intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình: Thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam

Chia sẻ: Vdgv Vdgv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

95
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình: Thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam nhằm định giá option theo mô hình giả định cơ sở của blackscholes và mô hình binomial, thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam, những giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Pption tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình: Thực tiễn nghiệp vụ Option tại Việt Nam

  1. ĐỀ TÀI THỰC TIỄN NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM Thực hiện bởi: Nhóm 2&3
  2. THÀNH VIÊN THỰC HIỆN Nhóm 2 Nhóm 3 1. Nguyễn Kiều Phú 1. Nguyễn Thị Thu Hương 2. Trần Thị Thu Thảo 2. Lê Thị Ngọc Hân 3. Nguyễn Thị Kim Hoàng 3. Vũ Mạnh Tư 4. Nguyễn Thị Thái Hân 4. Bùi Thị Hạnh 5. Mai Thị Tuyết Nhung 5. Hà Thị Anh Đào 6. Nguyễn Ngọc Mai 6. Phạm Kim Thông 7. Hoàng Thị Hải Yến
  3. NỘI DUNG GỒM 2 PHẦN PHẦN1: ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BLACK- SCHOLES VÀ MÔ HÌNH BINOMIAL PHẦN2: THỰC TIỄN NGHIỆP VỤ OPTION TẠI VIỆT NAM
  4. PHẦN 1 ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BINOMIAL VÀ MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES
  5. ĐỊNH GIÁ OPTION THEO MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES
  6. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES Năm 1973 là một năm hết sức quan trọng trong lịch sử của option. Thị trường quyền chọn Chicago (Mỹ) được thành lập và trở thành thị trường quyền chọn chính thức đầu tiên trên thế giới. Đồng thời, trong năm đó, hai giáo sư của trường đại học Massachusetts Institute of Technology, Fisher Black và Myron Scholes công bố công trình nghiên cứu của mình trên tạp chí kinh tế chính trị (Journal of Political Ecomomy) về công thức tính giá option. Công thức này nhanh chóng trở nên nổi tiếng với cái tên "Mô hình tính giá quyền chọn Black Scholes, một trong những nghiên cứu có giá trị nhất trong việc tính giá các công cụ tài chính. Đồng thời, nó cũng phát triển ra một ngành mới về tính giá các công cụ tài chính.
  7. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES GIẢ ĐỊNH CƠ SỞ CỦA BLACK-SCHOLES 1.Động thái của giá chứng khoán tương thích với mô hình logarit chuẩn đã nêu ra ở đầu chương, với µvà σ không đổi. 2.Không có phí giao dịch hoặc thuế. Tất cả chứng khoán có thể phân chia được. 3.Không có cổ tức trên chứng khoán trong suốt vòng đời của option. 4.Không có cơ hội arbitrage không rủi ro. 5.Chứng khoán được giao dịch liên tục. 6.Nhà đầu tư có thể vay hoặc cho vay với cùng lãi suất không rủi ro. 7.Lãi suất không rủi ro ngắn hạn r không đổi.
  8. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Thủ thuật chủ yếu trong việc định giá một quyền chọn là lập một gói đầu tư vào cổ phần và khoản vay sẽ tái tạo chính xác các thành quả từ một quyền chọn. Nếu chúng ta có thể định giá cổ phần và khoản vay, chúng ta có thể định giá quyền chọn. Việc định giá quyền chọn trong có vẻ rất phức tạp, nhưng vẫn có thể được giải quyết một cách hữu hiệu thông qua công thức Black-Scholes.
  9. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES A. Công thức Black-Scholes để định giá call và put option Châu Âu về chứng khoán không trả cổ tức là: c = SN(d1) – Xe-rT N(d2) p= Xe-rT N(-d2) - SN(-d1) trong đó, d1 = (ln(S/X) + (r +σ2/2)T)/σ√T d2 = (ln(S/X) + (r -σ2/2)T)/σ√T = d1-σ√T
  10. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES • Hàm N(x) là hàm số xác suất tích lũy cho một biến số có phân phối chuẩn đã được chuẩn hóa. • S là giá chứng khoán • X là giá thực hiện • r là lãi suất không rủi ro • t là thời gian đáo hạn • σ là độ bất ổn của giá chứng khoán
  11. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Một số trường hợp đặc biệt: • Khi S rất lớn, một call option hầu như chắc chắn được thực hiện, trường hợp này rất giống hợp đồng forward với giá chuyển giao X, nên giá call option sẽ là: c=S - Xe-rT bởi khi S mà lớn thì cả d1 và d2 cũng trở nên rất rộng, còn N(d1) và N (d2) đều gần bằng 1. Còn giá put option Châu Âu p tiến đến zero do cả N(-d1) và N (-d2) đều gần với Zero. • Khi giá chứng khoán S rất nhỏ, cả d1 và d2 sẽ trở nên rất rộng và là số âm, vì vậy, N(d1) và N(d2) đều rất gần với zero dẫn đến giá call option gần đến zero. Và lúc này N(-d1) và N(- d2) sẽ gần bằng 1 nên giá put option sẽ là: Xe-rt - S.
  12. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: Giá chứng khoán 6 tháng đến lúc đáo hạn của option là 42$, giá thực hiện option là 40$, lãi suất không rủi ro 10%/năm, và độ bất ổn là 20%/năm. Từ giả thiết trên ta có: S=42 X=40 r=0,1; σ= 0,2 T= 0,5.
  13. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Thay vào công thức ta có: d1 = (ln(42/40) + (0,1 +0,22/2)0,5)/0,2 √ 0,5 = 0,7693 d2 = (ln(42/40) + (0,1 -0,22/2)0,5)/0,2 √ 0,5= 0,6278 Và Xe-rt = 40e-0,1X0,5 = 38,049 • Giá call option Châu Âu c = 42N(0,7693) - 38,049N(0,6278). Tra bảng ta có: c = 4,76 • Giá put option Châu Âu p = 38,049N(-0,6278) - 42N(- 0,7693). Tra bảng ta có: p = 0,81. Vậy, giá chứng khoán tăng khoảng 2,76$ đối với người mua call option ở điểm hòa vốn. Tương tự, giá chứng khoán giảm khoảng 2,81$ đối với người mua put option ở điểm hòa vốn.
  14. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES B.Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option Châu Âu về chứng khoán có trả cổ tức là: Do một phần của giá trị cổ phần gồm hiện giá của cổ tức, người nắm giữ quyền chọn không được hưởng cổ tức này, vì vậy, khi sử dụng mô hình Black-Scholes để định giá một quyền chọn mua theo kiểu Châu Âu đối với cổ phần đang chi trả cổ tức, chúng ta phải khấu trừ giá của cổ phần với hiện giá của cổ tức đã được chi trả trước khi quyền chọn đáo hạn.
  15. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: Xem xét một call option Châu Âu về chứng khoán với số ngày không trả cổ tức trong 2 tháng và 5 tháng. Cổ tức mong đợi của mỗi ngày không trả cổ tức là 0,50$. Giá cổ phiếu hiện hành là 40$, giá thực hiện là 40$, độ bất ổn là 20%/năm, lãi suất không rủi ro 9%/năm, thời gian đáo hạn là 6 tháng.
  16. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Giải: • Ta có, hiện giá của cổ tức là: 0,5e-0,09x2/12 + 0,5e-0,09x5/12 = 0,9741. • Từ đó, ta tính giá option theo công thức Black-Scholes với S = 40-0,9741=39,0259; X=40; r=0,09; s= 0,3 và T=0,5. • Thay vào công thức, ta có: d1 = (ln(39,0259/40) + (0,09 +0,32/2)0,5)/0,3v0,5 = 0,2017 d2 = (ln(39,0259/40) + (0,09 -0,32/2)0,5)/0,3v0,5= -0,0104 N(d1) = 0,5800; N(d2)=0,4959 • Giá call option Châu Âu c = 39,0259x0,5800-40e- 0,09x5x0,4959=3,67.
