
183
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TPHCM: MỘT GÓC NHÌN VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ,
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM
Tóm tắt:
Thương mại điện tử Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang ở trong giai
đoạn vàng rực rỡ. Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong
quá trình quản lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích
các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương
quan với năng lực cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối
quan hệ với toàn cầu hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và
thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách bền vững. Kết quả cho thấy thương mại
điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế (đặc biệt là du lịch) trên địa
bàn TPHCM có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó qua lại với nhau, đồng thời cũng cho thấy
vai trò quan trọng của TPHCM trong phát triển hạ tầng thông tin của cả nước, từ đó bài
viết đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện phát triển đồng thời cả ba khía cạnh này của
tăng trưởng kinh tế và phát huy vai trò đầu tàu của TPHCM.
Từ khoá: thương mại điện tử TPHCM, năng lực cạnh tranh và TMĐT, hội nhập quốc tế
1. Dẫn luận
Thương mại điện tử Việt Nam đang ở trong giai đoạn “bình minh rực rỡ”. Theo dự
đoán, thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển 30-50% mỗi năm. Năm 2017, Việt Nam
có 53,86 triệu người sử dụng Internet. Các dự đoán cho biết con số này đạt đến gần 60
triệu trong vòng 4 năm tới.
8
Hiện quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ
USD. Trong 4 năm tới, con số này được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.
9
Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong quá trình quản
lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích các vấn đề phát
sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương quan với năng lực
cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu
hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và thúc đẩy thương mại
điện tử phát triển một cách bền vững.
2. Mối quan hệ giữa hội nhập và thương mại điện tử
Toàn cầu hoá, hay hội nhập quốc tế, vừa là mục tiêu vừa là động lực của thương
mại điện tử. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hay hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tiến hành hoạt động thương mại điện tử để khai phá những mô hình kinh doanh tạo
giá trị thặng dư, dịch vụ mới, phát triển những chiến lược thương mại điện tử để phát
8
VNExpress lược dịch từ Forbes, “Thương mại điện tử Việt Nam đang ở bình minh rực rỡ”, tin
ngày 2/4/2018
9
V V, “Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD trong 10 năm tới”, tin ngày
06/04/2018