intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị ở Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- PHAN THỊ SONG THƯƠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Phản biện 3: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỉ 20, đặc biệt là trong nửa cuối của thể kỷ 20, loài người đã ghi nhận những thay đổi và tiến bộ đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, các quốc gia tập trung vào phát triển công nghiệp, hoạt động sản xuất đã gây ra những áp lực nghiêm trọng đối với môi trường thế giới. Việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu mỏ để phục vụ sản xuất đã phát sinh lượng khí thải lớn, gây ra hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trái đất nóng lên. UNEP đã ước tính, nếu như trong năm 1950, có khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu tự nhiên như sinh khối, nguyên liệu hóa thạch, khoáng sản, nước được sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt; thì đến năm 2010, đã có khoảng 70 tỷ tấn được sử dụng cho 2 lĩnh vực này. Và khối lượng nguyên liệu tự nhiên sẽ có còn tăng lên khoảng gấp 4 lần vào năm 2050, so với năm 2010 (UNEP, 2015). Những chất thải khác như khói, bụi, đã làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều cộng đồng dân cư trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ hoạt động sản xuất của con người ít có khả năng quay vòng sử dụng hay tái chế, về lâu dài cũng gây ra những vấn đề về môi trường như rác thải nhựa, nylon, hóa chất. Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên không những ảnh hưởng tới khả năng phát triển bền vững của các thế hệ tương lai mà còn là thách thức đối với các nền kinh tế trong hiện tại bởi những tác động tiêu cực đối với kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia hay những tác động tiêu cực tới sức khỏe của các cộng đồng dân cư. Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janerio, Brazil vào năm 1992 đã khẳng định, “trong khi nghèo đói gây ra những căng thẳng về môi trường, nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái liên tục của môi trường toàn cầu là mô hình tiêu dùng và sản xuất không bền vững của con người, đặc biệt ở những nước phát triển công nghiệp”. Điều này đặt ra sự cần thiết cho việc tiến hành tiêu dùng và sản xuất bền vững. Kể từ đó, trong các hội nghị về Môi trường và Phát triển sau này (Rio + 10, Rio + 20), mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững đã trở thành phương hướng và mục tiêu phát triển cho các quốc gia hướng tới phát triển bền vững (OECD, 2008). UNEP (2011) đã định nghĩa về tiêu dùng và sản xuất bền vững là một cách tiếp cận làm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động tiêu dùng và sản xuất, trong khi vẫn cải thiện chất lượng sống cho tất cả mọi người. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường được thể hiện thông qua các khía cạnh như: giảm sử dụng nguyên liệu, năng lượng từ các hoạt động kinh tế, giảm phát thải và rác thải, và khuyến khích chuyển đổi mô hình tiêu dùng hướng tới các sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ ít năng lượng và nguyên 1
  4. vật liệu hơn. Cải thiện đời sống được thể hiện ở việc tiêu dùng cho hiện tại không ảnh hưởng đến nguồn lực và nhu cầu của thế hệ sau (UNEP, 2011). Ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu dùng xanh đang dần trở thành một xu hướng tiêu dùng mới và phổ biến với dân cư hơn. Đây được coi là một bước triển khai thực tiễn và quan trọng cho việc thực hành tiêu dùng bền vững, làm giảm tác động của các hoạt động tiêu dùng với môi trường (Trần Minh, 2017). Để làm được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là sự thay đổi về nhận thức và hành vi tiêu dùng của con người đối với các sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động sản xuất. Việc sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường hoặc những sản phẩm mà khi sản xuất ít gây hại tới môi trường, hạn chế sử dụng nhiên nguyên liệu không có khả năng phục hồi (hay còn gọi là hành vi tiêu dùng xanh) ngày càng được các quốc gia quan tâm, khuyến khích. Tuy nhiên, do nhận thức của các cộng đồng dân cư, tập quán sinh sống, văn hóa của mỗi quốc gia, lãnh thổ là khác nhau nên việc thay thế những hành vi tiêu dùng truyền thống sang tiêu dùng xanh còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, hòa chung với các xu hướng lớn trên thế giới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cùng với những thành công về tăng trưởng kinh tế là những ảnh hưởng tới môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, khó hồi phục. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn tới hệ quả là việc xử lý rác thải do sản xuất và sinh hoạt tại các đô thị lớn của Việt Nam không theo kịp nhu cầu thực tiễn. Theo báo cáo Môi trường Việt Nam năm 2019, phần lớn nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam là từ hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ, công sở và các khu vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn, với 1,08 kg/người/ngày ở đô thị và 0,45 kg/người/ngày ở nông thôn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị trung bình cả nước đạt khoảng 92%. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ này có thể đạt được khoảng 99% hoặc hơn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Mặc dù vậy, thu gom và tái chế rác thải ở đô thị vẫn chưa tương xứng với nhau, chỉ có khoảng 16% lượng rác thải rắn sinh hoạt được thu gom có thể được xử lý trong các nhà máy chế biến compost (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020). Chính vì vậy, các hành vi như tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có các hành vi tái chế, tái sử dụng tại hộ gia đình, hoặc tiết kiệm tại hộ gia đình, hay còn gọi là các hành vi tiêu dùng xanh, đã trở thành một trong những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 của 2
  5. Việt Nam. Thuật ngữ “tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên phổ biến như một nhận thức tất yếu do sự phát triển kinh tế, đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, thân thiện với môi trường, phục vụ lợi ích cộng đồng càng được quan tâm. Tại các đô thị lớn của Việt Nam, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng mới có tính tích cực. Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam, là nơi tập trung đông đúc dân cư với những thành phần và trình độ nhận thức đa dạng. Dưới góc độ khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, việc tìm hiểu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của người dân đang sinh sống tại Hà Nội góp phần góp phần giúp các nhà quản lý xây dựng được những chính sách phù hợp và giải pháp khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh có hiệu quả không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các thành phố, khu đô thị trên cả nước. Nhìn chung, nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị là vấn đề có tính thời sự, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường có hiệu quả mà không ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự xã hội một cách bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành Xã hội học của mình.. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị ở Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan được những vấn đề lý luận về tiêu dùng xanh. - Nghiên cứu nhận thức về tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội - Đề xuất khuyến nghị thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị tại thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân Hà Nội. Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ hành chính của 12 quận (tính đến năm 2022) của thành phố Hà Nội gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba 3
  6. Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ, và Nam Từ Liêm Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát bảng hỏi đối với dân cư trong năm 2022. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: luận án đã hệ thống được các khái niệm về tiêu dùng xanh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của người dân đô thị tại Hà Nội nói riêng và các đô thị tại Việt Nam, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án đã phản ánh phần nào thực tiễn về hành vi tiêu dùng thực trạng nhận thức và ảnh hưởng của nhận thức đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân đô thị (cụ thể là người dân các quận của Hà Nội). Những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo nhất định đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu xã hội. 5. Điểm mới của luận án Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu từ khảo sát thực địa ở nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng nhận thức của người dân đô thị ở Hà Nội đối với sản phẩm xanh và các hành vi tiêu dùng xanh, nhận thức về các vấn đề môi trường, nhận thức về nhãn môi trường của người dân đô thị Hà Nội. Bên cạnh đó, kết quả cũng làm rõ thực trạng thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Hà Nội, và các yếu tố có ảnh hưởng đến những hành vi đó. Cuối cùng, luận án tiếp tục phân tích các yếu tố vẫn còn đang bị tranh cãi trong việc có hay không có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng đô thị. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Đánh giá tổng quan, tìm ra khoảng trống để nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Xác định hệ thống lý thuyết, lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. Xây dựng khung lý thuyết và các bước thực hiện luận án. Chương 3: Thực trạng nhận thức về Tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu thực trạng về nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. 4
  7. Chương 4: Thực trạng hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh Nghiên cứu thực trạng về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về tiêu dùng xanh 1.1.1. Nghiên cứu về nhận thức về tiêu dùng xanh Nhận thức về tiêu dùng xanh là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể phân loại các nghiên cứu về nhận thức theo nội dung như: Nhận thức về sản phẩm xanh (Chikosha & Potwana, 2021; Kumar et al., 2012; Nyborg et al., 2006); Nhận thức về nhãn sinh thái (Hwang et al., 2016); Nhận thức về môi trường (Lee, 2010; Mostafa, 2007; Tan, 2011a); Các nhận thức khác như nhận thức về giá trị, nhận thức về lợi ích, về rủi ro ((Wu, 2015); Nhận thức về hành vi tiêu dùng bền vững (Liang et al., 2022). Và còn rất nhiều nghiên cứu về nhận thức nửa. Có thể thấy, trong giai đoạn trước năm 2010, khi nghiên cứu về nhận thức về tiêu dùng xanh, các nghiên cứu tập trung vào nhận thức về nhãn sinh thái, nhận thức về sản phẩm xanh để nhận diện đối tượng mà người tiêu dùng đã hướng tới. Những nghiên cứu sau này tập trung vào nhìn nhận kiến thức, hiểu biết, nhận thức chủ quan của người tiêu dùng đến các vấn đề về tiêu dùng xanh, như giá trị, sự rủi ro, hiểu biết về môi trường, hay các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhận thức như tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập hoặc những quan tâm về môi trường và về sức khỏe. 