Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?
lượt xem 54
download
Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống. Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làm việc của bạn ra sao? Về cơ bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?
- Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ? Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống. Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làm việc của bạn ra sao? Về cơ bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người. 1 . Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng. Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: “Xin hỏi anh đang làm gì thế?” Anh ta trả lời: “Ông không thấy sao? Tôi đang phải đập đá, mà những tảng đá kia thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tôi đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con người tí nào vậy mà tôi vẫn phải làm vì cuộc sống.” Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: “Xin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì?” Người công nhân thứ hai trả lời: “Làm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để đảm bảo cho .gia đình tôi sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn làm cái việc đập đá vất vả này. "
- Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế?” Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "Tôi đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người nghèo khổ trên thế gian này, tôi lại không hề thấy mệt mỏi." Với cùng một công việc, cùng một môi trường làm việc tại sao lại có những suy nghĩ khác nhau đến vậy? Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng, đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân. Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động. Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làm việc để kiếm tiền chứ không phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội. Nhà tâm lí học người Mỹ Mark Abraham đã đưa ra “5 cấp độ nhu cầu” như sau: 1. Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh. 2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn. 3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
- 4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận. 5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc. Nhà tâm lí học trên cho rằng, những người làm việc vì công việc sẽ có rất ít cơ hội thoả mãn đầy đủ quyền thứ 4 và quyền thứ 5 bởi nhu cầu trong cuộc sống của họ không được thoả mãn đầy đủ ở mức độ cao nhất, hoặc dù ít dù nhiều, họ cũng mất đi một phần niềm vui trong cuộc sống. Vậy chúng ta nên nói về người công nhân thứ 3 như thế nào? Ở người công nhân này không hề mảy may có hình bóng của những lời oán trách, ngược lại anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng sáng tạo tốt. Do luôn luôn làm việc chăm chỉ, anh cảm nhận được niềm vui trong công việc và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người công nhân thứ 3 mới thực sự là người công nhân có thái độ lao động đúng đắn và sẽ trở thành người ưu tú, là người mà xã hội cần tới. Vậy công việc là gì? Từ điển của một số quốc gia theo đạo Thiên chúa giải thích thế này: “Công việc là nhiệm vụ cao cả mà Thượng đế đã sắp đặt, là sứ mệnh quan trọng Người đã giao cho con người”. Cách lí giải này tuy mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng ở đó đều truyền tải một nội dung tư tưởng chung là: Những người không có cơ hội làm việc hay không cảm nhận được niềm vui từ chính công việc của mình chính là những người làm trái với nguyện vọng của Thượng đế, những người đó sẽ không có cơ hội hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống. Công việc là mục đích bạn đạt được sau khi nỗ lực làm việc. Khi công việc cho chúng ta cơ hội thể hiện tất cả tài năng và tính cách bản thân, chúng ta hãy hài lòng vì công việc của mình. Cuộc sống chỉ có một mà thôi. Khi chúng ta muốn hoàn thiện bản thân hay chỉ đơn giản là muốn đạt được một điều gì đó. Chúng ta mới đề ra cho mình mục tiêu để hướng tới và phấn đấu.
