intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích kinh tế Ấn Độ

Chia sẻ: Ghdrfg Ghdrfg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

474
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phân tích kinh tế Ấn Độ trình bày về sơ lược về Ấn Độ, khái quát chung về tình hình văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của Ấn Độ hiện nay, lịch sử kinh tế Ấn Độ, phân tích tình hình kinh tế Ấn Độ qua các thời kỳ mà chủ yếu là thời kỳ thuộc địa và sau thuộc địa, đánh giá sự phát triển kinh tế Ấn Độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích kinh tế Ấn Độ

  1. Tiểu luận Phân tích kinh tế Ấn Độ
  2. LỜI MỞ ĐẦU Khi còn là thuộc địa, Ấn Độ đã từng được ví là viên “ ngọc miện “ của đế quốc Anh bởi nó là thuộc địa lớn nhất, quan trọng nhất và là thị trường tiêu thụ khổng lồ trong hệ thống thuộc địa Anh. Và dẫu sự thống trị của Anh kết thúc vào năm 1974 thì những thể chế kinh tế - chính trị m à Anh đưa vào vẫn còn nguyên vẹn trong nhiều năm sau đó. Có thể nói, Ấn Độ là nước đông dân thứ 2 trên Thế Giới và nhiều dự đoán cho rằng dân số Ấn Độ sẽ lên t ới 1,3 tỉ dân vào cuối năm 2008. So với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn ít hơn 100 triệu người. Nếu Ấn Độ giành độc lập vào năm 1974 thì Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Cả hai nước đều bị ngoại xâm nhưng Ấn Độ chi các nước Anh, Pháp và Bồ Đào Nha xâm lược m ột, hai lần ; trong khi đó, Trung Quốc bị chiếm đóng rất nhiều lần bởi nhiều nước khác nhau như : Mỹ, Anh , Đức, Nga và Nhật Bản. Quá trình phát triển kinh tế của T rung Quốc là theo mô hình kinh tế cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, m ột mô hình nhấn mạnh phát triển công nghịêp nặng và được điều hành bởi Đảng Cộng Sản thì kinh tế Ấn Độ cũng phát triển theo đường lối này với Nhà nước nắm quyền lãnh đạo trực tiếp nhưng vẫn giữ cơ chế dân chủ của TBCN. Tuy vậy, kinh tế T rung Quốc và kinh tế Ấn Độ có nhiều điểm khác nhau hơn là giống nhau. Trung Quốc có dân tộc thuần nhất và ngô ngữ chung thống nhất nhưng Ấn Độ lại có nhiều dân tộc và ngôn ngữ cũng như tôn giáo đa dạng. Cả hai điểm này đều khiến chính trị Ấn Độ không được ổn định nhưng với Trung Quốc thì điều đó lại ngược lại. Và trong tương lai,Ấn Độ sẽ còn gặp nhiều thách thức khi tiếp tục theo chế độ dân chủ đa Đảng kiểu phương Tây nhưng điều này sẽ không có ở Trung Quốc.Vì vậy, có thể nói kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh hơn kinh tế Ấn Độ.Về m ặt xã hội, Trung Quốc cũng có t ỷ lệ thất học và nghèo đói thấp hơn Ấn Độ,. Theo đánh giấ của WB, năm 2000, T rung Quốc đã là nước có t hu nhập trung bình thấp trong khi Ấn vẫn bị coi là nước nghèo.Đến năm 2008, Ấn Độ mới đạt là nước có thu nhập trung bình thấp thì Trung Quốc đã là nước có thu nhập trung bình cao .Dù Trung Quốc, Ấn Độ đều giành được độc lập vào cùng 1 thời gian và Trung Quốc còn cải cách kinh tế sau Ấn Độ nhưng hiện nay, các nhà kinh tế đều khẳng định Trung Quốc lại là nước phát triển nhanh và đạt được những kết quả tốt hơn Ấn Độ nhiều.Tại sao lại như vậy? Lý do gì khiến Ấn phải đi sau Trung Quốc ? Và liệu tương lại chú voi Ấn có vượt qua con rồng Châu Á Trung Quốc không?
  3. Để có thể trả lời cho những câu hỏi trên, chúng em xin đi vào phân tích kinh tế Ấn Độ qua 4 chương:  Chương I : S lược về Ấn Độ. Ở chương này chúng em sẽ đưa ra cái nhìn khái quát ơ chung về tình hình văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của Ấn Độ hiện nay  Chương II : Lịch sử kinh tế Ấn Độ. Với chương này, chúng em sẽ đi phân tích tình hình kinh tế Ấn Độ qua các thời kỳ mà chủ yếu là thời kỳ thuộc địa và sau thuộc địa  Chương III : Đánh giá sự phát triển kinh tế Ấn Độ. Chương III này chúng em sẽ đưa ra những đánh giá của mình về sự phát triển kinh tế của Ấn Độ và so sánh với m ột số quốc gia khác trong những năm qua đặc biệt là so sánh kinh tế Ấn Độ với Trung Quốc.Độ.Đồng thời, chúng em tìm ra những nguyên nhân chính Trung Quốc lại vượt trước Ấn Độ cũng như dự báo xem liệu tương lai Ấn Độ có bắt kịp và vượt qua Trung Quốc không? Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Phan Thị Nhiệm đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoành thành bài viết này. Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, rất m ong nhận được sự đóng góp và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của chúng em được hoàn t hiện hơn.
  4. Chương I : Sơ lược về Ấn Độ I.Khái quát chung vể đặc điểm vị trí địa lý, diện tích dân số : 1.T nước : Cộng hòa Ấn Độ ên 2.T đô : Niu Đê-li. hủ 3.Địa lý : Nước Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê – pan và Bu – tan. Phía Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng – la – đét Phía Tây Bắc giáp Pa – ki – stan và Af – gha – ni – stan. Phía Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao bọc. 4Diện tích đất nước : Ấn Độ có tổng diện tích là 3.280.483 km2 – đứng thứ 7 trên thế giới. 5.Dân số: Theo điều tra thống kê vào tháng 7 năm 2006 thì dân số Ấn độ có 1095,351 triệu người. Nhưng dự tính đến đâu năm 2008, dân số Ấn Độ đã đạt tới con số 1 tỉ 200 triệu người.
  5. 6.Ngày độc lập : Ngày 15/8/1947 là ngày Ấn Độ giành lại độc lập từ đế quốc Anh xâm lược. 7.Ngày Cộng hòa : Ngày Quốc khánh của Ấn Độ là 26/1/1950. 8.T gi áo : ôn Ấn Độ không có quốc đạo. Có sáu tôn giáo chính : trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 13% theo Hồi giáo, 2% theo Thiên chúa giáo, 2% theo Đạo Sikh, khoảng 1% theo đạo Thiền ( Jainism ) và 0,75% theo Phật giáo. Chính sự đa tôn giáo này khiến nhiều cuộc xung đột sắc tộc đã và vẫn đang xảy ra ở Ấn Độ làm tình hình chính trị không thể ổn định. 9.Ngôn ngữ : Có mười chín thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà Nước liên bang và được gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao t iếp, được sử dụng rộng rãi. 10.Đơn vị tiền tệ : Đơn vị tiền tệ của Ấn Độ là Rupi. 1 INR = 100 paise. 36 Rupi = 1 USD II.Thể chế chính trị : Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và t heo chế độ dân chủ đại nghị.Hiện nay, Ấn Độ có 28 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương. Quốc hội liên bang gồm 2 viện : T hượng viện ( Raiya Sabba ) và Hạ viện ( Lok Sahba ). Chính phủ Liên bang gồm có : Tổng thống, Phó Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Thủ tướng. 1.Lãnh đạo hiện nay ( 2007 ) : Tổng thống : A.P.G Ap – đun Ca – lam ( APJ Abdul Kalam ) , từ 2/2002 ( hết nhiệm kỳ vào 7/2007). Thủ tướng ( từ 5/2004) : Man – m ô – han Xinh ( Manmohan Singh ). Chủ tịch Quốc hội : S.Chat – tơ – di ( S.Chatteriee ) t ừ 6/2004. Đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng là Thủ hiến bang ( Chief Minister ).Thống đốc do Tổng thống chỉ định, nhiệm kỳ 5 năm . Thủ hiến do Thống đốc bổ nhiệm . 2.Các Đảng chính trị ở Ấn Độ: Ấn Độ có rất nhiều đảng phái chính trị, trong đó có m ột số đảng chủ yếu là: 2.1.Đảng Q uốc Đại Đảng Quốc đại thành lập năm 1885, có khoảng 25 triệu đảng viên chính thức. Đảng Quốc Đại đã nhiều lần phân liệt thành các đảng nhỏ. Từ năm 1980, Quốc Đại chính thức
  6. mang tên Indira Gandhi, gọi là Quốc Đại I. Đảng Quốc Đại cầm quyền liên t ục nhiều lần tại Ấn Độ. Trong cuộc bầu cử Hạ viện lần 14 tháng 5/2004. Quốc Đại I liên minh với 19 đảng giành đa số ghế ( 219/545, trong đó Quốc đại có 142 ghế ) và đứng ra lập Chính Phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất ( UPA ). Chủ tịch Đảng là bà Xô – ni – a Gan – đi ( Sonia Gandhi ), vợ cố Thủ tướng Rajiv Gandhi. 2.2.Đảng Nhân dân Ấn Độ ( BJP ): Đảng Nhân dân Ấn độ thành lập năm 1980. Trong cuộc bầu cử Hạ viện 13 ( 10/1999 ), Liên minh Dân chủ Quốc gia ( NDA ) gồm 24 đảng do BJP làm nòng cốt giành được 298 ghế, trong đó BJP được 182 ghế và cầm quyền từ đó đến tháng 4/2004. Tại cuộc bầu cử Hạ viện 14, BJP đồng minh giành được 188 ghế, riêng BJP được 135 ghế. Chủ tịch hiện nay là ông Rai – nát – Xinh ( Rajnath Singh ); được bầu từ tháng 1/2006. 2.3.Đảng C ộng sản Ấn Độ ( C PI ): Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập vào năm 1925. Hiện có khoảng 56 vạn đảng viên. Trong cuộc bầu cử Hạ viện 14, CPI giành được 10 ghế. Tổng Bí thư là A.B. Bác – đan ( Arhendu Bhushan Bardhan ), bầu lại lần thứ tư tại Đại hội 19 vào tháng 4/2005. 2.4.Đảng C ộng sản Ấn Độ ( Mác – xí t ) - C PI ( M ) : Đảng Cộng sản Ấn Độ ( M ác – xít ) thành lập năm 1964, hiện có khoảng 80 vạn đảng viên.Tại cuộc bầu cử tại Hạ viên 14, CPI – M giành được 43 ghế. Tổng bí thư : Pra – kat Ka- rát ( Prakash Karat ) được bầu tại Đại hội 18 vào tháng 4/2005. III.Đặc điểm về kinh tế – xã hội: 1.Về kinh tế : Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức m ua tương đương ( PPP ) ; đứng thứ 10 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD( T ổng sản phẩm quốc nội – GDP đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007 ). Ấn Độ là nền kinh tế lớn, tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 9,4% trong năm t ài chính 2006 – 2007. T uy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4031 USD tính
  7. theo PPP hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa ( ước năm 2007 ). Ngân hàng thế giới WB xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp ( năm 2000 ). Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực : nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là m ột lĩnh vực đang tăng trưởng và hiện đang đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới m ột thời đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh ( backoffice ) của các công ty toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing ( đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước khác thực hiện ) các dịch vụ khách hàng hoặc hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao t rong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác nhau như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn. Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trưởng của m ình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương m ại và đầu tư.Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc m ở cửa một số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn liền với những tranh cãi chính trị. 2.Về mặt xã hội Ấn Độ đã và vẫn đang đối m ặt với một dân số tăng nhanh và đòi hòi giảm bất bình đẳng kinh tế – xã hội. Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm đáng kể từ khi quốc gia này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế. IV.C hính sách đối ngoại: Ấn Độ chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và tự lực tự cường, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu nghị với các nước. Một trọng tâm trong chính sách dối ngoại của Ấn Độ là tăng cường quan hệ với các nước Châu Á và các nước láng giềng. Với khu vực Nam Á, Ấn Độ tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư để tạo sự gắn kết, tăng cường hợp tác khu vực thông qua Hiệp
  8. Hội Hợp tác khu vực Nam Á ( SAARC ). Với Đông Á, Ấn Độ triển khai chính sách “ Hướng Đông” và tăng cường quan hệ với các nước khu vực này, trong đó chọn ASEAN là một trong những trọng tâm đột phá. Ấn Độ tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Ấn Độ đã trở thành thành viên của ARF, ASEM, Cấp cao Đông Á, đang phấn đấu để trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, gia nhập APEC.