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh Hành vi tiêu dùng xanh thường là chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Đồng thời, với mỗi nghiên cứu, những sản phẩm hoặc dịch vụ được xem là đại diện của tiêu dùng xanh cũng tương đối phong phú. Các tiếp cận về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là cách tiếp cận đầu tiên được tìm hiểu. Shrum và cộng sự (1995) và Nyborg và cộng sự (2006) xác định hành vi tiêu dùng xanh dựa trên việc sử dụng các sản phẩm xanh. Hành vi tiêu dùng xanh được định nghĩa là hành vi mua và sử dụng là các sản phẩm thân thiện môi trường (L.J.Shrum et al., 1995). Joshi, Vyas và Pandya cho rằng người tiêu dùng xanh là những người có quan tâm đến các vấn đề môi trường khi thực hiện hành vi tiêu dùng. Họ có thể thay đổi thói quen sử dụng một sản phẩm này sang sản phẩm khác có giá trị bảo vệ môi trường cao hơn sản phẩm cũ ngay cả khi giá cả của sản phẩm đó cao hơn (N. Joshi et al., 2014). 5
  8. Để khuyến khích các hành vi tiêu dùng xanh, các nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Trong đó, các nhóm yếu tố thường được xem xét bao gồm: yếu tố nhân khẩu học, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, mạng xã hội Về các yếu tố nhân khẩu học, chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính đến ý định tiêu dùng xanh, cũng như hành vi tiêu dùng xanh. Trình độ học vấn được coi là yếu tố có mối liên hệ cùng chiều tích cực với ý định cũng như hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Người có trình độ học vấn càng cao, họ càng có xu hướng mua nhiều sản phẩm xanh (Zhu et al, 2013). Điều này có thể lý giải bởi những người tiêu dùng đó có nhận thức về lợi ích của các sản phẩm đó đối với bản thân họ hoay đối với môi trường (Jamil Al-Otoum & Nimri, 2015). Kết quả nghiên cứu của Fisher và cộng sự (2012) về hành vi tiêu dùng bền vững, mức độ sử dụng sản phẩm xanh và phân loại rác thải tại các hộ gia đình liên quan đến mức thu nhập. Theo đó, mức thu nhập càng cao thì khả năng sử dụng sản phẩm xanh và có hành vi tiêu dùng xanh càng lớn. Về chuẩn mực chủ quan, chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng đáng kể đến nâng cao ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng, do đó, nâng cao khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh của họ hơn (Xie & Madni, 2023). Người trẻ tuổi có thể chịu ảnh hưởng nhiều từ bạn bè của họ, từ đó thay đổi hành vi cho phù hợp (Ham et al., 2015). Về nhận thức kiểm soát hành vi, đây là là những nguồn lực và cơ hội để cá nhân tin rằng họ đang nắm giữ, kiểm soát để có thể thực hiện được các hành vi (Kamalanon et al., 2022). Đối với hành vi tiêu dùng xanh, nhận thức kiểm soát hành vi có thể được đo lường bằng cảm nhận sự khó khăn hay dễ dàng để thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh hay hành vi mua sắm sản phẩm xanh (Vantamay, 2018). Nhận thức kiểm soát hành vi càng cao thì ý định tiêu dùng xanh càng cao, vì vậy hành vi tiêu dùng xanh cũng thường xuyên hơn (Xie & Madni, 2023). Mạng xã hội là một yếu tố mới được xác định có ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh trong thời gian gần đây. Nghiên cứu của Jain và cộng sự (2020) đã khẳng định, mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến ý định tiêu dùng xanh. Các thông điệp được truyền tải trên mạng xã hội có thể đưa sản phẩm xanh và các hành vi tiêu dùng xanh trở nên hấp dẫn hơn và được nhiều người tiêu dùng hướng tới thực hiện hơn. Mạng xã hội nắm bắt tiềm năng lớn để kết nối với người tiêu dùng thế hệ trẻ, vì vậy cần phải được tận dụng tối đa để mang lợi ích cho xã hội (Jain et al., 2020; Bamberg, 2013). 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu tiêu dùng xanh Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là phương pháp thực nghiệm, với việc sử dụng bảng hỏi để lấy thông tin từ người trả lời. Một số 6
  9. nghiên cứu trong thời gian gần đây cũng sử dụng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định, cũng như hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Có thể kể đến như nghiên cứu của Mobrezi & Khoshtinat (2016), Khan và cộng sự (2018), Halder, Hansen, Kangas, & Laukkanen (2020) (Halder et al., 2020; Khan et al., 2018; Mobrezi & Khoshtinat, 2016). Phương pháp thực nghiệm giúp mang lại những kết quả rất trực tiếp và rõ ràng. Thông qua phương pháp này, các nhà nghiên cứu còn có khả năng xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của người trả lời. Tuy vậy, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm với một số mẫu nghiên cứu nhất định thường có giá trị tại thời điểm được nghiên cứu và đối với cộng đồng của mẫu nghiên cứu. Do đó, việc tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm vẫn luôn cần được tiến hành đối với những nhóm xã hội khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Nhận thức về tiêu dùng xanh Với các nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở Việt Nam, nhận thức về tiêu dùng xanh, nhận thức về môi trường, hay các nhận thức khác thường được sử dụng để