Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá tác động của đa dạng hóa nguồn tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của đa dạng hóa đầu tư tài sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Ảnh hưởng của đa dạng hóa tới hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ HỮU THÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG HÓA TỚI HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số chuyên ngành : 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP HCM, năm 2018
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 1:……………………………………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm điểm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Mở TP. HCM vào ngày…….tháng……..năm 2018
- 1 CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Đa dạng hóa được coi là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của doanh nghiệp (Ramanujam và Varadarajan, 1989) và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động tới hiệu quả và rủi ro. Trong lý thuyết về tổ chức công nghiệp (Industrial organization – IO theory), hiệu quả của doanh nghiệp được coi là yếu tố kết quả đầu ra và có mối liên hệ tuyến tính với cấu trúc thị trường theo khung phân tích S – C – P (Weiss, 1979). Khung phân tích S – C – P (structure-conduct-performance paradigm) mô tả cơ cấu của thị trường sẽ quyết định hành vi của các doanh nghiệp và tiếp theo đó hành vi của các doanh nghiệp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh (McWilliams và Smart, 1993). Doanh nghiệp có thể cấu trúc thị trường mà mình tham gia theo nhiều cách khác nhau: mở rộng quy mô hiện có, tạo ra sản phẩm khác biệt, mua bán và sáp nhập, hay đa dạng hóa … (McWilliams và Smart, 1993). Khung S – C – P đã được tích hợp trong lý thuyết về quản trị chiến lược (Jemison, 1981) để mô tả tác động của các hoạt động mang tính chiến lược như hoạt động lập kế hoạch chiến lược, tạo lập nhóm kinh doanh chiến lược, mua bán và sáp nhập, đa dạng hóa,…tới mức độ tạo rào cản thị trường hoặc mức độ hiệu quả của doanh nghiệp (McWilliams và Smart, 1993). Như vậy xuất phát từ lý thuyết tổ chức công nghiệp, đa dạng hóa được coi là một thành phần của hoạt động quản trị chiến lược và thành phần này có những tác động quan trọng tới hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa dạng hóa vốn là con dao hai lưỡi, nó có thể phá hủy hoặc gia tăng hiệu quả và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh nhận định trên (Palich và ctg, 2000). Bên cạnh hiệu quả, rủi ro cũng là một biến số được đặc biệt quan tâm trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro đã sớm được quan tâm bởi Bettis và Hall (1982) và từ đó hình thành nên một hướng nghiên cứu cho tới ngày nay. Tác động của đa dạng hóa tới rủi ro cũng khá phức tạp. Tính phức tạp này là do sự đa dạng về loại hình đa dạng hóa của doanh nghiệp, từng loại hình đa dạng hóa lại được phân chia thành các loại hình đa dạng hóa cấp thấp hơn căn cứ vào các đặc điểm phân chia khác nhau. Các loại hình đa dạng hóa ở cấp thấp hơn lại có chiều hướng tác động khác biệt nhau tới rủi ro và chính bản thân từng loại hình đa dạng hóa này có thể có những mối liên hệ nhất định với nhau. Ví dụ, trong doanh nghiệp, đa dạng hóa kinh doanh được chia thành hai loại hình đa dạng có đặc điểm khác biệt nhau là đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan. Đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan có thể làm gia tăng hiệu quả (Palich và ctg, 2000) nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro đặc thù (Bettis và Hall, 1982). Trong khi đó, đa dạng hóa ngành không liên quan có tác động ngược lại. Căn cứ vào việc tìm hiểu các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của đa dạng hóa tới hiệu quả và rủi ro phá sản, luận án phát hiện các vấn đề như sau: Thứ nhất, việc nghiên cứu tác động của đa dạng hóa kinh doanh mà cụ thể là đa dạng hóa kinh doanh ở ngành có liên quan và ngành không liên quan tới hiệu quả là rất phổ biến trên thế giới nhưng tại một môi trường như thị trường chứng khoán Việt Nam thì chưa xuất hiện nghiên cứu nào tính tới thời điểm năm 2015 theo như khả năng tìm hiểu của luận án. Tới năm 2016, xuất hiện nghiên cứu của Santarelli và Tran (2016) về chiến lược đa dạng hóa tới hiệu
- 2 quả của doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của Tổng cục Thống kê, đo lường mức độ đa dạng hóa kinh doanh tổng thể và ước lượng mức độ tác động của biến số này tới hiệu quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu chưa thực hiện ước lượng tác động của các loại hình đa dạng hóa thành phần, mà cụ thể là đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa ngành không liên quan tới hiệu quả của doanh nghiệp. Theo Palichvà ctg (2000) và Benito- Osorio và ctg (2012), đa dạng hóa ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan tới ngành kinh doanh chính có chiều hướng tác động khác biệt nhau tới hiệu quả của doanh nghiệp do đặc điểm khác biệt của hai loại hình đa dạng hóa. Vì vậy, khi gộp chung hai loại hình đa dạng hóa này thành đa dạng hóa kinh doanh tổng thể để từ đó tìm hiểu tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả sẽ khó có thể giúp cho doanh nghiệp lựa chọn loại hình đa dạng hóa nào là phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tiễn hoạt động, doanh nghiệp cần quyết định theo đuổi loại hình đa dạng hóa nào (đa dạng hóa ngành kinh doanh có liên quan, đa dạng hóa ngành kinh doanh không liên quan, đa dạng hóa theo địa lý, đa dạng hóa quốc tế, …) hơn là theo đuổi mức độ đa dạng hóa nói chung. Thứ hai, tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới rủi ro mà đặc biệt là rủi ro phá sản vốn ít được nghiên cứu trên thực nghiệm, luận án chỉ thống kê được khoảng 17 nghiên cứu tính cho tới thời điểm 2016. Hơn