intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Xuân Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

215
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Tài liệu tổng hợp những thông tin như: Lịch sử hình thành, đặc sản, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành địa phương, dự án du lịch, danh làm thắng cảnh của các tình đồng bằng sông Cửu Long giúp cho hướng dẫn viên du lịch cung như khách du lịch có được khối thông tin bổ ích về các chuyến du lịch địa phương. Mời các bạ tham khảo "Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng sông Cửu Long".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng sông Cửu Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM<br /> KHOA DU LỊCH<br /> LỚP 09DL1<br /> ---o0o---<br /> <br /> TÀI LIỆU THUYẾT MINH<br /> LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU<br /> LONG<br /> (LƯU HÀNH NỘI BỘ)<br /> <br /> SVTH:<br /> 1.Dương Võ Trân Châu<br /> 2.Trần Hồ Trúc Duy<br /> 3.Nông Thị Diễm My<br /> 4.Vũ Nguyễn Thanh Sơn<br /> 5.Nguyễn Văn Thuyền<br /> <br /> Tháng 3 năm 2011.<br /> <br /> DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.<br /> <br /> LONG AN<br />  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH<br /> Long An ngày nay có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam bộ. Khi<br /> Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược năm 1698, lúc bấy giờ Long An thuộc phủ<br /> Gia Định, huyện Tân Bình. Năm 1832, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với Long An là việc<br /> thành lập phủ Tân An gồm hai huyện Thuận An và Phước Lộc. Trên địa bàn cơ sở này, hai tỉnh Tân An<br /> và Chợ Lớn được thành lập từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đến năm 1957, hai tỉnh Tân An và Chợ<br /> Lớn được sát nhập thành Long An như ngày nay.<br /> Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho<br /> những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực<br /> vật đa dạng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú.<br /> Thuyết minh về Sông Vàm Cỏ:<br /> + Vàm: là nơi hội tụ các nhánh sông, thường là Ngả 3 sông.<br /> + Về tên Vàm Cỏ: có nhiều cách giải thích về tên gọi này, trên đại thể có 2 cách giải thích như sau:<br /> •<br /> <br /> “Trước kia, bờ đất ven Vàm có rất nhiều cỏ, dân chúng thấy vậy gọi là VÀM CỎ”.<br /> <br /> •<br /> <br /> “theo tiếng Khmer: (hỏi Hướng dẫn) ...............................................................................................................<br /> <br /> .................................................................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................................................................<br /> <br /> LỊCH SỬ<br /> Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy<br /> ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ<br /> sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc<br /> biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ<br /> 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm<br /> chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp..<br /> Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy<br /> Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.<br /> Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.<br /> VỊ TRÍ ĐỊA LÝ<br /> Cách TP.HCM 47km, Long An là của ngõ của đồng bằng sông Cửu Long.<br /> <br /> <br /> Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.<br /> <br /> <br /> <br /> Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.<br /> <br /> <br /> <br /> Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.<br /> <br /> <br /> <br /> Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> DÂN SỐ<br /> <br /> Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người.<br /> DIỆN TÍCH<br /> Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,87km².<br /> DÂN TỘC<br /> Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây.<br /> TÔN GIÁO<br /> <br /> 1<br /> <br /> DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.<br /> <br /> Long An có 4 tôn giáo đông người theo là đạo Phật, Kitô giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành..<br /> LỄ HỘI<br /> Lễ Cầu Mưa<br /> Thời gian: 18/4 âm lịch.<br /> Địa điểm: tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh.<br /> Đặc điểm: Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức lễ truyền thống và phần hội là các cuộc đua<br /> ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi), cũng có nơi làm lễ rước rồng.<br /> <br /> Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn uống vui<br /> chơi, hưởng lộc.<br /> => Nhìn chung, lễ hội chỉ mang tính chất địa phương, không có giá trị về du lịch.<br /> TÀI NGUYÊN DU LỊCH<br /> <br /> + Di tích lịch sử cấp quốc gia<br /> 1. Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức: đây là một quần thể kiến trúc cổ đầu TK 19 còn lại<br /> tương đối nguyên vẹn, được nhân dân địa phương và dòng họ Nguyễn Huỳnh thường xuyên tu tạo.<br /> Với lối kiến trúc mang đậm văn hóa cổ truyền, nơi đây còn lưu giữ những di vật quý từ hơn 200 năm<br /> trước như chiếu chỉ, sắc phong, khánh cổ, kiệu, ghế do Vua Xiêm tặng,...Là một điểm đến khá hấp<br /> dẫn.<br /> 2. Chùa Tôn Thạnh: ngôi chùa cổ nhất ở LA, xây năm 1808 với nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật<br /> mang phong cách TK 19, đặc biệt là pho tương Bồ Tát Địa Tạng được đúc bằng đồng. Chùa từng là<br /> nơi Nguyễn Đình Chiểu sống ở những năm 1859 – 1861.<br /> 3. Nhà Trăm Cột.(68 cột tròn, 12 cột vuông bằng gỗ và 40 cột gạch ở ngoài hiên).<br /> 4. Di tích Vàm Nhựt Tảo<br /> 5. Cụm di tích Bình Tả: cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả, thuộc huyện Đức Hòa.<br /> (Non nước Vn, tr.646)<br /> 6. Chùa Phước Lâm:còn gọi là chùa Ông Miêng với hơn 40 pho tượng và nhiều bao lam, hoành phi, liễn<br /> đối được sơn son thiếp vàng rực rỡ, phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam bộ.<br /> 7. Di tích lịch sử Bình Thành.(Xanh.tr36)<br /> 8. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà. (Xanh.tr39)<br /> 9. Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong.(Xanh.tr40)<br /> 10. Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến. .(Xanh.tr38)<br /> 11. KHU DU LỊCH SINH THÁI LÀNG NỔI TÂN LẬP : Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã<br /> Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135<br /> ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng<br /> khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung.<br /> Dự kiến trong tương lai nơi đây sẽ hình thành 11 khu chức năng như: khu di trú động vật hoang dã,<br /> khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi … Du khách đến<br /> tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ<br /> kỳ thú của làng nổi Tân Lập.<br /> + Di tích lịch sử cấp tỉnh: có khoảng 15<br /> => CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI<br /> Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười<br /> Làng nổi Tân Lập - chợ huyện Mộc Hóa.<br /> (thời gian: 1 ngày)<br /> Bao gồm:<br /> - Tham quan hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên và nhân tạo dọc theo Quốc lộ 62 thuộc các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa.<br /> - Đi tàu du lịch tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (1.041 ha) - Rừng tràm nguyên<br /> sinh - Vườn dược liệu tập trung - Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu. Đoàn dùng cơm trưa. Nghĩ ngơi.<br /> <br /> 2<br /> <br /> DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.<br /> - Đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những<br /> đồng sen tự nhiên, những dãy lúa trời xanh biếc và nhiều loại động, thực vật phong phú tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho cảnh<br /> quan Tháp Mười.<br /> - Tham quan chợ huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Bình Hiệp quý khách sẽ được tiếp cận, tìm hiểu về đời sống dân cư vùng biên giới<br /> giáp với Vương quốc Campuchia. Đặc biệt ở nơi đây quý khách sẽ được thưởng thức các loại món ăn đặc trưng như: đá chanh mật<br /> ong tự nhiên, sirô bụp giấm, cá lóc nướng trui cuốn lá sen, rau rừng, canh chua bông điên điển … mua sắm các loại thảo dược, mật<br /> ong thiên nhiên …<br /> CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH<br /> Chùa Tôn Thạnh - Nhà Trăm Cột - Bảo Tàng tỉnh Long An<br /> Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức.<br /> (thời gian: 1 ngày)<br /> Bao gồm:<br /> - Tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình<br /> Chiểu đã từng sống, dạy học và sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta.<br /> - Tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gỗ quý như: gõ,<br /> cẩm lai … Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước. Nghĩ ngơi.<br /> - Quý khách tiếp tục chương trình tham quan Bảo tàng tỉnh Long An - nơi trưng bày các hiện vật - di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa<br /> Óc Eo.<br /> - Viếng và tham quan khu lăng mộ cổ Nguyễn Huỳnh Đức - người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và là nơi thờ tự của dòng<br /> họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX<br /> được công nhận là di tích quốc gia.<br /> <br />  ĐẶC SẢN (Xanh, tr.197)<br /> 1. Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào: Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi<br /> trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống<br /> kèo ho tộ là đặc sản địa phương.<br /> <br /> 2. Rượu đế Gò Đen<br /> 3. Dưa hấu Long Trì<br /> 4. Mắm còng<br /> 5. Lạp xưởng Cần Giuộc<br /> <br />  DỊCH VỤ LƯU TRÚ<br /> Khách sạn Bông Sen<br /> Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tx. Tân An, Long An<br /> Điện thoại: 3821 322/ 3826 439 Fax: 3822 985<br /> Khách sạn Mộc Hóa<br /> Địa chỉ: 72 Trần Hưng Đạo, H. Mộc Hóa, Long An<br /> Điện thoại: 3841 239 Fax: 3841 238<br /> Khách sạn Du lịch Công Đoàn Long An<br /> Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Bình, Tx.Tân An, Long An<br /> Điện thoại: 3821 779 Fax: 3826 397<br /> <br />  NHÀ HÀNG<br /> Nhà hàng Bông Sen<br /> Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An<br /> Điện thoại: 382 1322<br /> Nhà hàng Thủy Tạ<br /> <br /> 3<br /> <br /> DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.<br /> <br /> Địa chỉ: 51 đường 4, Tp. Tân An<br /> Điện thoại: 3521 888<br /> Nhà hàng Phương Tuyền<br /> Địa chỉ: 8 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An<br /> Điện thoại: 382 6634<br /> <br /> Nhà hàng Song Nguyên<br /> 43E/1 Khu 5, Tx. Tân An<br /> Tel: (84-72) 385 0500<br /> <br /> Nhà hàng Thanh Thủy<br /> 11A/25 Quốc lộ 1, phường 4, Tx. Tân An<br /> Tel: (84-72) 382 9473<br /> <br />  CÔNG TY LỮ HÀNH ĐỊA PHƯƠNG<br /> Cty Du lịch Long An<br /> Địa chỉ: 112 Cách Mạng Tháng Tám, Tx. Tân An<br /> Điện thoại: 3826 227/ 3826 425 Fax: 3822 985<br /> <br />  DỰ ÁN DU LỊCH<br /> Tỉnh đang từng bước kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí để<br /> phục vụ khách du lịch như: khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu … Bên cạnh đó,<br /> tỉnh cũng phát triển làng nghề gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu văn hóa của Long An với du khách<br /> và bạn bè quốc tế.<br /> Dự án số<br /> - Tên danh mục công trình, dự án kêu gọi đầu tư: điểm du lịch đồn Rạch Cát.<br /> - Địa điểm: xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.<br /> - Diện tích: 100 ha.<br /> - Nội dung kêu gọi xã hội hóa:<br /> + Nhà nước quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.<br /> + Kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng phục vụ tham quan du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, cắm trại, nuôi<br /> trồng bảo tồn sinh thái.<br /> - Tổng vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng.<br /> - Thời gian đầu tư: 50 năm.<br /> - Hình thức đầu tư: 100% vốn doanh nghiệp.<br /> - Chính sách ưu đãi đầu tư: theo quy định hiện hành.<br /> <br /> HAPPY LAND:<br /> CHUYÊN ĐỀ:<br /> Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông<br /> Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý,<br /> sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như nhạc<br /> Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ "Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần<br /> Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.<br /> <br /> Vàm Nhật Tảo:<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2