- Công việc là một võ đài để chúng ta thể hiện tài năng. Những kiến thức mà chúng ta đã gian khổ tích luỹ, khả năng ứng biến và sự quyết đoán hay khả năng thích ứng của chúng ta sẽ đều được thể hiện trên võ đài ấy. Ngoài công việc, không có gì có thể giúp chúng ta thể hiện được năng lực bản thân, cho chúng ta cơ hội thể hiện chính mình hay chỉ là một lí do chúng ta đang tồn tại trên cuộc đời. Chất lượng công việc quyết định hoàn toàn chất lượng cuộc sống của chúng ta. Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói: “Công việc là điều chúng ta phải làm cả cuộc đời”. Trước đây, có thể có người mang suy nghĩ giống người công nhân thứ nhất hay người công nhân thứ hai, họ luôn trách móc, bực tức với mọi thứ, chẳng có chút nhiệt tình nào với công việc của mình và luôn sống một cuộc sống tẻ nhạt. Trước đây, thái độ làm việc của bạn như thế nào không quan trọng, dù sao đó cũng chỉ là những điều trong quá khứ, quan trọng là từ bây giờ, thái độ làm việc của bạn sẽ thế nào? Chúng ta hãy giống như người công nhân thứ ba, hãy mang sự nhiệt huyết trong tim để có được cơ hội làm việc, làm việc chăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống. 2. Tiền lương có ý nghĩa gì? Hãy làm việc vì bản thân bạn Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương? Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc và tất cả những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến
- tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì. Có thể bạn đã tận mắt chứng kiến hay nghe kể về một ai đó bị sa thải, hiện nay nhiều thanh niên cho rằng xã hội ngày nay khốc liệt hơn, nghiêm khắc hơn và thực dụng hơn ngày trước. Họ cho rằng, tôi làm việc cho công ty, công ty trả lương cho tôi chỉ là một hình thức trao đổi. Họ không nhận thấy những giá trị khác ngoài tiền lương và vì thế những ước mơ, hoài bão tốt đẹp họ từng ấp ủ thời còn ngồi trên ghế giảng đường cũng dần dần tan biến. Không tự tin, không nhiệt tình, họ luôn giữ một thái độ ứng phó với công việc, họ nói ít đi một câu, viết ít đi một trang báo cáo, làm ít đi một giờ đồng hồ... Họ chỉ nghĩ họ làm đúng với mức lương trước mắt họ nhận được chứ không hề nghĩ họ làm việc như thế có xứng với mức lương sau này, hay thậm chí là tương lai sau này của họ. Một nhân viên làm việc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: “Mặc dù anh làm việc ở công ty 10 năm nhưng kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở mức một công nhân mới vào nghề thôi.” Người nhân viên “đáng thương” này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan. Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.
- Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động. Khi làm việc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làm việc của nhân viên để thăng cấp và tiến cử nhân viên. Những người làm việc chăm chỉ, biết phấn đấu không ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên. Nếu bạn phát hiện ông chủ của mình không phải là người sáng suốt, không chú ý lắm đến sự nỗ lực của bản thân bạn, cũng không trả cho bạn thù lao xứng đáng, thì bạn cũng đừng vội nản lòng, hãy nhìn sự việc theo một hướng khác. Chúng ta nỗ lực phấn đấu không phải chỉ vì sự đền đáp trước mắt, mà chúng ta chờ đợi sự đền đáp ở tương lai. Chúng ta làm việc vì bản thân chứ không phải vì bản thân mà làm việc. Cuộc sống không chỉ là hiện tại mà còn là cả tương lai rộng mở ở phía trước. Giới lao động trẻ hiện nay ít có những nhận thức và lí giải sâu xa thực tế về tiền lương. Tiền lương chỉ là một phương thức báo đáp của công việc. Những thanh niên mới bước vào làm việc càng phải trân trọng hơn những thứ mà công việc mang lại. Ví dụ, những nhiệm vụ khó khăn rèn luyện ý chí bạn, công việc mới phát triển năng lực bạn, việc hợp tác với các đồng nghiệp và giao lưu với các khách hàng sẽ bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn bạn. Công ty là một ngôi trường để chúng ta trưởng thành. Công việc làm phong phú kinh nghiệm chúng ta, đồng thời cũng giúp trí tuệ chúng ta phát triển. So với những kĩ năng và kinh nghiệm chúng ta có được khi làm việc, thì số tiền tương ít ỏi chúng ta nhận được cũng không còn quá quan trọng nữa. Công ty trả bạn tiền lương, công ty cũng cho bạn cả những năng lực có lợi cho cả cuộc đời bạn.
