1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đời sống văn hóa (ĐSVH) là một bộ phận quan trọng cấu thành nên
đời sống của một xã hội. ĐSVH phản ánh mọi hoạt động của con người
trong mối quan hệ với môi trường sống để sáng tạo ra những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Xây
dựng và phát triển ĐSVH có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển
đất nước trong thời kỳ mới.
Người Chăm tại Ninh Thuận hiện nay là cư dân bản địa sinh sống
lâu đời và là hậu duệ của cư dân Champa xưa. Trong lịch sử phát triển
của mình, người Chăm đã sáng tạo ra cho mình một đời sống văn hóa
phong phú về nội dung và đa dạng về diện mạo. Sự độc đáo của văn hóa
Chăm đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Các công trình của các nhà nghiên cứu giúp người đọc có thể hình dung
được bức tranh tổng thể về văn hóa Chăm với các lát cắt chi tiết về lễ
hội, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật…
Trong bức tranh ấy, nghệ thuật múa Chăm chính là một mảng màu đặc
biệt, lôi cuốn và hấp dẫn. Múa là một thể loại trong trình diễn dân gian
của người Chăm, có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa. Dân tộc
Chăm yêu múa, có hệ thống múa phong phú, đa dạng và là dân tộc duy
nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, có lễ hội dành riêng cho múa.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về múa Chăm thì hiện nay, người đọc hầu như chỉ
có những công trình nghiên cứu gián tiếp về múa. Nhiều công trình
nghiên cứu khi phân tích về văn hóa, lễ hội, các nghi thức, nghi lễ tôn
giáo tín ngưỡng…đã mô tả, giới thiệu về múa Chăm một cách gián tiếp.
Múa Chăm không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp nên việc phân
tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm là hầu như không có.
Nghiên cứu trực tiếp về múa Chăm chỉ có một số ít công trình như: Nghệ
thuật múa Chăm của tác giả Lê Ngọc Canh, xuất bản năm 1982; Nghệ
thuật biểu diễn truyền thống Chăm của hai tác giả Lê Ngọc Canh, Tô
Đông Hải, xuất bản năm 1995; Giáo trình múa dân tộc Chăm của nhóm
tác giả Phạm Minh Phương, Vũ Thị Phương Anh, xuất bản năm 2016;
Nghệ thuật ca múa nhạc người Chăm của 2 tác giả Trương Văn Món và