nữa, biến số rủi ro phá sản chủ yếu được đo lường bởi chỉ số Atman Z – Score, một chỉ số đo lường chỉ phù hợp cho thị trường Mỹ mà có thể không phù hợp với một thị trường mới nổi như của Việt Nam. Thứ ba, việc nghiên cứu tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro phá sản thường được tiến hành riêng lẻ trong từng mô hình nghiên cứu riêng biệt mà không thực hiện đồng thời trong cùng một mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Để giải quyết ba vấn đề nêu trên, luận án thực hiện chủ đề nghiên cứu đầu tiên với tiêu đề là “Tác động của đa dạng hóa kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro”. Trong chủ đề nghiên cứu này, đề tài sẽ tìm hiểu tác động của đa dạng hóa kinh doanh dưới hai hình thức là đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan và đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan tới hiệu quả và rủi ro phá sản trong cùng một mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Thêm vào đó, biến số hiệu quả của doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận dưới góc độ của cổ đông và được đo lường bằng chỉ số ROE (lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu), biến số rủi ro phá sản được đo lường theo mô hình MKV (mô hình xác suất phá sản - probability of default). Việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và đo lường rủi ro phá sản theo mô hình MKV có thể được coi là điểm mới của luận án. Thứ tư, nhận thấy đa dạng hóa có thể được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau khi đặt trong mối liên hệ với hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp. Đa dạng hóa có thể được nhìn nhận ở góc độ đa dạng hóa công ty (Asoft, 1957), đa dạng hóa sản phẩm (Rumelt, 1974), đa dạng hóa địa lý (Stopford và Wells, 1972; Daniels và Bracker, 1989; và Sullivan, 1994), đa dạng hóa sáp nhập (Morck và ctg, 1990), và thời gian gần đây là đa dạng hóa khách hàng (Hsu và Liu, 2008). Trong đó, loại hình đa dạng hóa sản phẩm được nghiên cứu sớm nhất và phổ biến nhất. Các loại hình đa dạng hóa vừa nêu thường được gọi chung là đa dạng hóa kinh doanh (business diversification) vì các hình thức này đều hướng tới hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những hình thức đa dạng hóa khác diễn ra ở môi trường bên trong của doanh nghiệp như là đa dạng hóa nguồn tài trợ hay đa dạng hóa đầu tư tài sản vẫn
- 3 chưa được tìm hiểu. Ba loại đa dạng hóa là đa dạng hóa nguồn tài trợ, đa dạng hóa đầu tư tài sản, và đa dạng hóa kinh doanh có thể có mối liên hệ nhất định với nhau đặt trong bối cảnh ra quyết định quản trị tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, đa dạng hóa nguồn tài trợ tác động tới đa dạng hóa đầu tư tài sản và đa dạng hóa đầu tư tài sản tác động tới đa dạng hóa kinh doanh. Thêm vào đó, đa dạng hóa đầu tư tài sản và đa dạng hóa nguồn tài trợ cũng có thể tác động tới hiệu quả và rủi ro nếu căn cứ vào các lý thuyết như “Giả thuyết đào thoát” (Escape hypothesis) của Rumelt (1974, 1984), lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực – RBV của Wernerfelt (1984) và Barney (1991), hay lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miler (1958) và Myers (1977), lý thuyết người đại diện hoặc lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1986). Nếu những điều nêu trên diễn ra thì có hai câu hỏi đặt ra: thứ nhất, liệu thực sự có sự tác động trên thực nghiệm của biến số đa dạng hóa đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua biến số trung gian là đa dạng hóa kinh doanh hay không? Và thứ hai, liệu có tồn tại tác động trên thực nghiệm của biến số đa dạng hóa tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua biến số trung gian là đa dạng hóa đầu tư hay không? Để trả lời hai câu hỏi vừa nêu, luận án tiếp tục thực hiện hai chủ đề nghiên cứu tiếp theo. Chủ đề nghiên cứu thứ hai có tên gọi là “Tác động của đa dạng hóa đầu tư tài sản tới đa dạng hóa kinh doanh, hiệu quả và rủi ro” và chủ đề nghiên cứu thứ ba được đặt tên là “Tác động của đa dạng hóa nguồn tài trợ tới đa dạng hóa đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro”. Tại chủ đề nghiên cứu thứ hai, luận án sẽ phân tích đa dạng hóa đầu tư tài sản thành hai thành phần nhỏ hơn là đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành có liên quan và đa dạng hóa đầu tư tài sản ngành không liên quan. Đồng thời luận án xây dựng mối liên hệ lý thuyết giữa các biến số này tới đa dạng hóa kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản. Sau đó, luận án xây dựng mô hình ước lượng cấu trúc tuyến tính SEM để ước lượng trên thực nghiệm các mối liên hệ trên tại một thị trường cụ thể là thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc xây dựng mối liên hệ giữa đa dạng hóa đầu tư tài sản, đa dạng hóa kinh doanh, rủi ro phá sản đồng thời ước lượng bằng mô hình cấu trúc SEM có thể được coi là điểm mới của luận án ở chủ đề nghiên cứu thứ hai. Tương tự, tại chủ đề nghiên cứu thứ ba, luận án sẽ nhìn nhận đa dạng hóa nguồn tài trợ ở hai góc độ là đa dạng hóa tài trợ vốn chủ sở hữu và đa dạng hóa hóa nguồn tài trợ nợ. Sau đó luận án xây dựng mối liên hệ lý thuyết giữa các biến số này tới đa dạng hóa tài trợ, hiệu quả và rủi ro phá sản. Kế đến, luận án xây dựng mô hình ước lượng cấu trúc tuyến tính SEM để ước lượng trên thực nghiệm. Việc xây dựng mối liên hệ giữa đa dạng hóa nguồn tài trợ, đa dạng hóa đầu tư tài sản, và rủi ro phá sản đồng thời ước lượng bằng mô hình cấu trúc SEM có thể được coi là điểm mới của luận án ở chủ đề ba. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận án cần trả lời ba câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: ĐDH kinh doanh tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Câu hỏi 2: ĐDH đầu tư tài sản tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH kinh doanh?