- Năng lực quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều vì nó không bị đánh cắp và cũng không tự mất đi. Rất nhiều người thành đạt đã trải qua không ít thăng trầm của cuộc sống, có lúc họ đứng trên đỉnh cao vinh quang, cũng có lúc đắm chìm trong thất bại, nhưng cuối cùng, họ vẫn là những người thắng cuộc. Nguyên nhân do đâu? Chính là do một thứ mãi mãi ở bên cạnh họ, đó chính là năng lực. Những năng lực tiềm tàng trong họ, bất kể là sự sáng tạo, lòng quyết đoán hay khả năng quan sát nhạy bén đều không phải có ngay khi bạn bắt đầu, cũng không phải chúng ta bước một lần đã tới, chúng có được trong thời gian chúng ta làm việc, học tập tích luỹ lại. Ông chủ có thể khống chế số tiền lương của bạn, nhưng không thể che mắt, bịt tai, ngăn trở bạn tư duy học tập. Hay nói cách khác, ông chủ không thể ngăn được sự nỗ lực của bạn, cũng không thể lấy đi những thứ bạn có được nhờ sự nỗ lực làm việc và học tập của bạn. Rất nhiều nhân viên chỉ viện cớ cho sự lười biếng của bản thân mà không biết đi tìm lý do xác đáng. Người thì nói sếp của họ không nhận thấy được năng lực và thành quả lao động của họ, cũng có người nói sếp của họ là một kẻ keo kiệt, họ làm việc nhiều mà luôn chỉ nhận được tiền lương không tương xứng. Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương. Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc, và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì. Chúng ta không thể ra lệnh cho các ông chủ, bắt họ phải làm cái này cái kia, nhưng chúng ta lại có thể mách bảo bản thân hành động theo cách tốt nhất. Chúng ta không thể yêu cầu ông chủ làm việc theo nguyên tắc, nhưng chúng ta có thể bắt bản thân làm điều đó. Đừng vì những nhược điểm của ông chủ mà bạn cho phép
- mình lười biếng, tự tay chôn vùi năng lực của bản thân vì như thế là huỷ hoại tương lai của chính bạn. Tóm lại, dù "sếp" của chúng ta có keo kiệt thế nào, có hà khắc bao nhiêu, chúng ta cũng không được phép lấy đó làm lí do cho sự lười biếng của mình. Bởi vì chúng ta không chỉ làm việc vì đồng lương trước mắt, mà còn phải làm việc vì tiền lương sau này, làm việc vì chính bản thân chúng ta. Vậy tiền lương là gì? Tiền lương chỉ là biểu hiện một phần công sức làm việc của chúng ta mà thôi. Trên thế giới có bao người đang làm việc chỉ vì tiền? Nếu bạn có thể vì sự trưởng thành của mình mà phấn đấu, bạn đã trở thành người đứng trên mọi người, và đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự thành công. 3. Vì sao Bill Gates vẫn phải làm việc Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “Tự mình thực hiện”, con người ta mới lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất. Tài sản của Bill Gates hiện nay khoảng hơn 46,6 tỷ dollar. Nếu mỗi năm ông ta tiêu hết 100 triệu dollar thì phải 466 năm ông ta mới tiêu hết số tiền này. Đó là chúng ta còn chưa kể đến số lợi tức khổng lồ mà số tiền này mang lại. Vậy tại sao Bill Gates vẫn làm việc mỗi ngày? Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty giải trí đồ sộ. 63 tuổi, cái tuổi mà sắp gần đất xa trời, ông đã đưa ra một quyết định trọng đại: tiếp tục làm việc. Ông luôn luôn có mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làm việc đến 24 tiếng mỗi ngày. Từ đâu mà ông có được nhiệt huyết với công việc của mình đến vậy? Những ví dụ tương tự còn rất nhiều. Những người đó có “mức lương” khổng lồ, không những ngày ngày họ đều làm việc mà còn làm việc cật lực như đang bán sức lao động của mình. Nếu bạn làm việc cùng họ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt
- mỏi rã rời vì thời gian làm việc kéo dài. Vậy tại sao họ phải làm việc như vậy? Có phải là vì tiền? Sumner Redstone đã nói: "Thực ra tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện". Quả thực, chính niềm đam mê muốn mình tự làm việc đã thúc đẩy họ cống hiến hết sức mình cho công việc, mà không đơn thuần vì danh lợi. Thậm chí ngay cả khi họ có thể điều khiển được cuộc sống, họ cũng không từ bỏ công việc. Một số nhà tâm lí học phát hiện, khi tiền bạc nhiều đến một mức độ nhất định nó sẽ không còn sức mê hoặc con người nữa. Cuộc sống không đơn giản là sự tồn tại, con người còn có những ham muốn cao hơn. Trong đó, mong muốn tự mình làm việc ở mức độ cao nhất, cho con người ta động lực mạnh mẽ nhất. Khi một người làm công việc mà anh ta thích, đồng thời công việc đó cũng phù hợp với anh ta, anh ta có thể phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất thì có thể nói anh ta đã thoả mãn nguyện vọng lao động bằng chính đôi tay của mình. Một người có động lực làm việc sẽ coi công việc của mình như một hoạt động sáng tạo, họ sẽ toàn tâm toàn lực cố gắng làm tốt công việc đó. Trong quá trình làm việc, họ sẽ có được cảm giác thoả mãn, trong lòng đầy ắp những cảm xúc vui sướng phấn khích. Từ trước tới nay bạn đã bao giờ cảm nhận được niềm vui mãnh liệt và cảm giác thoả mãn do lao động chính đáng của bản thân mang đến? Bạn đã xác định được mục tiêu sống, lao động của mình? Bạn đã có động lực thúc đẩy để làm việc chưa? Trả lời được tất cả các câu hỏi đó là bạn đã hiểu ra nguyện vọng mãnh liệt là muốn tự mình lao động. Hãy nhớ rằng, việc đi tìm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, sẽ làm tăng lòng nhiệt huyết trong mỗi chúng ta và thắp sáng tâm hồn mỗi con người. Sự theo đuổi này không giới hạn trong một tầng nghĩa bình thường mà ở tầng nghĩa
- cao hơn nó có quan hệ với xã hội xung quanh ta, có thể thoả mãn được nhu cầu cao nhất trong đời sống tinh thần chúng ta. Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “tự mình thực hiện”, con người ta môi lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất. Chúng ta không nói về "lòng nhiệt tình tạm thời" vì kiểu nhiệt tình này mỗi chúng ta đều đã trải qua, mà chúng ta nói về lòng nhiệt tình có thể thúc đẩy một người làm việc và đạt được thành công rực rỡ. So với những người làm việc vì tiền lương mà nói, những người muốn thoả mãn nhu cầu cao nhất của cuộc sống con người - tự mình làm việc chỉ là thiểu số. Vì thế cho nên, sự nhiệt tình lâu dài trong những người bình thường cũng hiếm như kim cương vậy, còn trong những người thành đạt thì lại hết sức phổ biến. Lòng nhiệt tình là nhiên liệu cần thiết phải được chuẩn bị tốt cho ước mơ cất cánh. Loại nhiên liệu này một khi đã được nhóm lên sẽ tăng thêm năng lượng cho bạn bay cao hơn. Từ trước. đến nay, lòng nhiệt tình luôn là động lực thúc đẩy những nhân vật kiệt xuất của thế giới, đưa họ lên đỉnh cao những lĩnh vực họ đam mê, tất nhiên cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Hãy để lòng nhiệt tình giúp bạn thực hiện những việc vĩ đại như vậy. Cho dù chúng ta chưa chạm được đến ranh giới của ham muốn tự mình làm việc, chúng ta cũng không phải giày vò bản thân vì chúng ta đang làm việc chỉ vì tiền. Chúng ta đừng nói với mình: được trả lương như thế nào thì mình sẽ làm việc như thế ấy, chẳng việc gì phải cố gắng hoàn thành tất cả công việc; Cũng đừng tự an ủi mình: "Mình không bằng người khác, nhận được bằng này lương là tốt lắm rồi". Chúng ta hãy nghĩ rằng, tiền bạc chẳng qua cũng chỉ là một loại báo đáp, cái mà chúng ta thu được từ lao động là khả năng hoàn thiện bản thân, vì thế hãy giữ một thái độ tích cực khi làm việc. Những tư tưởng tiêu cực sẽ kìm hãm khả năng phát huy tiềm lực bản thân, làm chúng ta mất đi động lực làm việc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay chúng ta nhiều cơ hội quý giá,
- kéo chúng ta ra xa đích đến của sự thành công và chúng ta mãi mãi chẳng bao giờ có thể vươn đến cái đích cao nhất của ước muốn "tự mình lao động". 