intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

78
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án nhằm nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : 9.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Thái Duy Tuyên PGS.TS Hoàng Thanh Thúy Phản biện 1: PGS.TS Trần Hữu Hoan Học viện Quản lí Giáo dục Phản biện 2: PGS.TS Phan Văn Tỵ Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Phản biện 3: PGS.TS Phan Thanh Long Đại học Sƣ phạm Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc Gia Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vai trò của người giáo viên trong xã hội hiện đại được xác định vừa là nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa xã hội, nhà cung ứng dịch vụ, nhà nghiên cứu và cũng là người học, do đó họ phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của mình bằng nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn. Thực tế này đòi hỏi các trường đại học sư phạm (ĐHSP) cần có những thay đổi trong quá trình đào tạo, tập trung phát triển các năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên tương lai, đặc biệt là năng lực tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện bản thân. Mặc dù đã có những định hướng rõ rệt nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường ĐHSP chưa được tổ chức thường xuyên, chủ yếu tập trung ở phong trào thường niên, định kì; chưa được thực hiện ở tất cả các môn học; chưa tạo được động lực nghiên cứu mạnh mẽ để khuyến khích nhiều sinh viên tham gia, do đó chưa thúc đẩy quá trình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục (KHGD) hiệu quả. Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm” là cấp thiết và hữu ích. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHGD nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đào tạo năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trường ĐHSP đã chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV, song hiệu quả của hoạt động này còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. Nếu đề xuất được các biện pháp tạo ra điều kiện, cơ hội cho sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu KHGD như xây dựng môi trường học tập theo hướng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực NC cho SV; áp dụng các chiến lược dạy học theo hướng NC; thiết kế quy trình
  4. 2 dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hướng phát triển năng lực NC; kết hợp dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD với tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho sinh viên thì quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên sẽ đạt kết quả cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP và thực nghiệm sư phạm các biện pháp 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cơ bản và đặc thù cho sinh viên ĐHSP hệ chính quy. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 . Phương pháp luận nghiên cứu Sử dụng các quan điểm tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận năng lực, tiếp cận phát triển, tiếp cận chuẩn đầu ra 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khái quát hóa, mô hình hóa 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp đàm thoại, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: sử dụng phần mềm hỗ trợ SPSS để xử lí số liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên là năng lực cơ bản, cần thiết trong hệ thống năng lực nghề nghiệp của người giáo viên tương lai, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHGD và chất lượng đào tạo của các trường sư phạm hiện nay. 8.2. Hệ thống các năng lực nghiên cứu KHGD cơ bản và đặc thù được phát triển trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt thông qua học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD, thể hiện ở việc thực hiện các giai đoạn nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu KHGD cụ thể.