- 4 Câu hỏi 3: ĐDH nguồn tài trợ tác động như thế nào tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH đầu tư tài sản? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Luận án cần giải quyết ba mục tiêu nghiên cứu như sau: Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH kinh doanh. Mục tiêu 3: Đánh giá tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH đầu tư tài sản. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của ĐDH tới hiệu quả và rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, bao gồm các tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro phá sản; tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua ảnh hưởng trung gian của ĐDH kinh doanh; và tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả và rủi ro phá sản thông qua ảnh hưởng trung gian của đa dạng đầu tư tài sản. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2008 tới 2015. 1.5. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện bốn nội dung nghiên cứu chính như sau: Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa ba loại hình ĐDH, bao gồm ĐDH kinh doanh, ĐDH đầu tư tài sản và ĐDH nguồn tài trợ. Thứ hai, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về mối liên giữa ba loại hình ĐDH (ĐDH kinh doanh, ĐDH đầu tư tài sản và ĐDH nguồn tài trợ) đối với hiệu quả và rủi ro phá sản. Thứ ba, xây dựng phương pháp nghiên cứu để ước lượng trên thực nghiệm các mối liên hệ, bao gồm: (i) ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản; (ii) ĐDH đầu tư tài sản, ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro phá sản; (iii) ĐDH nguồn tài trợ, ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro phá sản. Thứ tư, ước lượng trên thực nghiệm các mối liên hệ và thảo luận về kết quả ước lượng. 1.6. Điểm mới của luận án Luận án đóng góp những điểm mới ở ba chủ đề nghiên cứu như sau:
- 5 Chủ đề nghiên cứu một: Tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro. Chủ đề này được thực hiện tại chương hai. Về bản chất, chủ đề một vẫn là một nghiên cứu mang tính lặp lại về tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và ĐDH kinh doanh tới rủi ro phá sản. Nhưng bằng việc đo lường rủi ro phá sản bằng mô hình Merton - KMV (mô hình xác suất phá sản – probability of default) mà các nghiên cứu thực nghiệm trước chưa tiếp cận và ước lượng các mối liên hệ trên bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đề tài đã đóng góp ở góc độ: (i) đo lường khái niệm nghiên cứu cũ là rủi ro phá sản bằng một biến số đại diện hiệu quả hơn và (ii) đưa ra phương pháp ước lượng khác thay thế cho phương pháp ước lượng hiện hữu. Chủ đề nghiên cứu hai: Tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro. Chủ đề được thực hiện tại chương ba. Chủ đề hai đã nhìn nhận ĐDH đầu tư tài sản dưới góc độ ĐDH đầu tư tài sản có liên quan và ĐDH đầu tư không liên quan và xây dựng mối liên hệ của hai biến số này tới ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro. Như thế, chủ đề hai đã đóng góp những điểm mới như sau: (i) xây dựng khái niệm mới (ĐDH đầu tư tài sản có liên quan và ĐDH đầu tư không liên quan) và (ii) xây dựng mối liên hệ mới giữa các khái niệm nghiên cứu (ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả, và ĐDH đầu tư tài sản tới rủi ro phá sản). Chủ đề nghiên cứu ba: Tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro. Chủ đề được thực hiện tại chương bốn. Trọng tâm của chủ đề ba là tìm hiểu về ĐDH nguồn tài trợ. Luận án đã phân tích ĐDH nguồn tài trợ thành hai thành phần là ĐDH tài trợ vốn chủ sở hữu và ĐDH tài trợ nợ. Đồng thời, luận án cũng xây dựng mối liên hệ của hai biến số này tới ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro. Như vậy, tương tự chủ đề hai, chủ đề ba đã đóng góp những điểm mới như sau: (i) xây dựng khái niệm mới (ĐDH nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu và ĐDH nguồn tài trợ nợ) và (ii) xây dựng mối liên hệ mới giữa các khái niệm nghiên cứu (ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản, ĐDH nguồn tài trợ tới hiệu quả, và ĐDH nguồn tài trợ tới rủi ro phá sản). 1.7. Kết cấu của luận án Luận án được chia thành năm chương có tiêu đề như sau: Chương 1. Phần mở đầu Chương 2. Tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả và rủi ro. Chương 3. Tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro. Chương 4. Tác động của ĐDH nguồn tài trợ tới ĐDH đầu tư tài sản, hiệu quả và rủi ro.
- 6 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐDH KINH DOANH TỚI HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. ĐDH Phần viết này sẽ tìm hiểu bốn vấn đề: (i) khái niệm về đa dạng hóa, (ii) phân loại đa dạng hóa, (iii) xác định nội dung đa dạng hóa được sử dụng trong luận án, và (iv) đo lường đa dạng hóa. 2.1.1.1. Khái niệm ĐDH Căn cứ vào các nghiên cứu trước, luận án đưa ra khái niệm về hai loại hình thuộc về đa dạng hóa kinh doanh như sau: ĐDH kinh doanh ngành có liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác ngành cấp 3 nhưng cùng ngành cấp 2 của ngành kinh doanh chính (Rumelt, 1982). Thông thường, khi doanh nghiệp thực hiện ĐDH ngành kinh doanh có liên quan, doanh nghiệp vẫn tận dụng được các nguồn lực ở ngành kinh doanh chính (nhân sự, kỹ năng, máy móc…) để phục vụ cho ngành có liên quan. ĐDH kinh doanh ngành không liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác ngành cấp hai của ngành kinh doanh chính (Rumelt, 1982). Thông thường, khi doanh nghiệp thực hiện ĐDH ngành kinh doanh không liên quan, doanh nghiệp hầu như không tận dụng được các nguồn lực ở ngành kinh doanh chính (nhân sự, kỹ năng, máy móc…) để phục vụ cho ngành không liên quan. 2.1.1.2. Đo lường các loại ĐDH Cách đo lường đa dạng hóa phổ biến là kết hợp phân loại của Rumelt (1947) và entropy. Tác giả đầu tiên đề xuất cách tính toán này là Jacquemin và Berry (1979). Sau đó Palepu (1985) căn cứ vào phân loại của Rumelt và kết hợp với lý thuyết về entropy đã tính toán ĐDH của doanh nghiệp ở các mức độ: ĐDH tổng thể, ĐDH ở những ngành liên quan và ĐDH ở những ngành không liên quan. Tổng ĐDH: 𝑡 1 𝐷𝑇 = 1 − ∑ 𝑝𝑡 log 2 ( ) 𝑝𝑡 𝑡=1 Trong đó: t lĩnh vực kinh doanh thứ t, pt: tỷ lệ doanh thu lĩnh vực kinh doanh t trên tổng doanh thu. Nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một lĩnh vực thì entropy = 0. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong 20 lĩnh vực khác nhau thì entropy = 3. ĐDH lĩnh vực có liên quan: 𝑟 1 𝐷𝑅 = ∑ 𝑝𝑟 log 2 ( ) 𝑝𝑟 𝑟=1 r = lĩnh vực kinh doanh có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính.