  17. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES C. Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option kiểu Mỹ về chứng khoán không có trả cổ tức là: • Đối với chứng khoán không trả cổ tức, call option kiểu Mỹ sẽ không bao giờ được thực hiện sớm, nên giá call option kiểu Mỹ (C) cũng bằng với giá call option Châu Âu (c), do đó, ta cũng áp dụng công thức = SN(d1) - Xe-rt N(d2) để tính. • Đối với chứng khoán không trả cổ tức, chúng ta không thể sử dụng công thức Black-Scholes để định giá put option kiểu Mỹ (P) vì công thức này không cho phép thực hiên sớm. Vì vậy để định giá, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nhị phân theo từng bước miễn là bạn kiểm tra tại mỗi điểm xem quyền chọn có giá trị cao hơn hay không khi thực hiện so với chưa thực hiện quyền chọn và dùng giá trị nào cao hơn trong số 2 giá trị.
  18. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES D. Ứng dụng công thức Black-Scholes để định giá call và put option kiểu Mỹ về chứng khoán có trả cổ tức là: • Đối với chứng khoán có trả cổ tức, trên thực tế, call option thường được thực hiện sớm ngay trước ngày không trả cổ tức. Để áp dụng công thức Black-Scholes để định giá call option kiểu Mỹ, chúng ta phải sử dụng phép tính gần đúng của Black liên quan đến việc tính toán giá của 2 option Châu Âu sau: Một option có thời gian đáo hạn giống như option kiểu Mỹ Một option đáo hạn ngay trước ngày cuối cùng không trả cổ tức nằm trong vòng đời của option. • Với các mức giá thực hiện, giá chứng khoán ban đầu, lãi suất không rủi ro, và độ bất ổn như nhau khi xem xét option, thì giá call option kiểu Mỹ được xác định bằng với số cao hơn trong 2 giá option Châu Âu nêu trên.
  19. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES CÔNG THỨC BLACK-SCHOLES Ví dụ: • Quay lại ví dụ trước nhưng giả định rằng option kiểu Mỹ chứ không phải kiểu Châu Âu. Ta có, hiện giá của cổ tức đầu tiên là = 0,5e-0,1667x0.09=0,4926. • Giá trị của option được giả định đáo hạn ngay trước ngày cuối cùng không trả cổ tức (tính theo công thức Black-Scholes, với S=39,5074; r=0,09; X=40; s=0,3; T=0,4167) là 3,52$. Phép tính gần đúng của Black liên quan đến việc lấy số lớn hơn của giá trị này và giá trị của option khi nó chỉ được thực hiện vào cuối kỳ hạn 6 tháng. Từ ví dụ trước, chúng ta biết số sau là 3,67$. Vậy, theo phép tính gần đúng của Black, giá trị của call option kiểu Mỹ là 3,67$.
  20. MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES  NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN BLACK-SCHOLES Mô hình Black-Scholes giả định sự tái lập thế cân bằng liên tục trong danh mục đầu tư, không có chi phí giao dịch, lãi suất ổn định, tỷ giá thay đổi liên tục và có phân phối logarit theo sau phân phối chuẩn. Mỗi giả định này không chính xác trong thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn như những sụp đổ trong cơ chế tỷ giá hối đoái làm cho thế cân bằng trong tỷ giá sẽ không được lặp lại. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu vào ngày thứ 4 đen tối 16/9/1992 đã làm cho đồng Krona Thụy Điển tăng từ 24% lên 600% làm cho giả định về tính ổn định của lãi suất không còn tồn tại. Thêm vào đó, việc phá giá hoặc nâng giá tiền tệ có thể dẫn đến một biến động bất chợt trong tỷ giá và do đó mâu thuẫn với giả thiết về những chuyển động dần dần trong tỷ giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2