản của các chức danh nhà nước.<br />
- Văn bản của cá nhân.<br />
1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc của văn bản<br />
- Văn bản đi.<br />
- Văn bản đến.<br />
- Văn bản lưu hành nội bộ.<br />
1.2.3. Phân loại theo nội dung và phạm vi sử dụng của văn bản<br />
- Văn bản thông dụng.<br />
- Văn bản chuyên môn.<br />
1.2.4. Phân loại theo phạm vi phổ biến của văn bản<br />
- Văn bản mật.<br />
- Văn bản nội bộ.<br />
- Văn bản phổ biến rộng rãi.<br />
1.2.5. Phân loại theo hiệu lực pháp lý của văn bản<br />
Theo Điều 4 của Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư quy định các hình thức<br />
văn bản hình thnh trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:<br />
<br />
3<br />
<br />
- Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp<br />
luật ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm<br />
pháp luật ngày 16/12/2002 (Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ<br />
thị, thông tư, nghị quyết và thông tư liên tịch).<br />
- Văn bản hành chính: Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương<br />
trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy<br />
chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên<br />
nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển.<br />
- Văn bản chuyên ngành: văn bản của các ngành chuyên biệt như kế toán, tài chính, thống<br />
kê, nhân sự, địa chính…<br />
- Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – x hội: Văn bản của Đảng, công đoàn,<br />
đoàn thanh niên,…<br />
1.3. Chức năng của văn bản<br />
Chức năng của văn bản nói chung là giá trị, công dụng của nó đối với con người, xã hội.<br />
Thường một văn bản đều mang nhiều chức năng như: chức năng thông tin, chức năng pháp lý,<br />
chức năng quản lý, chức năng văn hóa, chức năng thống kê… Việc khai thác đúng đắn các chức<br />
năng của văn bản cho phép nâng cao chất lượng giao tiếp, cũng là định hướng cho việc sử dụng,<br />
quản lý văn bản.<br />
1.3.1. Chức năng thông tin<br />
Chức năng thông tin là chức năng cơ bản nhất của tất cả các loại văn bản trong đó có văn<br />
bản quản lý nhà nước. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự phát triển mạnh của<br />
nền kinh tế quốc dân, hoạt động quản lý nhà nước và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói<br />
chung, hiện nay khối lượng thông tin cần truyền đạt của bộ máy quản lý nhà nước rất lớn. Trước<br />
tình hình đó, con người đã áp dụng nhiều hình thức để ghi chép và truyền tải thông tin nhằm thỏa<br />
mãn nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động quản lý nhà nước. Trong các hình thức đó, văn bản có<br />
một vị trí quan trọng. Văn bản được con người làm ra trước hết nhằm ghi chép thông tin và truyền<br />
đạt thông tin. Đó là thông tin về các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội và tự nhiên,<br />
thông tin về luật pháp, quy định, quyết định quản lý của bộ máy nhà nước. Như vậy, chính nhu<br />
cầu ghi lại, lưu trữ thông tin là nguyên nhân hình thành văn bản.<br />
Để ghi chép và truyền đạt thông tin cần có một phương tiện nhất định. Phương tiện đó là<br />
ngôn ngữ. Ngôn ngữ bao gồm hai dạng: tiếng nói và chữ viết. Trong quá trình hình thành và phát<br />
triển xã hội, không phải lúc nào loài người cũng có đủ hai dạng tín hiệu của ngôn ngữ. Ở xã hội<br />
nguyên thuỷ, loài người trao đổi thông tin chủ yếu bằng tiếng nói. Tiếng nói chỉ cho phép trao đổi<br />