4. Làm việc chăm chỉ là một sự thông thái Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và đừng thôi làm việc khi không có ai hối thúc bạn. Chỉ có ý thức rèn luyện không mệt mỏi để tự nâng cao bản thân trong công việc, bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao. Có một câu chuyện thế này: Nửa đêm, một người lục tung căn phòng để tìm kiếm một thứ gì đó. Người bạn cùng phòng hỏi anh ta: "Anh đang tìm gì vậy?" - Tôi bị mất một đồng tiền vàng. - Anh ta đáp. - Anh đánh rơi trong phòng hay ở ngoài hành lang? - Người bạn hỏi. - Không, tôi đánh rơi ở thảm cỏ ngoài kia. - Anh ta nói. - Vậy tại sao anh lại tìm trong phòng? - Vì ở ngoài kia không có đèn. Có thể bạn thấy nực cười vì tư duy logic của anh ta, nhưng bạn có thấy: có người chẳng bao giờ tìm kiếm sự trọng dụng của công ty với mình mà luôn luôn hi vọng có lợi về mình, có người thường làm việc với thái độ ứng phó nhưng lại muốn ông chủ chú ý tới mình, khi không được ưu ái lại than trách số phận không công bằng với họ. Những người này cũng phạm phải một sai lầm giống như anh chàng tìm đồng tiền vàng trong phòng kia, đó là tìm những thứ mình cần ở sai vị trí. Nếu một người muốn tìm vàng ở biển vì anh ta nghĩ đào vàng ở đó dễ dàng. Giả sử anh ta đào được chăng nữa thì đó chắc chắn không phải là vàng mà chỉ là sỏi đá. Chúng ta hãy chỉ hi vọng tìm được vàng khi khai thác đá. Hay nói cách khác, muốn có được sự trọng dụng của công ty, bạn chỉ có một cách duy nhất là làm
- việc. Bằng không, những thứ bạn sẽ nhận được cũng chỉ là quyết định sa thải của công ty mà thôi. Những ông chủ thường là người sáng suốt, họ đều có chung một hi vọng là sở hữu được thật nhiều nhân viên giỏi và có khả năng mang về cho công ty nhiều lợi nhuận. Nếu bạn có thể làm việc thật chăm chỉ, cố gắng hết sức hoàn thành những công việc được giao, nhất định sẽ có lúc bạn có được những gì mình mong muốn. Đáng tiếc là, ngày nay khi làm việc, nhiều nhân viên chỉ luôn miệng ca thán công ty mà chẳng bao giờ xem lại thái độ làm việc của mình. Họ không biết rằng phải dựa trên nền tảng của sự nỗ lực hoàn thành công việc của bản thân họ thì mới có thể hi vọng sẽ được công ty trọng dụng. Lúc nào họ cũng giữ thái độ đối phó với công việc và miệng thì luôn luôn than thở: “chăm chỉ làm gì”, “cho qua được rồi”, “công việc cũng chỉ là cái cầu nhảy, cố gắng thì được gì”. Kết quả là họ mất dần đi nhiệt tình công tác, không làm việc hết mình và vì vậy không thể có được thành tích công tác tốt. Cuối cùng, "sự thông minh" lại tạo nên sai lầm, họ tự đánh mất đi cơ hội tăng lương và thăng chức của mình. Hối hận thì đã quá muộn. Hãy tham khảo ví dụ dưới đây: Jack làm việc trong một công ty thương mại khoảng một năm, do không hài lòng về công việc của mình, anh ta nói với bạn một cách khó chịu: “Lương của tôi trong công ty là mức lương thấp nhất, ông chủ không hề coi trọng tôi chút nào, nếu tiếp tục tình trạng này, tôi sẽ nộp đơn xin thôi việc”. - Những kĩ năng nghiệp vụ trong công ty và những bí quyết về giao dịch quốc tế anh đã hoàn toàn nắm vững chưa? - Người bạn hỏi lại anh ta. - Vẫn chưa. - Anh ta trả lời. - Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn.Tôi nghĩ anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, hãy nắm vững tất cả những kĩ năng giao dịch, các loại hợp đồng mua bán và cách tổ chức quản lí công ty, thậm chí cả cách viết một hợp đồng giao dịch một cách
- thật chi tiết, sau đó hãy xin thôi việc. Như thế chẳng phải vừa trút được những bực bội trong lòng, mà lại tích luỹ được thêm kiến thức hay sao? Jack nghe lời khuyên của bạn, anh từ bỏ những thói quen xấu trước đây, bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc và chăm chỉ. Ngay cả sau giờ làm việc cũng ở lại công ty học thêm về cách viết hợp đồng mua bán. Một năm sau, anh gặp lại người bạn cũ, người bạn hỏi anh ta: - Giờ anh đã học được nhiều điều rồi, thế đã chuẩn bị xin nghỉ chưa? - Nhưng tôi thấy, sau năm qua, ông chủ đã bắt đầu chú ý tới tôi, gần đây còn giao cho tôi những công việc quan trọng, không những tới được tăng lương mà còn được thăng chức. Nói thật là, không chỉ có ông chủ mà các nhân viên khác trong công ty cũng bắt đầu nể trọng tôi. Người bạn cười và nói: - Tôi đã sớm biết điều đó rồi. Lúc trước ông chủ không coi trọng anh vì anh không chăm chỉ làm việc, lại không nỗ lực tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Sau đó, khi anh đã vất vả học tại nghiên cứu, năng lực làm việc cũng tiến bộ, tất nhiên ông chủ sẽ chú ý đến anh. Làm việc chăm chỉ mới thực sự là sáng suốt bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy xem công việc là một cơ hội để bạn hội tập, từ đó không chỉ học cách xử lí nghiệp vụ mà còn học được cả nghệ thuật đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người. Cứ như vậy, ngoài việc tích luỹ được cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu bạn còn xây dựng cho mình một nền tảng công việc vững chắc. Những người làm việc chăm chỉ không phải lo lắng cho tương lai của mình vì bản thân họ đã tự nuôi dưỡng được một thói quen tốt, dù làm việc ở đâu họ cũng sẽ nhận được sự chào đón của công ty. Ngược lại, những người chỉ biết đầu cơ trục lợi trong công việc hay bị mù quáng bởi những lợi nhuận trước mắt, trong