- 7 ĐDH lĩnh vực không liên quan: 𝑢 1 𝐷𝑈 = ∑ 𝑝𝑢 log 2 ( ) 𝑝𝑢 𝑢=1 u = lĩnh vực kinh doanh không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính 2.1.2. Hiệu quả của doanh nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp Đề tài sẽ tiếp cận khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông (một bên liên quan của doanh nghiệp) và tương ứng với góc nhìn này là hiệu quả về tài chính của doanh nghiệp. Khi đó, hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư sẽ là kết quả mà nhà đầu tư nhận được từ số vốn mà mình bỏ ra. 2.1.2.2. Đo lường hiệu quả của doanh nghiệp Hiệu quả của doanh nghiệp thường được đo lường dưới hai góc độ là hiệu quả phi tài chính và hiệu quả tài chính (Santos và Brito, 2012). Luận án tiếp cận khái niệm “hiệu quả doanh nghiệp” từ góc nhìn của cổ đông nên tương ứng với góc nhìn này sẽ là khía cạnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nhân tố được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu về tác động của ĐDH tới hiệu quả. 2.1.3. Rủi ro phá sản của doanh nghiệp 2.1.3.1. Định nghĩa về rủi ro phá sản của doanh nghiệp Rủi ro phá sản được hiểu là “xác suất xảy ra sự kiện mà doanh nghiệp không có khả năng trả được các khoản nợ khi tới hạn”. 2.1.3.2. Đo lường rủi ro phá sản Nghiên cứu này sẽ tiếp cận đo lường rủi ro theo hướng rủi ro phá sản theo mô hình cấu trúc Merton – KMV. 2.1.4. Mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và hiệu quả 2.1.4.1. Lý thuyết đề cập sự tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả của doanh nghiệp Lý thuyết tăng trưởng của doanh nghiệp (theory of firm growth) Theo Penrose (1959), mục tiêu của chủ sở hữu doanh nghiệp là tăng được lợi nhuận dài hạn (long-term profit) và để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải đạt được tăng trưởng thông qua các hoạt động mở rộng (expansion) trong đó có đa dạng hóa. Lý thuyết này gián tiếp giải thích mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và hiệu quả thông qua tăng trưởng. Lý thuyết về tính kinh tế theo phạm vi (economies of scope) Lý thuyết về tính kinh tế theo phạm vi (economies of scope) được phát triển bởi Panzar và Willig (1977). Lý thuyết này phát biểu rằng chi phí sản xuất trung bình sẽ giảm khi doanh nghiệp mở rộng chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà công ty sản xuất ra. Khi doanh nghiệp tiến
- 8 hành ĐDH sản phẩm, đặc biệt là ĐDH các sản phẩm có liên quan, doanh nghiệp sẽ có cơ hội chuyển đổi nguồn lực và chia sẻ nguồn lực dùng chung như kỹ năng, công nghệ, … (Rumelt, 1982; Teece, 1982; Markides và Williamson, 1994; và Barney, 1997). Nếu hai hay nhiều lĩnh vực kinh doanh cùng chia sẻ một số nguồn lực dùng chung thì tổng chi phí sản xuất sẽ giảm xuống và từ đó làm cho hiệu quả tăng lên. Lý thuyết này được dùng để lý giải mối liên hệ tích cực giữa ĐDH kinh doanh ngành có liên quan tới hiệu quả kinh doanh. Lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (theory of resource-based view – RBV) Lý thuyết này nhận định khi các nguồn lực của doanh nghiệp trở nên dư thừa và dòng tiền tự do ngày càng lớn, doanh nghiệp sẽ tiến hành ĐDH (Hoskisson và Hitt, 1990). Lúc đó, những tài sản đặc thù nằm trong nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp tuy tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng chính nó lại là trở ngại trong việc chuyển đổi nguồn lực sang khía cạnh kinh doanh mới (Montgomery và Wernerfelt, 1988). Lý luận này gợi ý rằng doanh nghiệp nên ĐDH vào những ngành có liên quan để sự chuyển đổi nguồn lực diễn ra dễ dàng. Lý thuyết này được dùng để lý giải về tác động tiêu cực của ĐDH kinh doanh ngành không liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.4.2. Bằng chứng thực nghiệm tác động của ĐDH kinh doanh tới hiệu quả Trong tổng số 153 bài báo thì có 94 bài đề cập tới tác động của tổng mức ĐDH kinh doanh (ĐDH nói chung) tới hiệu quả. Lần lượt tiếp theo là 71 bài và 51 bài nghiên cứu về tác động của ĐDH ngành kinh doanh có liên quan (R.DIV) và không liên quan (U.DIV) tới hiệu quả. Nghiên cứu nhận thấy đối với biến số R.DIV thì chiều tác động dương chiếm đa số (45.6%); ngược lại, chiều tác động âm lại chiếm đa số (39.2%) trong các nghiên cứu về U.DIV. Căn cứ vào lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và các phân tích meta, luận án đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và hiệu quả như sau: Giả thuyết H1.1: ĐDH kinh doanh ngành có liên quan có xu hướng tác động dương đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giả thuyết H1.2: ĐDH kinh doanh ngành không liên quan có xu hướng tác động âm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.5. ĐDH kinh doanh và rủi ro 2.1.5.1. Lý thuyết đề cập sự tác động của ĐDH kinh doanh và rủi ro phá sản Sự tác động của ĐDH tới rủi ro phá sản khá phức tạp vì ĐDH được phân thành hai loại là ĐDH có liên quan và ĐDH không liên quan. Nghiên cứu sẽ lần lượt tìm hiểu góc nhìn của Lubatkin và Chatterjee (1994a) và R. A. Bettis và Hall (1982) về rủi ro của ĐDH. Nghiên cứu của Lubatkin và Chatterjee (1994a) Lubatkin và Chatterjee (1994a) đã nhận định rằng không thể áp dụng lý thuyết danh mục đầu tư cho mọi trường hợp tác động của ĐDH kinh doanh tới rủi ro đặc biệt là tác động của ĐDH kinh doanh tới rủi ro đặc thù (rủi ro phi hệ thống) của doanh nghiệp. Lubatkin và Chatterjee (1994a) cũng đã kết luận rằng ĐDH kinh doanh nghành có liên quan sẽ làm giảm rủi
- 9 ro phi hệ thống; ngược lại, ĐDH ngành không liên quan sẽ làm tăng rủi ro phi hệ thống. Lubatkin và Chatterjee (1994a) giải thích rằng khi thực hiện ĐDH có liên quan, doanh nghiệp vốn sở hữu những nguồn lực có mối liên hệ tương hỗ (synergistic interrelationship). Những mối liên hệ này bao gồm mối liên hệ hữu hình và vô hình (tangible and intangible interrelationship) đã bổ sung cho nhau trong quá trình mở rộng kinh doanh và giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro đặc thù. Lý thuyết của R. A. Bettis và Hall (1982) về rủi ro ĐDH Nghiên cứu lý thuyết của R. A. Bettis và Hall (1982) về tác động của ĐDH kinh doanh và rủi ro đã phân chia tác động của hai loại hình ĐDH là ĐDH có liên quan và ĐDH không liên quan tới rủi ro đặc thù và mỗi loại hình đa dạng có hình thức động khác nhau. Giả thuyết như sau: Giả sử doanh nghiệp mở rộng từ lĩnh vực kinh doanh thứ nhất sang lĩnh vực kinh doanh thứ hai. Gọi R1 đại diện cho lợi nhuận của lĩnh vực thứ nhất và R2 đại diện cho lĩnh vực kinh doanh thứ hai. Giả sử các yếu tố khác không đổi, rủi ro kết hợp của cả hai lĩnh vực được đo bằng tổng phương sai của cả R1 và R2: Var(R1 + R2) = Var(R1) + 2Cov(R1,R2) + Var(R2) Nếu Cov(R1,R2) dương hay tương quan về lợi nhuận giữa hai ngành là dương thì rủi ro càng cao. Ngược lại nếu tương quan về lợi nhuận giữa hai ngành là âm thì rủi ro đặc thù càng nhỏ. Khi doanh nghiệp cùng kinh doanh ở hai lĩnh vực có liên quan tới nhau thì lợi nhuận có xu hướng di chuyển cùng chiều với nhau và tạo ra hệ số tương quan dương. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ở hai ngành không liên quan thì do ảnh hưởng của yếu tố chu kỳ kinh doanh hoặc đặc điểm ngành mà lợi nhuận ở hai ngành sẽ có xu hướng di chuyển ngược chiều nhau và hệ số tương quan sẽ âm. Từ đây, luận án đưa ra giả về mối liên hệ giữa ĐDH kinh doanh và rủi ro phá sản như sau: Giả thuyết H1.3: Rủi ro phá sản của doanh nghiệp có thể sẽ gia tăng khi doanh nghiệp thực hiện ĐDH kinh doanh ngành có liên quan. Giả thuyết H1.4: Rủi ro phá sản của doanh nghiệp có thể sẽ giảm nếu doanh nghiệp tiếp hành ĐDH kinh doanh ngành không liên quan. 2.1.5.2. Bằng chứng thực nghiệm tác động của ĐDH kinh doanh tới rủi ro phá sản Các nghiên cứu thực nghiệm và tác động của ĐDH kinh doanh tới rủi ro thường chia làm hai hướng: hướng thứ nhất tìm hiểu tác động của ĐDH tới rủi ro hệ thống và hướng thứ hai là tìm hiểu tác động của ĐDH tới rủi ro đặc thù (trong đó có rủi ro phá sản). Bảng 2.12. Tổng kết chiều tác động của ĐDH kinh doanh tới rủi ro đặc thù ĐDH có liên quan ĐDH không liên quan Chiều tác động Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tác động dương 5 29.4% 10 58.8% Tác động âm 9 52.9% 5 29.4%
- 10 Không tác động 3 17.7% 2 11.8% Tổng 17 100% 17 100% 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình nghiên cứu Luận án đề xuất mô hình ước lượng thực nghiệm cấu trúc tuyến tính – SEM, bao gồm một hệ hai phương trình cho chủ đề nghiên cứu 1 như sau: P = f(RB_DIV, UB_DIV, Control variables) (1.1) { R = f(RB_DIV, UB_DIV, Control variables) (1.2) Trong đó: P là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, R là rủi ro, RB_DIV thể hiện mức độ ĐDH kinh doanh ở lĩnh vực có liên quan, UB_DIV đại diện cho mức độ ĐDH ở lĩnh vực không liên quan. Control variables là các biến số kiểm soát trong mô hình. 2.2.2. Đo lường các biến số trong mô hình 2.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc (i) Biến số hiệu quả 𝐸𝐴𝑇 𝑅𝑂𝐸 = 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦 (ii) Biến số rủi ro Trong chương 2, nghiên cứu đã xác định sử dụng mô hình xác suất phá sản Merton - KMV. Căn cứ vào nghiên cứu của Kealhofer và Bohn (1998), McQuown (1997) và Vasicek (1984), luận án sẽ tính toán xác suất phá sản của doanh nghiệp trong thời hạn một năm thông qua 9 bước cụ thể (chi tiết việc đo lường biến số rủi ro thông qua phần mềm R được mô tả tại Phụ lục 2). 2.2.2.2. Đo lường biến số ĐDH kinh doanh ĐDH kinh doanh bao gồm hai biến số: ĐDH kinh doanh ngành có liên quan (RB_DIV) và ĐDH kinh doanh ngành không liên quan (UB_DIV). Nghiên cứu này sẽ dụng kết hợp phương pháp tính toán của Rumelt (1974) và mật độ entropy. Chi tiết đo lường biến số ĐDH kinh doanh được mô tả tại Phụ lục 1: Mức độ ĐDH kinh doanh ngành có liên quan: n 1 RB_DIV = ∑ pr log 2 ( ) pr r=1 Mức độ ĐDH kinh doanh ngành không liên quan: n 1 UB_DIV = ∑ pu log 2 ( ) pu u=1