thông tin trực tiếp trong một khoảng cách gần. Việc ghi lại thông tin và lưu trữ thông tin được thực<br />
hiện bằng bộ óc của con người. Một bộ óc dù đặc biệt cũng chỉ lưu trữ được một lượng thông tin<br />
nhất định. Những thông tin này có độ chính xác không lớn và độ chính xác này giảm đi theo thời<br />
gian.<br />
<br />
4<br />
<br />
Xét về mặt lịch sử, việc ghi chép và truyền đạt thông tin bằng hình thức văn bản chỉ xuất<br />
hiện sau khi loài người sáng tạo ra chữ viết. Sự ra đời của chữ viết đã đánh dấu một bước phát<br />
triển quan trọng trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người nói chung và của từng quốc gia nói<br />
riêng.<br />
Chữ viết ra đời, văn bản trở thành phương tiện thông tin ngày càng quan trọng trong đời<br />
sống x hội, khắc phục được những hạn chế về không gian và thời gian của việc thông tin bằng<br />
ngôn ngữ nói và trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội loài người.<br />
Trong quá trình tồn tại và phát triển, loài người đã sử dụng nhiều loại vật liệu để làm văn<br />
bản như đất sét, bia đá, tre, gỗ, da… Những vật liệu này cho phép ghi chép được nhiều hiện<br />
tượng, sự vật xảy ra trong tự nhiên và xã hội.<br />
Ví dụ: Các dân tộc vùng Lưỡng Hà đã dùng đất sét, đá để ghi chép các đạo luật, các sắc dụ,<br />
các hiệp ước, thư từ trao đổi, thơ ca, truyện kể, số học, hình học, thiên văn, lời cầu nguyện, tên các<br />
thần thánh…<br />
Chức năng thông tin của văn bản được thể hiện ở hai mặt:<br />
- Ghi chép các thông tin.<br />
- Truyền đạt các thông tin.<br />
Ngày nay, các quốc gia chủ yếu dùng giấy để làm văn bản nhằm ghi chép và truyền đạt<br />
thông tin trong hoạt động quản lý, ngồi ra còn xuất hiện một số loại vật liệu khác để làm ra văn<br />
bản như các tài liệu điện tử…<br />
Ở nước ta, văn bản được sử dụng để ghi chép và truyền đạt thông tin về chủ trương, đường<br />
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (thông tin quy phạm pháp luật, nhằm điều tiết các mối quan<br />
hệ xã hội); thông tin về tổ chức, nhân sự, chương trình, kế hoạch; phản ánh tình hình hoạt động<br />
lên cấp trên; về hoạt động của các cơ sở; kiến nghị, đề nghị; trao đổi công việc...<br />
Theo quan điểm thông tin, giá trị của văn bản được bảo đảm bởi giá trị thông tin chứa đựng<br />
trong đó. Giá trị thông tin chứa trong văn bản phụ thuộc vào tính chính xác, mức độ đầy đủ và sự<br />
không lặp lại cái cũ của các thông tin mà văn bản mang lại cho quá trình quản lý.<br />
Việc khai thác chức năng thông tin của văn bản là hết sức quan trọng trong hoạt động quản<br />
lý. Bởi vì, thực chất của quản lý là việc thu thập, xử lý thông tin, từ đó có các quyết định quản lý<br />
và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Để thu thập thông tin, chủ thể quản lý có thể khai<br />
thác, sử dụng nhiều nguồn khác nhau, có thể truyền tải các quyết định quản lý bằng nhiều công cụ<br />
khác nhau, nhưng văn bản quản lý nhà nước bao giờ cũng là nguồn, là công cụ quan trọng nhất,<br />
đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của quản lý nhà nước. Bởi lẽ, thứ nhất, nó là nguồn thông tin<br />
hết sức phong phú, đa dạng, về tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần của con người,<br />
của xã hội; thứ hai, thông tin mà văn bản quản lý nhà nước cung cấp mang tính toàn diện, cả<br />
thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin tương lai; thứ ba, đó là nguồn thông tin có độ tin<br />
cậy cao nhất, được bảo đảm bởi giá trị và hiệu lực pháp lý.<br />
<br />
5<br />
<br />