SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀ BÌNH<br />
<br />
TRƯƠNG TRUNG HỌC KINH TẾ- KỸ THUẬT HOÀ BÌNH<br />
<br />
Bùi Trọng Anh<br />
<br />
TẬP BÀI GIẢNG<br />
<br />
CHĂN NUÔI LỢN<br />
(Lưu hành nội bộ)<br />
<br />
HOÀ BÌNH, 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Bài giảng Chăn nuôi lợn được biên soạn trên cơ sở các kiến thức về chọn giống,<br />
thức ăn dinh dưỡng gia súc. Bài giảng nhằm phục vụ cho học sinh ngành chăn nuôi<br />
thú y trường Trung học kinh tế- Kỹ thuật Hoà Bình.<br />
Trong quá trình biên soạn bài giảng này, tập thể giáo viên tổ Chăn nuôi thú y,<br />
Khoa kỹ thuật Nông- Lâm đã cố gắng tập hợp các kiến thức cơ bản nhất, kết hợp với<br />
những kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào<br />
tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Chăn nuôi thú y có trình độ trung cấp cho các huyện<br />
trong tỉnh Hoà Bình<br />
Bài giảng gồm 3 phần chính<br />
Phần I: Đại cương về chăn nuôi lợn<br />
Phần II: Chăn nuôi lợn chuyên khoa<br />
Phần III: Thực hành - Thực tập chăn nuôi lợn<br />
Với những tiến bộ kỹ thuật và những kinh nhiệm thu được từ thực tiễn, chúng<br />
tôi cố gắng trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn<br />
đực giống, lợn nái, lợn sơ sinh cho đến lợn cai sữa và lợn thịt. Mỗi phần chúng tôi đã<br />
cố gắng lựa chọn những nội dung cần thiết để phù hợp với một cán bộ chuyên ngành.<br />
Tuy nhiên, đây là bài giảng được biên soạn lần đầu tiên, mà số giờ giảng cho<br />
học sinh lại rất ít và kinh nghiệm biên soạn của chúng tôi còn hạn chế, cho nên chắc<br />
chắn sẽ không tránh khỏi sai sót.<br />
Chúng tôi rất mong các bạn đồng nghiệp và các em học sinh khi sử dụng bài<br />
giảng này đóng góp nhiều ý kiến quí báu để những lần in sau chúng tôi có điều kiện<br />
chỉnh lý và bổ sung thêm.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
2<br />
<br />
BÀI MỞ ĐẦU<br />
GIỚI THIỆU MÔN CHĂN NUÔI LỢN<br />
<br />
Chăn nuôi lợn nước ta đã có từ lâu đời, nó là một nghề sớm xuất hiện cùng với<br />
nghề trồng lúa. Có người đã nói rằng, “ cây lúa và con lợn theo nhau như hình với<br />
bóng”, điều đó chứng tỏ rằng nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ khi con người<br />
bắt đầu biết trồng trọt.<br />
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN<br />
<br />
Nghề chăn nuôi lợn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế<br />
nói chung. Phát triển chăn nuôi lợn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sau:<br />
- Chăn nuôi lợn nói chung tạo ra 2/3 tổng lượng thực phẩm cung cấp cho toàn<br />
xã hội: Trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình thịt lợn bao giờ cũng là loại thực<br />
phẩm có giá trị và thông dụng của nhân dân ta. Nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng lên<br />
cùng với nền văn minh của thời đại vì lao động bằng trí óc, bằng máy móc đòi hỏi<br />
nhu cầu về protein cao hơn là lao động chân tay. Mức sống của nhân dân tăng lên thì<br />
nhu cầu về thịt cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó phát triển nghề chăn nuôi lợn là phù<br />
hợp với nhu cầu ngày càng phát tăng của xã hội.<br />
- Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón tại chỗ và rất tốt cho ngành trồng trọt, ở<br />
nước ta hiện nay phân lợn là một loại phân hữu cơ nhiều và tốt nhất, cung cấp cho các<br />
loại cây trồng chủ yếu ở mọi nơi, mọi lúc. Người ta đã tính rằng muốn đạt 5 tấn thóc<br />
trở lên trên 1 ha gieo cấy 2 vụ lúa nhất thiết phải bón 7 tấn phân chuồng chưa kể các<br />
loại phân khác. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng có năng suất lúa 23 tấn/ha thì phải bón tới<br />
42 tấn phân chuồng. Tất nhiên trong phân chuồng thì phân lợn là loại phân nhiều và<br />
tốt nhất.<br />
- Ngoài hai nhiệm vụ chủ yếu trên chăn nuôi lợn còn cung cấp nguyên liệu cho<br />
ngành công nghiệp chế biến như đồ hộp, thuộc da và giải quyết công ăn việc làm cho<br />
một bộ phận lao động trong nông nghiệp. Nó tận dụng lao động phụ trong gia đình,<br />
tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.<br />
- Chăn nuôi lợn hiện nay còn có một nhiệm vụ quan trọng là xuất khẩu thịt ra<br />
nước ngoài, giải quyết “đầu ra” cho người nông dân nuôi lợn.<br />
2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br />
<br />
Từ khi có chính sách đổi mới về nền kinh tế đến nay, nghề nuôi lợn đã có<br />
những bước tiến bộ đáng kể do tác động của kinh tế thị trường. Có thể rút ra một số<br />
ưu nhược điểm sau đây:<br />
2.1. Ưu điểm<br />
<br />
- Số lượng đầu con tăng lên đáng kể: năm 1998 tổng số lợn nước ta có<br />
18.132.400 con, năm 2001 là 21.800.100 con, năm 2004 là 26.143.700 con lợn thịt.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tình hình xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam<br />
Năm<br />
<br />
SL xuất khẩu<br />
(1000)<br />
<br />
Chỉ số phát<br />
triển(%)<br />
<br />
2001<br />
<br />
30<br />
<br />
-<br />
<br />
2002<br />
<br />
19<br />
<br />
63,33<br />
<br />
2003<br />
<br />
12<br />
<br />
63,15<br />
<br />
-<br />
<br />
63,25<br />
<br />
2005<br />
Bình quân<br />
<br />
- Khối lượng xuất chuồng cũng tăng lên đáng kể do việc đưa giống mới vào và<br />
sử dụng các con lai để nuôi thịt. Nhiều cơ sở như Phú Sơn (Đồng Nai), Đông Phương<br />
(Biên Hoà), Dường Sanh (TP. Hồ Chí Minh) …. nuôi 4-4,5 tháng đã đạt trọng lượng<br />
100 kg, tiêu tốn thức ăn từ 3-3,5kg/1 kg tăng trọng.<br />
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như:<br />
+ Nhập nội các giống mới. Sử dụng các con lai F1, hai máu, ba máu …<br />
+ Sử dụng các thức ăn hỗn hợp đủ dinh dưỡng , các chất kích thích tăng trọng<br />
như các VITAMIN, các nguyên tố vi lượng, cải tiến chuồng trại …<br />
+ Trong thú y một số loại thuốc mới nhập nội, thuốc trong nước được sản xuất<br />
đủ loại, đa đa dạng về chủng loại và mẫu mã góp phần quan trọng trong việc phòng<br />
chống dịch bệnh cho lợn.<br />
Tuy vậy nghề chăn nuôi lợn cũng còn một số tồn tại nhất định cần khắc phục.<br />
2.2. Nhược điểm<br />
<br />
- Đại đa số chăn nuôi lợn ở các vùng nông thôn rộng lớn do thiếu kiến thức và<br />
điều kiện như giống, vốn, các phương tiện kỹ thuật nên chăn nuôi lợn còn chậm lớn,<br />
khả năng tăng trọng còn chậm, đa số nông dân vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo<br />
phương thức tự cấp, tự túc, hiệu quả chưa cao.<br />
Ví dụ: lợn nái nước ta đẻ bình quân 1,3-1,4 lứa/năm. Mỗi lứa nuôi đạt 6-7 con,<br />
chỉ bằng 1/3 năng suất lợn nước ngoài.<br />
- Chưa chủ động được nguồn thức ăn như dự trữ, chế biến bảo quản nên chăn<br />
nuôi còn phụ thuộc vào mùa vụ, bấp bênh, lúc được mùa thì phát triển và ngược lại.<br />
- Do hiệu quả chưa cao nên giá thành cao, ít khả năng cạnh tranh do vậy xuất<br />
khẩu chưa nhiều, đó là một tác động làm người chăn nuôi thua lỗ, đầu con giảm.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào vùng nông thôn còn chậm như giống,<br />
thức ăn hỗn hợp, một số địa phương quản lý con giống thiếu chặt chẽ do đó con giống<br />
xấu còn nhiều và bị đồng huyết .<br />
- Do cơ chế thị trường tác động, việc lưu thông con giống và thực phẩm dễ<br />
dàng, thiếu sự kiểm dịch chặt chẽ nên bệnh tật có điều kiện lây lan rộng và phức tạp,<br />
gây thiệt hại cho người chăn nuôi .<br />
Các cơ sở chăn nuôi tập trung như các trại cấp Tỉnh, Huyện, các hợp tác xã<br />
…do quản lý lỏng lẻo, thiếu đầu ra nên nhiều nơi thua lỗ, phá sản phải giải thể.<br />
- Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp vượt quá nhu<br />
cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là phân từ chỗ là một nguồn<br />
phân bón có lợi trở thành chất thải dộc hại: nitrate, kim loại nặng, thuốc kháng sinh …<br />
trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe doạ nghiêm trọng sức<br />
khoẻ cộng đồng.<br />
Giải quyết những tồn tại trên là một yêu cầu cấp bách hiện nay để làm cho đàn<br />
lợn phát triển nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nền<br />
kinh tế quốc dân.<br />
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ CHĂN NUÔI LỢN Ở NƯỚC TA<br />
<br />
Muốn phát triển chăn nuôi lợn một cách nhanh chóng và vững chắc, đáp ứng<br />
được yêu cầu của xã hội và nền kinh tế quốc dân, nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế,<br />
chúng ta cần làm đồng bộ các biện pháp sau đây:<br />
3.1. Về mặt tổ chức<br />
<br />
- Xây dựng ngành chăn nuôi thành một hệ thống và có hiệu lực từ trên xuống<br />
dưới.<br />
- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đẩy mạnh chăn nuôi lợn đặc biệt<br />
là khu vực kinh tế gia đình và tư nhân để có quy mô lớn hơn vì đây là những khu vực<br />
quản lý tốt và năng động, có hiệu quả kinh tế cao.<br />
- Có chính sách trợ giá khi giá thấp để đảm bảo ổn định.<br />
3.2. Về xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật<br />
3.2.1. Về con giống:<br />
- Củng cố hệ thống giống theo hình tháp:<br />
Ngân hàng gen và giống gốc<br />
Ông bà và cha mẹ<br />
Thương phẩm<br />
Sơ đồ hệ thống công tác giống quốc gia<br />
<br />
5<br />
<br />