- 11 2.2.2.3. Xác định biến số kiểm soát và đo lường biến số kiểm soát Các biến số kiểm soát tác động tới hiệu quả: Quy mô công ty, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, Tăng trưởng doanh thu, Tuổi đời doanh nghiệp, Tỷ lệ thanh toán hiện hành, Chu kỳ luân chuyển tiền, Cấu trúc tài sản, Vòng quay tổng tài sản. Các biến số kiểm soát tác động tới rủi ro: Logarit tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, Tỷ số thanh toán hiện hành, Chu kỳ luân chuyển tiền, Vòng quay tổng tài sản, Tỷ lệ vốn hóa thị trường chia vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ dòng tiền hoạt động chia doanh thu, Khả năng thanh toán lãi vay. 2.2.3. Phương pháp ước lượng Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM cùng các chẩn đoán và xử lý sai phạm cần thiết. 2.2.4. Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sẽ thực hiện việc nghiên cứu trong phạm vi những doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 2008 tới 2015. Có 470 doanh nghiệp được lựa chọn, với tổng số quan sát là 3760 (= 470 x 8). 2.3. Phân tích và thảo luận kết quả 2.3.1. Mô tả dữ liệu phân tích 2.3.1.1. Thống kê doanh nghiệp ở từng sàn giao dịch trong mẫu nghiên cứu Bảng 2.16. Số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu phân theo sàn giao dịch Sàn chứng khoán Số quan sát Số doanh nghiệp Tần số HASTC 2064 258 54.9 HOSE 1696 212 45.1 Tổng 3760 470 100 2.3.1.2. Thống kê số doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực (sector), nhóm ngành (industry group), theo ngành (industry), và tiểu ngành (sub-industry) Tại phần viết này luận án thực hiện bảng thống kê mô tả số lượng doanh nghiệp được phân theo các tiêu chí khác nhau như theo lĩnh vực (sector), nhóm ngành (industry group), theo ngành (industry), và tiểu ngành (sub-industry). 2.3.2. Thống kê mô tả các biến số (i). Thống kê mô tả biến phụ thuộc Bảng 2.22. Thống kê mô tả biến số phụ thuộc Biến số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Lệch chuẩn Lợi nhuận trên vốn chủ 0.0016 20.18 0.147 0.34 sở hữu
- 12 Rủi ro phá sản 0.002 0.72 0.186 0.26 (ii). Thống kê biến số ĐDH kinh doanh Bảng 2.23. Thống kê mô tả biến số đa dạng hóa kinh doanh Trung Lệch Đa dạng hóa kinh doanh Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất bình chuẩn Mức độ đa dạng hóa doanh Bit 0.00 1.15 0.79 0.42 thu ngành có liên quan Mức độ đa dạng hóa doanh Bit 0.00 1.01 0.45 0.33 thu ngành không liên quan 2.3.3. Phân tích ma trận tương quan 2.3.4. Kết quả hồi quy 2.3.4.1. Kết quả hồi quy và các kiểm định mô hình SEM Các kết quả kiểm định đã cho thấy mô hình hồi quy đã đảm bảo được phần lớn các chỉ tiêu kiểm định, tuy nhiên hai chỉ tiêu cuối cùng là phân phối chuẩn của phần dư và phương sai sai số thay đổi là không đạt. 2.3.4.2. Kết quả hồi quy mô hình GSEM Như đã nêu ở phần trên, hồi quy theo mô hình SEM đã gặp hai sai phạm, khi đó kết quả hồi quy không chệch nhưng không vững và cần có những thao tác xử lý phù hợp để cải thiện chất lượng mô hình gốc. Luận án sẽ sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính tổng quát – GSEM kết hợp với kỹ thuật ước lượng robust để ước lượng lại mô hình trên. Phương pháp ước lượng GSEM linh hoạt hơn so với SEM khi GSEM kết hợp với kỹ thuật robust sẽ giúp cho mô hình có kết quả vững hơn. Kết quả chi tiết được mô tả tại phụ lục 4. Bảng 2.28. Tóm tắt kết quả ước lượng theo GSEM Kỳ Robust Ký hiệu Biến số Coef. P>z vọng Std.Err. Tác động tới ROE AGE Độ tuổi DN + -0.00088 0.0009 0.33 SG Tăng trưởng doanh thu + 0.00013 0.0004 0.76 CR Tỷ số thanh toán hiện hành - 0.00007 0.0019 0.97 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh SGA_S - -0.03295(***) 0.0120 0.01 thu LNA Quy mô công ty + 0.00468(***) 0.0007 0.00 CCC Chu kỳ luân chuyển tiền - 0.00000 0.0000 0.58 AS Cấu trúc tài sản - -0.16050(***) 0.0260 0.00
- 13 AT Vòng quay tổng tài sản + 0.04156(***) 0.0076 0.00 RB_DIV ĐDH KD lĩnh vực có liên quan + 0.09568(***) 0.0027 0.00 UB_DIV ĐDH KD lĩnh vực không liên quan - -0.12297(***) 0.0012 0.00 _cons 0.07000(**) 0.0313 0.03 Tác động tới RISK CR Tỷ số thanh toán hiện hành - -0.00100 0.0013 0.45 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh SGA_S + 0.02755(***) 0.0084 0.00 thu EBIT_I Khả năng thanh toán lãi vay - 0.00000(**) 0.0000 0.23 Tỷ lệ vốn hóa thị trường chia vốn P_B - 0.01049(**) 0.0051 0.04 CSH LNA Logarit Tổng tài sản - 0.00014 0.0005 0.78 CCC Chu kỳ luân chuyển tiền + 0.00000 0.0000 0.72 Tỷ lệ dòng tiền hoạt động chia doanh OCF_S - -0.00976(**) 0.0049 0.04 thu AT Vòng quay tổng tài sản - -0.00395 0.0053 0.45 RB_DIV ĐDH KD lĩnh vực có liên quan + 0.00678(***) 0.0019 0.00 UB_DIV ĐDH KD lĩnh vực không liên quan - -0.00376(***) 0.0009 0.00 _cons 0.54440(***) 0.0169 0.00 2.3.4.3. Thảo luận kết quả hồi quy Căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy mô hình GSEM, luận án thảo luận kết quả hồi quy của từng biến số, đặc biệt là các biến số đại diện cho ĐDH kinh doanh ngành có liên quan và không liên quan như sau: Thứ nhất, tác động của RB_DIV, UB_DIV tới ROE và RISK mang tính trái chiều nhau (RB_DIV tác động dương tới ROE trong khi UB_DIV thì ngược lại, RB_DIV tác động dương tới RISK trong khi UB_DIV thì ngược lại) thể hiện hoạt động ĐDH kinh doanh ở ngành có liên quan và ngành không liên quan sẽ đem lại các kết cục không đồng nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, tác động của RB_DIV, UB_DIV tới ROE và RISK mang tính đánh đổi nhưng mức đánh đổi có thể không mang tính tương xứng. Thứ ba, xét riêng về yếu tố tác động tới ROE thì mức tác động biên của UB_DIV lớn hơn so với RB_DIV và ngược dấu. Điều này cũng phù hợp với khoảng 78.5% số lượng nghiên cứu thực nghiệm mà luận án thống kê được. Thứ tư, xét riêng về yếu tố tác động tới RISK thì mức tác động biên của RB_DIV lớn hơn so với UB_DIV và ngược dấu.