- lòng luôn luôn có mầm mống của sự thất bại. Về lâu dài, đó là điều lợi bất cập hại. Người La Mã cổ đã xây dựng hai thánh điệu một là thánh điện CẦN LAO, hai là thánh điện VINH QUANG. Cách sắp xếp chỗ ngồi của họ tuân theo trật tự như sau: con người phải vượt qua được thánh điện CẦN LAO mới có thể bước tới thánh điện VINH QUANG. Ngụ ý của họ là chỉ có lao động mới là con đường dẫn đến vinh quang. Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và cũng đừng thôi làm việc khi chẳng ai hối thúc bạn. Chỉ có ý thức rèn luyện nâng cao bản thân không mệt mỏi trong công việc, bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao. Chưa có khi nào mà các ông chủ coi trọng những người làm việc chăm chỉ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến như ngày nay. Các ông chủ thường khuyến khích nhân viên: “Hãy làm việc chăm chỉ, hãy phát huy hết năng lực của mình còn rất nhiều nhiệm vụ quan trọng đang chờ các bạn”. Thực ra, ý của họ là: “Hãy làm việc thật chăm chỉ, tôi sẽ tăng lương cho mọi người”. Lúc ông chủ giao cho bạn càng nhiều công việc quan trọng cũng là lúc mức lương của bạn tăng lên và cánh cửa đưa bạn tới thành công cũng rộng mở trước mắt bạn. 5. Hãy nỗ lực làm việc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc Trong xã hội, có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và chúng ta nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra. "Tôi phải làm rất nhiều việc mà lương lại chỉ có thế này? được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi".
- "Ông chủ của chúng tôi ấy à, keo kiệt lắm, trả chúng tôi rất ít tiền lương”. "Giám đốc làm việc ít hơn nhân viên mà sao lương của ông ta cao thế ông ta nhận lương cao thì phải làm nhiều chứ, tôi thì chỉ làm đúng mức lương được trả thôi. Không cần phải làm hơn những gì mình được trả." Rất nhiều nhân viên thường oán trách như vậy. Họ oán trách ông chủ hẹp hòi, oán trách thời gian làm việc lâu hay chế độ quản lý ở công ty quá nghiêm khắc. Có lúc, những lời than vãn đó chỉ là những lời bâng quơ, tạm thời giải quyết những bức xúc trong lòng. Thực ra, những lời than vãn đó xuất phát từ chính bản chất của nó, tuy không trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân hay công ty, nhưng về lâu dài, do những người hay than vãn thường không có tâm lí ổn định, nên làm việc không thu được kết quả tốt. Tư tưởng của họ hết sức nông cạn, lòng dạ hẹp hòi, trong lòng họ đầy rẫy những lời oán trách và than vãn, giữa họ và công ty không có sự gắn bó, liên kết nào. Con đường tiến thân của họ cũng vì thế mà bị thu hẹp lại: Bị sa thải là điều chắc chắn xảy ra. Bạn hãy nhìn những người lười biếng, suốt ngày chỉ biết kêu ca về những thứ xung quanh. Họ chưa từng coi trọng cơ hội làm việc của bản thân, họ không hiểu được mức lương cao phải được xây dựng trên nền tảng của sự nỗ lực làm việc, họ càng không biết được, cho dù họ chỉ nhận được một khoản lương ít hơn sức lao động họ bỏ ra, nhưng họ có thêm được cơ hội nâng cao, hoàn thiện bản thân. Những người này thường có rất ít kĩ năng nghiệp vụ cho dù thời gian họ làm việc rất dài, bởi họ luôn đắm mình trong những lời than vãn oán trách. Điều đáng tiếc là, những người này không thể nhận thấy một sự thực: trong thời đại cạnh tranh ác liệt như ngày nay, có được việc làm là điều không dễ dàng. Cho dù bằng cấp của họ có thể thoả mãn được yêu cầu cơ bản của công việc, họ cũng chỉ đáng đứng vào danh sách “những người bị sa thải mà thôi”.
- Một hôm, tôi đứng trước quầy chuyên bán giày dép của một siêu thị nói chuyện với một anh nhân viên. Anh ta nói với tôi, anh ta đã làm việc ở đây trong 7 năm, nhưng do ông chủ của anh ta “có tầm nhìn hạn hẹp” nên anh ta không được trọng dụng. Anh ta cảm thấy rất buồn, nhưng cùng lúc anh ta cũng nói về bản thân một cách hết sức tự tin: “Như tôi đây này, học lực không phải hạng xoàng, vừa còn trẻ lại vừa có triển vọng, thế mà phải chịu làm một công việc không có tương lai”. Lúc đó, có một người khách bước đến hỏi anh ta cho xem một đôi tất. Anh chàng này chẳng hề đoái hoài đến vị khách nọ, vẫn thao thao bất tuyệt kể lể mọi chuyện với tôi, mặc kệ người khách nọ tỏ ra hết sức khó chịu, anh ta cũng chẳng mấy quan tâm. Cuối cùng, đến khi kể xong câu chuyện, anh ta mới quay sang nói với người khách nọ: “Đây không phải quầy bán tất”. Người khách lại hỏi: “Xin hỏi, quầy bán tất ở đâu?” Anh ta trả lời: “Chị đi mà hỏi người phục vụ kìa, chị ta sẽ chỉ cho chị quầy bán tất ở đâu”. Hơn 7 năm làm việc, người nhân viên này vẫn không hiểu tại sao mình không được tăng lương hay thăng cấp gì. Ba tháng sau, tình cờ tôi lại đến siêu thị này nhưng không thấy anh nhân viên kia đâu nữa. Một nhân viên khác bảo tôi: “Tháng trước công ty điều chỉnh lại nhân viên, anh ta bị sa thải rồi, lúc ấy anh ta vẫn băn khoăn không hiểu tại sao”. Vài tháng sau, tôi có dịp gặp lại người nhân viên nọ ở một khu trung tâm buôn bán lớn, anh ta buồn rầu bảo tôi: “Trong thời kì kinh tế khó khăn, đi tìm đã mấy tháng nay mà chẳng được việc nào vừa ý”. Nói xong, anh ta vội vã cáo từ. Anh ta nói phải tham gia một đợt phỏng vấn, mặc dù tính chất công việc này và công việc trước không giống nhau, lương cũng không cao như trước nhưng anh ta phải nắm lấy cơ hội này, nhất định không được đến muộn. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, nếu trước đây anh ta biết trân trọng công việc của mình và chăm chỉ làm việc thì bây giờ đâu phải khổ sở đi tìm việc như thế.