  9. Chương II :Lịch sử kinh tế Ấn Độ: Lịch sử kinh tế Ấn Độ có thể đại khái chia ra thành 3 kỷ nguyên: bắt đầu bằng thời kỳ tiền thuộc địa kéo dài đến thế kỷ 17. Thời kỳ thuộc địa của Anh bắt đầu từ thế kỷ 17, kết thức bằng m ốc Ấn Độ giành được độc lập từ Anh quốc năm 1974. Thời kỳ thứ 3 kéo dài từ năm 1947 cho đến nay Do thời gian có hạn,chúng em xin đi lướt qua thời kỳ tiền thuộc địa mà đi sâu vào phân tích thời kỳ thuộc địa và thời kỳ hậu thuộc địa đến nay. I.Thời kỳ thuộc địa ( 1857-1950 ): Ấn Độ có trên 5000 năm lịch sử, là m ột trong những cái nôi văn minh của loài người. Triều đại Ashoka (273-323 sau công nguyên) là thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử cổ đại Ấn Độ, lãnh thổ Ấn được mở rộng gần như ngày nay. Từ cuối thế kỷ 15, người Châu Âu bắt đầu đặt chân lên Ấn Độ. Đầu tiên là Bồ Đào Nha, đặt trung tâm thương mại của m ình tại Goa, tiếp đến là Hà Lan đặt m ột số cơ sở thương m ại tại Ấn Độ, sau đó là tới Pháp và Anh.Năm 1857, Ấn trở thành thuộc địa của Anh Mãi đến năm 1974, Ấn Độ mới giành lại quyền tự trị cho mình. 1.Q uá trình xâm lược của Anh ( từ 1500-1858) 1.1.Anh và chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương là 1 lý thuyết thương mại ra đời và phát triển từ năm 1500 đến 1800. Theo thuyết trọng thương, các nước nên xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và nếu làm thành công thì sẽ nhận được 1 khoảng thặng dư thương m ại bằng vàng từ nước khác hoặc ngược lại các nước đó đã bị thâm hụt thương m ại.Để có t hể xuất nhiều hơn nhập,chính phủ phải thao túng họat động thương m ại của nước m ình.Việc xâm lược các nước của Anh nhằm phục vụ cho lý thuyết thương mại này.Đầu tiên, các nước thuộc địa sẽ cung cấp nhiều hàng hóa mà chính quốc phải nhập từ nước ngoài nên sẽ đạt được thặng dư thương mại nhiều hơn.Thứ 2,các nước thuộc địa lại phải nhập khẩu từ các nước chính quốc để bị thâm hụt thương mại. Để đạt được mục đích này, các nước chính quốc đã không chỉ thao túng ngành thương mại thụôc địa mà còn kìm hãm sự phát triển sản xuất của các nước thuộc địa.Vì vậy,
  10. các nước thuộc địa phải xuất khẩu những nguyên liệu thô ít giá trị và nhập khẩu những thành phẩm giá trị cao. Những đế quốc dựa trên chính sách thuyết trọng thương này là Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha, Anh , Pháp và Hà Lan.Và tất cả các nước này đều có ngành hải thương phát triển. Bồ Đào Nhà là đế quốc đầu tiên tạo được quan hệ với Ấn Độ và chiếm hữu được phía Tây của nước này vào 1511.Bồ Đào Nha đã thâm nhập được vào Ấn Độ nhờ Công ty Đông Ấn của Hà Lan (The Dutch East India Company) – 1 công ty đã kiểm soát hết các hảng cải ở Nam Ấn vào khoảng 1600. Tuy nhiên , 2 đế quốc xâm lược chủ đạo ở Ấn lại là Anh và Pháp. Anh đã nắm quyền ở Bombay và Pháp thì ở Calcutta vào những năm đầu thế kỷ 17.Hai nước này đã kiểm soát hầu hết hoạt động thương mại với nước ngoài của Ấn trong suốt 150 năm nhờ những đặc quyền có được.Ở Anh, công ty Đông Ấn - Anh (The British East India Com pany) đã được đặc quyền của nữ hoàng Elizabeth và trở thành công ty liên doanh duy nhất giữa Ấn và Anh. Công ty này đã kiểm soát thương m ại Ấn - Anh m ãi cho tới khi bị tan rã vào năm 1833..Pháp cũng có 1 công ty như thế , 1 công ty m à có sự độc quyền thương mại giữa Pháp và Ấn 1.2.Uy thế của Anh ở Ấn: Tuy Pháp chiếm nhiều địa hạt Ấn Độ hơn là Anh nhưng Pháp lại để mất Ấn vào tay Anh Nguyên nhân trước hết từ phía Anh, Anh đã trở thành người đứng đầu trong sức mạnh hàng hải ở Châu Âu. Pháp lại bị dính vào cuộc chiến ở Châu âu và không còn nguồn lực để đổ vào Canada và Ấn độ nữa.Vịêc Anh nắm toàn quyền kiểm soát ở Ấn còn dễ dàng hơn nữa khi đế quốc Môngô ( Mogul) tan vỡ thành nhiều lãnh địa mà không có lãnh đạo chủ chốt.Vì vậy, Anh đã dễ dàng chia rẽ và xâm lược Ấn Độ.Đến năm 1750, trên thực tế Anh đã trở thành người cầm quyền không chính thức của đất nước này.Trong cuộc chiến thắng lợi này, Anh đã xâm chiếm toàn bộ Ấn độ và biến nó trở thành thuộc địa của đế quốc Anh. Năm 1858, Anh chiếm t oàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ. 2.Chính sách “ hút m áu “ của đế quốc Anh( 1810-1947 ): Trở thành thụôc địa của Anh, Ấn bị giam hãm bởi những những bộ luật Anh đưa ra như mậu dịch không ngang giá và hệ thống thuế m ới. Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ những sản phẩm Anh sản xuất ra và cũng là thị trường cung cấp sợi bông và những nguyên liệu thô khác cho Anh.Kết quả là Ấn Độ bị Anh hút m áu đến cùng cực.