  5. 3 8.3. Xác định các biện pháp thích hợp và khả thi như xây dựng môi trường học tập theo hướng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực NC cho SV; áp dụng các chiến lược dạy học theo hướng NC; thiết kế quy trình dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hướng phát triển năng lực NC; kết hợp dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD với tổ chức các hoạt động nghiên cứu cho sinh viên sẽ góp phần phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sư phạm. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Đóng góp về mặt lý luận - Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về năng lực nghiên cứu KHGD, phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP - Xây dựng khung năng lực nghiên cứu KHGD, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Phân tích thực trạng năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP hiện nay, trên có sở đó xác định một số vấn đề trong đào tạo năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP. - Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP trong quá trình đào tạo - Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn cho các trường ĐHSP, là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục, các giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học khi tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung luận án được chia thành 3 chương gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm và thực nghiệm sư phạm
  6. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đề cập đến năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên khá đa dạng, tập trung ở việc khẳng định ý nghĩa, vai trò của năng lực nghiên cứu đối với cá nhân và đối với sự phát triển của xã hội. Điển hình là những nghiên cứu đề cập đến vai trò và các yếu tố cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học của Coate, K., Barnett, R., & Williams, G., Edgar, F., & Geare, A., Eraut, M., Hameda Suwaed, Sandra Jones. Những nghiên cứu đề cập đến động cơ, các yếu tố thúc đẩy, các thành tố cấu trúc năng lực của Lê Thị Thanh Chung, Hoàng Thị Nhị Hà, Trần Ngọc Thảo Nguyên, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Vĩnh Khương. Song, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các tiêu chí, chỉ báo để đánh giá năng lực, các biện pháp tác động nhằm phát triển năng lực nghiên cứu trong các môn học cụ thể. 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Nhấn mạnh các thành tố cấu thành năng lực gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ, các nghiên cứu đều cho rằng muốn phát triển năng lực nghiên cứu cần nắm vững tri thức khoa học, vận dụng linh hoạt các kĩ năng, kĩ xảo vào tình huống thực tiễn. Tại Mĩ, Trung Quốc, Châu Âu, phát triển năng lực nghiên cứu luôn gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn, được đề cập trong các nghiên cứu của Eraut, M., Steve Garrett, Coate, K. Barnett, R. & Williams, G., Brew, A. & Boud, D. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đề cập đến cấu trúc và nội dung của năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên, đều đánh giá năng lực dựa trên 3 tiêu chí kiến thức, kĩ năng, thái độ, như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh, Nhữ Thị Việt Hoa, Lê Thị Minh Loan, Đào Thị Oanh. Mặc dù đã có nhiều tác giả đề cập đến nội dung, vai trò và biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, nhưng các nghiên cứu này chưa chỉ rõ quy trình cũng như cách thức thực hiện quá trình phát triển năng lực nghiên cứu cho sinh viên trong chính quá trình dạy học ở đại học.
  7. 5 1.2. Những vấn đề lí luận về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm 1.2.1. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục Năng lực nghiên cứu KHGD là tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ được hình thành, được rèn luyện cho phép cá nhân thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu thực tiễn giáo dục, trong những điều kiện cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu các mức độ năng lực nghiên cứu KHGD, với quan điểm tiếp cận phát triển năng lực khẳng định nghiên cứu KHGD là quá trình hình thành và nâng cao năng lực từ chưa có đến có, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, luận án sử dụng 4 mức độ để xếp loại năng lực gồm năng lực yếu (NL yếu), năng lực trung bình (NL TB), năng lực khá (NL khá), năng lực tốt (NL tốt). 1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm Năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP là tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên sư phạm, được hình thành, được rèn luyện trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP, cho phép sinh viên thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu thực tiễn giáo dục, trong những điều kiện cụ thể. Bảng 1.3: Hệ thống các năng lực nghiên cứu KHGD cơ bản, đặc thù của sinh viên ĐHSP Stt Chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Minh chứng 1 Năng lực - Phát hiện - Liệt kê được các vấn đề trong thực - Lựa chọn phát hiện được vấn đề tiễn giáo dục được vấn đề và xác định nghiên cứu - Giải thích được những mâu thuẫn nghiên cứu vấn đề - Xác định tồn tại trong thực tiễn giáo dục trong các nghiên cứu được vấn đề - Nhận diện được các vấn đề trong nhiệm vụ KHGD nghiên cứu thực tiễn giáo dục nghiên cứu, - Xác định được mâu thuẫn trong thực bài tập, đề tài tiễn giáo dục và khóa luận - Chỉ ra mối quan hệ của vấn đề trong thực tiễn giáo dục 2 Năng lực - Xác định - Phân tích được vai trò của việc xác - Xác định xác định được tên đề định tên đề tài nghiên cứu được tên đề tên đề tài tài có ý nghĩa - Mô tả được những yêu cầu của việc tài và diễn đạt nghiên cứu khoa học và xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học tên KHGD thực tiễn - Khái quát được nội dung nghiên đề tài nghiên - Diễn đạt cứu, diễn đạt súc tích tên đề tài nghiên cứu khoa học tên cứu đề tài - Đánh giá được tên đề tài nghiên cứu
  8. 6 3 Năng lực - Xác định - Lí giải được vai trò của các thông - Thông tin, thu thập, được các tin, tư liệu phục vụ nghiên cứu tài liệu thu khai thác nguồn thông - Chứng minh được mối quan hệ giữa được đảm bảo thông tin tài tin đúng quy các thông tin, tư liệu phục vụ nghiên cứu độ tin cậy, liệu và hệ định - Thu thập, khai thác được thông tin, khách quan và thống hóa - Khái quát tài liệu phục vụ NC một cách thành khoa học tư liệu phục hóa được các thạo vụ nghiên thông tin, tài- Hệ thống hóa được các thông tin, tài cứu KHGD liệu để giải liệu phục vụ nghiên cứu quyết vấn đề - Đánh giá được các thông tin, tài liệu nghiên cứu phục vụ nghiên cứu 4 Năng lực - Mô tả được - Mô tả được những yêu cầu xây dựng - Bản đề xây dựng cấu trúc của đề cuơng nghiên cứu KHGD cương nghiên đề cương một đề cương - Phan tích được các bước xây dựng cứu KHGD nghiên cứu nghiên cứu đề cương nghiên cứu KHGD đầy đủ, rõ KHGD KHGD và - Xác định được những yêu cầu xây ràng trình tự logicdựng đề cương nghiên cứu KHGD các mục - Viết được các mục trong cấu trúc đề trong đề cương nghiên cứu KHGD đầy đủ, rõ cương nghiên ràng, đúng cứu - Đánh giá được đề cương nghiên cứu KHGD 5 Năng lực - Liệt kê - Giải thích được vai trò của các loại - Thiết kế thiết kế được các loại công cụ nghiên cứu KHGD được các loại công cụ công cụ - Phân tích được các loại công cụ công cụ nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu KHGD nghiên cứu KHGD KHGD - Xác định được vai trò của công cụ KHGĐ - Đánh giá nghiên cứu KHGD được các loại - Xây dựng được công cụ nghiên cứu công cụ KHGD để đánh giá toàn diện, khoa nghiên cứu học, khách quan KHGD 6 Năng lực - Xác định - Trình bày được vai trò của các giai Thực hiện triển khai được cách đoạn nghiên cứu KHGD được đề tài đề tài thức giải - Mô tả được các giai đoạn nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu quyết vấn đề KHGD một cách KHGD nghiên cứu - Xác định được vai trò của các giai logic, hệ - Vận dụng đoạn nghiên cứu KHGD thống, khoa đúng các - Thực hiện được các giai đoạn nghiên học phương pháp cứu KHGD và vận dụng linh hoạt các nghiên cứu phương pháp nghiên cứu trong các để giải quyết giai đoạn nghiên cứu KHGD các nhiệm vụ - Đánh giá và điều chỉnh các giai đoạn nghiên cứu nghiên cứu KHGD
  9. 7 7 Năng lực - Sử dụng - Tổng hợp được những cách thức - Phiếu khảo khảo sát, được các khảo sát, xử lí và phân tích dữ liệu sát phù hợp xử lí và phương pháp trong nghiên cứu KHGD với đối tượng, phân tích xử lí, phân - Mô tả được quy trình khảo sát, xử lí đảm bảo dữ liệu tích dữ liệu và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khách quan, trong trong nghiên KHGD toàn diện và nghiên cứu cứu KHGD - Xác định được vai trò của việc khảo khoa học KHGD - Lí giải được sát, xử lí và phân tích số liệu trong - Bảng số liệu cách chọn nghiên cứu KHGD và thông tin mẫu nghiên - Thành thạo việc khảo sát, xử lí và thu thập được cứu phân tích dữ liệu trong nghiên cứu xử lí theo KHGD phương pháp - Đánh giá và điều chỉnh được quá khoa học, trình khảo sát, phân tích và xử lí số đảm bảo độ liệu nghiên cứu KHGD tin cậy, logic và trung thực 8 Năng lực - Diễn đạt, - Phân tích được vai trò của việc viết - Bản báo cáo viết báo cáo văn phong báo cáo kết quả nghiên cứu KHGD khoa học kết quả khoa học rõ - Tổng hợp được các cách thức viết đúng quy định nghiên cứu ràng báo cáo kết quả nghiên cứu KHGD về nội dung KHGD - Trình bày - Xác định được vai trò của viết báo và hình thức nội dung các cáo kết quả nghiên cứu KHGD phần hợp lí - Biểu đạt báo cáo kết quả nghiên cứu trong cấu trúcđúng quy cách, khoa học, logic và tổng thể của thẩm mĩ báo cáo - Đánh giá được báo cáo kết quả nghiên cứu KHGD 9 Năng lực - Báo cáo - Mô tả được những yêu cầu của bảo - Báo cáo rõ bảo vệ kết tường minh vệ kết quả nghiên cứu KHGD ràng và lập quả nghiên kết quả - Tổng hợp được những cách thức bảo luận chặt chẽ cứu KHGD nghiên cứu vệ kết quả nghiên cứu KHGD những kết quả - Lập luận - Xác định được những yêu cầu khi bảo nghiên cứu được những vệ kết quả nghiên cứu KHGD trước hội kết luận và đồng đề xuất trong - Báo cáo được kết quả nghiên cứu đúng nghiên cứu yêu cầu, rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục, lôi cuốn - Đánh giá và điều chỉnh được việc bảo vệ kết quả nghiên cứu KHGD
  10. 8 1.3. Những vấn đề lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm 1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP là quá trình tổ chức đào tạo nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để hình thành và nâng cao hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ nghiên cứu KHGD cho sinh viên, giúp sinh viên thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu thực tiễn giáo dục, trong những điều kiện cụ thể. 1.3.2. Sự cần thiết phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm 1.3.3. Mục tiêu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 1.3.4. Nguyên tắc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 1.3.5. Nội dung phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 1.3.6. Các con đường phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Thông qua dạy học các học phần và thực hiên các bài tiểu luận, bài tập nghiên cứu (bài tập lớn), bài thu hoạch. Thông qua tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên như các phong trào học tập và nghiên cứu, các cuộc thi, các hoạt động tuyên truyền, các hội nghị, các đợt sinh hoạt thường niên, làm đề tài cùng thầy cô, làm khóa luận. Thông qua việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và thông qua dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD.
  11. 9 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm Bảng 1.5: Rubric phân tích năng lực phát hiện và xác định vấn đề nghiên cứu KHGD KIẾN THỨC, KĨ MỨC ĐỘ 1 MỨC ĐỘ 2 MỨC ĐỘ 3 MỨC ĐỘ 4 NĂNG 1.1. Liệt kê được các Liệt kê không đầy Vận dụng được Phân tích và Đánh giá được vấn đề trong nghiên đủ vấn đề trong vấn đề trong tổng hợp được vấn đề trong cứu KHGD nghiên cứu nghiên cứu vấn đề trong nghiên cứu KHGD KHGD nghiên cứu KHGD KHGD 1.2. Giải thích được Giải thích không Phân tích được Tổng hợp được Đánh giá được những mâu thuẫn tồn chính xác, không những mâu những mâu những mâu tại trong nghiên cứu đầy đủ những thuẫn tồn tại thuẫn tồn tại thuẫn tồn tại KHGD mâu thuẫn tồn tại trong nghiên trong nghiên trong nghiên trong nghiên cứu cứu KHGD cứu KHGD cứu KHGD KHGD 1.3. Nhận diện được Nhận diện không Phân biệt được Khái quát được Đánh giá được các vấn đề trong đúng các vấn đề các vấn đề trong các vấn đề các vấn đề nghiên cứu KHGD trong nghiên cứu nghiên cứu trong nghiên trong nghiên KHGD KHGD cứu KHGD cứu KHGD 1.4. Xác định được Xác định không Phân tích được Tổng hợp được Đánh giá và đề mâu thuẫn trong đúng các mâu mâu thuẫn trong mâu thuẫn xuất được cách nghiên cứu KHGD thuẫn trong nghiên cứu trong nghiên giải quyết mâu nghiên cứu KHGD cứu KHGD thuẫn trong KHGD nghiên cứu KHGD 1.5. Chỉ ra mối quan Không chỉ ra Phân tích được Tổng hợp được Đánh giá và hệ của vấn đề trong được mối quan hệ mối quan hệ của mối quan hệ thiết lập được thực tiễn GD của vấn đề trong vấn đề trong của vấn đề mối quan hệ thực tiễn GD thực tiễn GD trong thực tiễn của vấn đề GD trong thực tiễn GD
  12. 10 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm 1.4.1. Các yếu tố chủ quan 1.4.2. Các yếu tố khách quan Kết luận chƣơng 1 Năng lực nghiên cứu KHGD là tổ hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ được hình thành, được rèn luyện cho phép cá nhân thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu thực tiễn giáo dục, trong những điều kiện cụ thể. Năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP gồm 9 năng lực đặc thù, mỗi năng lực được mô tả chi tiết qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và minh chứng cụ thể. Phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP là quá trình tổ chức đào tạo nhằm tạo ra những điều kiện tác động đến sự hình thành và nâng cao hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về nghiên cứu KHGD cho sinh viên, giúp sinh viên thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai nghiên cứu thực tiễn giáo dục, trong những điều kiện cụ thể.
  13. 11 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát 2.1.2. Nội dung khảo sát 2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát 2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát 2.1.5. Phương pháp khảo sát 2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát Khảo sát 60 giảng viên và 600 sinh viên, trên địa bàn 03 trường ĐHSP khu vực miền Bắc là ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP Thái Nguyên. Cụ thể, khảo sát ở mỗi trường là 20 giảng viên và 200 sinh viên năm thứ 3 ở các khoa khác nhau. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thông qua hồ sơ học tập, bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và sử dụng thang đo theo chuẩn đánh giá 4 mức độ năng lực: NL Tốt, NL Khá, NL Trung bình và NL yếu; thang đo cho từng năng lực như sau: Kết quả đạt dưới 1,75 điểm: NL yếu Kết quả đạt từ 1,75 đến 2,50 điểm: NL trung bình Kết quả đạt từ 2,50 đến 3,25 điểm: NL khá Kết quả đạt từ 3,25 đến 4,00 điểm: NL tốt 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm 2.2.1. Thực trạng lí do sinh viên Đại học Sư phạm tham gia và không tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục 2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục 2.2.3. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của các năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục đối với sinh viên Đại học Sư phạm 2.2.4. Thực trạng mức độ năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức về vai trò và sự cần thiết của năng lực nghiên cứu KHGD, chúng tôi tìm hiểu thực trạng mức độ năng lực nghiên cứu KHGD của
  14. 12 sinh viên ĐHSP. Kết quả thu được cho thấy giảng viên, sinh viên đánh giá điểm trung bình mức độ năng lực nghiên cứu khoa học không cao, dao động từ 1,02 đến 3,25, tương ứng với mức độ chưa có năng lực đến năng lực khá. So sánh điểm trung bình năng lực của sinh viên 3 trường ĐHSPHN, ĐHSPHN2 và ĐHSPTN, luận án cũng nhận thấy có sự khác nhau về mức độ các năng lực thành phần. Điểm trung bình năng lực của 3 trường lần lượt được giảng viên đánh giá là 2,00, 1,99 và 1,97; được sinh viên đánh giá là 2,44, 2,38 và 2,40; tương ứng mức năng lực trung bình. Kết quả đánh giá cũng cho thấy sinh viên thường đánh giá điểm trung bình năng lực của mình cao hơn đánh giá của giảng viên Có thể so sánh điểm trung bình mức độ năng lực của sinh viên 3 trường thông qua biểu đồ sau Biểu đồ 2.1: So sánh điểm trung bình mức độ năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên 3 trường ĐHSP 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 2.3.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về bản chất của phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 2.3.3. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 2.3.4. Thực trạng việc thực hiện các nội dung phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 2.3.5. Thực trạng việc sử dụng các con đường phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP
  15. 13 Bảng 2.9: Thực trạng việc sử dụng các con đường phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP GV SV STT CON ĐƢỜNG Điểm Thứ Điểm Thứ TB bậc TB bậc 1 Tự học 4,53 3 3,48 2 2 Khóa luận tốt nghiệp 2,29 6 1,87 6 3 Tiểu luận 4,51 4 3,41 4 4 Câu lạc bộ NCKH 2,49 5 2,43 5 5 Seminar 4,57 2 3,45 3 6 Hội thảo khoa học 2,05 7 1,11 8 7 Tham gia đề tài nghiên cứu cùng thầy cô 1,08 8 1,19 7 Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu 8 4,89 1 4,07 1 KHGD Trên cơ sở khảo sát thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò, mục tiêu, nội dung phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, chúng tôi tiến hành khảo sát các con đường phát triển. Kết quả cho thấy con đường phát triển thông qua dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD được sử dụng thường xuyên nhất, điểm trung bình của giảng viên là 4,89 so với của sinh viên là 4,07; con đường ít được sử dụng nhất là tham gia đề tài nghiên cứu cùng thầy cô, với điểm trung bình của giảng viên và sinh viên là 1,08 và 1,11 Luận án sử dụng phương pháp quan sát, trò chuyện với giảng viên, sinh viên và nhận thấy rằng có nhiều con đường khác nhau đã được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm mục đích phát triển năng lực nghiên cứu KHGD nhưng sinh viên chưa tích cực tham gia hoặc tham gia miễn cưỡng nên hiệu quả chưa cao. Khi quan sát các tiết học, chúng tôi nhận thấy giảng viên đã sử dụng các con đường như tự học, tiểu luận, seminar, nhưng sinh viên rất thụ động và chờ đợi những tri thức được cung cấp nên các mục tiêu tiết học không hoàn thành. 2.3.6. Thực trạng mức độ hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm
  16. 14 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP thông qua dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu KHGD 2.4.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD Trên cơ sở nghiên cứu vai trò, mục tiêu, nội dung của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD cho sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học học phần để phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên. Kết quả cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá của giảng viên, sinh viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu. Giảng viên đánh giá mức độ sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu ở mức độ thường xuyên và mang lại hiệu quả ở mức bình thường, đặc biệt là phương pháp thảo luận và thuyết trình. Đồng thời giảng viên và sinh viên đều khẳng định phương pháp dạy học khám phá, trải nghiệm ít được sử dụng và ít hiệu quả trong việc phát triển năng lực nghiên cứu cho sinh viên vì lí do quá trình khám phá, trải nghiệm đòi hỏi dạy học phải có đủ phương tiện hỗ trợ, có thời gian và đặc biệt là tính tích cực của sinh viên. 2.4.2. Hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2.4.3. Hiệu quả thực hiện các nội dung học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2.4.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu trong học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2.4.5. Thực trạng năng lực thực hiện bài tập nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP Kết qủa được đánh giá ở 4 mức độ (bắt đầu, phát triển, hoàn thiện, chính xác), năng lực thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học của sinh viên thông qua dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD nằm trong mức độ 2, mức độ phát triển, với điểm trung bình từ 1.12 đến 1.98.
  17. 15 Bảng 2.15: Thực trạng mức độ thực hiện bài tập nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP Mức độ (%) Điểm Thứ STT Tiêu chí Bắt Phát Hoàn Chính TB bậc đầu triển thiện xác Năng lực xác định tên đề tài 1 39,1 36,9 21,5 2,5 1,92 4 nghiên cứu KHGD Năng lực xác định lí do chọn đề 2 10,7 64,2 17,7 7,4 1,96 2 tài nghiên cứu KHGD Năng lực xác định mục đích 3 1,9 77,5 15,1 5,5 1,98 1 nghiên cứu KHGD Năng lực xác định khách thể, 4 14 68,7 15,2 2,1 1,67 6 đối tượng nghiên cứu KHGD Năng lực xác định nhiệm vụ 5 10,6 55,2 24,7 9,5 1,71 5 nghiên cứu KHGD Năng lực xác định giả thuyết 6 2,4 52,3 36 9,3 1,94 3 khoa học Năng lực xác định phương pháp 7 36,5 41,9 17,8 3,8 1,54 8 nghiên cứu KHGD Năng lực xác định cấu trúc 8 14,5 67,7 16,6 1,2 1,66 7 nội dung Năng lực xác định tài liệu tham 9 45,2 51 3,8 0 1,12 9 khảo Dựa trên việc nghiên cứu sản phẩm là bài tiểu luận, seminar và đề cương nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn và quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên để đánh giá toàn diện, khách quan các năng lực thực hiện đề cương nghiên cứu KHGD. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm
  18. 16 Kết luận chƣơng 2 Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên được đánh giá ở mức độ trung bình, có sự chênh lệch điểm trung bình giữa sinh viên 3 trường ĐHSPHN, ĐHSPHN2 và ĐHSPTN. Nhận thức của giảng viên, sinh viên các trường ĐHSP về vai trò, bản chất, mục tiêu, nội dung của năng lực nghiên cứu KHGD đối với quá trình đào tạo cũng như kết quả học tập của sinh viên là đúng đắn, tuy nhiên nhận thức của sinh viên còn chưa đầy đủ. Các con đường phát triển năng lực nghiên cứu KHGD được sinh viên đánh giá là đa dạng nhưng chưa được sử dụng thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Các chiến lược dạy học phát triển năng lực nghiên cứu KHGD đã được sử dụng nhiều như dạy học dự án, thảo luận, nhưng chưa được thực hiện rộng rãi trong các học phần. Do đó con đường phát triển cần được mở rộng và áp dụng thường xuyên hơn nữa trong quá trình dạy học ở đại học. Phát triển năng lực nghiên cứu KHGD thông qua dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu KHGD là con đường hiệu quả và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Các mục tiêu, nội dung phát triển được thực hiện thường xuyên trong học phần; các thông tin phản hồi từ sinh viên được điều chỉnh kịp thời; các năng lực thành phần được rèn luyện thông qua các sản phẩm nghiên cứu; kết quả năng lực được đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể. Do đó giảng viên có thể chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các điều kiện dạy học hiệu quả hơn.
  19. 17 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm thông qua dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo hướng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực nghiên cứu cho sinh viên 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp Nhằm khuyến khích những nhu cầu khi tham gia nghiên cứu KHGD của sinh viên, từ đó tạo động thúc đẩy hoạt động nghiên cứu. 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp Thứ nhất: Môi trường học tập thúc đẩy sinh viên tham gia, bằng việc tạo động lực vật chất như phần thưởng, tiền thưởng, kinh phí hỗ trợ hoạt động phương tiện nghiên cứu. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cũng tạo động lực nghiên cứu mạnh mẽ đối với sinh viên. Thứ hai: Động lực tinh thần bao gồm sự công nhận, lời khen, sự tôn trọng, tin tưởng, vinh danh và phổ biến kết quả nghiên cứu rộng rãi. Điểm số cũng là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ SV tham gia nghiên cứu, điều này thôi thúc sinh viên dành tâm huyết, thời gian, công sức và cả tài chính trong quá trình nghiên cứu. Động lực đến từ chính tấm gương của thầy cô, người hướng dẫn và các sinh viên khác do đó các lực lượng này vừa là người tạo động lực, vừa chính là động lực thúc đẩy sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu KHGD. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp Để thực hiện biện pháp này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lí trong trường, khoa, giảng viên và các bên liên quan. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Môi trường học tập tích cực chỉ được xây dựng khi giảng viên có sự tích cực trong quá trình dạy học, khuyến khích được sự tích cực học tập nghiên cứu của sinh viên.
  20. 18 3.2.2. Biện pháp 2: Áp dụng các chiến lược dạy học theo hướng nghiên cứu cho sinh viên Đại học Sư phạm 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Nhằm hình thành thói quen học bằng nghiên cứu, học bằng nhiều hình thức và phương pháp học khác nhau, ở nhiều môi trường và từ nhiều học liệu học khác nhau. 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp Tổ chức quá trình dạy học bằng cách định hướng nhiệm vụ học tập, gợi ý tài liệu tham khảo, giao nhiệm vụ cụ thể, chỉ rõ các tiêu chí đánh giá, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ.Giảng viên chủ động trong việc thiết kế đề cương bài giảng; phân bố thời lượng chương trình môn học; lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học; kết hợp các hình thức, phương thức kiểm tra đánh giá khác nhau. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp Tổ chức đa dạng các chiến lược dạy học khác nhau như dạy học trải nghiệm tích hợp, dạy học khám phá, dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án, dạy học nhóm 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Dụng cụ và trang thiết bị, phiếu đánh giá, kiểm tra 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sư phạm 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Nhằm tạo ra những điều kiện tác động đến sự hình thành và nâng cao hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ nghiên cứu KHGD; giúp SV thực hiện thành công quá trình tổ chức, triển khai NC; trong những điều kiện cụ thể của quá trình dạy học học phần. 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Quy trình được thiết kế như sau Xác định các năng lực cần phát triển Xác định nhu cầu phát triển Xác định mục tiêu phát triển Xác định nội dung phát triển Thiết kế chương trình phát triển Thực hiện biện pháp phát triển Đánh giá sự phát triển Hình 3.1: Quy trình dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2