1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu đang gây áp lực lớn lên hiện trạng môi trường các quốc gia, đặc biệt
là các nước đang phát triển như Việt Nam. Ô nhiễm không khí, nước, đất, cùng với đô thị
hóa không bền vững và xử lý chất thải yếu kém,… đang đặt ra thách thức cho các cơ quản lý
trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (BVMT). Trong bối cảnh
này, xu hướng đầu tư quốc tế đang dịch chuyển sang các lĩnh vực thuộc Mục tiêu phát triển
bền vững (SDGs) trong vài năm gần đây (UNCTAD, 2023).
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường (CNMT) là một trong số những lĩnh
vực cần tăng cường đầu tư, đặc biệt từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Với
chức năng là một ngành kinh tế cung cấp các thiết bị, sản phẩm, công nghệ phục vụ yêu cầu
về BVMT, việc tăng cường quy mô vốn FDI cho ngành là một trong những công cụ giúp
đạt được các SDGs, hiện thực hóa những mục tiêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết
định (NDC) mà Việt Nam đã cam kết tại COP26, đặc biệt là mục tiêu Net Zero vào năm
2050. Thu hút FDI không chỉ giúp hình thành các giải pháp, hạ tầng môi trường dài hạn, mà
còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm, nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành CNMT trong nước. Đặc biệt, FDI vào ngành CNMT giúp tăng cường khả năng tiếp
cận công nghệ xử lý rác hiện đại hơn, tiệm cận hơn với quốc tế, thay vì chỉ đơn thuần giải
quyết bài toán về vốn để có thêm lực lượng doanh nghiệp xử lý ô nhiễm, bởi đầu tư tư nhân
trong nước cũng có thể được huy động để đảm nhận khía cạnh này.
Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào ngành CNMT tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.
Tổng vốn FDI luỹ kế vào ngành này tính đến hết năm 2023 là hơn 3,1 tỷ USD, chỉ chiếm
0,67% tống vốn FDI cả nước, thấp hơn rất nhiều so với các ngành kinh tế khác. Phần lớn
doanh nghiệp CNMT trong nước có quy mô hoạt động và quy mô vốn rất nhỏ, với hơn 50%
doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng. Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển
ngành CNMT là nhiệm vụ quốc gia (Quyết định 1030/QĐ-TTg) với mục tiêu không chỉ đáp
ứng nhu cầu BVMT trong nước, mà còn tiến tới xuất khẩu công nghệ, thiết bị, dịch vụ môi
trường có lợi thế cạnh tranh (Quyết định 192/QĐ-TTG). Để đẩy nhanh đạt được mục tiêu
mà Chính phủ đã đề ra, cũng như hiện thực hóa các cam kết SDG và NDC của Việt Nam
đối với quốc tế, việc tăng cường nguồn vốn nước ngoài cho ngành CNMT sẽ đóng vai trò là
công cụ quan trọng, và tập trung nghiên cứu về thu hút FDI vào ngành CNMT là tiền đề cần
thiết để nắm giữ được công cụ này. Với những căn cứ nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Thu