  11. Đối với nghề thủ công,Anh bóc lột rất tàn nhẫn.Họ thông qua các thương quán của các công ty Anh được bố trí khắp m ọi nơi cũng như thông qua người mại bản Ấn Độ để cưỡng bách hàng triệu người làm nghề thủ công tại Ấn Độ phải gia công những mặt hàng do họ đặt làm trong khi đó họ lại trả tiền công cho những người này chỉ bằng nửa giá bán ngoài thị trường,thậm chị không đủ để m ua lại nguyên liệu. Ngoài ra, công ty của Anh còn độc quyền muối,thuốc lá và nha phiến.Công ty cưỡng bách nông dân trồng thuốc phiện và họ mua vào với giá thấp rồi đem buôn lậu vào Trung Quốc để kiếm lời.Nguồn lợi từ nha phiến đã chiếm 1/7 tổng thu nhập của công ty Đông Ấn – Anh. Từ năm 1814 đến 1835, Anh đã dựa vào mức thuế quan thấp ( thuế đới với hàng dệt may bằng bông vải là 3,5% ,hàng dệt bằng sợi len là 2%),nên từ chỗ trước khi chở sang Ấn Độ các loại vải dệt bằng sợ bông chưa đầy 1 triệu Yard ( 0,0144m ) đã tăng lên đến 41 triệu Yard trở lên. Nước Ấn Độ từ xa xưa nổi tiếng trên Thế giới bằng sợi bông vải thế mà lúc đó,đâu đâu cũng toàn hàng dệt bằng sợ bông vải của Anh.Do hàng hóa của Anh quá rẻ, khiến các ngành thủ công tại Ấn Độ bị đánh 1 đòn có tính hủy diệt. Hàng triệu người làm nghề thủ công bị phá sản, lâm vào cảnh tuyệt vọng.Dacca trước đay nổi tiếng về công nghịêp dệt sợi mà nay đã trở nên tiêu điều. T ừ năm 1827 đến 1837, dân số thành phố này từ 150000 người giảm còn 130000 người. Riêng tổng đốc Anh là William Cavendish Bentick cũng phải thừa nhận: “ tình trạng bi thảm chưa từng có trong lịch sủ thương nghiệp Ấn. Xương trắng của những người công nhân dệt bông vải đã trải trắng cả một cánh đồng mênh m ông”. Về thuế ruộng đất,Anh đã đưa ra 2 chế độ thuế : thuế “ Zam indan cố định” ( tước bỏ quyền thừa kế ruộng đất,không thừa nhận quyền sở hữu mảnh đất người dân canh tác và buộc họ phải nôp thuế ruộng đất cho công ty với số lượng1/2 đến 1/3 sản lượng hàng năm của họ) và chế độ thuế “ Zamindan không cố định”( 25-30 năm 1 lần định lại m ức thu thuế).Mác cho rằng 2 loại thuế đó có sức mâu thuẫn nội tại to lớn, đều không nhằm vào việc bảo vệ cho người chiếm hữu và quản lý ruộng đất cũng không bảo vệ đông đảo tầng lớp nông dân m à chỉ bảo vệ lợi ích cho chính phủ trong vịêc trưng thu thuế ruộng đất.Kết quả là thu nhập thuế tăng vọt.Như niên khóa 1800-1801, tông thuế thu ruộng đất là 4,2 triệu bảng mà tới niên khóa 1857-1858 thì đã tăng vọt lên 15,6 triệu bảng Anh chiếm trong mức thuế thu được là 3/5.Hậu quả là người nông dân chiếm 11/12 số dân cư Ấn trở thành nghèo xơ xác.Nửa đầu thế kỷ 19 liên tục xảy ra 7 trận đói lớn và có khoảng 1,5 triệu người Ấn chết đói. Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã tiếp tục m ang đến cho Ấn độ những đau khổ sâu sắc.Đó là m ột cuộc chiến tranh giữa các đế quốc nhưng Anh đã kéo Ấn Độ vào với lời hứa
  12. trả lại quyền tự trị.Trong cuộc đại chiến có tới 1,5 triệu người Ấn bị điều động đến chiến trường Tây Âu và Trung Cận Đông trong đó hơn 100 nghìn người bị thương vong.Cuộc đại chiến còn trút gánh nặng kinh tế lên vai Ấn.Trong thời gian đại chiến, nhân dân Ấn gánh chịu đến 100 triệu bảng Anh quân phí,chỉ kém hơn chính quốc là nước Anh.Nước Anh còn trưng dụng và điều động 1 lượng lớn vật chất và lương thực.Ấn đã phải công nộp cho Anh 3690000 tẤn vật chất và 5 triệu tẤn lương thực mà không được bồi hoàn nên Ấn nợ chồng chất tới 7.800.000.000 Rupee.Một lượng lớn lương thực bị chở ra ngoài đã làm giá lương thực tăng vọt chưa từng có.Chỉ trong 1918, đã có 12 triệu người dân Ấn chết do nghèo đói và dịch cảm cúm ( chiếm 5% dân số Ấn thời bấy giờ) Có thể nói,sản phẩm của sự hút máu đến tận cùng của Anh là đã phá hoại kinh tế và xã hội của Ấn Độ 1 cách trầm trọng, làm cho Ấn Độ trở thành một quốc gia nghèo nàn cùng cực.Nó làm tan rã công xã nông thôn của Ấn Độ, phá hoại kinh tế phong kiến tự nhiên kết hợp giữa nông nghịêp và thủ công nghiệp của Ấn Độ; phá hoại những nghề thủ công truyền thống của Ấn độ.T hêm vào là m ối quan hệ tư bản chủ nghĩa lại không xuất hịên sau khi cơ cấu của xã hội cũ bị ran rã làm người dân Ấn Độ càng chịu nhiều tai họa nặng nề.Do vậy mâu thuẫn giữa thực dân Anh và dân tộc Ấn độ sâu sắc..Liên tục các phong trào khởi nghĩa được dấy lên.T ự do cho Ấn Độ chỉ còn là vấn đề thời gian... 3.Ấn Độ độc lập – 1974 Những phong trào đòi giành lại độc lập từ tay đế quốc Anh của người dân Ấn Độ diễn ra liên tục từ những năm đầu của thế kỷ 19.Những cuộc cải cách hiện thời m à Anh làm để trao cho Ấn nhiều quyền tư trị hơn đã không đạt kết quả và nhiều đảng ly khai khác nhau đã định hình vào khoảng cuối thế kỷ 19.Phải mãi cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới I t hì Anh mới sẵn sàng trao cho Ấn độ vài t iếng nói trong Chính Phủ nhưng Anh vẫn nắm quyền kiểm soát chủ đạo. S thế chiến II, chỉ còn là vẤn đề thời gian cho Ấn Độ giành được độc au lập cho nước m ình. Một chiến dịch đảo chính chính quyền Anh đã nổ ra m à người khởi tạo đầu tiên là Mohandas Gandhi rồi lan ra các phong trào khác trong suốt những năm 1920, đã đều được đưa ra để chống lại Anh vào cuối thế chiến II. Vào 1974, Anh đã buộc phải trao trả quyền tự trị lại cho Ấn Độ. Trong những năm đầu giành độc lập,do vấn đề tôn giáo,một cuộc nội chiến đã diễn ra ở Ấn Độ. Cuối cùng đến năm 1950, Ấn Độ chia thành 2 nước : Hindu India ( Ấn Độ - Ấn độ giáo ) - nước Ấn Độ bây giờ và Muslim Pakistan. ( Pakistan - Hồi giáo ) .Đây là điểm kết
  13. cuộc nội chiến 3 năm nhưng cũng là mở đầu cho cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và P akistan trong những năm t iếp theo.Điều này khiến chính trị Ấn Độ đã bất ổn; nay sẽ còn bất ổn hơn. 4.Những ảnh hưởng của đế quốc Anh : Sự thống trị của Anh ở Ấn ĐỘ hơn 200 trăm năm không thể không ảnh hưởng tới Ấn Độ. Đầu tiên, hệ thống luật của Ấn là dựa trên cơ sở luật pháp Anh nói chung có từ thời Nóc măng ở Anh năm 1066. Tiền đề của những nước có hệ thống pháp luật chung như ở Ân là sẽ tạo sự ổn định cần thíêt cho m ọi người dân hoạt động kinh doanh và giúp Nhà nước định hướng được những kế hoạch tương lai. Thứ 2,ngôn ngữ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở Ấn.Ngày nay, tiếng Anh được coi là tiếng phổ thông để giao tiếp ở Ấn. Thứ 3, hệ thống giáo dục của Ấn Độ là theo khuôn khổ hệ thống giáo dục của Anh thậm chí cả những trường học cộng đồng cao cấp cũng là theo m ô hình của Eton và Harrow. Do đó, có m ột lượng lớn sinh viên Ấn Độ du học ở đại học Anh và Mĩ.Cũng vì vậy, văn hóa của Ấn có khuynh hướng Tây hóa. Thứ 4, hệ thông chính trị của Ấn cũng là 1 sẩn phẩm của sự thống trị của Anh. Đó là chế độ dân chủ với tự do tranh cử và những tham gia tích cực của các đảng chính trị lớn. II.Thời kỳ tiền thuộc địa : (1947-nay): 1.Giai đọan 1947-1990: Khủng hoảng trong con đường phát triển kinh tế: 1.1G iai đoạn 1947-1980: “ Tốc độ tăng trưởng Hindu” Ấn Độ đã từng là thuộc địa trung tâm của đế quốc Anh ở Châu Á vì vậy khi Ấn giành được độc lập vào 1947 thì thể chế chính trị và kinh tế hiện thời hoàn toàn lấy lại từ lúc Anh cầm quyền. Các thành phố Bombay, Calcutta, M adras vẫn là trung tâm tài chính kinh tế của Ấn Độ cũng như trung tâm chính trị và hành chính của Chính phủ.Cơ sở hạ tầng Ấn cũng rất tốt, bao gồm những hệ thống đường sắt, đường bộ và thông tin hịên đại thêm vào 1 hệ thống hành chính trung tâm..Mội trường ngôn ngữ Anh giúp Ấn Độ về vấn đề thống nhất văn hóa, chính trị nên giúp ngành giáo dục được phát triển. Ở m ọi thành phố, hệ thống giáo dục ở trung học, cao đẳng và đại học phất triển rất nhanh kể từ khi thành lập đại học tại các thành phố ở Bom bay., Calcuta và Madras vào năm 1857.Vào năm 1886, một trường đào tạo kỹ sư cũng được thành lập. Tuy vậy, vẫn có nhiều bước đi xuống khi giành được độc lập ở Ấn và hàng loạt vấn đề bức xúc còn tồn tại. Khi Ấn Độ đưa ra kết cấu thu nhập thì 80% của cải của đất nước
  14. được giữ bởi 2% dân số Ấn Độ.Một lực lượng lớn người dân Ấn làm ở khu vực nông nghiệp đều là những người nghèo và mù chữ nhất.Họ sống ở những nông trại nhỏ và sử dụng những nông cụ đã lạc hậu cả thế kỷ. Cơ sở hạ tầng cho nông nghịêp cũng rất nghèo nàn.Các cơ sở y tế thì thiếu nên Ấn Độ có tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 7 tuổi rất cao.Dù vậy, tỷ lệ sinh đẻ cao trong khu vực nông nghiệp đã khiến tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức cao trong nhiều năm liền ở Ấn. Không chỉ thế, phần lớn phụ nữ Ấn Độ ít được quan tâm. Phụ nữ bị m ù chữ nhiều hơn là đàn ông vầ rất có ít quyền. Và đây chính là những bất cập nổi cộm mà thủ tưởng Ấn Độ phải đương đầu và đưa ra giải quyết .. Trước khi nói chi tiết hơn vào tình hình kinh tế của Ấn sau độc lập, chúng em xin được phác họa qua về bộ máy hành chính của Ấn Độ thời kỳ sau thuộc địa để có được cái nhìn toàn cảnh về Ấn Độ thời kỳ này hơn. 1.1.1.Cơ chế chính trị nói chung ở Ấn Độ những năm sau độc lập 1.1.1.1.Nhà nước – Chính phủ ( C hính quyền ) Chính phủ Ấn Độ thành lập theo HIến pháp năm 1950 và đi theo khuynh hướng các bang với quyền lực cụ thể được chia giữa chính phủ bang và chính phủ trung ương. Ấn Độ gồm 24 bang với ngôn ngữ và văn hóa riêng.Hiến pháp Ấn Độ dựa trên hiến pháp Mỹ,Pháp và Magna Carta Anh.Ý tưởng tự do, công bằng,tín ngưỡng được lấy từ hiến pháp Anh trong khi tư tưởng về Nhà nước tôn giáo và Chính phủ cộng hòa liên bang lại được lấy từ hiến pháp Mỹ. Cơ quan lập pháp Ấn Độ cũng như hệ thống ở Anh với thủ tướng đứng đầu Chính Phủ và 1 bộ m áy quyền lực cấp cao.Còn có 1 nghị viện đứng đầu là Tổng thống người mà chỉ huy lưỡng viện. Ngoài ra còn có nội các chính phủ và Toàn Án tối cao - quan tòa cao nhất ở Ấn 1.1.1.2.Bộ máy quyền lực cao cấp.( Hội đồng bộ trưởng) Hội đồng bộ trưởng của chính phủ Ấn theo lụât pháp thì sẽ được nắm giữ bởi Tổng thống ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ và chính phủ các bang. Bộ m áy cao cấp này có quyền chấp thuận ngân sách cho cơ quan lập pháp hoặc có quyền tra xết những khoản ngân sách bộ máy thấy phải xem xét lại.Tổng thống và thủ tướng các bang có thể triệu họp Hội đồng bộ trưởng và chất vấn cơ quan này về các vấn đề quản lý của họ. Nhưng thực chất bộ m áy quyền lực cao cấp này không có thực quyền.Mà mọi quyền hành đều do thủ tướng Ấn Độ và
  15. Bộ trưởng bộ nội vụ của liêng bang cả nước nắm giữ.T hủ tướng có quyền lực cho đến khi thủ tướng yêu cầu tổng thống bãi nhiễm nghị viện và một cuộc bầu cử m ới được tổ chức. 1.1.1.3.Bộ máy quyền lực lập pháp Quyền lực lập pháp ở chính quyền trung ương cũng như ở chính quyền các bang là làm theo dạng cai trị của Anh.Nghị viện Ấn Độ bao gồm 2 nghị viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện ( rất giống với Anh : Anh cũng có thượng nghị viện - House of comm ons và hạ nghị viện House of Lords). Hạ nghị viện , Lok Sabha ( House of People – Viện nhân dân ) bao gồm 520 thành viên và thượng nghị viện, the Rajya Sabha ( Council of State – Viện Chính Phủ ) chỉ không hơn 250 nghị sĩ..Thượng nghị viện không bao giờ quan trọng ngang với hạ nghị viện vì m ục đích lập pháp. Như House of lords của Anh , nó không bao giờ bị tan rã và hoạt động như m ột thể xác của Chính phủ. Nó được dùng như một nơi chứa 1 lượng lớn những viên chức Nhà nước xưa cũ. Nghị viên ở hạ nghị viện được bầu cử trực tiếp bằng phiếu bầu còn nghị viên của thượng nghị viện thì được cắt cử ra bởi cơ quan lập pháp Nhà nước. 1.1.1.4.Bộ máy quyền lực tòa án. Hệ thống hành pháp Ấn độ là m ột hệ thống giống với hệ thống hành pháp của Mĩ. Toàn án tối cao là tòa án cao nhất ở Ấn Độ. Toà án này được điều hành bởi trưởng thẩm phán. Thẩm phán của Toàn Án tối cao được đề cử bởi tổng thống hoặc sau 1 cuộc hội luận giữa tổng thống với thẩm phán của các toàn án tối cao các bang và các thẩm phán cao cấp khác khi tổng thống cho rằng điều đó cần thiết .T òa Án Tối cao là thành phần cuối cùng của Hiến pháp và là toà án cao nhất đại diện dân sự.Ở mức độ bang, những toàn án cao cấp của từng bang có quyền phán xử trong toàn bang ngoại trừ trường hợp toàn án tối cao liên bang xét xử.T hống đốc bang cùng Toàn án cao cấp bang sẽ bầu ra thẩm phán mỗi quận trong bang đó. Sau khi có cái nhìn cơ bản về bộ máy Chính phủ, chúng em xin phép đi chi tiết về tình hình kinh tế chính trị của Ấn Độ những năm tiếp theo sau độc lập 1950. 1.1.2.Tình hình phát triển kinh tế – chính trị sau độc lập ( 1950-1970) Sau khi trở thành 1 quốc gia độc lập, những nhà lãnh đạo Ấn độ mà bắt đầu từ ngài Jawaharlal Nehru phải đối mặt với hàng loạt vẤn đề. Vấn đề đầu tiên là phải tạo dược 1 trật
  16. tự kinh tế m ới nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Anh, nơi mà Ấn vẫn buộc phải tiếp tục xuất những nguyên liệu thô để đổi lấy thành phẩm.Kinh tế Ấn độ vẫn còn kém phát triển, với kết quả là tiêu chuẩn sống thấp kém cho hầu hết dân số Ấn Độ.8%dân số thì mù chữ.Cuộc nội động và sự tàn phá cùng sự chia cắt giữa Ấn Độ và Pakistan đã gây ra những hao tốn thiệt hại về người và của và khiến nền kinh tế Ấn ở tình trạng trì trệ. Vì vậy điều gì đó phải thực thi để tạo ra được 1 trật tự kinh tế mới.Và kết quả là sự phát t riển của 1 nền kinh tế Nhà nước trực tiếp quản lý dựa trên các kế hoạch kinh tế m à thủ tướng Nehru đã đưa ra. 1.1.2.1.Kế hoạch kinh tế ( Economic Planning) Đối ngược với những gì người ta nghĩ,Ấn Độ không phải là một nước Cộng sản m ặc dù nó có m ối liên hệ m ật thiết với Liên Xô cũ. Ấn độ bản thân có thể tự goi là nước XHCN dân chủ và nhấn m ạnh vào sự bảo hộ của Nhà nước. Ấn có cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Nhiều ngành của Ấn độ là do Nhà nước sở hữu..Ấn Độ dựa trên kế hoạch kinh tế- xã hội quy mô lớn..Kế hoạch kinh tế lại giống với lối trình bày của Pháp hơn lối kế hoạch kinh tế mệnh lệnh của Xô-Viết, và như Pháp, Ấn Độ là 1 nước tư bản với 1 lượng lớn các ngành do Nhà nước sở hữu.Việc kiểm soát 1 lượng ngành chính đã giúp nhà lập kế hoạch kiểm soát được định hướng của mục tiêu kế hoạch.Kinh tế Ấn Độ dựa vào kế hoạch kinh tế 5 năm .Nhiệm vụ kế hoạch là làm sao đạt được mục tiêu đã đặt raVà như mô hình Xô-Viết, dựa vào bảng đầu ra- đầu vào để xác định mục tiêu kế hoạch tới. a.Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1951-1956): Từ năm 1951 đến năm 1956 , chính phủ Nehru đã thực hành kế hoạch năm năm lần thứ nhất.Theo kế hoạch này, mục tiêu ưu tiên sẽ là tăng sản lượng nông nghịêp, phục hồi lại hệ thống đường sắt và bắt đầu phát triển hệ thống tưới tiêu để tăng diện tích tưới tiêu và thành nguồn cung cấp cho sản xuất điện.Chú ý tới việc tái sinh lại đời sống nông nghiệp của người dân Ấn thông qua chương trình phát triển cộng đồng , đồng thời ban bố pháp lệnh xóa bỏ những địa chủ “ trung gian “ và cải cách việc cho thuê mướn ruộng đất , thực hiện bước đầu chính sách cải cách ruộng đất của Ấn Độ.Việc phát triển các ngành như ngành sản xuất xi-m ăng,giấy, hóa chất và công nghịêp nhẹ đã được nhấn m ạnh.Chính sách tiền tệ của Chính phủ là tập trung vào bình ổn giá cả.Sự viện trợ tài chính cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghịêp thời kỳ này đều đến từ khu vực tư nhân và Nhà nước Ấn độ và từ viện trợ nước ngoài mà đa số được giúp đỡ từ phía Mỹ