- 14 2.4. Kết luận và kiến nghị 2.4.1. Kết luận Luận án đã thực hiện phân tích lý thuyết, thống kê, sau đó ước lượng mô hình SEM và có một số kết quả đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, mô hình ước lượng SEM trong luận án đã thỏa mãn hầu hết các kiểm định cần thiết ngoại trừ hai kiểm định là phương sai sai số thay đổi và phân phối chuẩn phần dư. Từ đây, nghiên cứu đề xuất thực hiện mô hình GSEM kèm theo kỹ thuật robust để kết quả ước lượng từ mô hình được ổn định hơn. Thứ hai, từ mô hình GSEM, các biến số nghiên cứu chính như “ĐDH kinh doanh ngành có liên quan” (RB_DIV) tác động dương tới ROE và RISK; ngược lại, biến số “ĐDH kinh doanh ngành không liên quan” (UB_DIV) tác động âm tới cả ROE và RISK. Thứ ba, xét riêng tác động của biến số “ĐDH kinh doanh ngành có liên quan” (RB_DIV) tới ROE, hệ số hồi quy của biến “ĐDH kinh doanh ngành có liên quan” (RB_DIV) mang dấu dương. Thứ tư, xét riêng tác động của biến số “ĐDH kinh doanh ngành không liên quan” (UB_DIV) tới ROE, hệ số hồi quy của biến “ĐDH kinh doanh ngành không liên quan” (UB_DIV) mang dấu âm. 2.4.2. Kiến nghị Căn cứ vào các kết quả phân tích, luận án đưa ra một số kiến nghị liên quan tới hoạt động ĐDH kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, nếu doanh nghiệp mở rộng kinh doanh vào các ngành có liên quan tới ngành kinh doanh chính thì ROE được cải thiện nhưng RISK lại tăng lên. Ngược lại, mở rộng kinh doanh sang các ngành không liên quan sẽ giảm RISK nhưng cũng giảm ROE. Nếu ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp đang có rủi ro cao, doanh nghiệp có thể xem xét ĐDH kinh doanh ở các ngành không liên quan để giảm thiểu RISK và chấp nhận đánh đổi lại là ROE sẽ giảm đi. Nếu ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống hoặc có mức độ rủi ro ít thì doanh nghiệp nên mở rộng kinh doanh sang các ngành có liên quan. Thứ hai, xét ở mặt tổng thể, tác động của hai loại hình ĐDH tới ROE và RISK tuy mang tính đáng đổi nhưng việc đánh đổi không mang tính cân xứng. Như vậy, doanh nghiệp khi đang ở trạng thái hoạt động kinh doanh bình thường thì nên mở rộng sang những ngành kinh doanh có liên quan tới ngành kinh doanh chính. 2.4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
- 15 CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐDH ĐẦU TƯ TÀI SẢN TỚI ĐDH KINH DOANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO 3.1. Cơ sở lý thuyết 3.1.1. Khái niệm và đo lường ĐDH đầu tư tài sản 3.1.1.1. Khái niệm ĐDH đầu tư tài sản ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan: Doanh nghiệp đầu tư tài sản vào những lĩnh vực kinh doanh khác ngành cấp ba nhưng chung ngành cấp hai với ngành kinh doanh chính. ĐDH đầu tư tài sản ngành không liên quan: Doanh nghiệp đầu tư tài sản vào những ngành kinh doanh khác ngành cấp hai so với ngành kinh doanh chính. 3.1.1.2. Đo lường ĐDH đầu tư tài sản (i). ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan: 𝑛 1 𝐴𝑅_𝐷𝐼𝑉 = ∑ 𝑝𝑟 ln( ) 𝑝𝑟 𝑟=1 (ii). ĐDH tài sản không liên quan: 𝑛 1 𝐴𝑈_𝐷𝐼𝑉 = ∑ 𝑝𝑢 ln( ) 𝑝𝑢 𝑢=1 Trong đó, AU_DIV là ký hiệu của mức độ ĐDH tài sản không liên quan, u là số lĩnh vực kinh doanh không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính đang được đầu tư, pu là tỷ lệ của từng tài sản đầu tư vào ngành kinh doanh không liên quan trên tổng tài sản. 3.1.2. Mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản và ĐDH kinh doanh Trong lĩnh vực quản trị tài chính, có bốn loại quyết định chính yếu: (i) Quyết định tài trợ, (ii) Quyết định đầu tư tài sản, (iii) Quyết định quản trị tài sản, và (iv) Quyết định phân chia lợi nhuận. Các lý thuyết về quản trị tài chính thường thống nhất với nhau ở hai quyết định đầu tiên còn quyết định thứ ba và thứ tư nhiều tác giả đã không đồng nhất với nhau. Các quyết định tài chính trên, nếu đặt trong mối liên hệ tổng thể với các quyết định quan trọng khác của doanh nghiệp thì nó đều có liên hệ mật thiết ở dạng gián tiếp hay trực tiếp tới quyết định kinh doanh. Quyết định kinh doanh liên quan tới việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn và tài sản để đầu tư vào hoạt động kinh doanh cụ thể từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động ĐDH của doanh nghiệp không nằm ngoài dòng chảy quyết định này. Nó thể hiện rất rõ nét vai trò của nó ở khía cạnh tài trợ, đầu tư và kinh doanh. Ở khía cạnh tài trợ, doanh nghiệp có thể thực hiện các quyết định liên quan tới ĐDH nguồn cung ứng vốn; ở khía cạnh đầu tư, doanh nghiệp có thể thực hiện việc ĐDH các loại hình tài sản tạo doanh thu khác nhau; hay ở khía cạnh kinh doanh, đó là các hoạt động ĐDH kinh doanh liên quan tới việc mở rộng các ngành kinh doanh. Có thể mô hình hóa mối liên hệ này như sau:
- 16 Hình 3.1. Mối liên hệ giữa các quyết định quản trị và ĐDH (Nguồn: Phát triển bởi tác giả) Từ đây, luận án đưa ra hai giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H2.1: ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan sẽ làm gia tăng ĐDH lĩnh vực kinh doanh ngành có liên quan. Giả thuyết H2.2: ĐDH đầu tư tài sản ngành không liên quan sẽ làm gia tăng ĐDH lĩnh vực kinh doanh ngành không liên quan nhưng mức độ gia tăng không mạnh bằng so với tác động của ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan tới ĐDH kinh doanh ngành có liên quan. 3.1.3. Mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản với hiệu quả và rủi ro 3.1.3.1. ĐDH đầu tư tài sản và hiệu quả (i). Lý thuyết đề cập tới mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản và hiệu quả Rumelt (1974) đã xây dựng “giả thuyết đào thoát” (Escape hypothesis) để lý