- Ở đời có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và dễ dàng nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra. Có nhiều người cả ngày chạy từ công ty này sang công ty kia, nhưng chẳng phải vì họ làm việc quá bận rộn mà vì họ chạy khắp nơi tìm việc làm. Đáng tiếc rằng, chỉ sau khi gặp phải “tiếng sét giữa trời quang” họ mới thực sự tỉnh ngộ. Có nhiều người sau khi thi trượt mới có được quyết tâm ôn luyện thật tốt, khi đứng trước nguy cơ tan vỡ của hôn nhân mới biết quan tâm đến người bạn đời của mình, và khi mất việc mới nhận thức được tầm quan trọng của sự nỗ lực phấn đấu. Chỉ khi bước ra ngoài cuộc sống va chạm với tất cả mọi loại người, người ta mới tiếp thu được những bài học quan trọng của cuộc sống con người. Người bình thường đều khó tránh thói quen lười lao động, những người được giao việc cũng chẳng rỗi hơi nhìn lại công việc của mình. Nếu không do hoàn cảnh bắt buộc, phần lớn mọi người đều bằng lòng với những gì mình có chứ không đòi hỏi những thứ cao hơn. Và khi tai họa đổ ập xuống đầu rồi, họ mới tự hỏi “Sao những thứ xui xẻo luôn luôn rơi vào tôi?” Kì thực, mỗi người luôn tiềm ẩn một khả năng trở thành nhân viên ưu tú, và luôn có cơ hội được giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Cánh cửa của sự thăng tiến luôn mở rộng chờ đón tất cả mọi người. Nhưng vì sao chúng ta cứ chờ đến khi chúng ta không lối thoát, khi chúng ta bước đến đường cùng chúng ta mới chịu thay đổi thái độ và phương pháp làm việc. Đừng để ánh sáng cuộc sống bình yên ngày một mất đi, cũng đừng để những tai hoạ làm bạn gục ngã. Những người chăm chỉ làm việc luôn biết cách nắm giữ vận mệnh của mình trong tay. Muốn vượt lên những công việc bình thường, bạn cần có tài năng nhưng quan trọng hơn,
- bạn cần có chí tiến thủ. Thế giới luôn rộng mở chào đón những người chăm chỉ làm việc đến tận khi họ sức cùng lực kiệt. Doanh nghiệp là hình thái kinh tế đặt lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu. Để làm được điều đó, ông chủ luôn phải sa thải đội ngũ nhân viên lười biếng, đồng thời thu hút cho công ty đội ngũ nhân viên mới. Điều này đều nằm trong công tác chỉnh đốn hàng ngày của bất cứ công ty nào. Dù công việc của bạn có bận rộn thế nào, nếu chăm chỉ bạn sẽ là người chiến thắng, nếu không bạn sẽ bị sa thải, mà điều này không chỉ đúng trong một nền kinh tế đang đi xuống ở trình độ thấp mà ngay cả trong xã hội phát triển, điều này cũng không có gì sai. Hôm nay bạn không chăm chỉ làm việc, ngày mai bạn sẽ phải nỗ lực tìm việc. Hãy trân trọng công việc hiện tại của mình, cho dù chỉ để bạn tồn tại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H
4 p | 475 | 173
-
Học cách lắng nghe hiệu quả
10 p | 452 | 164
-
HỌC CÁCH NÓI KHÔNG_KHÔNG_ KHÔNG
7 p | 138 | 63
-
Top 10 Kỹ năng “mềm” giúp sống học tập và làm việc hiệu quả
15 p | 199 | 60
-
Team work - làm việc theo nhóm
5 p | 277 | 50
-
Tập nói, tập viết, tập đọc…tại sao không tập nghe?
5 p | 160 | 47
-
Phát huy sức mạnh tổng hợp khi làm việc nhóm
3 p | 146 | 18
-
Tài liệu: Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H
11 p | 175 | 16
-
SUY NGHĨ TÍCH CỰC SẼ LÀM THAY ĐỔI THÁI ĐỘ
6 p | 90 | 13
-
Câu chuyện ốc sên
2 p | 108 | 13
-
Chia sẻ kinh nghiệm của người từng trải : Bạn chỉ có thể giàu khi số mệnh bạn giàu
3 p | 131 | 11
-
Giúp nhân viên lấy lại hứng thú
4 p | 77 | 10
-
Giữ thái độ chuẩn mực nơi công sở
3 p | 102 | 8
-
Tại sao phải nhận những căng thẳng không cần thiết?
3 p | 78 | 7
-
Không gì có thể thay cho làm việc chăm chỉ
3 p | 96 | 7
-
Phát hiện trẻ ăn cắp, bố mẹ phải làm gì?
3 p | 96 | 7
-
Phát hiện trẻ ăn cắp, bố mẹ phải làm gì?
5 p | 137 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn