
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Luận án góp phần đóng góp vào sự tiến bộ trong lĩnh vực hệ
thống giao thông thông minh, qua việc đề cập đến tầm quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả quản lý luồng giao thông. Bằng cách tập trung
vào những thách thức đặc trưng của việc điều hướng trong các tình
huống không chắc chắn, luận án sẽ mở ra hướng giải pháp mới, cấp
thiết, và cung cấp những đóng góp đáng giá cho sự phát triển của hệ
thống giao thông thông minh, đặc biệt trong việc ước lượng, hướng
dẫn định tuyến và quản lý giao thông.
Xuất phát từ đó, luận án sẽ quan tâm đến vấn đề dự đoán và
định hướng luồng giao thông trong môi trường bất định, đây là vấn
đề cần thiết nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay nhằm giải quyết các
bài toán quản lý giao thông trong thực tế chính xác và hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu đề xuất giải pháp để
dự đoán và định hướng luồng giao thông trong môi trường bất định.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
• Phương tiện giao thông: Đây là các đối tượng chính của
nghiên cứu bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp, và phương tiện công cộng
như xe buýt. Các phương tiện này có kích thước, hình dạng khác nhau.
• Camera CCTV: Đây là thiết bị thu thập dữ liệu quan trọng
cho việc giám sát và phân tích luồng giao thông, nhận dạng và theo dõi
các phương tiện
• Các mô hình học máy và trí tuệ nhân tạo: Mô hình học sâu,
học máy, và các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu từ
camera CCTV và cảm biến
• Phương pháp xử lý ảnh và nhận dạng hình ảnh: Các kỹ thuật
xử lý ảnh để cải thiện chất lượng hình ảnh, phát hiện đối tượng, và theo
dõi chuyển động trong video từ camera CCTV.