intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về luật bóng chuyền

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

437
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những ai có niềm đam mê bộ môn thể thao bóng chuyền và mong muốn tìm hiểu luật chơi bóng chuyền để thuận tiện hơn trong việc tham gia các trận đấu vui chơi cùng người thân, bạn bè. Cũng như tạo được sự hứng thú khi xem các trận đấu cúa các đội tuyển bóng chuyền trên truyền hình thì các bạn có thể tham khảo "Tài liệu về luật bóng chuyền" mà chúng tôi sưu tầm và tổng hợp để nắm rõ luật chơi hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về luật bóng chuyền

  1. TÀI LIỆU VỀ LUẬT BÓNG CHUYỀN 1. Luật bóng chuyền: Động tác và phạm lỗi 2. Luật thi đấu bóng chuyền 3. Những điều cần biết về luật bóng chuyền 4. Cách   chơi   bóng   chuyền   và   luật   bóng   chuyền   hội   5  người mới nhất
  2. 1. LUẬT BÓNG CHUYỀN: ĐỘNG TÁC VÀ PHẠM LỖI Điều 1: Phát bóng 1.1. Khi phát bóng phải để  bóng rời tay, rõ ràng rồi mới dùng bàn tay hoặc một  cánh tay đánh bóng trực tiếp qua lưới sang sân đối phương giữa hai cọc giới hạn. Khi   bóng qua sân bị chạm lưới không phạm luật. 1.2. Đội rút thăm được quyền phát bóng ở  hiệp thứ nhất và hiệp quyết thắng, do   vận động viên ở khu số 1 phát bóng. Đội phát bóng đầu tiên ở hiệp thứ 2 là đội không   được phát bóng ở hiệp thứ nhất. 1.3. Đội phát bóng thắng một pha bóng được 1 điểm. Đội đỡ  phát bóng được  quyền phát bóng thì vận động viên trên sân phải xoay một vòng theo chiều kim đồng   hồ. Vận động viên mới chuyển đến khu số  1 thực hiện lần phát bóng này. Mỗi lần  phát bóng người phát chỉ được phát một lần. Lần phát tiếp theo phải do cầu thủ  theo  thứ tự xoay vòng xuống thực hiện. Xoay vòng phát bóng không đúng thứ tự phát bóng.  Đội sai thứ  tự  phát bóng phải xoay lại vòng cho đúng vị  trí và mất quyền phát bóng,  đối phương được điểm. Phải xoá toàn bộ  số  điểm đội đã giành được do sai thứ  tự  phát bóng mà có được. 1.4. Vận động viên phát bóng phải đứng trong khu phát bóng. Người phát bóng   được di chuyển tự  do hoặc nhảy phát trong khi phát nhưng lúc tay chạm bóng chân   không được dẫm vạch hoặc  ở  ngoài khu phát. Đánh bóng xong được phép rơi vào  trong sân thi đấu. 1.5. Sau hiệu còi của trọng tài thứ nhất người phát bóng phát bóng đi trong vòng 8   giây. Người phát bóng tung nhưng không đánh bóng và trong khi bóng rơi chạm đất  không chạm người phát bóng thì trọng tài thứ nhất cho phát bóng lại, nhưng trong vòng  8 giây của lần phát. 1.6. Đội phát không được dùng bất kỳ  hành động nào che chắn không cho đối   phương quan sát người phát và đường bay của bóng. 1.7. Bóng phát sang, đội dỡ  phát không được đập bóng ngay mà phải thông qua ít   nhất 1 lần đội đỡ phát đã chạm bóng. Điều 2: Đánh bóng 2.1. Một đội được phép chạm bóng 3 lần để  đưa bóng qua lưới sang sân đối   phương. Một người không được chạm bóng liền 2 lần.
  3. 2.2. Được phép dùng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để chạm bóng. Bóng có thể  chạm các phần khác nhau của cơ  thể  cùng một lúc nhưng phải cùng một động tác,  cùng một lần dùng sức. 2.3. Được phép dùng các động tác khác nhau đánh bóng. Giữ bóng hoặc hoãn xung  nhưng bóng đứng lâu trên người mới đánh bóng đi là phạm lỗi dính bóng. 2.4. Hai, ba người của một đội cùng đánh chạm bóng chỉ tính một lần chạm bóng.   Người đã chạm bóng không được đánh bóng tiếp ngay. 2.5. Sau khi hai người của hai đội cùng chạm bóng trên lưới, bóng rơi sang sân nào   thì đội đó được phép đánh chạm bóng tiếp 3 lần nữa; Nếu bóng rơi ngoài sân bên nào  thì đội bên kia đánh bóng ra ngoài sân. 2.6. Hai người cùng giữ  bóng lâu trên lưới tính cùng phạm lỗi, cho phép đánh lại  pha bóng. 2.7. Nếu một đội chạm bóng 4 lần liền (trừ  chắn bóng) phạm lỗi 4 lần chạm   bóng. 2.8. Hai tư thế đánh bóng được coi là phạm lỗi: a. Đứng trên mặt sân dùng hai tay đập bóng sang (vồ bóng). b. Đệm bóng 2 tay không thành một khối, mỗi tay chuyển động 1 ngả. Điều 3: Khi bóng bay sang sân đối phương 3.1. Bóng qua sân đối phương phải trong không gian bóng qua mặt phẳng thẳng  đứng của lưới có giới hạn hai bên là hai cọc ăng tên kể cả đường kéo dài của nó. 3.2. Bóng khi qua sân đối phương được chạm lưới. Vận động viên đánh bóng vào  lưới mà bóng chưa rơi chạm đất thì vận động viên khác được phép đánh bóng tiếp. 3.3. Bóng chạm ăng­ten, vào phần lưới ăng­ten hoặc chạm dây căng lưới cũng như  khán giả hoặc bất kỳ vật gì đều là ngoài sân. 3.4. Khi toàn bộ  đã ngoài mặt phẳng thẳng đứng của lưới và dưới lưới là bóng  ngoài được phép đánh bóng trở lại nhưng bóng không vượt qua mặt phẳng thẳng đứng  của lưới và phần kéo dài của cọc giới hạn. Điều 4: Qua đường giữa sân và chạm lưới 4.1. Vượt đường giữa sân là lúc bất kỳ bộ phần nào của cơ thể sang và chạm sân  bên kia khi đang thi đấu là phạm lỗi qua đường giữa sân. Trừ trường hợp 1 bàn tay, 2  bàn tay, 1 bàn chân, 2 bàn chân chưa sang toàn bộ.
  4. 4.2. Khi đang thi đấu bất kỳ phần nào cơ thể vận động viên chạm lưới trong sân   hoặc chạm lưới ngoài sân mà làm  ảnh hưởng thi đấu là phạm lỗi chạm lưới. Tuy  nhiên, lúc đập bóng và chắn bóng sau khi thực hiện xong động tác có chạm lưới nhẹ  mà không gây ảnh hưởng đến đối phương thì cho qua, không bắt lỗi chạm lưới. 4.3. Bóng đối phương đánh vào lưới chạm vận động viên đội bạn thì không tính   lỗi đội bạn chạm lưới. Điều 5: Đánh tấn công 5.1. Đánh bóng trực tiếp sang sân đối phương là đánh bóng tấn công (đập bóng, bỏ  nhỏ, chuyền bóng, đệm bóng). 5.2. Bất cứ một vận động viên nào ở hàng sau đều có thể đánh bóng tấn công bất   kỳ  quả  bóng ở  độ  cao nào nhưng khi bật nhảy đập bóng chân không được dẫm hoặc  vượt vạch 2m, nếu không bị phạm lỗi. 5.3. Vận động viên  ở  khu 2m không được đập quả  bóng cao hơn mép trên của   lưới mà được chuyền bóng sang sân đối phương có độ vồng lên hoặc ngang bằng lúc  qua lưới. Điều 6: Chắn bóng 6.1. Ba vận động viên hàng trước được chắn bóng đơn hoặc chắn tập thể khi đối   phương tấn công. Bóng có thể  chạm nhanh hoặc chạm liên tiếp một hoặc vài lần   người chắn bóng. Người chắn bóng xong, được đánh bóng tiếp. 6.2. Khi chắn bóng, bóng có thể chạm tay hoặc bất cứ bộ phận nào của thân thể. 6.3. Vận động viên chắn bóng được đưa bàn tay hoặc cánh tay qua lưới chắn   bóng. 6.4. Không tính chắn bóng là một lần chạm bóng, sau chắn bóng được phép chạm  đánh bóng ba lần nữa. 6.5. Hai vận động viên hàng sau không được lên hàng trước chắn bóng. Nếu tham   gia chắn và có hành động như chắn bóng là phạm lỗi. 6.6. Không được phép chắn quả  phát bóng của đối phương cũng như  chắn quả  bóng từ đối phương sang khi bóng đang ở khu 2m. Chỉ được chắn những quả đánh tấn   công sau vạch 2m.
  5. 2. LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN Sân và dụng cụ thi đấu – Sân thi đầu hình chữ  nhật, có kích thước 18 x 9m, sân được chia thành hai nửa  bởi một lưới đặt ở giữa sân. ­Lưới dài 10m, rộng 1m, mép trên cao 2,43m đối với nam và 2,24m đối với nữ.   Lưới được đan thành các mắt lưới hình vuông – Các đường trên sân: + Hai đường biên dọc, và hai đường biên ngang giới hạn sân đấu + Đường giữa sân: nằm bên dưới lưới và kéo dài tới hai đường biên dọc, chia sân  thành hai phần bằng nhau + Đường tấn công: Hai đường tấn công được kẻ cách trục đường giữa sân 3m về  hai phía tới đường biên dọc và được kéo dài thêm năm vạch ngắt quãng mỗi vạch dài  15cm – Bóng hình cầu, được làm bằng da mềm hoặc sợi tổng hợp, trong có ruột bằng   cao su hoặc chất liệu tương tư. Bóng có chu vi 65­67cm, trọng lượng 260­280g và áp   lực trong của bóng từ 0.3 tới 0.325 kg/cm2. Những người tham gia vào trận đấu Cầu thủ hai đội Một đội bóng bao gồm tối đa 12 vận động viên, trong đó có một người là đội   trưởng, và một người là cầu thủ  chuyên môn phòng thủ  Libero (Libero không được  phép làm đội trưởng). Khi thi đấu thì mỗi đội sẽ bao gồm 6 cầu thủ thi đấu chính thức   còn những người còn lại là cầu thủ dự bị. Mỗi hiệp mỗi đội có thể thay người tối đa  sáu lần, một người chỉ có thể được thay ra một lần trong một hiệp (trừ Libero) Đội trưởng là cầu thủ  phải chịu trách nhiệm về  hành vi và kỉ  luật của các thành   viên, khi đội trưởng ra sân thì phải chỉ định cầu thủ khác Libero là đội trưởng Libero phải mặc trang phục khác với các vận động viên khác trong đội. Libero  đảm nhiệm vai trò như  một cầu thủ  hàng sau và chỉ có thể được vào thay vào sân thi  đấu cho bất kì cầu thủ hàng sau nào của đội và việc thay người này không bị tính vào  số lượt thay người được phép trong hiệp thi đấu đó.  Libero không được đập bóng nếu   lúc chạm bóng thì bóng cao hơn mặt lưới. Libero cũng không được chắn bóng, phát  bóng và định chắn bóng. Mục dích chủ yếu của vị trí này là cho các cầu thủ chủ công   ra nghỉ.
  6. Ban huấn luyện: bao gồm một huấn luyện viên, một huấn luyện viên phó, một   săn sóc viên và một bác sĩ. Huấn luyện viên sẽ  có nhiệm vụ  chỉ đạo chiến thuật cho   cả đội Ban trọng tài: Bao gồm trọng tài thứ  nhất, trọng tài thứ  hai, thư  kí và bốn (hoặc   hai giám viên) có nhiệm vụ giám sát và điều khiển trận đấu. Luật chơi: Hai đội sẽ quyết định đội nào giao bóng trước thông qua hình thức tung đồng xu.  Cầu thủ giao bóng sẽ đứng sau biên ngang, ném quả bóng lên và đập sao cho nó vượt  qua lưới và chạm mặt sân đối phương. Các cầu thủ  bện còn lại sẽ  phối hợp để  đưa  bóng ngược trở lại trong tối đa ba lần chạm bóng (không tính lần chắn bóng). Thông  thường ba lần chặn bóng sẽ bao gồm một lần đỡ bóng (cứu bóng), một lần kiến thiết   bóng (chuyền bóng sao cho bóng vừa tầm để  đập) và một lần đập bóng (đập mạnh   bóng sang bên sân đối phương). Khi có cầu thủ thực hiện đập bóng thì bên phòng thủ  sẽ cố gắng nhảy cao và dùng tay chắn để bóng bay ngược lại về sân đối phương. Tính điểm: Nếu không có lỗi xảy ra thì điểm được tính như sau – Khi bóng chạm mặt sân bên nào thì bên ngược lại được tính điểm – Khi bóng ra ngoài thì bên không chạm bóng sau cùng là bên được tính điểm. – Nếu có lỗi xảy ra thì đội không phạm lỗi được tính điểm – Đội nào giành được điểm sẽ giành quyền phát bóng ở lượt kế tiếp. – Trận đấu sẽ diễn ra trong nhiều nhất năm hiệp, đội nào thắng ba hiệp sẽ là đội  chiến thắng và trận đấu kết thúc ngay lúc đó. Trong bốn hiệp đầu thì đội nào ghi được   25 điểm trước (và cách đội còn lại cách biệt ít nhất hai điểm) sẽ  thắng, còn  ở  hiệp   thứ năm thì đội nào ghi 15 điểm trước (và cách đội còn lại ít nhất hai điểm) sẽ thắng  trận.
  7. 3. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Về LUẬT BÓNG CHUYỀN Bóng chuyền là môn thể  thao đang được nhiều người  ưa chuộng. Dưới đây là   Những điều cần biết về luật bóng chuyền 1. Đội thi đấu       Mỗi đội có nhiều nhất là 10 vận động viên, 1 huấn luyện viên (có thể  kiêm  vận động viên), 1 lãnh đội. Số người trên sân là 5.      Chỉ những vận động viên đã có trong danh sách đăng ký dự  giải và trong biên   bản mới được thi đấu. Đội trưởng trên sân phải đeo băng đội trưởng rõ ràng ở  ngực  áo, hoặc tay áo.     Khi đội trưởng trên sân thay ra, huấn luyện viên hoặc đội trưởng chỉ định vận  động viên khác đang thi đấu trên sân làm đội trưởng. 2. Trang phục thi đấu     Trang phục phải thống nhất, cùng màu sắc và sạch sẽ.     Không đi giầy có đế cứng thi đấu. Phải là giấy thể thao, mềm.     Số áo của vận động viên thi đấu in từ  1 đến 10. Số áo trước ngực phải cao ít   nhất 10cm. Số áo sau lưng phải cao ít nhất 15cm. Nét chữ rộng 2cm. 3. Huấn luyện viên và vận động viên      Huấn luyện viên và vận động viên phải hiểu và thực hiện đúng luật thi đấu,   tuân thủ quyết định của trọng tài, đúng đạo đức, tác phong, tinh thần cao thượng. Nếu   có thắc mắc chỉ đội trưởng trên sân là người duy nhất được quyền yêu cầu trọng tài  giải thích; huấn luyện viên không có quyền thắc mắc, khiếu nại.        Huấn luyện viên và vận động viên phải tôn trọng trọng tài và đối phương,  không được có bất cứ hành vi nào ảnh hưởng tới quyết định của trọng tài; không được  có hành động hoặc biểu hiện nào kéo dài hoặc cố ý trì hoãn trận đấu.      Trước trận đấu, huấn luyện viên phải đăng ký tên, số  áo vận động viên vào   biên bản thi đấu và ký tên. Trước mỗi hiệp đấu phải nộp phiếu báo vị  trí vận động  viên trên sân cho trọng tài thứ hai.      Khi kết thúc trận đấu, hai đội trưởng phải ký biên bản xác nhận kết quả  thi   đấu.
  8. 4. CÁCH CHƠI BÓNG CHUYỀN VÀ LUẬT BÓNG CHUYỀN HỘI 5  NGƯỜI MỚI NHẤT Luật bóng chuyền mới nhất hiện nay:  Kích thước sân bóng chuyền dài18m và  rộng 9m), được chia đều thành hai nửa bằng nhau 9 m × 9 m bởi một lưới rộng 1m  (40­inch) đặt giữa sân, mép trên cao 2,47m đối với nam, và 2,24m  đối với nữ . Ở giữa   sân bóng chuyền có một vạch song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội,   được xem là vạch tấn công. Vạch 3m  này chia phần sân mỗi đội thành 2 hàng : hàng   trước và hàng sau (cũng có thể gọi là sân trước và sân sau). Sau khi giành được quyền   giao bóng các thành viên của đội phải di chuyển theo chiều kim đồng hồ, với người  chơi lúc trước ở vị trí 2 di chuyển tới vị trí 1 và lần lượt như vậy, người chơi ở vị trí 1   di chuyển tới vị  trí 6. Mọi vạch thể hiện đường biên của sân và vùng tấn công được   vẽ  hoặc sơn trong phạm vi kích thước của sân. Nếu bóng chạm vào vạch thì được   xem như  là ở  trong. Có một cọc nhỏ đặt tại nơi trực giao của lưới và đường biên và   được xem là đường biên đứng. Bóng được xác nhận là qua lưới nếu vượt được qua   giữa hai cọc này (hay đường kéo dài vuông góc của nó tới nóc sân) mà không chạm vào   chúng. Luật bóng chuyền hơi 5 người chơi như sau:  số người trên sân là 5. Trước khi  thi đấu các vận động viên phải được đăng ký trước. Đội trưởng trên sân phải đeo băng  đội trưởng rõ ràng  ở tay áo. Trước khi đấu hiệp thứ  nhất và hiệp thứ  ba (hiệp quyết   định) trọng tài cho đội trưởng hai đội rút thăm chọn sâu, chọn quyền phát bóng. Trước   khi trận đấu bắt đầu có 5 phút khởi động. Thời gian nghỉ  giữa hiệp 1 và 2 là 3 phút.  Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và 3 là 5 phút. Hết hiệp đầu tiên hai đội đổi sân. Trong thời  gian nghỉ giữa hai hiệp các vận động viên được ra khỏi sân để  nghe huấn luyện viên   chỉ đạo. Đội hình thi đấu của hai đội là hàng trước ba người, hàng sau hai người. Hàng  trước: Vị trí bên phải là số 2, bên trái là số 4, ở giữa là số 3. Hàng sau: bênphải là số 1,   bên trái là số 5. Trong luật bóng chuyền   thì có 2 đội chơi. Số  lượng người mỗi đội gồm sáu  người và một Libero . Khi bắt đầu một trận đấu, đội giành quyền giao bóng được  quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng  tung quả bóng lên và   cố  gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối  phương. Đội bên kia phải đưa bóng ngược trở  lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần   chạm bóng (không kể một lần chắn bóng) và mỗi người không được chạm bóng hai   lần liên tục (trừ  1 lần chắn bóng). Trước khi bóng rời tay, chân không được chạm   đường biên ngang, phải tung bóng lên trước khi phát.
  9.   Cách đập bóng chuyền mạnh:  Trong quá trình thi đấu bóng chuyền, mỗi đội sẽ  ghi điểm bằng cách đập bóng sang phần sân đối phương và tuân theo những điều luật  bóng chuyền đã được quy định trước.   Libero không được đập bóng nếu lúc chạm  bóng thì bóng cao hơn mặt lưới. Thông thường ba lần chặn bóng sẽ bao gồm một lần   đỡ bóng (cứu bóng), một lần kiến thiết bóng (chuyền bóng sao cho bóng vừa tầm để  đập) và một lần đập bóng (đập mạnh bóng sang bên sân đối phương). Khi có cầu thủ  thực hiện đập bóng thì bên phòng thủ sẽ cố gắng nhảy cao và dùng tay chắn để bóng  bay ngược lại về sân đối phương.  Cách đập bóng chuyền:   Cách đập bóng chuyền cơ  bản : cầu thủ  đập bóng sẽ  nhảy lên và đập thật mạnh quả  bóng được chuyền 2 đưa tới sang sân đối phương :   Backcourt (hay backrow)/pipe attack: Người thực hiện bắt buộc phải nhảy từ sau vạch   3 mét trước khi chạm bóng, nhưng được quyền đáp xuống phần sân trước vạch 3 mét   sau khi đập bóng. Line and Cross­court Shot: đập bóng sao cho bóng bay thẳng theo   một   đường   cong   song   song   với   vạch   biên,   chéo   sân   tạo   thành   một   góc.  Dip/Dink/Tip/Cheat/Dump: cầu thủ giả vờ đập bóng nhưng lại chỉ chạm nhẹ để bóng  rơi vào phần đối phương không ngờ tới. Cách   đập   bóng   chuyền:   Có   các   cách   đập   bóng   chuyền   như   sau:  Tool/Wipe/Block­abuse: đập bóng chạm hàng chắn đối phương bay ra ngoài. Quick  hit/”One”: cú tấn công mà việc tiếp cận và nhảy đập thực hiện trước khi chuyền 2   đưa bóng. Cú chuyền 2 chỉ đưa bóng đến vừa đủ trên mép lưới chỗ vị trí số 3 đứng và   việc đập bóng gần như  xảy ra ngay tức khắc. Slide: vị trí số  3 đứng và đập banh từ  phía sau chuyền.  