làm yếu tố tác động đến ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Ví dụ, nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và cộng sự (2018) về tiêu dùng xanh của người dân ở Nha Trang, đã tìm hiểu ảnh hưởng của Nhận thức về rủi ro hướng tới tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh. Hay Hồ Mỹ Dung và cộng sự (2019) đã nghiên cứu nhận thức về môi trường và hiệu quả tiêu dùng xanh như các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành phố Trà Vinh. Các nghiên cứu độc lập về nhận thức của người tiêu dùng với tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh vẫn còn rất hạn chế. Một vài nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về tiêu dùng xanh bao gồm: Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá về nhận thức của người tiêu dùng ở Hà Nội về Tiêu dùng xanh. Trong đó, các vấn đề về nhận thức được nghiên cứu bao gồm: Hiểu biết về sản phẩm xanh, Hiểu biết về tiêu dùng xanh và Hiểu biết về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh của các hộ gia đình ở thành phố Huế của Hà Thị Ngọc Anh (2016) đã tìm hiểu nhận thức của các hộ gia đình về tiêu dùng xanh, bao gồm 2 khía cạnh là khái niệm tiêu dùng xanh và sản phẩm tiêu dùng xanh. 1.2.2. Hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh Một số nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đã đánh giá được thực trạng tiêu dùng xanh của người dân ở nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có chưa thống nhất về cấu trúc hành vi tiêu dùng xanh. Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự (2012) phân chia hành 7
  10. vi tiêu dùng xanh thành 6 hành vi nhỏ gồm: Hành vi tiết kiệm, Hành vi tái chế, Hành vi tái sử dụng, Hành vi sử dụng bao bì xanh, Hành vi xử lý rác xanh và Hành vi tuyên truyền xanh. Nghiên cứu của Ngô Thị Duyên và cộng sự (2018) đã tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu dùng xanh của các hộ gia đình ở Hà Nội theo 3 loại hành vi thành phần: hành vi sử dụng năng lượng, hành vi sử dụng nước, và hành vi xử lý chất thải sinh hoạt của hộ gia đình. Các nghiên cứu trong nước về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tập trung vào một số yếu tố đã được khám phá trong các nghiên cứu trên thế giới, như ý định, thái độ hướng tới tiêu dùng xanh, các yếu tố nhân khẩu học, chuẩn mực chủ quan. Bên cạnh đó, Các nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở Việt cũng khám phá nhiều yếu tố mang tính xã hội bao gồm: Hiệu ứng đám đông, ảnh hưởng từ chiêu thị xanh, ảnh hưởng từ giá cả, ảnh hưởng từ xã hội,… Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2018) đã chỉ ra hoạt động chiêu thị xanh có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, nguồn thông tin lại có tác động ngược chiều đến hành vi tiêu dùng xanh. Về giá cả sản phẩm, đây là yếu tố có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Theo hiểu biết thông thường của người tiêu dùng, các sản phẩm rẻ nhưng tính năng ưu việt sẽ gây ra sự nghi ngờ về chất lượng và độ bền của sản phẩm. Do đó, cần có sự song hành giữa giá trị và giá cả của sản phẩm xanh, từ đó tạo ra sự tin tưởng và dẫn đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng (Ha Nam Khanh Giao & Đinh Thị Kiều Nhung, 2018). 1.2. Đánh giá tổng quan Thông qua quá trình tổng quan các tài liệu nghiên cứu về tiêu dùng xanh, có thể nhận thấy một số khoảng trống trong nghiên cứu vấn đề này như sau: Về ý tưởng nghiên cứu tiêu dùng xanh: - Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về phần nội dung nghiên cứu cho thấy, nội dung NC về TDX rất phong phú, nghiên cứu từ nhận thức, ý định, hành vi đến các yếu tố ảnh hưởng đến TDX. Nổi trội trong đó là các nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhận thức, ý định, hành vi, cũng như mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến ý định cũng như hành vi TDX của người tiêu dùng. - Nhận thức về tiêu dùng xanh hoặc Nhận thức về môi trường chỉ được nhắc đến rất ít trong các nghiên cứu. - Nhiều nghiên cứu sử dụng Mô hình lý thuyết “Hành vi có kế hoạch” của Ajzen (1991), nhưng chỉ dừng lại ở việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi. - Nhiều yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh vẫn còn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu, chẳng hạn như các ảnh hưởng từ các yếu tố giới, 8
  11. tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, thường có sự khác biệt trong kết quả thu được. Về cơ sở lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu tiêu dùng xanh: - Lý thuyết được sử dụng trong NC TDX: Lý thuyết hành vi có kế hoạch và Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. - Phương pháp thu thập thông tin: Điều tra khảo sát tại các địa bàn, thu thập thông tin về thực trạng tiêu dùng xanh, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình TDX của người tiêu dùng. - Thang đo được sử dụng chủ yếu: Thang Likert (1-5 điểm) để đo lường các nhận định về TDX và các yếu tố ảnh hưởng (Trừ các yếu tố Nhân khẩu học). - Phương pháp phân tích chủ yếu: Thống kê mô tả, đo lường độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, so sánh trung bình, so sánh phương sai và hồi quy tuyến tính. Một số nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng những kỹ thuật phức tạp hơn để xử lý thông tin định lượng như Mô hình phương trình cấu trúc. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ 2.1. Những khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm tiêu dùng, tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh Tiêu dùng được nhà kinh tế học Adam Smith định nghĩa “là mục đích cuối cùng và duy nhất của mọi hoạt động sản xuất và phúc lợi của nhà sản xuất phải được quan tâm trong chừng mực cần thiết, để thúc đẩy lợi ích của người tiêu dùng”. Thuật ngữ TDX xuất hiện lần đầu vào những năm 1970 của thế kỷ XX, khi con người nhận ra rằng, mặc dù cách mạng công nghiệp đã cải thiện đời sống rất nhiều, nhưng đi kèm với đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như sử dụng quá nhiều năng lượng. Tiêu dùng xanh được hiểu một cách khái quát là thực hiện một chuỗi các hành vi gồm mua sản phẩm hoặc dịch vụ xanh và sử dụng xanh: tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế, sử dụng bao bì xanh, xử lý rác xanh nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường (Đàm Thị Ngọc Vân, 2020; Vũ et al., 2012a). Hành vi tiêu dùng xanh là các hành vi tiêu dùng hướng tới các lợi ích cho môi trường. Cụ thể, hành vi tiêu dùng xanh trong luận án này có thể được xem là các nhóm hành vi sau: Hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường; Hành vi tiết kiệm năng lượng; Hành vi bảo vệ môi trường, tái chế, tái sử dụng. Các hành vi tiêu dùng xanh cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm: 9
  12. Nhóm hành vi tiêu dùng xanh Hành vi cụ thể Hành vi mua sắm các sản phẩm thân Hành vi mua sắm sản phẩm có dán thiện với môi trường nhãn môi trường Hành vi tiết kiệm năng lượng, và tài - Tắt điện và các thiết bị sử dụng điện nguyên thiên nhiên không cần thiết - Sử dụng nước tiết kiệm - Đặt nhiệt độ điều hòa không khí hợp lý theo các mùa Hành vi bảo vệ môi trường, tái chế, - Mang theo túi, làn khi đi chợ/mua tái sử dụng sắm. - Giảm thiểu rác thải thực phẩm - Sử dụng phương tiện công cộng 2.1.2. Khái niệm nhận thức và nhận thức về tiêu dùng xanh Nhận thức là một nhóm những công cụ để một cá nhân lưu tâm và giải mã những thông tin về môi trường xung quanh họ (Gregory et al., 1995). Nhận thức về tiêu dùng xanh/tiêu dùng bền vững được định nghĩa là việc con người, thông qua quá trình nhận thức, lý giải và thấu hiểu các thông tin về tiêu dùng xanh thu được và áp dụng trong những trường hợp nhất định. Nhận thức của cá nhân về tiêu dùng xanh càng tốt thì họ càng dễ dàng cảm nhận được giá trị của các sản phẩm bền vững (Liang et al., 2022). Trong phần tổng quan tài liệu, có thể thấy, nhận thức về tiêu dùng xanh của người tiêu dùng được tổng hợp từ nhiều loại nhận thức, gồm: Nhận thức về sản phẩm xanh, Nhận thức về giá cả của sản phẩm xanh, Nhận thức về nhãn môi trường của sản phẩm, Nhận thức về các vấn đề môi trường, Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh của bản thân. Trong phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ thảo luận về khái niệm sản phẩm xanh, nhãn sinh thái, và các khái niệm khác liên quan đến việc làm rõ khái niệm Nhận thức về tiêu dùng xanh. 2.1.3. Khái niệm sản phẩm xanh Sản phẩm xanh, theo nghĩa hẹp, được xem là sản phẩm thân thiện với môi trường (Promotosh & Vladimir, 2011). Ở nghĩa rộng hơn, sản phẩm xanh là nhóm sản phẩm có thể tái chế hoặc có thành phần có thể tái chế được, từ đó, làm giảm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, cũng như sử dụng năng lượng có hiệu quả (đạt công suất làm việc tương tự như tiêu thụ ít năng lượng hơn những loại sản phẩm khác, giảm bao bì hoặc giảm thiểu các nguyên liệu độc hại (Zeynalova & Namazova, 2022). Trong nghiên cứu này, khái niệm sản phẩm xanh được tổng hợp từ một số khái niệm đã tìm hiểu phía trên, có thể nói ngắn gọn là: Sản phẩm xanh là những sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường, không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế được. Dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm xanh là các nhãn môi trường trên các sản phẩm đó. 10
  13. 2.1.4. Khái niệm nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là nhãn hiệu được dán trên các sản phẩm, dịch vụ hoặc trên các danh mục điện tử để giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng, nhanh chóng xác định những sản phẩm đó đáp ứng được với các tiêu chí hiệu suất môi trường cụ thể (Global Ecolabelling network, 2022). Ở Việt Nam hiện tại có 2 hệ thống nhãn dán gồm Nhãn Xanh Việt Nam và Nhãn năng lượng. Ngoài các nhãn môi trường dành cho các sản phẩm công nghệ, trong những năm gần đây, thực phẩm đã bắt đầu được dán nhãn môi trường 2.1.5. Nhận thức về các vấn đề môi trường Nhận thức về các vấn đề môi trường có thể được phân loại làm 2 thành phần chính gồm: Nhận thức về môi trường và Hiểu biết về các vấn đề môi trường. Nhận thức về các vấn đề môi trường trong nghiên cứu này thể hiện ở những lo ngại của người tham gia nghiên cứu với các vấn đề về môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe của con người trong giai đoạn hiện nay. 2.1.6. Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, hay còn gọi là “Nhận thức kiểm soát hành vi” bao gồm nhận thức của một người về khả năng của bản thân và ý thức kiểm soát được tình huống, và được định nghĩa là sự kết hợp giữa khả năng kiểm soát và sự tự tin vào năng lực của bản thân (Ham et al., 2015). Trong nghiên cứu này, Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng là sự tự nhận thức bản thân của người tiêu dùng trong việc thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh. 2.2. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh 2.2.1. Lý thuyết Hành động xã hội của Max Weber và Vilfredo Pareto Lý thuyết hành động xã hội có thể được áp dụng trong nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng lên những hành vi tiêu dùng xanh. Hành vi tiêu dùng xanh rõ ràng là một hành động xã hội, bởi ngay bản thân hành vi tiêu dùng cũng là một hành động xã hội, khi chủ thể của hành động đó nhất định sẽ hướng tới hành vi của người khác (như hành vi mua sắm hàng hóa, người mua hàng phải tương tác với người bán hàng ; khi sử dụng hàng hóa đó, người sử dụng sẽ tương tác với những người khác, có thể không sử dụng hoặc có sử dụng). Hành vi tiêu dùng xanh cũng có thể được coi là một hành động duy lý – công cụ. Một số người thực hiện hành vi tiêu dùng xanh bởi hiệu quả trong việc giảm thiểu các chi phí bên ngoài những chi phí cơ bản của một người, 11
  14. hoặc lựa chọn những hàng hóa có hiệu quả giá trị cao hơn như sản phẩm xanh (Hwang et al., 2016; Liu et al., 2019). Đồng thời, hành vi tiêu dùng xanh cũng được coi là một hành vi duy lý – giá trị khi một số nhà nghiên cứu bắt đầu đề cao những giá trị về mặt đạo đức, hay tính vị tha của hành vi tiêu dùng xanh (Bian, 2020; Li, 2020; Nyborg et al., 2006; Sachdeva et al., 2015). Hành vi tiêu dùng xanh cũng có thể trở thành hành vi truyền thống, nếu như được phổ biến và thực hiện trong một thời gian dài, từ năm này sang năm khác, hay từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua những rằng buộc về mặt kinh tế, hay về mặt giá trị đạo đức, tinh thần của những hành vi đó. 2.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng Ở cấp độ cá nhân, lý thuyết hành vi người tiêu dùng nghiên cứu về cách các cá nhân lựa chọn, nhận, sử dụng và thải bỏ những hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng, trải nghiệm nằm trong nhu cầu của họ, cũng như những tác động mà các hành vi này gây ra cho người tiêu dùng và xã hội. Nghiên cứu của Roy và Datta (2022) đã tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng bao gồm: Yếu tố cá nhân, Yếu tố xã hội, Yếu tố văn hóa, và Yếu tố cảm xúc. 2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh từ tiếp cận kết hợp định lượng và định tính. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập số liệu qua khảo sát sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp. Mẫu nghiên cứu sẽ là người tiêu dùng đang sinh sống trên địa bàn các quận nội thành ở Hà Nội. Theo công thức tính mẫu, kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 399 người tiêu dùng. Số lượng phiếu điều tra đã phát ra là 416 phiếu, số lượng phiếu thu về đủ chất lượng là 393 phiếu, gần đúng so với khối lượng mẫu đã được tính toán. Việc thu thập thông tin định lượng được thực hiện vào tháng 9 – 10/2022, thông qua một bảng hỏi cấu trúc về tiêu dùng xanh. Đối tượng được phát bảng hỏi là cư dân 12 quận nội thành Hà Nội, độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, đa dạng ngành nghề và trình độ học vấn, đồng thời cũng cân bằng về mặt giới tính. Sau khi đã thu thập được các thông tin định lượng thông qua bảng hỏi, nghiên cứu đã tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18. Các dữ liệu định tính sẽ được phân tích bằng phương pháp tóm tắt, tổng hợp theo vấn đề. 2.3.1. Khung phân tích 12
  15. Hình 2- 1: Khung phân tích 2.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội nhận thức như thế nào về tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh? - Hành vi tiêu dùng xanh đã được cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội thực hiện như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội và ảnh hưởng như thế nào? 2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu * Nhóm giả thuyết về Nhận thức sản phẩm xanh và Nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh: - Nhận thức về sản phẩm xanh và Nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh nhận ảnh hưởng từ các đặc điểm nhân khẩu học như Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập,… - Mức độ tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng, Mức độ tiếp cận các chương trình Bảo vệ môi trường có ảnh hưởng đến Nhận thức của NTD về sản phẩm xanh và về hành vi tiêu dùng xanh. * Nhóm giả thuyết về Hành vi tiêu dùng xanh - Các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân) có ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội. - Nhận thức về sản phẩm xanh, Nhận thức về nhãn môi trường, Nhận thức về các vấn đề môi trường; Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi TDX của bản thân có ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng xanh. 13
  16. - Tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội. 2.3.4. Thang đo a. Biến phụ thuộc: Hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Hà Nội được xác định thông qua câu hỏi “Anh chị đã thực hiện những hành vi sau đây như thế nào trong vòng 12 tháng qua?”. Các hành vi được liệt kê và các phương án để người trả lời (NTL) lựa chọn, với 0 tương ứng với Không thực hiện hành vi và 3 điểm là Thường xuyên thực hiện hành vi. Sau đó, luận án tiếp tục nhóm các hành vi lại để có 3 nhóm hành vi chính gồm: 1) Hành vi mua sắm sản phẩm có nhãn môi trường; 2) Hành vi tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; 3) Hành vi sử dụng xanh (sử dụng phương tiện công cộng, tái sử dụng, tái chế). Trong đó, Nhóm 1 gồm 1 biến số là Mua sắm sản phẩm có dán nhãn Môi trường. Nhóm 2 gồm 3 biến số thành phần gồm: Tắt điện và các thiết bị điện không cần thiết; Tiết kiệm nước; và Đặt điều hòa ở chế độ hợp lý theo mùa. Nhóm 3 gồm 3 biến số: Sử dụng phương tiện công cộng, Mang túi, hộp khi đi chợ; Giảm thiểu rác thải thực phẩm. b. Biến độc lập: Các biến độc lập của luận án được nhóm lại thành 3 nhóm chính. Nhóm 1 gồm các biến nhân khẩu học, Nhóm 2 gồm các biến số liên quan đến Nhận thức và Nhóm 3 liên quan đến truyền thông đại chúng và các chương trình xanh. Việc xây dựng biến độc lập được thực hiện đối với Nhóm biến thứ 2 và thứ 3. 2.4. Cơ sở thực tiễn – Kinh nghiệm thực hiện tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam 2.4.1. Tiêu dùng xanh ở Hàn Quốc Hàn Quốc đã xây dựng 5 kế hoạch quốc gia để thúc đẩy chính sách tiêu dùng bền vững. Từ năm 2011 đến năm 2013, đã có một số chính sách được ban hành, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân của Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Hàn Quốc cũng có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Mặc dù đã được phổ biến, những hành vi tiêu dùng xanh, tiêu dùng thân thiện với môi trường cũng chưa hẳn đã được nhiều người biết đến. Trong những người tiêu dùng, những người tiêu dùng các sản phẩm có dán nhãn xanh, và tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường, hữu cơ, và tự nhiên đang trở thành một nhóm rất mới. Họ quan tâm đến mộ trường nhiều hơn, và thường là giới trẻ. Từ đó, mua sắm sản phẩm đã qua sử dụng, hoặc trao đổi hàng hóa trên Internet đã trở nên phổ biến hơn. Nền kinh tế chia sẻ đang được phát triển ở Hàn Quốc. 14
  17. 2.4.2. Tiêu dùng xanh ở Nhật Bản Chuyển đổi sang tiêu dùng xanh ở Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1980. Vào năm 1989, Chương trình nhãn Sinh thái là chương trình khởi động cho các chương trình dán nhãn môi trường. Năm 1994, chính quyền địa phương bắt đầu thúc đẩy các thể chế tiêu dùng xanh của riêng mình. Không có nhiều nghiên cứu nói về tiêu dùng xanh ở cấp độ cá nhân ở Nhật Bản, nhưng một nghiên cứu về mối liên hệ giữa người tiêu dùng Nhật Bản và khái niệm bền vững đã chia người tiêu dùng của quốc gia này thành 5 nhóm chính, tương ứng với 5 cấp độ tiêu dùng liên quan đến bền vững: Liên hệ tiêu cực, Liên hệ thấp, Liên hệ nhẹ, Liên hệ tương đối, Liên hệ cao. Hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng của giới tính, tuổi, thời gian, thu nhập. 2.4.3. Tiêu dùng xanh ở Trung Quốc Các chính sách tiêu dùng ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1994. Năm 2017, Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp được đưa ra để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mặc dù chậm hơn những quốc gia đã phát triển, xã hội Trung Quốc đã trải qua quá trình chuyển đổi theo hệ thống và toàn diện, thông qua các biện pháp chính sách khác nhau, có sự tham gia của doanh nghiệp và người dân. Báo cáo của Đại học Renmin cho thấy, hơn 70% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn đến dưới 10%. Các thói quen tiêu dùng bền vững đang dần được người tiêu dùng Trung Quốc hình thành. Ba thói quen thường xuyên nhất đó là tái chế rác thải (như các loại chai nhựa, túi ..), đứng thứ hai là sử dụng phương tiện công cộng và giảm sử dụng ô tô cá nhân, đứng thứ ba là kiểm soát nhiệt độ của điều hòa. 2.4.4. Bài học cho Việt Nam Từ kinh nghiệm nghiên cứu về tiêu dùng xanh, cũng như kinh nghiệm thực hiện tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra được các bài học cho Việt Nam như sau: - Về xây dựng và hoạch định chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh Ở Việt Nam hiện nay thiếu chính sách thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh trong dân cư. Trước hết, trong quá trình hoạch định chính sách, tìm hiểu bối cảnh thực tế là một việc rất quan trọng. Sau khi xác định được tình hình thực tế của việc thực hiện tiêu dùng xanh ở Việt Nam, những nhà hoạch định chính sách cần phải xác định được những công cụ tốt nhất để có thể thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh ở Việt Nam. 15
  18. - Về nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng Công cụ truyền thông đại chúng là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh và đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Mạng xã hội đã được chứng minh có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân Trung Quốc (Sun & Xing, 2022; Wang & Li, 2022). Tuy nhiên cần chú ý đến nội dung của thông điệp cần được truyền tải trên truyền thông đại chúng phải đúng, chính xác. - Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và tiêu dùng xanh Các nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở Nhật Bản cho thấy, những cá nhân có mối liên hệ, có hiểu biết về phát triển bền vững, và tiêu dùng xanh có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh cao hơn những người khác. Do đó, bài học trong thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Việt Nam được rút ra là: các kiến thức về phát triển bền vững, về tiêu dùng xanh hoặc về môi trường cần được phổ biến nhiều hơn trong nhà trường, trên truyền thông đại chúng, hoặc thông qua các nhóm ngành nghề, nhóm xã hội khác. 2.5. Khái quát địa bàn và mẫu nghiên cứu Bảng 3- 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 196 49,9 Nữ 197 50,1 Tổng 393 100,0 Tuổi Dưới 25 tuổi 80 20,4 Từ 25 đến 35 tuổi 83 21,1 Từ 36 đến 45 tuổi 119 30,3 Từ 46 đến 55 tuổi 81 20,6 Trên 55 tuổi 30 7,6 Tổng 393 100,0 Trình độ học vấn Không biết chữ và Tiểu học (Cấp 1) 19 4,8 THCS (Cấp 2) 39 9,9 THPT (Cấp 3) 123 31.3 Trung cấp, CĐ, Đại học 137 34,9 Sau đại học 75 19,1 Tổng 393 100,0 Tổng mẫu nghiên cứu là 393 người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tỉ lệ nam và nữ trong mẫu nghiên cứu khá tương đồng. 16