giải hiện tượng ĐDH của doanh nghiệp và mối liên hệ của ĐDH tới hiệu quả. Theo đó, khi ngành kinh doanh hiện tại không đủ sức hấp dẫn, bị cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp sẽ tìm cách “đào thoát” khỏi ngành hiện tại (không chỉ tập trung vào ngành hiện tại) bằng cách đầu tư vào các loại tài sản khác có tính sinh lợi cao hơn. Một số nghiên cứu gần đây như Hutzschenreuter và Gröne (2009) cũng đồng ý với Rumelt (1974) rằng doanh nghiệp có xu hướng đầu tư mở rộng đặc biệt là đầu tư tài sản ra nước ngoài khi cạnh tranh trong nước trở nên khốc liệt hơn. Giả thuyết này được mô tả cụ thể như sau: Ngoài ra, căn cứ vào lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (theory of resource-based view – RBV) của Wernerfelt (1984) và Barney (1991), việc chuyển đổi các nguồn lực hiện có sang các tài sản mới mang tính gần gũi với tài sản hiện có thì sự chuyển đổi sẽ dễ thành công. Hay nói cách khác, nếu doanh nghiệp chuyển đổi các nguồn lực sẵn có sang các tài sản có liên quan với những tài sản phục vụ cho ngành kinh doanh hiện hữu thì việc chuyển đổi sẽ trở nên dễ dàng do những sự tương đồng nhất định về đặc tính của các tài sản. Việc chuyển đổi dễ dành giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí chuyển đổi và thời gian chuyển đổi và từ đó có thể tạo ra hiệu quả tốt hơn. Ngược lại, khi doanh nghiệp đầu tư vào những tài sản không liên quan tới những tài sản đang phục vụ cho ngành sản xuất kinh doanh chính, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí chuyển đổi.
- 17 Từ các nội dung vừa nêu, luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu về tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả của doanh nghiệp như sau: Giả thuyết H2.3: ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan giúp cho doanh nghiệp cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Giả thuyết H2.4: ĐDH đầu tư tài sản ngành không liên quan có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. (ii). Bằng chứng thực nghiệm tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả Trong khả năng tìm hiểu, luận án nhận thấy chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào đề cập tới tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đây có thể được coi là điểm mới của luận án. 3.1.3.2. ĐDH đầu tư tài sản và rủi ro (i). Lý thuyết đề cập tới mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản và rủi ro Từ lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực – RBV của Wernerfelt (1984) và Barney (1991) có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào những tài sản (nguồn lực) có liên quan mật thiết với những tài sản ở lĩnh vực kinh doanh chính được gọi là những tài sản không hoặc ít mang tính rủi ro. Ngược lại, những tài sản được đầu tư thêm cho lĩnh vực kinh doanh không liên quan là những tài sản có tính rủi ro cao. Montgomery và Wernerfelt (1988) đã lý giải thêm rằng doanh nghiệp dễ dàng tính toán đầu tư hoặc vận hành những tài sản có liên quan vì đã có kiến thức và kinh nghiệm về chúng nên việc kiểm soát những rủi ro của tài sản (đặc biệt là các rủi ro vận hành) là dễ dàng hơn. Trong khi đó, những tài sản không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính là một loại nguồn lực mà doanh nghiệp vốn không có kinh nghiệm điều hành và dẫn tới độ lệch giữa kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch vận hành so với thực tế có một khoảng cách lớn Rumelt (1984). Điều này đã làm cho rủi ro đặc thù tăng lên hay rủi ro phá sản có thể tăng lên. Lubatkin and Chatterjee (1994) có góc nhìn gần tương tự như Montgomery và Wernerfelt (1988) khi nhận định rằng doanh nghiệm sở hữu “mối liên hệ tương hỗ” (synergistic interrelationship) giữa các nguồn lực bên trong doanh nghiệp (nguồn lực vô hình và hữu hình - tangible and intangible interrelationship). Khi doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản thuộc ngành có liên quan thì mối liên tương hỗ này được phát huy và làm giảm thiểu rủi ro; ngược lại, rủi ro sẽ tăng lên. Căn cứ vào những nội dung vừa nêu, chủ đề hai đề xuất giả thuyết về tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới rủi ro phá sản như sau: Giả thuyết H2.5: ĐDH đầu tư tài sản ngành có liên quan có thể làm tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Giả thuyết H2.6: ĐDH đầu tư tài sản ngành không liên quan làm gia tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp và mức độ tác động của biến số này sẽ cao hơn mức độ tác động của biến số ĐDH đầu tư tài sản ở lĩnh vực có liên quan tới rủi ro phá sản. (ii). Bằng chứng thực nghiệm tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới hiệu quả
- 18 Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các nghiên cứu về tác động của ĐDH tài sản tài chính tới rủi ro của danh mục đầu tư đã được nghiên cứu phổ biến trên thực nghiệm. Tuy nhiên, ở khía cạnh đầu tư tài sản của doanh nghiệp và trong khả năng tìm hiểu, đề tài chưa thấy nghiên cứu thực nghiệm nào đề cập tới tác động của ĐDH đầu tư tài sản tới rủi ro phá sản và đây có thể được coi là điểm mới của đề tài. 3.1.4. Mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản, ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro Hình 3.4. Mối liên hệ giữa ĐDH đầu tư tài sản, ĐDH kinh doanh, hiệu quả và rủi ro (Nguồn: Phát triển của tác giả) Trong mối liên hệ trên, biến số ĐDH đầu tư tài sản tác động tới hiệu quả và rủi ro thông qua biến số trung gian là ĐDH kinh doanh. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu 2 (Nguồn: Phát triển của tác giả)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn