intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines (JPA)

Chia sẻ: Dfddgf Dfddgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

473
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines nhằm nêu tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu, áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines (JPA)

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - - -   - - - ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU JETSTAR PACIFIC AIRLINES Nhóm thực hiện : Giáo viên hướng dẫn: 1. Nguyễn Thị Bảo Th.s: Phan Thị Thu Thủy 2. Dương Thị Hiền 3. Võ Thị Thảo Hiền 4. Lê Thị Thanh Huyền 5. Bùi Thị Bích Nhỏ 6. Phan Thị Yến Huế, 05/2011
  2. Mục lục Trang PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 3 1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………...3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung: ................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 1.5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 5 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 6 Chương I: Tổng quan vấn dề nghiên cứu ...................................................................... 6 Tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu (BIS) ................................................ 6 CHương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) ........................... 7 2.2. Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Facific Airlines .................................................................................................................. 16 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Facific ............................................................................................................. 29 3.1. Định hướng..................................................................................................... 29 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar ..................... 30 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 30 3.1. Kết luận .............................................................................................................. 30 3.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 31 2
  3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU JETSTAR PACIFIC AIRLINES PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình mua sắm của khách hàng và là tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh một thương hiệu trên thị trường. Một thương hiệu càng nổi tiếng và được yêu thích sẽ càng dễ dàng có cơ hội được khách hàng lựa chọn trong mua sắm tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường với sự xuất hiện ồ ạt của các thương hiệu cạnh tranh thì những thương hiệu nào có độ nhận diện lớn thương hiệu ấy đủ sức tồn tại trước cơn bão cạnh tranh đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gay gắt. Bên cạnh đó việc nắm bắt được đặc điểm nhận thức của khách hàng về một thương hiệu là chìa khóa vô cùng quan trọng để xây dựng được các chiến lược thương hiệu phù hợp, giúp gia tăng được độ nhận biết của khách hàng, dần dần đưa họ tiến gần đến bấc cao nhất của tháp nhận biết thương hiệu, sự trung thành thương hiệu. Thị trường Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau. Từ những thương hiệu đã tồn tại lâu đến những thương hiệu mới hình thành .Từ những thương hiệu trong nước đến những thương hiệu nước ngoài. Tất cả đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Người tiêu dùng với thu nhập ngày càng tăng đã trở nên kén chọn hơn trong việc mua sản phẩm. Họ không còn chú trọng quá nhiều vào chất lượng sản phẩm mà thay vào đó là các giá trị khác đi kèm với sản phẩm. Những thương hiệu nào đem lại nhiều giá trị cho khách hàng thì thương hiệu đó mới được khách hàng quan tâm, sử dụng. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều hãng hàng không như Air Mekong, Indochina Air, Jetstar Pacific Airlines, Việt Nam Airlines, Vasco, Vietjet Airlines… như vậy có nghĩa là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, trở nên áp lực. 3
  4. Jetstar Pacific Airlines được thành lập và ngày càng có những bước phát triển vững vàng, góp phần trong công tác phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên vị trí của thương hiệu Jetstar trong tháp nhận biết thương hiệu của khách hàng đang ở vị trí nào, khách hàng nhận thức ra sao về thương hiệu này. Những lý do đó nhóm tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines tại trường đại học kinh tế Huế". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của sinh viên đại học kinh tế Huế đối với thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống nhận diện thương hiệu  Tìm hiểu thị trường và mức độ nhận biết thương hiệu Jetstar của sinh viên trường đại học kinh tế Huế  Đánh giá của sinh viên đại học huế về HTNDTH của Jetstar. Các đặc điểm nào của thương hiệu Jetstar, cách thức quảng bá thương hiệu quyết định đến nhận thức về thương hiệu của sinh viên đại học Kinh tế Huế.  Mức độ sử dụng các dịch vụ Jetstar của sinh viên đại học Kinh tế Huế.  Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines  Đề xuất một số giải pháp có ích để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống nhận diện thương hiệu Jetsar pacific airlines tại trường Đại học kinh tế Huế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chỉ tiến hành ở Thành phố Huế, đối tượng điều tra bao gồm: sinh viên Đại học kinh tế Huế hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm. - Về nội dung: Bài tiểu luận tập trung….. - Về không gian: Công ty cổ phần hàng không Jetstar pacific airlines và sinh viên đại học kinh tế huế. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: báo chí, Internet - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn khách hàng bằng bảng hỏi.  Số phiếu phát ra: 150  Số phiếu thu về: 135  Sô phiếu không hợp lệ: 15  Số phiếu hợp lệ: 135 a. Phương pháp điều tra phỏng vấn: 4
  5. Phỏng vấn thông qua bảng hỏi, trong quá trình phỏng vấn có sử dụng - Bảng hỏi thiết kế sẵn - Hình ảnh minh họa: hình ảnh logo Jetstar, slogan, đồng phục nhân viên, trụ sở công ty, điểm bán vé b. Kích thước mẫu: Việc lựa chọn kích thước mẫu là bao nhiêu hiện nay chưa rõ ràng. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng và mục đích của cuộc điều tra. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu là năm cho một tham số ước lượng (Bollen 1989), tuy nhiên cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là từ 100- 150. Trong nghiên cứu này do hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian nên chúng tôi đã chọn kích thước mẫu là 150. c. Chọn mẫu điều tra Đối tượng điều tra: sinh viên đại học kinh tế Huế hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm trên địa bàn thành phố Huế. Chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại theo các đối tượng điều tra. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả: dung các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phân tích sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16. a. Giá trị trung bình b. Kiểm định giá trị trung bình theo phương pháp One Sample T-test - Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp One Sample T-test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. H0: u bằng giả thiết kiểm định H1: u khác giả thiết kiểm định - Alpha là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác xuất bác bỏ H0, Alpha=0.05 Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết Nếu Sig. (2-tailed) >= 0.05 chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig. (2-tailed) < 0.05 bác bỏ giả thiết H0 - Phương pháp thu thập tài liệu điều tra và phỏng vấn + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo chí…. + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: dùng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp. 1.5. Kết cấu đề tài Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ - Lí do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tóm tắt bố cục đề tài Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Tổng quan về hệ thống nhân diện thương hiệu (BIS) Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) 2.2. Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Facific 5
  6. Chương 3: Điịnh hướng và giải pháp nhằn hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. 3.1. Định hướng 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệt hống nhận diện thương hiệu Jetstar Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận và hạn chế của đề tài. Đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp cho nội dung nghiên cứu. PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về hệ thống nhận diện thương hiệu (BIS) 1.1.1. Khái niệm BIS BIS của doanh nghiệp là tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: tên thương hiệu, logo, slogan, nhãn mác, băng rôn quảng cáo,các vật phẩm và ấn phẩm hổ trợ quảng cáo (tờ rơi, poster, áo, mũ…), các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, chuỗi các cửa hàng và các hình thức quảng cáo, PR… BIS là công cụ chuyển hóa nhận diện thương hiệu thành hình ảnh thương hiệu. 1.1.2. Thành phần của BIS  Tên thương hiệu (Brand name): là từ hoặc cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Nó là công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất. Tên thương hiệu phải đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ viết, có ý nghĩa. Tên thương hiệu phải gần gũi với công dụng của sản phẩm, phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu thương hiệu…. Tên thương hiệu được khách hàng ghi nhớ nhất. Vì vậy tên thương hiệu phải thân thiện, dễ thích nghi, chuyển đổi, có sự phân biệt, không trùng lắp, không tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký của doanh nghiệp khác.  Logo (biểu tượng): là yếu tố tượng trưng cho thương hiệu, đóng vai trò quan trọng về khả năng nhận biết thương hiệu, là ấn tượng bên ngoài đại điện cho thương hiệu của công ty, làm cho khách hàng tìm đến công ty, nhớ đến công ty.  Logo được thể hiện qua hình vẽ, hoa văn,kiểu chữ,màu sắc hay một dấu hiệu đặc biệt để tạo sự phân biệt, đồng thời tác động sâu sắc làm cho khách hàng liên tưởng đến thương hiệu.  Slogan (câu khẩu hệu): là thông điệp truyền thông ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dễ nhớ,có sức thu hút cao về ý nghĩa,âm thanh.  Màu sắc: Màu sắc của thương hiệu có vai trò gợi lại trí nhớ của khách hàng,lựa chọn màu sắc phải đơn giản,dễ nhận biết cũng như dễ gợi nhớ 6
