Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
lượt xem 5
download
Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
- Không phải bà mẹ nào cũng hiểu chính xác những vấn đề dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi. Có nhiều vấn đề các mẹ cho là hợp lý nhưng thực ra, đó lại là điều không nên. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng thời kỳ: Trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi
- Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên. Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam. Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính. Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi.
- Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài. Trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền. Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ. Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2- 3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng. Trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ
- khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê. Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng. Trẻ 12 tháng tuổi Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ). Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải. Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác. Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.
- Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt. Một số chú ý về ăn uống - Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn. - Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng. - Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú - Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen - Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột. - Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày. - Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ. - Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
- - Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to. - Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt. - Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi. - Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê v v… 9 lỗi dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi 1. Cho bé uống sữa bò Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu. Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên. 2. Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm
- Thật sai lầm khi cho bé ăn bổ sung quá sớm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng. Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ. 3. Trộn bột với sữa Nhiều bà mẹ có thói quen trộn bột với sữa cho trẻ ăn, việc này là không nên. Nếu trộn thêm bột hay bất kỳ thực phẩm nào khác vào sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ sình bụng, khó tiêu, tăng ‘gánh nặng’ cho thận, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu. Tốt nhất, mẹ chỉ nên pha sữa bột với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng tỉ lệ ghi trong hướng dẫn sử dụng, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, pha loãng lại không đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. 4. Cho bé ăn dặm không đúng Ăn quá ít hay quá nhiều đều không tốt như nhau. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý: Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến 1/2 chén rồi đến 1 chén/ngày. Từ một lần bột/ngày lúc bé 4-5 tháng tuổi đến 2 lần bột/ ngày lúc bé 6 – 7 tháng tuổi.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc. Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt. 5. Uống quá nhiều nước ép hoa quả Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Nước hoa quả tham gia vào một phần sức khỏe của bé. Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn. 6. Cho bé ăn cơm sớm để mau cứng cáp Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng ăn cơm sớm giúp bé mau cứng cáp, vì lứa tuổi này, bé chỉ có vài cái răng cửa (dùng để cắn chứ không phải để nhai). Do đó cho trẻ ăn
- cơm sớm, trẻ chỉ nuốt chửng làm cho thức ăn khó tiêu hóa và chậm hấp thu, khiến bé chậm tăng cân. Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như cháo, nui, bột đặc, phở, bún… 7. Không cho bé ăn dầu Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D… 8. Cho bé ăn mật ong Khi bé quá 12 tháng tuổi, bạn mới được cho bé ăn mật ong khi cần thiết. Mật ong có thể chứa mầm mống bệnh gây nguy hiểm cho bé. Thậm chí một lượng nhỏ mật ong có thể gây ra nhiều chuyện rồi. Vì thế, bạn nên cẩn thận khi sử dụng. 9. Ngậm thìa của bé khi cho bé ăn Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.
- Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước. - See more at: http://glenn-doman.com/che-do-dinh-duong-cho-tre-so-sinh-duoi-1- tuoi/#sthash.j1dRmrjq.dpuf
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
4 p | 252 | 56
-
Dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi: những gì nên tránh?
5 p | 205 | 34
-
Thực đơn hoàn hảo cho trẻ phát triển tốt nhất
7 p | 158 | 30
-
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng
7 p | 150 | 22
-
Chế độ dinh dưỡng cho xương bé chắc khoẻ
5 p | 158 | 21
-
Dinh dưỡng cho trẻ bệnh tim
8 p | 149 | 20
-
Dinh dưỡng cho trẻ năm đầu đời
7 p | 113 | 19
-
10 chú ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
8 p | 148 | 19
-
Các loại thức ăn cần tránh cho trẻ từ 0 – 3 tuổi
5 p | 121 | 19
-
Cháo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
4 p | 117 | 14
-
Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi
4 p | 109 | 13
-
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp
8 p | 162 | 11
-
Thực phẩm cần thiết cho trẻ
5 p | 100 | 9
-
Món ngon bổ dưỡng cho trẻ
6 p | 91 | 6
-
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm
4 p | 121 | 6
-
Dinh dưỡng cho trẻ bị ho
3 p | 96 | 6
-
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
4 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn