TÀI LIỆU XÚC TIẾN ĐẦU TƯ HUYỆN AN LÃO
lượt xem 18
download
Là huyện ven đô, vành đai phòng thủ trọng yếu phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, An Lão có tiềm năng dồi dào về quỹ đất và nguồn lao động, có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố và vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, huyện An Lão đã có bước phát triển vượt trội, kinh tế phát triển khá toàn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU XÚC TIẾN ĐẦU TƯ HUYỆN AN LÃO
- TÀI LIỆU XÚC TIẾN ĐẦU TƯ HUYỆN AN LÃO Là huyện ven đô, vành đai phòng thủ trọng yếu phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng, An Lão có tiềm năng dồi dào về quỹ đất và ngu ồn lao đ ộng, có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của thành ph ố và vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, huyện An Lão đã có bước phát triển vượt trội, kinh tế phát triển khá toàn diện, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Công nghi ệp, xây dựng phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h ướng tích c ực, tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghi ệp. Ti ến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã và đang được đẩy mạnh; cơ sở hạ tầng từng được quan tâm đầu tư, thu nhập, đ ời s ống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và gặp nhiều khó khăn, chưa có tầm nhìn xa và bước đột phá m ạnh. Phát huy nội lực còn có những hạn chế, quy hoạch phát triển nông thôn mới, môi trường, giải quyết việc làm, điều kiện làm việc cho người lao động nông thôn còn nhiều bất cập. Các dự án đầu tư vào huyện còn ít, quy mô còn nhỏ bé; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của huyện. Ngày 16/9/2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 1448/QĐ-TTG phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 với những chủ trương, định hướng phát triển mới cho vùng Duyên Hải Bắc bộ và thành phố Hải Phòng, trong đó có các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn liên quan trực tiếp đến huy ện An Lão nh ư đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án bến xe ô tô t ại xã Tr ường Th ọ … và nhiều dự án quan trọng của quốc gia, thành phố đã, đang và sẽ được triển khai trên địa bàn; các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, đang được đầu tư xây dựng sẽ tạo những cơ hội mới, điều kiện quan trọng đ ể huyện phát triển, cùng thành phố hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị.
- Để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện An Lão trở thành đô thị vệ tinh của thành phố, có hạ tầng kỹ thuật văn minh, hiện đại, là trung tâm công nghiệp dịch vụ, có kinh tế phát triển, cấp uỷ, chính quy ền huy ện kêu g ọi các các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm, đầu tư, giới thiệu quảng bá với bạn bè, đối tác trên mọi miền đất nước, cùng chúng tôi chung sức xây dựng huyện An Lão ngày càng giàu đẹp, văn minh. Với phương châm “thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của chính mình”, cấp uỷ, chính quyền sẽ luôn nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư, luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp, là chỗ dựa vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả. 1. Vị trí địa lý Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 19 km; Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng. Phía Đông bắc giáp quận Kiến An, phía đông giáp huyện Kiến Thụy; Phía Bắc giáp huyện An Dương Phía Tây giáp huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương. Diện tích 11.490 ha Dân số 134.755 người (2011), trong đó số lao động trong độ tuổi: 82.347 người, chiếm 61,1% tổng số dân, số người có khả năng lao động 75.760 người. Vị trí An Lão trên bản đồ Huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là Huyện Anh hùng, được tái lập ngày 08/08/1988 theo quyết định số 100-QĐ/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của thành phố Hải Phòng và vùng Duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông của Thành phố. An Lão có nhiều khu, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, du 2
- lịch, là căn cứ hậu cần, kỹ thuật của Bộ ch ỉ huy Quân sự thành ph ố, các đ ơn vị quân đội thuộc Bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân. An Lão có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng, theo quy hoạch tổng thể của Thành phố đến năm 2020, An Lão sẽ trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Hải Phòng - Thành ph ố th ứ 3 x ếp lo ại đô thị đặc biệt và trong tương lai trở thành thành phố quốc tế. * Địa hình Phía Đông bắc của An Lão là Núi Voi và dãy đồi th ấp kéo dài t ừ An Lão đến Đồ Sơn gồm các núi: Voi, Tiên Hội, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Đây là khu vực có nhiều hang động và là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá tâm linh của huyện và thành phố. Sông ngòi ở An Lão phân bố đều, độ dốc nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, là hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra vùng đất màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục sản xuất và đời sống nhân dân. Huyện có hai sông lớn là sông Lạch Tray, đoạn qua địa bàn huyện 23 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray. Sông Văn Úc đoạn qua địa bàn huyện dài 33 km, chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng. Sông Đa Độ từ cống Trung Trang đi qua trung tâm huyện, quận Kiến An, Kiến Thuỵ và đổ ra của Cầu Tiểu-Đồ Sơn là con sông cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện An Lão, Kiến Thuỵ và các quận nội thành. 2. Về lịch sử, truyền thống: Một số di chỉ khảo cổ của huyện 3
- Trong tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, An Lão là một vùng quê có bề dầy lịch s ử văn hóa lâu đ ời. Sự hình thành và phát triển của An Lão gắn liền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc văn hóa Hạ Long cách nay từ 4000 đến 6000 năm; với sự hình thành của nền văn minh sông H ồng thu ộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của người Việt cổ ở các di chỉ khảo Núi Voi cách nay chừng 2000 đến hơn 3000 năm; xác định thời Hùng Vương, An Lão đã có cư dân Việt cổ sinh tụ, làm ăn. An Lão có vị trí chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Dưới thời Bắc thuộc, những năm đầu Công nguyên, các vùng đất thuộc địa bàn huyện An Lão là nơi nữ tướng Lê Chân về gây dựng căn cứ và tuyển mộ nghĩa quân chống quân Đông Hán dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng, là người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang An Biên xưa (còn được biết đến là trấn Hải Tần Phòng Thủ) - tiền thân của thành ph ố c ảng H ải Phòng ngày nay. Hiện nay, dưới chân Núi Voi vẫn còn ngôi đền cổ mà nhân dân An Lão lập nên để thờ phụng Bà. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, An Lão là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc. Núi Voi An Lão là căn cứ địa quan trọng, nơi cất dấu lương thảo, luyện binh mã của triều Mạc. Hiện nay ở Núi Voi vẫn còn di tích “ Đ ấu đong quân” t ừ th ời nhà Mạc. Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương nằm lân cận cảng Ninh Hải ra để thành lập tỉnh Hải Phòng, An Lão chính thức là một huyện ngoại thành của tỉnh Hải Phòng. Ngày 4/4/1969, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết định hợp nhất giữa huyện Kiến Thuỵ và huyện An Lão và đổi tên thành huyện An Thụy. Ngày 05/3/1980, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quy ết định số 71 về điều chỉnh địa giới hành chính huyện An Thuỵ, th ị xã Ki ến An và th ị xã Đồ Sơn. Theo đó An Lão lại trở về sát nhập với th ị xã Ki ến An và đ ổi tên thành huyện Kiến An. 4
- Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngày 08/8/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 100 về việc phân vạch địa giới hành chính đổi tên huyện Kiến An thành huyện An Lão và thành lập thị xã Kiến An. Huy ện An Lão được trở về đúng với tên gọi của mình sau 19 năm chia tách, sáp nhập. Huyện An Lão gồm 15 xã và 2 thị trấn, (có 84 làng và tổ dân phố): Số làng, Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) tổ dân phố Thị Trấn An Lão 4 146 3 165.81 10 228 8 Bát Trang 1217.45 Trường Thọ 8 944 4 835.85 Trường Thành 4 876 7 502.01 An Tiến 8 277 3 663.53 Quang Hưng 6 211 3 665.17 8 588 4 Quang Trung 678.29 Quốc Tuấn 9 734 6 790.92 An Thắng 7 458 4 561.17 Thị trấn Trường Sơn 8 175 4 359.83 7 306 7 Tân Dân 589.11 Thái Sơn 11 967 4 814.69 7 595 5 Tân Viên 801.65 Mỹ Đức 12 319 7 863.36 Chiến Thắng 6 256 7 882.01 An Thọ 5 883 4 523.72 8 436 4 An Thái 575.96 • Một số công trình kiến trúc tiêu biểu Đền thờ Nữ tướng Lê Chân: Công trình kiến trúc cổ mới được trùng tu, tôn tạo, nằm ở thôn khúc giản, xã An Tiến (chân Núi Voi). Đền thờ Trạng Nguyên Trần Tất Văn: Công trình kiến trúc cổ mới được trùng tu, tôn tạo, nằm ở thôn Xuân Áng, xã Thái Sơn. Đền thờ Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn:Công trình kiến trúc cổ mới được trùng tu, tôn tạo, nằm ở làng Hạnh Thị, xã An Thọ. 3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1. Về kinh tế An Lão là một trong những huyện nằm trong tốp đi đầu trong ti ến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố Hải Phòng. Kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, duy trì được đà tăng trưởng cao và liên tục . Giai đoạn 2005-2010, tăng trưởng GDP trung bình 14,15%. 5
- Năm 2010: - Tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 19,75% (công nghiệp- xây dựng tăng 24,73%, dịch vụ tăng 25,70%, nông-lâm-thuỷ sản tăng 6,69%). - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng: 44,28%; Dịch vụ: 18,21% Nông, lâm, thuỷ sản: 37,52%. - Thu nhập bình quân đầu người: 12,78triệu đồng/người/năm Năm 2011: - Tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 14,84% (công nghiệp- xây dựng tăng 17,46%, dịch vụ tăng 20,52%, nông-lâm-thuỷ sản tăng 4,84%). - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng: 42,26%; Dịch vụ: 18,23% Nông, lâm, thuỷ sản: 39,51%. - Thu nhập bình quân đầu người: 17,07triệu đồng/người/năm Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu: Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 15-16%. Trong đó: Công nghiệp-XD: 18-19%, Dịch vụ: 19-20%, Nông nghiệp: 4-4,5% Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng: 50%, Dịch vụ: 27%, Nông nghiệp - thuỷ sản: 23% Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân: 19%/năm. Thu nhập bình quân đến năm 2015: 28 triệu đồng/người/năm 3.1.1.Công nghiệp: Năm 2011, Giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng trên địa bàn thực hiện 1.407.207 triệu đồng. Hiện có 199 doanh nghiệp do huyện quản lý (có 30 doanh nghiệp sản xuất, 31 doanh nghiệp xây dựng, 138 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp) thực hiện nộp thuế tại huyện và 35 doanh nghiệp do thành phố quản lý, thu hút khoảng 30.000 lao động Trên địa bàn huyện An Lão có một số khu, cụm công nghi ệp đang hoạt động có hiệu quả: - Cụm công nghiệp An Tràng thị trấn Trường Sơn với vị trí sát sông Lạch Tray gần các quận nội thành, diện tích 100ha, đã sử dụng 40ha với 62 doanh nghiệp đang hoạt động. - Cụm công nghiệp phía Bắc thị trấn An Lão với vị trí cạnh Quốc lộ 10, gần đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, diện tích 37,23 ha, hiện có 18 doanh nghiệp đang hoạt động. 6
- - Khu công nghiệp Cầu Cựu, đã được Thủ tướng Chính ph ủ phê duy ệt, với vị trí cạnh Quốc lộ 10 và đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, diện tích 105ha, đang sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư. - Khu công nghiệp Chiến Thắng – An Thọ, với vị trí có giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, diện tích là 204,84 ha. Đang sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư. 3.1.2. Thương mại, dịch vụ: Thương mại: An Lão là cửa ngõ của thành phố Hải phòng trong tương lai, là trung tâm thương mại của thành phố. Huyện đã quy hoạch khu Trung tâm dịch vụ thương mại gần 40 ha tại xã Trường Thành (giao cắt giữa Quốc lộ 10 và đường vành đai 3 thành phố). Mạng lưới chợ quê phát triển mạnh, trung bình mỗi xã, thị trấn có 1 chợ. Hầu hết các chợ đang từng bước được nâng cấp, mở rộng, trở thành n ơi cung cấp các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cho nhân dân đ ịa ph ương và là n ơi cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ các quận nội thành. Du lịch, dịch vụ: An Lão là một mắt xích quan trọng trong các tuyến du lịch văn hoá, tâm linh, du khảo đồng quê, với hệ thống di tích, đình, đền, chùa và giá trị văn hoá truyền thống lễ hội, di sản văn hoá, đặc biệt có khu di tích lịch sử Núi Voi được xếp hạng cấp quốc gia … điều đó đã góp phần làm phong phú các tour du lịch. Tuy nhiên, Du lịch An Lão vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, vẫn chưa khai thác hết những thế mạnh về địa lý, tự nhiên và con người. 3.1.3. Nông nghiệp: - Trồng trọt: Diện tích cấy lúa hàng năm 5.000ha, năng suất 120tạ/ha/năm; trồng rau, đậu các loại 150ha; trồng cây công nghiệp 117ha. - Chăn nuôi theo hướng trang trại tăng nhanh; tổng đàn lợn 55.208 con, đàn trâu, bò đạt 1.608 con, đàn gia cầm đạt 731.995 con. Toàn huyện có trên 200 trang trại, gia trại các loại hoạt động có hiệu quả. 7
- - Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 796 ha; sản lượng đạt 3.874 tấn. 4.Văn hóa - xã hội: 4.1. Giáo dục: An Lão là huyện có truyền thống hiếu học, quê hương Trạng nguyên Trần Tất Văn, Thầy Bùi Mộng Hoa, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, gia đình Tam tiến sỹ (Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên Mỹ, Nguyễn Đốc Tín) Huyện có 4 trường THPT. Trong đó, trường Trung học phổ thông An Lão được xếp trong Top 100 trường hàng đầu toàn quốc và Top 10 tr ường hàng đầu của Thành phố. (Trường THPT Trần Hưng Đạo,Trường THPT Quốc Tuấn,Trường THPT Trần Tất Văn) Ngoài ra, huyện có 1 TTGDTX, 1 Trung tâm Dạy nghề, 17 trường THCS, 19 trường Tiểu học và 18 trường Mầm non tại các xã, th ị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. 4.2. Y tế Huyện luôn quan tâm, phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc s ức kho ẻ nhân dân; Hiện nay huyện có 1 bệnh viện đa khoa hạng 2 với hai c ơ sở t ại th ị trấn An Lão, xã Mỹ Đức và 17 trạm y tế xã -đạt chuẩn quốc gia. 4.3.Văn hoá: An Lão là miền quê có bề dày lịch sử văn hoá, huyện có 3 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và 33 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố. 4.4. Văn học, nghệ thuật: An Lão là nơi đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tài năng ngh ệ thuật nh ư Trạng nguyên Trần Tất Văn với bài biểu “ Lui Vạn Binh”, Nhà th ơ yêu n ước Lê Khắc Cẩn… Ca sỹ, nghệ sỹ ưu tú Tố uyên, nghệ sỹ chèo Ánh Tuyết….. 8
- An Lão là quê hương của những điệu hát dân ca, những tích chèo, xã Quang Trung, Tân Viên, Bát Trang … Hình ảnh quê hương An Lão bất khuất, kiên cường trong mưa bom bão đạn, người dân An Lão vừa chiến đấu vừa sản xuất để bảo vệ và xây dựng đất nước đã tạo cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác nên hàng lo ạt các ca khúc mang âm điệu hào hùng như Huyền thoại Núi Voi, V ề quê, Bâng khuâng Núi Voi, Miền quê hoa trái, An Lão tìm về … Nhi ều ca khúc sau này tr ở thành những nhạc phẩm được nhiều người yêu thích. 4.5. Về Lễ hội Cũng như mọi địa phương trên cả nước, An Lão cũng là nơi có các lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. 4.6. Biểu tượng Từ lâu, Núi Voi đã trở thành biểu tượng của huyện An Lão anh hùng. Đối với mỗi người dân An Lão, dù già hay trẻ, dù đang s ống t ại quê hay s ống xa quê hương thì vẫn luôn giữ trong ký ức về Núi Voi. Bài hát “An Lão tìm về” có sức lay động đặc biệt đối với mỗi người dân An Lão, nh ất là với những ai đang sống xa quê hương… 5. Các nguồn lực phát triển 5.1.Tài nguyên, đất đai: An Lão có diện tích đất là 11.490 ha, phần lớn là đất nông nghiệp canh tác lúa và trồng rừng. Ngoài ra, huy ện có các m ỏ đ ất sét tại xã An Tiến, Thái Sơn; mỏ đá vôi tại xã An Thắng, mỏ cát tại Bát Trang, Tân Viên… 5.2. Tài nguyên nước: Là nơi có 3 con sông chính của thành phố, nên An Lão có nguồn lợi rất lớn về nước. 5.3.Vốn cho đầu tư phát triển - Nguồn vốn ngân sách đầu tư: Huyện đã h uy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. - Nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn, như công ty JHCOS của Hàn Quốc, Sao Vàng, Thái Anh, Bia Hà Nội, Hoa Mai, Kính kỳ Anh … 5.4. Con người - Lao động - Huyện An Lão có nguồn nhân lực chất lượng khá cao; hàng năm có trên 300 sinh viên là con em An Lão tốt nghiệp các trường đại h ọc, cao đẳng trên toàn quốc có mong muốn về công tác tại địa phương. Hàng ngàn lao động qua đào tạo và lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ. Công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề cho lao đ ộng nông thôn được quan tâm; Số người có chuyên môn kỹ thuật có khả năng lao động là 9
- 37.634 người chiếm 49,68%, còn lại 38.126 người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo đang có nhu cầu đào tạo. 5.5. Các cơ sở hạ tầng khác phục vụ phát triển kinh tế - Giao thông An Lão có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận lợi: S. ĐA ĐỘ TỈNH LỘ 360 S. lẠCH TRAY C TỐCH -H AO NP VÀ HĐ I3 NA Ộ0 q.L 1 S. VĂN ÚC * Đường thuỷ có 2 tuyến vận tải thuỷ là: Tuyến phía Bắc: An Lão nối với Quảng Ninh-Hải Dương-Hà Nội.. Tuyến phía Nam: An Lão nối với Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình * Đường bộ có các tuyến đường quan trọng là: - Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua huyện dài 13,6 km lộ giới 100m, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng) là 105,5km. Có hai điểm thắt là Cầu Thanh Trì và đập Đình Vũ. N út giao tại Quang Trung với Quốc lộ 10 là cửa ngõ quan trọng của thành phố Hải Phòng; Khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ An Lão t ới c ảng H ải Phòng, Trung tâm thành phố chỉ còn 15-20 phút đi ô tô. - Quốc lộ 10, đoạn qua huyện dài 8,5km, lộ giới 61,5m, chiều dài toàn tuyến (Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa) là 151km. - Đường tỉnh lộ bao gồm: + Đường 357 từ Thị trấn An Lão - Trường Sơn. + Đường 360 từ Thị trấn An Lão đi Kiến An. + Đường 362 từ Mỹ Đức đi Kiến Thuỵ - Đường huyện gồm: + Đường 301: Khúc Giản – Quán Trang: dài 9,0 km (Đang cải tạo nâng cấp 10