  7.  Chỉ nên sử dụng hai màu sắc: sử dụng màu nổi trội nhất để thể hiện trên tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu,màu thứ hai lựa chọn sao cho không lấn át màu thứ nhất.  Các hoạt động truyền thông, quảng cáo - Quảng cáo ngoài trời: băng rôn,áp pích…,quảng cáo trên báo chí,truyền hình,truyền thanh,Internet. Các chương trình sự kiện: hội nghị khách hàng,hội thảo…Hoạt động tài trợ,văn hóa,thể dục thể thao…phương tiện vận chuyển… - Vật liệu trưng bày tại các điểm bán hàng: bảng hiệu tại các cửa hàng bán lẻ,nhà phân phối… - Hình ảnh người bán hàng, - Các vật dụng quảng cáo thường xuyên như áo mưa,áo thun,mũ… - Hình ảnh công ty: bảng hiệu,tiếp tân,thiết kế công ty… - Văn bản giấy tờ: danh thiếp,bao thư… - 1.1.3. Yêu cầu, sự cần thiết phải có hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu phải độc đáo, khác biệt, nổi bật, dễ nhớ, dễ liên tưởng. Đồng thời BIS phải đa dạng về phương tiện truyền tải, đồng nhất về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng. Một thương hiệu mạnh có nhiều thuậu lợi: người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng, thuận lợi cho lực lượng bán hàng cũng như tác động vào giá trị của công ty và tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty, tạo lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Nếu công ty không có BIS thì mức độ nhận biết của khách hàng về công ty và sản phẩm sẽ thấp. Không có khả năng đưa thương hiệu lên vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng. Không tạo được cho khách hàng trung thành và có nguy cơ bị mất khách hàng về tay một thương hiệu có ấn tượng mạnh hơn trong tâm trí khách hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines Trụ sở chính: tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thành lập 1991 (với tên Pacific Airlines) Các trạm trung Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chuyển chính Các điểm đến quan Sân bay quốc tế Nội Bài 7
  8. trọng Số máy bay 7 (15 vào năm 2014) Số điểm đến 7 Công ty mẹ Qantas (Úc) & SCIC (Việt Nam) Khẩu hiệu It's All About Choice Tổng hành dinh Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Bruce Buchana (Giám đốc điều hành Jetstar Airways)[1] Nhân vật then chốt Lê Song Lai (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Jetstar Pacific) Trang Web: http://www.Jetstar.com/ Công ty Cổ phần Hàng Không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Hãng này hiện đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Ngày 26/4/2007 Hãng hàng không quốc gia Australia - Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này hoạt động và phát triển theo mô hình hàng không giá rẻ giống Jetstar asia airways (Jetstar asia airways cũng là hãng hàng không giá rẻ do Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua). Ngày 23.05.2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam. Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện. Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%). Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục hàng không dân dụng chuyển sang cho Vietnam Airlines (VNA). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines. 8
  9. Từ năm 1996, PA là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation). Số cổ đông của PA chỉ còn 3 cổ đông. Ngày 17/07/2004, Do thua lỗ trầm trọng, PA cắt đường bay Đà Nẵng - Hồng Kông. Sau đó, hãng tiếp tục ngưng các tuyến bay quốc tế. PA định bán 30% cổ phần cho Temasek Holdings, công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Singapore, vào nửa cuối năm 2007. Ngày 13/02/2007, PA chính thức chuyển thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, sau 15 năm hoạt động. Ngày 24/04/2007, 30% cổ phần PA thuộc về Qantas. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, tập đoàn Qantas - Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines (Jetstar Pacific) để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào Châu Á. Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của PA, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà PA có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. Số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần cũng thay đổi như sau: SCIC (75,78%), Qantas Airways (18%), Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%). Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn mỗi một cổ đông sáng lập là Saigon Tourist. Ngày 21/09/2007, PA mở đường bay TPHCM - Nha Trang tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 11 giờ 30 và về lúc 12 giờ 50. Ngày 01/12/2007, PA mở đường bay TPHCM - Huế tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 07 giờ 00 và về lúc 19 giờ 30. Ngày 21/12/2007, PA mở đường bay TPHCM - Hải Phòng tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 17 giờ 00. Ngày 25/01/2008, PA mở đường bay TPHCM - Vinh, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 14 giờ 30 và về lúc 18 giờ 30. Ngày 23/05/2008, Pacific Airlines (PA) chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines (JPA) Ngày 01 tháng 06 năm 2008, JPA mở 2 đường bay mới: o Hà Nội - Đà Nẵng (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 11g45 và về lúc 13g30). o Hà Nội - Nha Trang (1 chuyến 1 ngày, khởi hành lúc 07g15 và về lúc 09g30). Ngày 15 tháng 06 năm 2008, do giá xăng dầu tăng cao (trên 140 USD/thùng), JPA cắt đường bay TPHCM - Huế và giảm tần suất bay đường bay TPHCM - Vinh từ 7 chuyến xuống 4 chuyến 1 tuần. Ngày 05/09/2008, JPA cắt đường bay TPHCM - Nha Trang, chính thức tuyên bố bán vé cho 2 đường bay quốc tế mới. Ngày 31/10/2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Bangkok và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 45 và về lúc 13 giờ 00. Đây là sự trở lại trên thương trường quốc tế của hãng hàng không này sau 3 năm 9
  10. vắng bóng. Trước đây, JPA cũng đã từng khai thác các đường bay quốc tế nhưng do thua lỗ nên phải cắt bỏ. Ngày 03/11/2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Siem Reap và ngược lại, tần suất 1 chuyến/ ngày. Khởi hành lúc 10 giờ 00 và về lúc 11 giờ 45. Ngày 14.11.2008, JPA mở đường bay quốc tế từ TPHCM - Singapore. 05/12/2008, đáp ứng nhu cầu đi lại trong dịp tết nguyên đán, JPA mở lại đường bay TPHCM - Huế với tần suất 1 chuyến/ngày. Khởi hành lúc 15 giờ 10 và về lúc 17 giờ 00. Đường bay này trước đây đã từng ngưng khai thác do giá xăng dầu tăng cao. Đầu tháng 12, JPA chính thức khai thác thêm dòng máy bay Airbus A320. Hãng cũng tuyên bố chưa khai thác đường bay quốc tế Ngày 03/01/2009, JPA mở đường bay Hà Nội - Cần Thơ, tần suất 4 chuyến/ 1 tuần Ngày 29/12/2010, JPA tăng tần suất trên các đường bay TPHCM - Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Vinh ; Hà Nội - Đà Nẵng. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là một trong những hãng hàng không lớn trong nước, chiếm 40% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và chiếm tổng cộng 5% thị trường hàng không nội địa. Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tâp đoàn Jetstar khi thác tại 15 quốc gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực Châu Á và Châu Á Thái Bình Dương. JPA là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam hoàn toàn không sử dụng vé giấy, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website của họ cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24, 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 39.550.550 của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không sở hữu thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đặt chỗ và bán vé. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức  Đội máy bay Tính đến tháng 11 năm 2010, đội bay của Jetstar Pacific gồm:  5 Boeing 737-400.  2 Airbus A320 . Jetstar Pacific Airlines đã và đang khai thác một đội máy bay nổi tiếng là loại máy bay Boeing B737 - một trong những dòng máy bay thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới, được sản xuất ra với số lượng lớn hơn bất kỳ dòng máy bay nào khác (hơn 5000 chiếc, chiếm 1/4 số lượng máy bay phản lực đã xuất xưởng. Máy bay B737-400 của Jetstar Pacific có 168 ghế hạng phổ thông 10
  11. (economy class). Hiện nay, Jetstar Pacific đang chuyển dần sang khai thác bằng loại máy bay Airbus A320 (Chiếc máy bay A320 đầu tiên được đưa vào khai thác trong tháng 8/2008), Airbus A321 (có thể chuyên chở 210 hành khách), Airbus 330-200 (phục vụ cho các chuyến bay quốc tế đường dài, có sức chứa 303 khách hang) Đặc điểm của Airbus A320:  Là loại máy bay hiện đại và trở thành chuẩn mực của dòng máy bay tầm trung. Đội máy bay A320 của Jetstar Pacific sẽ có 177 ghế đồng hạng Phổ thông và sẽ được sử dụng khai thác trên các đường bay nội địa Việt Nam và đường bay quốc tế trong khu vực.  Là loại máy bay có khoang hành khách rộng nhất so với bất cứ loại máy bay nào khác có một lối đi ở giữa. Khoang đựng hành lý xách tay cũng rộng hơn và rất tiện dụng cho hành khách. Loại máy bay A320 mà Jetstar Pacific đưa vào sử dụng được trang bị ghế bọc da thật rất thoải mái với chỗ để chân tiêu chuẩn dài 30 inches (76.2 cm) và rộng hơn 1 inch (2.54 cm) so với những chiếc máy bay cùng loại. Điều này sẽ mang lại cho hành khách sụ thoải mái với chỗ để chân rộng hơn.  Airbus A320s là loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu và êm ái.  Hội đồng Quản trị 1. Ông Lê Song Lai - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (Phó Tổng giám đốc SCIC) 2. Ông Phạm Vũ Hiến (Đại diện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)) 3. Ông Lương Hoài Nam 4. Ông Nguyễn Đức Vinh (Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Techcombank) 5. Ông Alan Joyce (Tổng giám đốc Jetstar Airways) 6. Ông David Hall (Giám đốc tài chính Jetstar Airways)  Ban điều hành  Tổng giám đốc (CEO): ông Lê Song Lai  Phó tổng giám đốc điều hành(COO): Ông Jason Cameron (quốc tịch Úc)  Đại lý o Danh sách đại lý khu vực miền bắc: 125 đại lý, đến 3/3/2011 bổ nhiệm thêm 20 đại lý nữa o Danh sách đại lý khu vực miền trung: 102 đại lý o Danh sách đại lý khu vực miền nam: 291 đại lý 11
  12. 2.1.3. Sản phẩm và dịch vụ 12
  13.  Sản phẩm chính: JPA là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam hoàn toàn không sử dụng vé giấy, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website của họ cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 39.550.550 của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không sở hữu thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đặt chỗ và bán vé, có thể đặt chỗ và thanh toán qua các phòng vé, ngân hang, bưu điện, máy ATM. + Đối với việc đặt chỗ và thanh toán ngay ta có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, Thanh toán trực tuyến qua dịch vụ Internet Banking, Thanh toán bằng các loại thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) tại trang web Jetstar.com, Thanh toán bằng phiếu thanh toán. + Mua vé qua điện thoại : ta có thể gọi điện tới các Trung tâm phục vụ khách hàng Jetstar Pacific tại Việt Nam, Phục vụ 24/24 mỗi ngày, 7 ngày trong tuần, hiện Jetstar có rất hơn 200 phòng vé đặt tại khắp các tỉnh trong cả nước. ngoài ra JPA có chi nhánh tại các nước như Úc, New Zealand, Malaysia , Trung Quốc, Singapore, Hongkong, Mỹ và các nước khác.  JetSaver Light (Loại giá này không cho phép Hành Lý Ký Gửi. Các hạn chế về Hành Lý Xách Tay sẽ được tuân thủ một cách chặt chẽ. Nếu Quý khách có nhiều hành lý hơn mức Hành Lý Xách Tay được quy định, Quý khách cần lựa chọn loại giá JetSaver trước chuyến bay)  Vé JetFlex (Đặt chỗ có thể được hoàn tiền nếu đặt chỗ ban đầu của Quý khách là loại giá JetFlex)  Vé JetSaver (Đặt chỗ không được hoàn tiền, kể cả các loại phí, phụ thu kèm theo giá vé, loại vé có thể mang các loại hành lý không thể xách tay)  JetPlus (Đặt chỗ không được hoàn tiền, kể cả các loại phí, phụ thu kèm theo giá vé (trừ phi có các quy định khác). Hành khách sẽ bị mất toàn bộ tiền vé nếu không đến sân bay làm thủ tục hàng không hoặc lên máy bay trong thời gian quy định)  StarClass quốc tế (Đặt chỗ có thể được hoàn tiền nếu đặt chỗ ban đầu của Quý khách là loại giá StarClass) Khách hàng có thể đổi loại vé từ JetSaver Light lên JetSaver.  Sản phẩm phụ: Bán các sản phẩm trên máy bay như: áo, quần, nón, ba lô, vật dụng hàng ngày (bút,mô hình máy bay…) có in hình logo của Jetstar  Dịch vụ xe buýt: đưa đón từ sân bay Nội Bài về thành phố Hà Nội (và ngược lại) cho tất cả hành khách của Jetstar.  Dịch vụ làm thủ tục lên máy bay miễn : khi đến sân bay, hành khách sẽ không phải làm lại thủ tục lên máy bay và có thể vào ngay phòng chờ.  Dịch vụ cung cấp vé giá rẻ Saver Light dành cho hành khách không có hành lý ký gửi. Trẻ em (dưới 2 tuổi) được miễn hoàn toàn tiền vé máy bay. Hành khách tàn tật được miễn phí xe lăn.  Pacific Airlines sẽ thực hiện việc đồng nhất các chính sách thương mại, dịch vụ, phân phối với Jetstar. Cơ cấu giá vé của Jetstar Pacific sẽ được điều chỉnh, giảm bớt số lượng vé giá Linh hoạt (Flex) và tăng số lượng vé giá Tiết kiệm (Saver).  Hành khách có thể đặt chỗ và thanh toán cho một hành trình bay nhiều chặng trong một vé máy bay. Hành khách có thể mua vé máy bay, thanh toán tiền khách sạn, mua tour du lịch, thuê xe ôtô, mua bảo hiểm du lịch cùng trong một giao dịch 13
  14. mua vé qua website của Jetstars Pacific hoặc các trung tâm phục vụ khách hàng, phòng vé và đại lý của Jetstar Pacific. 2.1.4. Nhân viên của Jetstar Jetstar Pacific tuyển dụng nhân viên có thái độ và khả năng phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo, cùng với tâm niệm rằng để giữ lời hứa – “Giá Rẻ Hàng Ngày, Mọi Người Cùng Bay”. Có khoảng 7,000 nhân viên đang trực tiếp làm việc cho Jetstar tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. JPA luôn luôn tập trung vào mục tiêu duy trì chi phí của mình ở mức thấp nhất. Nhân viên làm việc thông minh, sáng tạo hơn và luôn luôn tìm mọi cách để cải thiện hệ thống và quy trình của Jetstar Pacific. JPA tuyển dụng những nhân viên có thái độ và khả năng phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo, vì vậy JPA có một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Phi công của JPA luôn đứng trong hàng ngũ những phi công hàng đầu. JPA có đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất giàu kinh nghiệm. Ðội ngũ tiếp viên hàng không của JPA luôn nồng hậu, thân thiện và chu đáo với khách hàng. Tất cả nhân viên của JPA mang đến cho hành khách lòng mến khách nồng nhiệt nhất của Việt Nam và của Châu Á, bảo đảm từng chuyến bay đều thoải mái từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc hành trình. Nhân viên của JPA luôn biết yêu thích công việc của mình để những hành khách của JPA luôn có những chuyến bay thoải mái dễ chịu. JPA cam kết duy trì một nơi làm việc mà ở đó nhân viên của JPA luôn tự hào là một thành viên của JPA Kỹ sư của JPA: Ngày:28/03/2011 JPA bổ nhiệm kỹ sư hàng không người Việt Nam. 17 kỹ sư bảo dưỡng máy bay đầu tiên người Việt Nam của hãng đã chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép hành nghề Cat B (VAR66 Licences). 3 trong số 17 kỹ sư nói trên đã hoàn thành xuất sắc kỳ thi CRS (Certificate Release to Service - Chứng chỉ xác nhận phục vụ) dưới sự sát hạch khắt khe của các chuyên gia nước ngoài để chính thức đảm nhận vai trò kỹ sư trình độ Cat B (Để đạt đến trình độ Cat B, các kỹ sư hàng không phải được đào tạo lâu dài, nắm rất vững các kiến thức về kỹ thuật máy bay, luật pháp và các quy trình nghiệp vụ của một hãng hàng không) tại JPA. Số còn lại đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và thủ tục để tiếp tục được kiểm tra, nâng ngạch trong thời gian tới. Cứ 2 năm làm việc liên tục và không gián đoạn quá 6 tháng, các kỹ sư Cat B phải được huấn luyện nâng cao và được Cục Hàng không Việt Nam gia hạn giấy phép hành nghề thì mới được gia hạn tiếp chứng chỉ ủy quyền CRS theo VAR145. Ông Lê Song Lai - Tổng giám đốc JPA cho biết: "Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử 20 năm hoạt động của hãng. Lần đầu tiên, các kỹ sư Việt Nam đã đạt tới trình độ tay nghề rất cao mà từ trước đến nay tại JPA mới chỉ có các kỹ sư nước ngoài đảm nhận". Hiện nay, JPA có 22 kỹ sư người nước ngoài và 3 kỹ sư Việt Nam đảm nhiệm vai trò Kỹ sư Cat B. 14 Kỹ sư người Việt Nam sau khi tích lũy đủ sổ kinh nghiệm thực tế (Experience Book) sẽ tham gia các kỳ thi CRS để đảm nhiệm vai trò kỹ sư Cat B tại hãng trong thời gian từ 1-2 năm tới. Theo kế hoạch, đến năm 2014, Jetstar Pacific sẽ có 50% kỹ sư là người Việt Nam, đủ năng lực đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong công tác bão dưỡng máy bay. 14
  15. JPA thực hiện chương trình nội địa hóa đội ngũ phi công, chương trình đã bước đầu thu được những kết quả tích cực. Hiện tại, đã có 3 phi công Việt Nam làm việc cho JPA. Dự kiến, từ nay đến hết năm 2011, sẽ có khoảng khoảng 10 phi công Việt Nam do Hãng đầu tư và cử đi học ở nước ngoài trở về phục vụ trên các chuyến bay của JPA 2.1.5. Tình hình tài sản & nguồn vốn JPA là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, được chuyển đổi từ Pacific Airlines vào tháng 5 năm 2008. JPA có 27% cổ phần của tập đoàn Qantas, phần còn lại là của các cổ đông Việt Nam khác như Tổng công ty liên doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty du lịch Saigon Tourist. JPA hiện đang khai thác đội bay gồm 5 chiếc Boeing 737 và 2 chiếc Airbus A320 với 7 điểm đến nội địa Việt Nam. JPA bắt đầu hoạt động từ năm 2007 với 18% cổ phần của tập đoàn Qantas, dựa trên Hợp đồng thương hiệu và Hợp đồng dịch vụ doanh nghiệp giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways. .Tập đoàn Qantas hiện có dự định tăng cổ phần lên mức tối đa là 30% vào năm 2010. Hiện nay, sau khi tái cấu trúc lại, SCIC sẽ nắm giữ 51% cổ phần, Qantas 30%, Saigon Tourist 6,18%. Số còn lại sẽ được bán cho các nhà đầu tư khác. Hiện nay Jetstar Pacific đang khai thác mạng lưới các chuyến bay nội đia Việt Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng và Nha Trang Phí thương hiệu của Jetstar Pacific chiếm 0,2% doanh thu nhưng việc sử dụng thương hiệu Jetstar đem về mức tăng doanh số trên 20% cho hãng. Lượng khách của JPA tăng trưởng 43% trong quý III/2009 so với cùng kỳ năm 2008. JPA hiện chiếm 40% năng lực vận chuyển trên đường bay nội địa quan trọng nhất là Hà Nội - TPHCM. Sáu tháng đầu năm, JP đạt mức tăng trưởng vận chuyển kỷ lục 30% tại thị trường nội địa. Chính sách giá rẻ đã giúp Jetstar Pacific tăng thị phần từ 14% lên 23% trong năm 2010. Hiện tại, hãng đã có nhóm khách hàng là những người có thu nhập trung bình, muốn đi máy bay với mức giá tiết kiệm nhất 2.1.6. Cấu trúc nền móng thương hiệu của Jetstar a. Định hướng phát triển thương hiệu JPA hoạt động theo tiêu chí chung của toàn mạng lưới là cung cấp giá vé rẻ mỗi ngày nhằm giúp khách hàng tiếp cận với việc di chuyển bằng đường hàng không. Bằng nỗ lực cung cấp cho hành khách giá rẻ mỗi ngày, JPA mang sứ mệnh giúp mọi người ngày càng được bay thường xuyên hơn, đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay. Mục tiêu của JPA là xây dựng một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu ở Việt Nam. Mục tiêu bán vé máy bay bình quân thấp hơn vé truyền thống 30%. b. Lý do tin tưởng thương hiệu Trong Những năm qua, JPA tự hào khi được khách hàng biết đến như là người tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đồng thời là hãng 15
  16. hàng không cung cấp cho hành khách giá vé máy bay thấp nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này. * Giải thưởng Jetstar Pacific Airlines đạt được:  Website thương mại điện tử xuất sắc nhất tại Việt Nam năm 2008.  Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng năm 2008 c. Hệ thống nhận diện thương hiệu  Tên thương hiệu: Jetstar Pacific Airlines Tên ngắn gọn, dễ nhớ. Khi khách hàng đọc dòng chữ “Jetstar Pacific Airlines” thì học sẽ đoán ra ngay đây là một hãng hàng không nào đó.  Logo: Logo hình ngôi sao màu cam và chữ “jet”  Slogan: “Giá rẻ hàng ngày – Mọi người cùng bay” thể hiện JPA là một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam.  Đồng phục: đội ngũ nhân viên Jetstar với đồng phục áo dài màu cam, luôn luôn mỉm cười với khách hang, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Luôn cổ vũ phát huy văn hóa vì khách hàng – đảm bảo giá vé rẻ nhất và mang lại cho khách hàng những chuyến bay luôn mới mẻ và thú vị, cùng với cam kết là luôn cung cấp Giá Rẻ Hàng Ngày cho cả hành khách và nhân viên của Jetstar Pacific. Màu sơn máy bay, đồng phục nhân viên, các phòng vé và đại lý. Các màu chủ đạo của Jetstar Pacific là màu cam, màu đen và màu bạc ánh kim. 2.2. Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Facific Airlines 2.2.1. Cơ cấu mẫu điều tra Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra Cơ cấu Tần số % 50 0 0 Sinh viên chính 59 44.0 quy Nghề nghiệp Sinh viên hệ vừa 74 55.2 học vừa làm Cả hai 1 0.7 16
  17. (Nguồn xử lý số liệu SPSS – Câu 21, 22, 23) Qua bảng trên ta thấy có 83 người độ tuổi nhỏ hơn 25 chiếm 61.9%, có 50 người ở độ tuổi 25-40 chiếm 37.3%, và 1 người ở độ tuổi 40-50 chiếm 0.7% , không có người nào lớn hơn 50 tuổi. Như vậy ở mẫu điều tra đa số đây là những người trẻ. Điều này cũng dễ hiểu do phạm vi điều tra chỉ ở trường đại học kinh tế Huế, trong đó 50 người là sinh viên hệ chính quy, hầu hết những người này có độ tuổi nhỏ hơn 25. Có 74 người là sinh viên hệ vừa học vừa làm và 1 người vừa là sinh viên chính quy vừa là sinh viên hệ vừa học vừa làm. Với cơ cấu mẫu điều tra như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Jetstar khi mà đây là những người thuộc thế hệ trẻ, họ được tiếp cận nhiều với các hoạt động quảng bá thương hiệu và là những người có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ hàng không, do đó họ sẽ có những đánh giá và lựa chọn khách quan. 2.2.2. Kiểm định thang đo Để kiểm định giá trị tin cậy các thành phần trong thang đo, chúng ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha: Bảng 2. Kiểm định thang đo Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha Đánh giá Tên thương hiệu 0.813 Sử dụng tốt Logo 0.778 Sử dụng được Câu thông điệp truyền thông 0.825 Sử dụng tốt Màu sắc 0.804 Sử dụng tốt Các yếu tố khác 0.818 Sử dụng tốt Tất cả các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên nên có thể dùng các biến quan sát trên làm thang đo giải thích cho việc đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines. 2.2.3. Đánh giá các yếu tố tạo nên thương hiệu Jetstar 2.2.3.1. Tên thương hiệu Bảng 3: Tên thương hiệu Jetstar Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng ý đồng ý đồng ý Tần Tần Tần Tần Tần % % % % % số số số số số Tên ngắn gọn 4 3.0 18 13.4 32 23.9 67 50.0 13 9.7 Tên dễ đọc 0 0 0 0 25 18.7 98 73.1 11 8.2 Tên dễ nhớ 0 0 1 0.7 26 19.4 90 67.2 17 12.7 Tên ấn tượng 0 0 0 0 39 29.1 69 51.5 26 19.4 Thích tên 0 0 5 3.7 34 25.4 67 50.0 28 20.9 thương hiệu Đối với tên thương hiệu Jetstar nhìn vào bảng 3 (khảo sát từ câu 8) ta thấy, 80 người trong tổng số 134 người (chiếm 59.7%) được điều tra cho rằng tên thương 17
  18. hiệu này ngắn gọn, và 17.4% số người không đồng ý với ý kiến này. Có thể nhóm đối tượng này mong muốn thương hiệu này có một cái tên ngắn gọn hơn, thay vì 2 từ chỉ nên dùng một từ. Có hơn 100 ý kiến (>67%) cho rằng tên thương hiệu của hãng hàng không này dễ đọc và dễ nhớ đối với họ. Đây là dấu hiệu đáng mừng, bởi để xây dựng được một cái tên dễ nhớ, dễ đọc cho thương hiệu của mình không phải chuyện dễ. Và 95 người (chiếm 70.9%) đồng ý cho rằng tên gọi thương hiệu này để lại ấn tượng trong tâm trí của mình. Nhìn chung, đa số mọi người được khảo sát thích tên thương hiệu Jetstar. Con số này chiếm tới 70.9%. Điều này chứng tỏ, việc đăt tên cho thương hiệu của Jetstar đã mang lại hiệu quả. Kiểm định One Sample T.Test đánh giá tên thương hiệu Bảng 4: One Sample T.Test Giá trị kiểm định = 4 Nhận định Giá trị trung Mẫu Sig.(2 tailed) Kết luận bình Tên ngắn gọn 134 3.50 .000 Bác bỏ Ho Tên dễ đọc 134 3.90 .019 Bác bỏ Ho Tên dễ nhớ 134 3.92 .109 Chấp nhận Ho Tên ấn tượng 134 3.90 .107 Chấp nhận Ho Thích tên 134 3.88 .077 Chấp nhận Ho thương hiệu Nhưng chỉ dựa vào bảng tầng số để kết luận hiệu quả về việc đặt tên cho thương hiệu của hãng hàng không này là chưa đủ cơ sở. Để đưa ra nhận định đúng hơn thì nhìn vào bảng kiểm định này ta thấy, với việc cho rằng thương hiệu này có “Tên ngắn gọn” và “Tên dễ đọc” đã bị bác bỏ với sig 0.05, chấp nhận Ho, nghĩa là mọi người đồng ý với ý kiến tên thương hiệu này dễ nhớ và gây ấn tượng với họ, và nhìn chung họ thích tên thương hiệu này. Trong khi có rất nhiều thương hiệu hãng hàng không nổi tiếng có mặt ở Việt Nam như: Việt Nam Airlines, Air Mekong, Vasco...thì việc để tạo sự chú ý với khách hàng bằng tên thương hiệu thật ấn tượng nhưng phải dễ nhớ là một điểm rất thành công của Jetstar Pacific Airlines. 2.2.3.2. Logo Bảng 5: logo Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng ý đồng ý đồng ý Tần Tần Tần Tần Tần % % % % % số số số số số Logo đơn giản 0 0 8 6.0 49 36.6 68 50.7 9 6.7 Logo dễ nhớ 0 0 10 7.5 48 35.8 64 47.8 12 9.0 Logo nổi bật 0 0 18 13.4 63 47.0 44 32.8 9 6.7 Logo có ý 1 0.7 14 10.4 54 40.3 56 41.8 9 6.7 18
  19. nghĩa Thích logo 0 0 1 .7 48 35.8 74 55.2 11 8.2 Kiểm định One Sample T.Test đánh giá logo Bảng 6: One Sample T.Test Giá trị kiểm định = 4 Nhận định Mẫu Giá trị trung Sig.(2 tailed) Kết luận bình Logo đơn giản 134 3.57 .000 Bác bỏ Ho Logo dễ nhớ 134 3.58 .000 Bác bỏ Ho Logo nổi bật 134 3.33 .000 Bác bỏ Ho Logo có ý Bác bỏ Ho 134 3.43 .000 nghĩa Thích logo 134 3.71 .000 Bác bỏ Ho Đối với logo của hãng, kiểm định cho ta các giá trị sig < 0.05. Kết luận bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Tức là các ý kiến đưa ra: “logo đơn giản”; “logo dễ nhớ”; “logo nổi bật”; “logo có ý nghĩa”; và cuối cùng là “thích logo” đã bị phủ định. Như vậy, đa số mọi người không hài lòng với logo của hãng. Có thể tên thương hiệu của Jetstar Pacific Airlines đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng nhưng phần logo được lấy từ chính tên thương hiệu và phía trên có hình ngôi sao màu cam của hãng lại không được đánh giá cao trong khi logo cuả các hãng khác mang ý nghĩa rất gần gũi và tượng trưng như: logo của Vietnam Airlines là bông sen vàng đang nở_ một loài hoa được xem là quốc hoa của nước ta; logo của Air Mekong là chính tên thương hiệu và hình ảnh con sếu đầu đỏ_biểu tượng động vật quý hiếm, xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long và được bảo vệ với muốn hãng bay thuần Việt này sẽ hoạt động sôi động ở trong nước và được nhiều người bảo vệ như loài sếu đầu đỏ. Tuy nhiên đa chỉ là một nghiên cứu ở trường Đại học Kinh tế Huế. 2.2.3.3. Thông điệp truyền thông Bảng 7: Câu thông điệp truyền thông Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng ý đồng ý đồng ý Tần % Tần % Tần % Tần % Tần % số số số số số Thông điệp thể hiện đặc 2 1.5 6 4.5 26 19.4 70 52.2 30 22.4 tính sản phẩm Thông điệp 2 1.5 16 11.9 58 43.3 49 36.6 9 6.7 ngắn gọn Thông điệp 0 0 1 0.7 29 21.6 80 59.7 24 17.9 dễ nhớ Thông điệp 1 .7 9 6.7 54 40.3 57 42.5 13 9.7 19
  20. ấn tượng Thông điệp 0 0 3 2.2 46 34.3 76 56.7 9 6.7 có ý nghĩa Thích thông 0 0 0 0 41 30.6 74 55.2 19 14.2 điệp Kiểm định One Sample T.Test đánh giá câu thông điệp truyền thông Bảng 8: One Sample T.Test Giá trị kiểm định = 4 Nhận định Mẫu Giá trị Sig.(2 tailed) Kết luận trung bình Thông điệp thể hiện 134 3.90 .158 Chấp nhận Ho đặc tính sản phẩm Thông điệp ngắn gọn 134 3.35 .000 Bác bỏ Ho Thông điệp dễ nhớ 134 3.95 .356 Chấp nhận Ho Thông điệp ấn tượng 134 3.54 .000 Bác bỏ Ho Thông điệp có ý 134 3.68 .000 Bác bỏ Ho nghĩa Thích thông điệp 134 3.84 .004 Bác bỏ Ho Đối với câu thông điệp truyền thông của hãng “Gía rẻ hàng ngày, mọi người cùng bay”: với sig < 0.05, bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Khách hàng đồng ý với nhận định “Thông điệp thể hiện đặc tính sản phẩm”; “Thông điệp dễ nhớ”. Tuy nhiên “ thông điệp ngắn gọn”; “Thông điệp ấn tượng”; “Thông điệp có ý nghĩa” đã bị bác bỏ với sig >0.05. Nhìn chung khách hàng không thích thông điệp này của hãng. Xung quanh câu slogan của hãng hàng không này đã có không ít những tranh cãi. Câu hỏi đặt ra liệu tiêu chí của hãng là giá rẻ thì chất lượng dịch vụ có đảm bảo không ? 2.2.3.4. Màu sắc đặc trưng Bảng 9: màu sắc đặc trưng Rất không Không Trung lập Đồng ý Rất đồng đồng ý đồng ý ý Tần % Tần % Tần % Tần % Tần % số số số số số Màu sắc dễ 0 0 4 3.0 26 19.4 81 60.4 23 17.2 nhận biết Màu sắc nổi 0 0 6 4.5 38 28.4 65 48.5 25 18.7 bật Màu sắc hài 0 0 3 2.2 43 32.1 72 53.7 16 11.9 hòa Thích màu sắc 0 0 5 3.7 45 33.6 68 50.7 16 11.9 Đối với đánh giá về màu sắc đặc trưng của thương hiệu này có 104 sinh viên chiếm 72,6% đồng ý và rất đồng là màu sắc dễ nhận biết. Qua bảng ta thấy đa số các sinh viên đều thích màu sắc đặc trưng này của thương hiệu. Cũng dễ nhận thấy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2