  19. Về độ tuổi, nhóm 36-45 tuổi chiếm tỉ lệ nhỉnh hơn các nhóm còn lại. Đa số người tham gia đã kết hôn, có trình độ học vấn từ cấp 3 và đại học trở lên. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ TIÊU DÙNG XANH 3.1. Nhận thức của cư dân đô thị Hà Nội về tiêu dùng xanh Nhận thức về tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Hà Nội trong nghiên cứu này sẽ được thể hiện ở một số khía cạnh sau: Hiểu biết về sản phẩm xanh và Hiểu biết về các loại nhãn môi trường; Nhận thức về các hành vi tiêu dùng xanh; và Quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường. 3.1.1. Nhận thức của người trả lời về khái niệm sản phẩm xanh Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 18,6% số người không biết hoặc không có lựa chọn phù hợp cho các phương án về khái niệm sản phẩm xanh. 35,9% số người trả lời biết một phần về khái niệm sản phẩm xanh, và có 45,5% số NTL biết rõ về khái niệm sản phẩm xanh. 3.1.2. Nhận thức về nhãn môi trường của người tiêu dùng Có khoảng 10% tổng số người trả lời cho rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy một nhãn môi trường nào trên bao bì hay sản phẩm. Phần lớn người trả lời nhận ra được Nhãn năng lượng so sánh (75,1%), còn với những nhãn môi trường khác, tỷ lệ người trả lời nhận biết được đều dưới 50%. Trong tổng số những người tham gia khảo sát, có 9,4% người không biết nhãn môi trường nào; 73,8% NTL biết từ 1 đến 3 loại nhãn môi trường và 16,8% NTL biết từ 4 đến 5 loại nhãn môi trường. Trong khi các nhóm Dưới 25 tuổi, từ 25 đến 35 tuổi và từ 36 đến 45 tuổi có tỷ lệ không biết nhãn môi trường nào tương đối thấp (5,0%; 3,6% và 9,2%), thì nhóm từ 46 đến 55 tuổi và nhóm Trên 55 tuổi có tỷ lệ không biết nhãn môi trường cao hơn (14,8% và 23,3%). Các nhóm nghề nghiệp như Kinh doanh buôn bán, Lao động tự do, Hưu trí, nội trợ lại có tỷ lệ Không biết nhãn môi trường nào cao hơn các nhóm khác (13,4%, 17,4% và 13,2%). Có tỷ lệ rất ít những người làm các công việc thuộc nhóm Kinh doanh buôn bán, Lao động tự do, Hưu trí, nội trợ có thể nhận biết được từ 4 đến 5 loại nhãn môi trường. 3.1.3. Nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh Bảng 3.1: Nhận biết các hành vi tiêu dùng xanh của NTL (%) Số lượng Tỷ lệ /100 Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm năng 352 87,0 lượng, tiết kiệm điện Tiết kiệm nước 288 73,3 Sử dụng túi vải, hộp mang từ nhà đi để mua hàng 296 75,3 17
  20. Phân loại rác thải, đổ rác đúng nơi quy định 335 85,2 Sử dụng phương tiện công cộng, đi bộ hoặc đi xe 267 67,9 đạp Mua sản phẩm có dán nhãn môi trường/nhãn sinh 168 42,7 thái Sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã 11 2,8 Mua sắm online, nhận hàng hóa tại nhà 31 7,9 Những hành vi được nhiều người lựa chọn là hành vi tiêu dùng xanh nhất bao gồm “Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện”; và hành vi “Phân loại rác thải, đổ rác đúng nơi quy định”. Các hành vi như “Tiết kiệm nước”, “Sử dụng túi vải, hộp mang từ nhà đi để mua hàng” hay “Sử dụng phương tiện công cộng” cũng được phần lớn NTL lựa chọn với tỷ lệ tương ứng là 73,3%, 75,3% và 67,9%. Hành vi “Mua sắm sản phẩm có dán nhãn môi trường/nhãn sinh thái” cũng là một trong số những hành vi tiêu dùng xanh đã được định nghĩa, nhưng khi được đưa ra để NTL lựa chọn, thì chỉ có 42,7% số NTL lựa chọn đây là hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, NTD bước đầu có nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh: “Theo chị hiểu, tiêu dùng xanh là dùng đồ thân thiện với môi trường như sử dụng ống hút làm bằng cỏ, giấy, đồ dùng bằng năng lượng mặt trời… hoặc có hành vi thân thiện với môi trường như dùng đồ thủy tinh, hạn chế dùng màng bọc ni lông, túi ni lông, không dùng đồ nhựa. Còn về nhãn dán năng lượng thì chị không rõ” (chị T., nữ, 47 tuổi). Kết quả phỏng vấn sâu kết hợp với phân tích số liệu khảo sát cho thấy cư dân đô thị có thể dễ dàng liệt kê các hành vi sử dụng sản phẩm xanh, hành vi tiết kiệm năng lượng, hành vi xử lý rác cũng như tái chế, tái sử dụng, nhưng đối với hành vi mua sắm các sản phẩm có dán nhãn môi trường lại chưa thực sự để ý đến. 3.1.4. Nhận thức về các vấn đề môi trường Phần lớn những người tham gia vào nghiên cứu đều có nhận thức tương đối cao về các vấn đề môi trường đang hiện hữu xung quanh họ. Những người thuộc nhóm có thu nhập từ 15 triệu trở lên có điểm trung bình Nhận thức về MT cao hơn các nhóm khác. Nhóm công chức/viên chức Nhà nước có mức độ nhận thức về môi trường cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm nhân viên công ty tư nhân, Kinh doanh buôn bán và Lao động tự do. 3.2. Mô hình hồi quy logistic: Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến Hiểu biết về SPX của NTL Bảng 3.2: Mô hình hồi quy logistic về Hiểu biết về sản phẩm xanh Hệ số Hồi quy Sig. Giới tính (Nam = 1) ,529 ,122 Tuổi NTL -,018 ,242 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2