Tài liệu "Viêm thanh khí phế quản cấp" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Viêm thanh khí phế quản cấp
- VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm thanh khí phế quản cấp hay Croup là bệnh lý gây
tắc nghẽn đường hô hấp trên (đề cập đến vùng thanh môn và
hạ thanh môn).
Thường gặp trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, đỉnh cao là 18-24
tháng, ít gặp ở trẻ > 06 tuổi.
2. NGUYÊN NHÂN
Phần lớn do siêu vi. Trong đó, Parainfluenza virus chiếm
đến 75%. Ngoài ra còn có các virus khác như: RSV,
Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Bocavirus ở người và
Enterovirus, sởi.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán
3.1.1. Bệnh sử
- Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Sau 1-3
ngày đột ngột xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn hô hấp rõ rệt.
- Thường nặng lên về đêm.
3.1.2. Tiền căn
- Hội chứng xâm nhập để loại trừ dị vật đường thở.
- Tiền căn thở rít, khó thở thanh quản.
- Trẻ còn ăn uống được, nuốt khó hay không để phân
biệt viêm nắp thanh môn.
28
- 3.2. Khám
- Triệu chứng viêm thanh quản điển hình: ho “ông
ổng”, khàn tiếng, thở rít.
- Đánh giá mức độ khó thở của bệnh nhân.
- Đánh giá tình trạng mất nước (do trẻ không uống
được, sốt và thở nhanh).
- Đánh giá độ nặng viêm thanh khí phế quản: thang
điểm Westley.
Đặc điểm Mức độ Điểm
Bình thường 0
Tri giác
Rối loạn tri giác 5
Không 0
Tím Khi quấy 4
Lúc nghỉ 5
Không 0
Thở rít Khi quấy 1
Lúc nghỉ 2
Bình thường 0
Thông khí Giảm 1
Giảm nặng 2
Không 0
Nhẹ 1
Co kéo
Trung bình 2
Nặng 3
≤ 02 điểm: nhẹ
03-07 điểm: trung bình
08-11 điểm: nặng
≥ 12 điểm: suy hô hấp tiến triển
- Cận lâm sàng:
+ Công thức máu: bạch cầu thường không tăng.
29
- + X quang cổ thẳng, nghiêng: hình ảnh tháp chuông
nhà thờ hoặc hẹp vùng thanh môn.
+ Nội soi thanh quản: không chỉ định thường quy, chỉ
định khi:
§ Cần chẩn đoán phân biệt với dị vật đường thở
hay thở rít do nguyên nhân khác.
§ Khó thở thanh quản tái phát.
§ Thất bại với điều trị nội khoa.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm thanh thiệt cấp/Viêm nắp thanh môn:
+ Tác nhân: vi khuẩn Haemophilus influenzae,
Streptococcus pneumoniae…
+ Sốt cao, đau họng, khó nuốt, chảy nước bọt, diễn tiến
nhanh trong vòng 06-24 giờ.
+ Tư thế ngồi nghiêng người ra trước.
- Abscess thành sau họng: sốt cao, không nuốt được, ±
cổ gượng.
- Abscess quanh amidan.
- Viêm khí quản do vi khuẩn: sốt cao, vẻ mặt nhiễm
trùng, ho đàm nhiều.
- Bất thường đường thở: mềm sụn thanh quản, mềm
sụn khí quản, bướu máu đường thở.
- Bạch hầu.
- Dị vật đường thở: khởi phát đột ngột, có hội chứng
xâm nhập.
- Chấn thương.
- Bỏng do chất ăn mòn.
30
- - Viêm thanh quản co thắt: tuổi mắc bệnh thường
lớn hơn.
- Phù mạch.
- Hạ calci.
- Bất thường đường thở.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Chỉ định nhập cấp cứu
- Suy hô hấp: tím tái, kích thích, giảm oxy máu.
- Sốt cao hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm độc.
4.2. Chỉ định nhập viện
- Viêm thanh khí phế quản cấp nặng.
- Viêm thanh khí phế quản cấp trung bình không đáp
ứng khi dùng Adrenaline và Corticoid.
- Không uống được.
- Mất nước nặng.
- Người nhà không biết hoặc không thể theo dõi.
- Một số cân nhắc khác: tuổi nhỏ < 06 tháng, tái phát
trong 24 giờ, nhà xa…
4.3. Điều trị ngoại trú
- Kháng viêm: hiệu quả rõ rệt trong viêm thanh khí
quản do siêu vi.
+ Dexamethasone: 0,15-0,6 mg/kg liều (tối đa 16
mg/ngày), 1 liều duy nhất uống.
+ Thay thế: Prednisolone: 2 mg/kg/ngày x 3 ngày (hiệu
quả tương đương Dexa 0,6 mg/kg liều
duy nhất).
31
- + Chống chỉ định: thủy đậu, lao tiến triển.
+ Budesonide: 1-2 mg/lần khi có chống chỉ định
corticoids toàn thân.
- Khí dung Adrenalin 1‰ 0,4-0,5 mg/kg (tối đa 5 ml/lần)
viêm thanh quản trung bình-nặng, có thể lặp lại sau 30 phút-1
giờ nếu còn khó thở, tối đa 3 liều. Thận trọng: rối loạn nhịp
nhanh, tứ chứng Fallot, bệnh tim có hẹp đường thoát thất.
- Kháng sinh: không có chỉ định.
- Điều trị triệu chứng và hỗ trợ: hạ sốt, giảm ho, tránh
kích thích.
- Hướng dẫn dấu hiệu nặng cần đi khám ngay: thở co
lõm ngực, thở rít khi nằm yên, thở rít tiến triển, tím, thay đổi
tri giác.
- Tái khám mỗi ngày.
32