BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
Đỗ Thắng<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH<br />
NỀN ĐƯỜNG ĐẤT ĐẮP TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố<br />
Mã số:<br />
<br />
62.58.02.05.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
1. Đỗ Thắng (2013). “Trường ứng suất trong đất theo lý thuyết đàn<br />
hồi và lý thuyết min (max)”. Tạp chí Cầu đường Việt Nam.<br />
10/2013. tr. 30 - 33.<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
<br />
1: GS.TSKH Hà Huy Cương<br />
<br />
(Học viện KTQS)<br />
<br />
2: TS Vũ Đức Sỹ<br />
<br />
(Trường ĐH GTVT)<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục<br />
(Trường Đại học Xây Dựng)<br />
Phản biện 2: GS.TSKH Nguyễn Văn Quảng<br />
(Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội)<br />
Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Trường Tiến<br />
(Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam)<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp<br />
Trường họp tại: Trường Đại học Giao Thông Vận Tải<br />
vào hồi ... giờ ...’ ngày ... tháng ... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Quốc gia<br />
2. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
<br />
2. Đỗ Thắng (2013). “Nghiên cứu ổn định của mái dốc thẳng đứng<br />
bằng phương pháp phân tích giới hạn”. Tạp chí Xây dựng.<br />
11/2013. tr. 103 - 104.<br />
3. Đỗ Thắng (2014). “Phương pháp mới nghiên cứu ổn định nền<br />
đường đất đắp trên nền thiên nhiên”. Tạp chí Xây dựng.<br />
6/2014.<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nền đường là bộ phận quan trọng của đường ôtô. Bảo đảm ổn định<br />
nền đường là điều kiện tiên quyết để bảo đảm ổn định của kết cấu áo<br />
đường.<br />
Phương pháp nghiên cứu ổn định nền đường được sử dụng rộng rãi<br />
trong thiết kế hiện nay là phương pháp cân bằng giới hạn. Hệ phương trình<br />
cơ bản của phương pháp này bao gồm hai phương trình cân bằng (bài toán<br />
ứng suất phẳng) và điều kiện chảy dẻo Mohr- Coulomb.<br />
Tuy nhiên, phương pháp cân bằng giới hạn chưa xét đến hiện tượng<br />
thể tích khối đất bị thay đổi khi dùng điều kiện chảy dẻo Mohr-Coulomb.<br />
Mặt khác, hệ phương trình cơ bản nêu trên không cho phép xác định trạng<br />
thái ứng suất tại những điểm chưa chảy dẻo, tức là không xét được trạng<br />
thái ứng suất của toàn khối đất. Vì vậy, trong luận án “Nghiên cứu ổn định<br />
nền đường đất đắp trên nền thiên nhiên” được trình bày sau đây, bằng<br />
cách sử dụng lý thuyết min (max), tác giả có thể áp dụng trực tiếp định lý<br />
giới hạn để nghiên cứu ổn định của khối đất nói chung và ổn định của nền<br />
đất đắp trên nền thiên nhiên.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Xây dựng phương pháp mới (phương pháp áp dụng trực tiếp định lý<br />
giới hạn) đánh giá ổn định nền đất phù hợp với sự làm việc thực của môi<br />
trường đất, góp phần phát triển nghiên cứu về ổn định nền đường.<br />
Áp dụng phương pháp trên để xây dựng một số chương trình tính, lập<br />
được bảng tra và toán đồ giúp người kỹ sư nhanh chóng xác định được<br />
chiều cao và độ dốc giới hạn của nền đắp. Ngoài ra, sử dụng định lý giới<br />
hạn dưới của lý thuyết phân tích giới hạn cho ta biết được phân bố ứng<br />
suất trong khối đất trước khi phá hỏng và các mặt trượt xảy ra trong khối<br />
đất, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nâng cao ổn định nền đất<br />
khi cần thiết.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nền đường đắp đất trên nền thiên nhiên.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề ổn định của nền đường đắp<br />
đất trên nền thiên nhiên xét trong trường hợp bài toán phẳng.<br />
<br />
2<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Đất không phải là vật liệu đàn hồi nên trong bài toán phẳng, hai<br />
phương trình cân bằng không đủ để xác định được ba thành phần ứng suất.<br />
Tác giả dùng thêm điều kiện min (max) để có đủ phương trình xác định<br />
trạng thái ứng suất trong toàn khối đất và áp dụng trực tiếp định lý giới hạn<br />
để nghiên cứu ổn định đồng thời nền đắp và nền thiên nhiên.<br />
Trong luận án trình bày các bài toán ổn định khác nhau: cường độ<br />
giới hạn của nền đất nằm ngang dưới tải trọng móng cứng (bài toán<br />
Prandtl), mái dốc của khối cát khô, mái dốc thẳng đứng trên nền thiên<br />
nhiên dưới tác dụng của tải ngoài và trọng lượng bản thân, nền đắp hình<br />
thang trên nền thiên nhiên dưới tác dụng của trọng lượng bản thân. Từ<br />
những nghiên cứu đó có thể rút ra các kết luận và nhận xét định tính và<br />
định lượng sau đây:<br />
- Điều kiện chảy dẻo Mohr- Coulomb cho biết vật liệu có nội ma sát<br />
càng lớn thì sức chịu tải càng lớn. Tuy nhiên đối với vật liệu xây dựng nền<br />
đắp như đất, cát các loại, đá dăm vụn... thì vật liệu có lực dính đơn vị lớn<br />
mới là vật liệu bảo đảm ổn định mái dốc tốt hơn. Thực tiễn xây dựng nền<br />
đường đắp ở nước ta đã chứng thực điều đó.<br />
- Mặt trượt xuất hiện trên mái dốc và mặt nền đắp khi có tải trọng<br />
ngoài tác dụng.<br />
- Khi nghiên cứu ổn định nền đường đắp mà chỉ xét trọng lượng bản<br />
thân của đất thì không xuất hiện mặt trượt trên mái dốc và mặt nền đắp.<br />
- Tùy theo cường độ (c, ) của vật liệu nền đắp và nền thiên nhiên<br />
mà xảy ra các trường hợp phá hoại: cường độ vật liệu đắp càng lớn thì<br />
chiều cao giới hạn nền đắp càng lớn, độ dốc taluy càng lớn. Khi nền đắp có<br />
cường độ (c, ) bằng hoặc nhỏ hơn cường độ nền thiên nhiên thì mặt trượt<br />
chỉ xuất hiện ở chân taluy nền đắp, Khi nền đắp có cường độ lớn hơn nền<br />
thiên nhiên thì mặt trượt ăn sâu vào nền thiên nhiên.<br />
- Những tính toán so sánh cho thấy chiều cao giới hạn nền đắp theo<br />
phương pháp của tác giả xấp xỉ với chiều cao có chiết giảm theo các<br />
phương pháp mặt trượt (lấy hệ số an toàn lớn hơn 1). Điều này giải thích<br />
được bởi vì phương pháp mặt trượt cho ta giới hạn trên của chiều cao nền<br />
đắp.<br />
Tác giả đã xây dựng một số chương trình tính, lập được bảng tra và<br />
toán đồ giúp người kỹ sư nhanh chóng xác định được chiều cao và độ dốc<br />
<br />
3<br />
giới hạn của nền đắp. Ngoài ra, từ biểu đồ các đường đẳng trị mức chảy<br />
dẻo sẽ xác định được lưới mặt trượt nên có thể đưa ra được các biện pháp<br />
gia cường phù hợp, đúng vị trí để nâng cao ổn định nền đường khi cần.<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm những phần và chương sau:<br />
- Mở đầu<br />
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp<br />
trên nền thiên nhiên<br />
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ổn định nền đường đất đắp<br />
trên nền thiên nhiên<br />
- Chương 3: Bài toán cơ bản về tải trọng giới hạn và ổn định mái dốc<br />
- Chương 4: Nghiên cứu ổn định khối đất có mái dốc thẳng đứng<br />
- Chương 5: Phương pháp mới nghiên cứu ổn định nền đường đất<br />
đắp trên nền thiên nhiên<br />
- Kết luận và kiến nghị<br />
- Phần phụ lục<br />
6. Đóng góp mới của luận án<br />
1- Khác với các phương pháp truyền thống của cơ học đất, tác giả sử<br />
dụng lý thuyết min (max) để có thể áp dụng trực tiếp lý thuyết phân tích<br />
giới hạn vào nghiên cứu ổn định nền đất (không cho trước trạng thái ứng<br />
suất hoặc dạng mặt trượt). Sử dụng định lý giới hạn dưới của lý thuyết<br />
phân tích giới hạn cho ta biết được phân bố ứng suất trong khối đất trước<br />
khi phá hỏng và các mặt trượt xảy ra trong khối đất, từ đó có thể đưa ra các<br />
biện pháp phù hợp nâng cao ổn định nền đất khi cần thiết.<br />
2- Khác với phương pháp truyền thống là phương pháp nghiên cứu<br />
tách rời ổn định mái dốc với cường độ giới hạn của nền thiên, tác giả xây<br />
dựng bài toán ổn định tổng thể của nền đắp trên nền thiên nhiên để có thể<br />
xét được ảnh hưởng qua lại giữa chúng.<br />
3- Các bài toán ổn định khối đất trình bày trong luận án là đúng đắn<br />
về cơ học, chặt chẽ về toán học và mới. Xét về mặt toán thì đó là các bài<br />
toán quy hoạch phi tuyến do có ràng buộc là điều kiện chảy dẻo MohrCoulomb. Phương pháp giải số là phương pháp sai phân hữu hạn và để sử<br />
dụng các hàm tối ưu có sẵn, tác giả lập trình trên phần mềm Matlab để<br />
giải. Sơ đồ sai phân dùng trong luận án cho kết quả với độ chính xác cao,<br />
<br />