intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp nhận và phân loại bệnh tại phòng khám

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tiếp nhận và phân loại bệnh tại phòng khám" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, phân loại, nhận biết các dấu hiệu cấp cứu, các bước phân loại tất cả các trẻ bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp nhận và phân loại bệnh tại phòng khám

  1. TIẾP NHẬN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TẠI PHÒNG KHÁM 1. ĐẠI CƯƠNG Phân loại bệnh nhân là quá trình sàng lọc nhanh ngay sau khi trẻ bệnh được đưa đến bệnh viện để phát hiện: - Những trẻ có các dấu hiệu cấp cứu cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức. - Những trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên, phải được khám ưu tiên trước để được đánh giá và điều trị kịp thời. - Những trường hợp không khẩn cấp: vừa không có dấu hiệu cấp cứu, vừa không có dấu hiệu ưu tiên sẽ được khám bệnh theo thứ tự. 2. PHÂN LOẠI, NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU CẤP CỨU 2.1. Những dấu hiệu cấp cứu - Dấu hiệu cấp cứu hô hấp: + Ngưng thở hoặc cơn ngưng thở. + Tím tái. + Rút lõm ngực nặng. + Thở rít thì hít vào khi nằm yên. - Dấu hiệu sốc: tay chân lạnh, thời gian đầy mao mạch ≥ 3 giây, mạch nhanh, yếu, khó bắt. - Hôn mê. - Co giật. - Các dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ bị tiêu chảy (khi có hai trong các dấu hiệu sau: li bì hoặc khó đánh thức, mắt trũng, nếp véo da mất rất chậm > 02 giây). 2
  2. à Trẻ có dấu hiệu cấp cứu cần được chuyển vào khoa Cấp Cứu để được điều trị ngay lập tức, ngăn ngừa tử vong. 2.2. Những dấu hiệu cần ưu tiên - Trẻ nhỏ: dưới 2 tháng tuổi. - Thân nhiệt: trẻ sốt ≥ 39oC. - Chấn thương hoặc tình trạng cấp cứu ngoại khoa. - Xanh tái nặng. - Ngộ độc. - Đau nhức nặng. - Khó thở. - Vật vã, kích thích liên tục hoặc li bì. - Chuyển viện gấp từ tuyến dưới bằng xe cứu thương. - Suy dinh dưỡng: gầy mòn nặng rõ rệt. - Phù hai bàn chân. - Bỏng (nặng). à Trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên là những trẻ có nguy cơ diễn tiến nặng và nhanh, cần được khám trước, không xếp hàng theo thứ tự khám để xác định xem điều trị gì cần thiết tiếp theo. Nếu trẻ có chấn thương hay có các vấn đề ngoại khoa khác thì hội chẩn ngoại khoa. 2.3. Các bước phân loại tất cả các trẻ bệnh Trẻ khi đến phòng khám, trước tiên phải được sàng lọc, kiểm tra các dấu hiệu cấp cứu. Kiểm tra các dấu hiệu cấp cứu theo hai bước: - Bước 1: nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào về đường thở và thở thì phải chuyển ngay vào khoa Cấp Cứu và điều trị khẩn cấp để phục hồi chức năng hô hấp, nếu cần phải thông khí hỗ trợ. 3
  3. - Bước 2: nhanh chóng xác định xem trẻ có bị sốc, mất ý thức, co giật hay tiêu chảy mất nước nặng không. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cấp cứu phải chuyển ngay vào khoa Cấp Cứu: + Trẻ phải được xử trí và điều trị ngay theo các phác đồ điều trị sốc, tiêu chảy cấp mất nước nặng… bình tĩnh phối hợp làm việc với các đồng nghiệp khác trong khi cấp cứu trẻ vì một trẻ bệnh rất nặng có thể cần một lúc nhiều điều trị khác nhau. Nhân viên y tế kinh nghiệm nhất như trưởng tua trực phải liên tục đánh giá trẻ để phát hiện tất cả các vấn đề bất thường của trẻ và có kế hoạch điều trị. + Làm các xét nghiệm cấp cứu như: đường máu, khí máu động mạch, chức năng gan, thận... tùy thuộc vào đánh giá tình trạng lâm sàng của trẻ. + Sau điều trị cấp cứu, tiến hành đánh giá, chẩn đoán và điều trị ngay các tình trạng bệnh khác. Nếu không có dấu hiệu cấp cứu thì kiểm tra các dấu hiệu cần ưu tiên: những trẻ này không phải xếp hàng đợi mà cần được khám trước để xác định xem cần thiết điều trị gì. Chuyển những trẻ có dấu hiệu cần ưu tiên lên các phòng khám chuyên khoa ngay để được đánh giá (chỉ sau các bệnh nhân cấp cứu). Nếu trẻ có chấn thương hay có các vấn đề ngoại khoa khác thì phải hội chẩn ngoại khoa hoặc chuyển đến các phòng khám ngoại khoa. Tiến hành đánh giá và điều trị tiếp theo tình trạng cần ưu tiên của trẻ. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2