  17. Kết quả cửa việc thực thi kế hoạch năm năm lần thứ nhất , nông nghiệp cửa Ấn Độ có sự phát triển nhất định , vật giá bắt đầu ổn định theo .Tiền lương công nhân đã bằng với tiền lương hồi năm 1939.Qua cải cách ruộng đất đã xóa bỏ được tầng lớp địa chủ “ trung gian” giảm nhẹ được địa tô và giúp cho những người tá điền đảm bảo được việc đóng địa tô trong 1 kỳ hạn nhất định . việc cải cách ruộng đất mặc dù không triệt để , nhưng có lợi cho nhân tố tư bản phát triển trong ngành nông nghiệp. Vào giữa thập niên 50, Nehru đề xuất khẩu hiệu “ Dân chủ xã hội chủ nghĩa “ , bắt tay vào việc phát triển toàn diện .Năm 1954 , sau khi Nehru đi thăm T rung Quốc trở về nước . lại để xuất khẩu hiệu “ Xây dựng mô hình kinh tế - xã hội theo chủ nghĩa xã hội” tại Ấn Độ . Tháng 1 năm sau , trong cuộc họp bàng năm của Đảng Quốc Đại , hội nghị đã dựa vào đề nghị của Nehru , thông qua quyết nghị về việc xây dựng kinh tế Ấn Độ cũng sẽ nhắm theo mục tiêu này.Nehru giải thích chủ nghĩa xã hội cửa ông vừa không phải là chủ nghĩa cộng sản , mà cũng không phải chủ nghĩa t ư bản , mà đó là m ột biện pháp dung “ dân chủ” và “ kế hoạch hóa” để tiến tới chủ nghĩa xã hội. Sau khi đi thăm Liên Xô và T rung Quốc , ông lại cho rằng m ô thức thông qua kinh tế kế hoạch ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ở Liên Xô và việc tổng hợp của chủ nghĩa xã hội của ông trên thực tế chính là m ột công thức tổng hợp cửa chủ nghĩa Fabius cửa Anh , chủ nghĩa Gandhi của Ấn Độ và kiểu cách xây dựng của liên xô và trung quốc , có m ục đích dương cao lá cờ xã hội chủ nghĩa để đi theo con đường độc lập phát triển của tư bản chủ nghĩa.Năm 1955 , Nehru đã lần lượt quốc hữu hóa ngân hàng ỉư Ấn Độ và ngành bảo hiểm nhân thọ tại nước này. b.Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 1956-1961): Vào 1956,chính phủ Nehru tuyên bố rằng m ục tiêu tiếp là tạo một nền kinh tế hỗn hợp mà trong đó, xí nghiệp Nhà nước sẽ thực thi những nhiệm vụ thiết yếu cho Nhà nước.Xí nghiệp tư nhân sẽ thực thi những nhịêm vụ còn lại.Mặc dù vậy, Ấn độ lại chú trọng khu vực Nhà nước hơn là khu vực tư nhân..Kế hoạch năm 5 lần 2 đã tham vọng hơn nhiều kế hoạch 5 năm lần 1, chú trọng hơn nhiều đến cải tiến hệ thống giao thông,thông tin-liên lạc và sự phát triển của ngành địên.Một mục tiêu khác là tăng sản lượng sắt thép thông qua việc xây dựng thêm những nhà m áy luyện sắt thép mới cùng với những hỗ trợ công nghệ từ Tây Đức và Liên Xô cũ. c.Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 ( 1961-1966):
  18. Mục tiêu chính của kế hoạch này là tăng sản lượng giống cây lương thực, bông sợi,giống cây có dầu, đay và cây mía.Mục tiêu thứ 2 là tăng sản lượng ngành điện.Mục tiêu thứ 3 là tăng sản lượng các ngành công nghiệp như thép, nhôm,xi-m ăng và gang.Các m ục tiêu đó đều đạt được.Ví dụ, giống cây lương thực tăng từ 75 triệu tấn năm 1961 lên tới 105 triệu tẤn năm 1966 , và sản lượng sợi bông cũng tăng từ 5.4 triệu tấn kiên bông lên tới 7.2 triệu kiến bông vào 1966.Sắt đã tôi luỵên đã tăng từ 2,6 triệu tấn năm 1961 lên 6,9 triệu tấn năm 1966.T rong khu vực phúc lợi xã hội, phải đạt được m ục tiêu là đưa được dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực giáo dục vào các vùng nông thôn Ấn Độ. Tuy kế hoạch thứ 3 này tập trung vào nông nghịêp và phát triển sản lượng gạo nhưng cuộc chiến tranh giữa Sino - Ấn Độ bùng nổ vào năm 1962 đã bộc lộ những điểm yếu kém, lạc hậu trong nông nghiệp và buộc phải chuyển từ việc tập trung phát triển nông nghiệp sang mục tiêu duy trì được sản lượng nông nghiệp. T háng 5 năm 1964, Nehru bị bệnh qua đời, Bộ trưởng nội chính là Lal Bahadur Shastri lên thay thế chức vụ thủ tướng.Tháng 1 năm 1966 , Shastri bệnh chết đột ngột ; con gái cửa Nehru là Indira Gandhi (1917 – 1984) lên kế nhiệm chức vụ thủ tướng. Indira Gandhi tuyên bố bà sẽ kế tục phương châm chính sách của Nehru, đồng thời bà đề xuất khẩu hiệu “xóa bỏ nghèo nàn , thực hiện công bằng xã hội “. Do nông nghiệp lạc hậu, lương thực thiếu thốn nên vào mùa thu năm 1967 tại khu vực Nasaerbali nằm về phía bắc cửa bang Tây Bengal bùng nổ một cuộc khỏi nghĩa nông dân và nhanh chóng lan tràn đến các vùng nông thôn lân cận,hình thành một phong trào Nasaerbali có tính toàn quốc. Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1967 , đảng Quốc Đại mặc dù tiếp tục duy trì đa số trong Viện nhân dân và tiếp tục chấp chính tại chính phủ trung ương, nhưng có 1 số nghị hội tại tiểu bang, đảng Quốc Đại bị m ất đi đa số, buộc phải trở thành đảng đối lập. Đứng trước tình hình đó,chính phủ Indira Gandhi cùng 1 lúc với việc dùng vũ lực để trấn áp phong trào Nasaerbali và đã điểu chỉnh chiến lược phát triển kinh tế. Nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng lương thực, Chính phủ đã thực hành chiến lược m ới về nông nghiệp: lấy “ cách mạng xanh “ làm chủ yếu, đồng thời, dựa vào quy luật kinh tế thị trường, hấp thụ vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành hạn chế sinh đẻ m ột cách nghiêm túc để hạ thấp tăng trưởng dân số.Nhờ đó, kinh tế Ấn Độ bước vào thời kỳ phát triển nông nghiệp trở lại và đẩy mạnh áp dụng luật kinh tế thị trường ở các thành thị. “Cuộc cách mạng xanh “ đã phổ biến rộng việc chọn lựa các cây giống cây cao sản và cải tiến kỹ thuật nông nghiệp ,nhờ đó đã giành được 1 số thành quả nhất định tại Ấn Độ.Năm 1966 , Ấn Độ còn là 1 quốc gia phải nhập khẩu lúa tiểu mạch cửa Mỹ để sống, nhưng đến cuối thập niên 70 thì lương thực cơ bản đã có thể tự cung tự cấp.Niên khóa 1978-1979, sản lượng lương thực cửa Ấn Độ đạt được 130 triệu tấn, lập kỷ
  19. lục cao nhất trong lịch sủ nước này.Ở những nơi “cách mang xanh” phát triển như Puonab , Hargana ,Utlar Pradesh đã trở thành căn cứ địa buôn bán lương thực. việc kinh doanh cũng phát triển tại các địa phương này. d.Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 ( 1966-1971): Kế hoạch lần thứ 3 có những mục tiêu không đạt được.Mặc dù thu hoạch ngành nông nghịêp đã biểu hiện sự cải thiện nhưng dân số Ấn Độ tiếp tục tăng với tỷ lệ hơn 2% m ỗi năm vượt cả ước tính.Và lại có chiến tranh giữa Trung Quốc và Pakistan nên việc xây dựng và phát triên các ngành công nghiệp được thực thi với tiến độ chậm hơn kế hoạch rất nhiều.Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và kế hoạch hàng năm của nó nhấn mạnh vào nông nghịêp bởi Ấn độ vừa phải trải qua 1 nạn đói quy m ô lớn nhất trong vòng 20 năm qua.Ngoài ra kế hoạch còn chú trọng vào đầu ra của sản phẩm các ngành như ngành chế tạo công cụ và phân bón phục vụ nông nghiệp..Những nỗ lực m ãnh liệt trong hoàn tất các xí nghiệp vẫn đang trong quá trình xây dựng và để cải thiện năng lực xuất khẩu. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 4 là chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền thống nghèo nàn sang một nước công nghiệp hịên đại,năng động và phát triển hơn và tiếp tục việc chuyển đổi này trong 1 hay 2 thế hệ tới. Kế hoạch đặt mục tiêu tăng trưởng để m ở rộng việc làm ,giảm thiểu sự bất công bằng trong phân phối thu nhập và của cải,tăng cường thêm công bằng trong cơ hội,Việc đầu tư của Nhà nước nhằm tăng tổng vốn đầu tư và giúp tăng trưởng và tăng việc làm.Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ thay thế một vài doanh nghiệp tư nhân nhằm t hay thế lợi nhụân bằng lợi ích xã hội..Nhưng tất cả nỗ lực đều không thành. Vào năm 1967, chính phủ đã quyết định kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 4 bởi những con số kính tế Ấn Độ đạt được nhỏ hơn rất nhiều so với m ục tiêu đặt ra mặc dù đã được sự trợ giúp rất lớn từ bên ngoài..M ỹ đã cho Ấn Độ vay phát triển lên tới 6,5 tỷ đô từ năm 1951 - 1969, m à phần lớn viện trợ đó giành cho phát triển nông nghiệp. Ngân hàng thế giới WB cũng là người tham gia chính trong việc cho Ấn Độ vay trong suốt 4 kế hoạch lớn đó và cho vay lên tới 2 tỉ đô. Liên xô cũ cũng hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh tế Ấn Độ bằng tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. T ổng cộng lại là hơn 13 tỉ đô đã dược đổ vào Ấn Độ từ năm 1951-1967 nhưng kết quả cuối cùng là 1 tỷ lệ tăng trưởng trung bình,thấp hơn rất nhiều so với mong đợi( chỉ đạt trung bình khoảng 2% tăng trưởng mỗi năm m à có nhiều năm còn bị âm ).Việc thiếu hụt lương thực ở Ấn Độ cũng nằm ngoài dự liệu và sự lệ thuộc của Ấn Độ vào sự trợ giúp nước ngoài đặc biệt trong việc cung cấp giống lương thực lại gia tăng.
  20. 1.1.3.Ấn Độ những năm 70: 1.1.3.1.Quốc hữu hóa ngành công nghịêp: Ngọn sóng quốc hữu hóa diễn ra ở Ấn Độ sau cuộc bầu cử cả nước vào 1971. Jawaharal Nehru, lãnh đạo đảng Quốc Đại của Ấn Độ, đã hình dung ra nền kinh tế CNXH mà ông xây dựng sẽ có thể so sánh với xã hội dân chủ.ÔNg loại trừ chủ nghĩa tư bản cùng với lý thuyết cơ sở về của cải tư nhân, lợi nhuận tư nhân và thu nhập bất công bằng. Ông nhận thấy rằng mâu thuẫn giai cấp là bắt nguồn từ xã hội nhưng ông không đồng ý với quan niệm chủ nghĩa Mác về việc sử dụng bạo lực để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.Thay vào đó, ông muốn đạt đến sự quá độ thông qua những phương pháp dân chủ để có được 1 nền kinh tế hôn hợp- 1 nền kinh tế m à kế hoạch kinh tế sẽ phân bổ nguồn lực.Khi Nehru và đảng Quốc Đại trở thành người lãnh đạo và đảng chi phối ở Ấn, việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp trở thành 1 phương tiện kiểm soát kinh tế Ấn Độ của Nhà nước. Nhà nước đã quốc hữu hóa công ty bảo hiểm nhân thọ vào 1956 và những ngân hàng thươmg mại chính.Vào 1971,Chính phủ đã quốc hữư hóa toàn bộ các công ty bảo hiểm nhưng quan trọng nhất là đã quốc hữu hóa được ngành công nghiệp khai t hác than.Vào tháng 9 năm 1971, hơn 200 mỏ than và lò luyện than cốc nằm dược quyền kiểm soát của Chính Phủ.Đến 1972 thì các mỏ than đã bị quốc hữu hóa.Lý do chính cho sự quốc hữu hóa ngành công nghiệp than là để lấy sản phầm đầu ra của ngành thanh cung cấp cho quá trình sản xuất ngành sắt và thép-ngành m à đã được quốc hữu hóa cùng với ngành sản xuất đồng.Ngành sản xuất vải bông – ngành sản xuất lớn và có từ lâu đời nhất đóng góp 1/5 thu nhập quốc dân cũng đã được quốc hữu hóa. Kết quả là nhiều ngành công nghịêpphải trải qua những khó khăn tài chính trong những năm 1960 và nhiều nhà xưởng đã phải đóng cửa và cuối thập niên này.Trong nông nghịêp, ngành thương mại bán buôn lúa m ì cũng đã được quốc hữu hóa với mục tiêu xã hội hóa việc phân phối hạt giống 1.1.3.2.Sự thống trị của C hính phủ trong ngành công nghịêp Vào khoảng năm 1975,Chính phủ Ấn độ đã chi phối đựoc các ngành chủ chốt của nền kinh tế. Bảng biểu phía dưới cho thấy,Chính phủ có 95% cổ phần trong rất nhiều ngành công nghịêp.Trong vấn đều việc làm, vào năm 1977,70% nhân công Ấn làm trong khu vực nhà nước trong khi chỉ có 30% nhân công làm trong khu vực tư nhân. Chỉ có 3 ngành : nông nghịêp, sản xuất và bán buôn-bán lẻ là có công nhân làm trong khu vực tư nhân lớn hơn khu vực Nhà nước.Công nhân khu vực Nhà nước trong ngành công nghệp sản xuất than lên tới 97 % lực lượng lao động trong ngành.Và đó là chiếm 100% trong ngành bảo hiểm,75% trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2