Tài liệu "Ho" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, cận lâm sàng, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
- HO
1. TỔNG QUAN
- Ho là một phản xạ bảo vệ đường thở quan trọng, giúp
tống xuất các chất tiết và dị vật ra khỏi đường thở. Ho cũng là
triệu chứng hô hấp thường gặp nhất, đa phần có thể tự hết,
tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý
nghiêm trọng.
- Cơ chế ho: có 6 giai đoạn.
+ Kích thích thụ thể ho.
+ Thì hít vào tăng gấp 1,5-02 lần thể tích khí
lưu thông.
+ Đóng nắp thanh môn.
+ Giai đoạn tăng áp lực trong lồng ngực gây ra bởi các
cơ hô hấp.
+ Giai đoạn tống xuất.
+ Giai đoạn thư giãn các cơ và áp lực đường thở trở về
bình thường.
- Phân loại ho:
+ Theo thời gian: ho cấp tính: ho dưới 02 tuần. Ho bán
cấp: 02-04 tuần. Ho mạn: ho mỗi ngày và kéo dài
trên 04 tuần.
+ Theo tính chất: ho đàm, ho khan.
16
- 2. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân Bệnh
Vi trùng: viêm phổi, lao, ho gà, nhiễm vi khuẩn
không điển hình
Virus: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm
Nhiễm trùng
thanh quản cấp
Nấm: nhiễm Aspergillosis, Histoplasmosis,
Coccidioidomycosis
Suyễn, viêm mũi dị ứng, bệnh phổi mô kẽ, viêm
Dị ứng/viêm
phổi tăng eosinophil, Sarcoidosis
Bệnh tai mũi Hội chứng chảy mũi sau, viêm mũi xoang, viêm
họng tai giữa, liệt dây thanh, rối loạn nuốt gây hít sặc
Nang phế quản, CPAM, phổi biệt trí, ứ khí thùy
phổi bẩm sinh
Bất thường
Cung động mạch chủ đôi, vòng mạch, bướu máu
cấu trúc phổi
đường thở
bẩm sinh-mắc
Rò khí thực quản
phải
Mềm sụn thanh khí phế quản, loạn sản phổi, giãn
phế quản
Dị vật đường
Dị vật ở tai, mũi, khí phế quản, dị vật thực quản
thở
Môi trường Khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, bụi, nước hoa
Tiêu hóa Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh do gen Xơ nang, bất động lông chuyển
Tim mạch Suy tim sung huyết, phù phổi, thuyên tắc phổi
Lymphoma, u quái, bạch cầu cấp, u di căn phổi, u
U
gần cơ hoành
Thần kinh Rối loạn TIC, ho do tâm lý
17
- 3. TIẾP CẬN
Ho
có
Dị vật đường thở Khởi phát đột ngột
Thuyên tắc phổi
Ho do hít chất kích ứng
Viêm mũi họng có Sốt, chảy mũi, khám ngực
Viêm xoang cấp bình thường
Viêm thanh quản
Viêm phổi do vi trùng có Sốt, khám ngực bất thường,
Viêm phổi do virus ho khởi phát
cấp tính
Xơ nang
Suyễn có
Lao phổi Ho mạn
Thần kinh
Khác (ô bên dưới)
Suy giảm miễn dịch
Bất thường cấu trúc phổi
có
U hạt mạn tính
Xơ nang Ho và viêm phổi tái diễn
Bất động lông chuyển
Khác…
4. CẬN LÂM SÀNG
- Ho cấp tính do nhiễm trùng hô hấp trên đơn thuần:
không xét nghiệm.
- Ho do nhiễm trùng: huyết đồ, CRP.
- X quang ngực khi ho kéo dài, ho ra máu, dị vật
đường thở.
- Đo chức năng hô hấp nếu nghi ngờ suyễn.
18
- - Nội soi mũi họng nếu nghi ngờ ho do hội chứng chảy
mũi sau.
- Các xét nghiệm khác tùy nguyên nhân gợi ý.
5. ĐIỀU TRỊ
- Điều trị bệnh lý gây ho là quan trọng nhất.
- Điều trị triệu chứng ho:
+ Loãng nhầy và long đàm: Acetylcysteine,
Carbocysteine, Guaifenesin, Bromhexine. Dùng cho
trẻ em trên 02 tuổi, có phản xạ ho tốt.
+ Kháng Histamin: dùng điều trị ho do dị ứng. Các
thuốc kháng Histamin thế hệ 1 có thể làm giảm tiết
dịch hô hấp do có tác dụng anticholinergic.
+ Thuốc ho có nguồn gốc thảo dược có thể làm giảm
mức độ và tần suất ho trong cảm lạnh.
+ Ức chế ho:
§ Ức chế ho ngoại biên: thuốc giảm đau, gây tê
niêm mạc.
§ Ức chế ho trung ương: gồm nhóm á phiện như
Codeine, nhóm không á phiện như
Dextromethorphan chưa có dữ liệu an toàn cho
trẻ em.
6. CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN
- Suy hô hấp.
- Không thể ăn uống được.
- Dị vật đường thở.
- Có chỉ định nhập viện của bệnh gây ho.
19