Double quick hit/”Stack”/”Tandem”: có hai người tham gia nhảy lên  đập bóng, một ở phía trước và một từ phía sau hoặc cả hai cùng ở phía trước chuyền  2; cả  hai thực hiện đập cùng lúc. Điều này cũng có dùng để  vô hiệu hóa hàng chắn  của đối phương để cho người thứ 4 tham gia tấn công đập bóng mà có thể không gặp  hàng chắn nào. Cách đánh bóng chuyền: các cách đánh bóng chuyền cơ  bản: Underhand: đánh  bóng bằng cánh tay đi từ dưới lên thay vì ném và đập bóng, Sky Ball Serve: Cũng đánh  bóng bằng cánh tay đi từ  dưới lên nhưng làm bóng bay lên cao nhất có thể.Topspin:  Người phát bóng ném bóng lên cao và đánh bóng bằng cổ tay và tạo cho bóng độ xoáy  lớn
  10. Cách đánh bóng chuyền: Những ngươi đanh nh ̀ ́ ưng pha chay chiên thuât là ph ̃ ̣ ́ ̣ ụ  công, đanh nhanh gi ́ ưa l ̃ ươi, đanh nhu...nên cân phan  ́ ́ ́ ̀ ̉ ứng nhanh với bong. H ́ ơn nưa la ̃ ̀  ̣ ̀ ̀ ưng ng phu công con la nh ̃ ươi phai nhay nh ̀ ̉ ̉ ưng pha gia đanh bong l ̃ ̉ ́ ́ ừa đôi ph ́ ương nên  ́ ̣ cung kha mêt đây. Riêng v ̃ ́ ới  chu công thi cân phai co s ̉ ̀ ̀ ̉ ́ ưc bât chiêu cao va biên đô tay ́ ̣ ̀ ̀ ̣   ̉ ̣ ̉ ́ cân phai rông đê đanh m ̀ ơi uy l ́ ực. Miêng đanh l ́ ́ ợi hai nhât ma chu công cân phai co la ̣ ́ ̀ ̉ ̀ ̉ ́ ̀  ̣ ́ ́ ờ cho đôi ph đanh lao sau vach 3m.rât bât ng ́ ́ ương. Ca chu công va phu công không chi ̉ ̉ ̀ ̣ ̉  ̀ ưng pha bong nh cân nh ̃ ́ ư bua bô ma cân nh ́ ̉ ̀ ̀ ững pha bo nho tinh tê ̉ ̉ ́ Cách chơi bóng chuyền có 4 kỹ  thuật bóng chuyền cơ  bản:   đệm bóng: Hay  bàn tay chắp vào nhau, 2 cẳng tay hợp thành hình chữ V tính từ vai đến bàn tay. Đệm   banh về phía trước, điểm tiếp xúc banh là khoảng sau bàn tay đến cùi nữa cẳng tay, và  chỉ đệm bóng khi bóng cao từ ngang ngực trở xuống. Bắt bóng: Bàn tay xòe rộng (vai   không rộng quá). Các ngón tay cong 1 cách tự  nhiên ko thẳng và gò bó, tiếp xúc bóng   bằng năm ngón, ko cho bóng chạm đến bàn tay, khi tiếp xúc bóng thì các ngón tay, cổ  tay và cẳng tay nhún nhẹ  theo phương hiện tại của bóng và và liền sau đó đẩy bóng   đến nơi mình muốn. Đập bóng : khi bóng rời tay chuyền 2, chạy đà 3 bước và dậm   nhảy, canh cho vị trí bóng rơi ở giữa lưới và vị trí ta bật, khi bật cao hết sức sẽ có độ  dừng trên không, tùy theo mỗi người canh khoảng thời gian dừng trên không vừa với   cánh tay đập bóng xuống sân. Bo bóng : Kỹ thuật này khá giống đập bóng như chỉ khác  là không gập cổ tay mà chỉ kéo nguyên cánh tay xuống khi tiếp xúc bóng cũng với góc   45 độ.  Cách chơi bóng chuyền:  Các vận động viên đứng cách lưới khoảng 2 ­ 3m vì   nếu đứng sát lưới thì không có chỗ  lấy đà và nhảy lên sẽ  bị  chạm lưới. Không nên  đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và  gốc độ  chạy lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về  phía trước trong sân,   mắt theo dõi người chuyền bóng. đập bóng là một phương thức tấn công chủ yếu khi   thi đấu bóng chuyền. Muốn làm cho chiến thuật biến hoá muôn hình muôn vẻ, một  yêu cầu rất lớn đối với mỗi đấu thủ  là phải có trình độ  kỹ  thuật điêu luyện, biết   nhiều kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau, trong những tình huống khác nhau.   Nhưng muốn đập được nhiều kiểu, nhiều cách, đấu thủ phải có trình độ cơ bản vững  vàng với phương pháp đập chủ yếu. Nguồn: Sưu tầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2