- + Đường 303 : Trường Thành – Tiên Hội dài 4,0 km + Đường 305: Cầu H10 – Đê Văn Úc : 4,5 km + Đường 306: Thị trấn An Lão - Đường 354 dài 11 km + Đường 308 : Đường 301 - Quốc lộ 10 dài 5,5 km + Đường 309: Quán Rẽ - Đê Văn Úc dài 5,5 km. * Cầu Huyện có một số cầu lớn, hầu hết được xây dựng trong 10 năm gần đây gồm: Cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc, nối huyện An Lão với huyện Tiên Lãng Cầu Trạm Bạc bắc qua sông Lạch Tray, nối An Duơng - An lão. Cầu Tiên Cựu qua sông Văn Úc, nối An Lão - Tiên Lãng. Ngoài ra: An Lão có hàng chục tuyến đường phố và nhiều tuyến đường nông thôn với tổng chiều dài gần 180 km. Huyện có 2 tuyến xe buýt công cộng của thành phố qua đ ịa bàn, n ối An Lão với các quận nội thành và các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và An Dương. - Điện: Tổng chiều dài đường dây trung áp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: 152,396 km; tổng số Trạm biến áp: 118 trạm, dung lượng 58,870 KVA; Tổng chiều dài đường dây hạ thế đường trục đảm bảo yêu cầu kỹ thu ật 200/222,56 km, đường nhánh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: 200/218,44km. - Nước: Huyện có nhà máy nước cầu nguyệt và hàng chục nhà máy nước mini tại các xã. Đến nay, 93% dân số đã được dùng nước sạch. - Bưu chính viễn thông: Huyện có hệ thống điện thoại tới 17/17 xã, thị trấn, mật độ 13 máy điện thoại cố định/100 dân. Các mạng điện thoại di động được phủ sóng 100%. Có truyền hình cáp tại 2 thị trấn và một số xã. 6. Định hướng phát triển Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra định hướng phát triển của huyện là: Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, với nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững; tạo môi trường hấp dẫn thu hút nhiều dự án đầu tư vào huyện. Nâng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của huy ện đ ến năm 2015 lên 50%, tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp- xây d ựng từ 18- 19%/năm. Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội giai đoạn 2011- 2015, tăng bình quân từ 10-12%. 11
- Về phát triển công nghiệp: Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát tri ển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế huyện; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thực hiện quy hoạch các cụm công nghi ệp trên địa bàn; quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, có vai trò n ền tảng, tạo tăng trưởng cao, bền vững. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư; ưu tiên giải quyết mặt bằng cho các dự án lớn có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng nhi ều lao động tại địa phương. Đặc biệt ưu tiên huy động các tập đoàn kinh t ế lớn tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp mới ven đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, ven qu ốc lộ 10, phát triển các khu đô thị mới tại khu vực phía Bắc thị trấn An Lão (Cầu Vàng 1, Cầu Vàng 2...). Về phát triển nông nghiệp: Thực hiện có hiệu quả chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo hướng: kết hợp phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn; khuyến khích phát triển làng nghề; phát triển các cụm, đi ểm 12
- công nghiệp trong nông thôn; ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại chỗ, không ô nhiễm môi trường về địa bàn nông thôn nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình đô thị hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, phù hợp với lợi thế của từng địa bàn. Áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hình thành các vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung. Quy hoạch những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản trên c ơ sở đ ảm b ảo quy hoạch chung; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nuôi trồng thuỷ sản. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn. Có cơ chế khuyến khích phát triển các m ối liên k ết gi ữa h ộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kiến thức kinh tế h ộ phát tri ển có quy mô phù hợp, giải quyết tốt đầu ra cho nông dân. Về phát triển du lịch: Từng bước xây dựng An Lão thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh của thành phố. Trước mắt đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút các nhà đầu tư xây dựng khu du l ịch nghỉ dưỡng Núi Voi và một số khu vực, địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dọc hệ thống sông Đa Độ, sông Lạch Tray, khu Cầu Khu ể (Chiến Thắng). Hoàn thành dự án nâng cấp Đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn; xây dựng dự án đền thờ Tam tiến sỹ; quản lý khai thác hiệu quả dự án Đền thờ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn; kết hợp phát triển hài hoà gi ữa du lịch sinh thái và du lịch tâm linh để thu hút khách du lịch th ập ph ương đ ến v ới An Lão. 7. Các dự án, công trình đang triển khai - Dự án xây dựng nông thôn mới của 15/15 xã. - Các dự án về cơ sơ hạ tầng: Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Các dự án nâng cấp một số tuyến đường huyện; dự án Sân vận động, dự án trụ sở làm việc Huyện uỷ, UBND huyện. - Các dự án về phát triển công nghiệp : Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp. - Các dự án về phát triển du lịch : Dự án Đền thờ trạng nguyên Trần Tất Văn; Đền thờ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn; Đền th ờ n ữ t ướng Lê Chân. Sửa sang các hạng mục công trình liên quan đến khu du lịch Núi Voi. - Các dự án về phát triển nông, lâm , ngư nghiệp: Phát triển các trang trại, khu sản xuất nông nghiệp tập trung. 13
- 8- Chương trình ưu tiên đầu tư 1- Công nghiệp- xây dựng và tiểu thủ công nghiệp. 2- Dịch vụ, du lịch. 3- Nông nghiệp, thuỷ sản và Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. 4- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật 5- Quy hoạch. 6- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 9-Các dự án ưu tiên thu hút đầu tư 1- Xây dựng nông thôn mới tại 15/15 xã: dự án vừa và nhỏ về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề, phát triển dịch vụ, ch ợ, các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch của từng xã 2- Cụm công nghiệp xã An Thọ-Chiến Thắng, diện tích 204,84 ha, đã được phê duyệt quy hoạch và đánh giá tác động môi trường. 3- Khu công nghiệp Cầu Cựu- xã Quang Trung, diện tích 105 ha, gần nút giao giữa Quốc lộ 10 và đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đã có quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ. 4- Khu dịch vụ tổng hợp tại xã Trường Thành, ven quốc lộ 10 và đường vành đai 3 thành phố, diện tích 30 ha. 5- Khu đô thị Cầu Vàng 2, thị trấn An Lão , ven quốc lộ 10, bên sông Đa độ, diện tích 34ha, thu hút đầu tư phát triển đô thị. 6- Khu đô thị Quang Trung, diện tích 60ha, gần nút giao cắt giữa quốc lộ 10 và đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, thu hút đầu tư phát triển đô thị. 7- Dự án khu danh lam thắng cảnh Núi Voi, diện tích 50ha , chân núi Voi, thu hút các dự án về vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, ngh ỉ d ưỡng, n ằm trong quy hoạch của thành phố. 8- Dự án khu du lịch sinh thái dọc hệ thống sông Đa Độ, với chiều dài toàn tuyến trên 40 km, nằm ở trung tâm huyện, hai bên bờ sông còn gi ữ đ ược cảnh hoang sơ, rất thuận lợi cho việc đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 9- Ven đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường liên huy ện, ven sông Văn úc, Lạch tray, thu hút các dự án nhỏ về dịch vụ nh ư nhà hàng, nhà ở sinh thái, các dự án về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển các trang trại, gia trại./. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình: Kỹ thuật an toàn điện
61 p | 1281 | 256
-
Lý thuyết ô tô part 7
15 p | 228 | 73
-
Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam và như cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA
6 p | 284 | 50
-
Giáo trình nền đường sắt part 2
36 p | 122 | 48
-
Thiết kế mặt tiền kép cho nhà phố
4 p | 172 | 44
-
PCB & tác động đến sức khỏe
16 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn