ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
----- -----<br />
<br />
TRẦN THỊ THU HIỀN<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA<br />
SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG<br />
HIỆN NAY<br />
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA<br />
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC<br />
<br />
Mã ngành: 60 31 30<br />
<br />
1<br />
<br />
Hà Nội - 2009<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................... 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................ 4<br />
2. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................... 7<br />
2.1. Ý nghĩa khoa học: ........................................................ 7<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................ 7<br />
3. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................... 7<br />
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thẻ, phạm vi nghiên cứu: ..................... 8<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................... 8<br />
4.2. Khách thể nghiên cứu: .................................................. 8<br />
4.3. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................... 8<br />
5. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 8<br />
6. Giả thuyết nghiên cứu: ....................................................................10<br />
7. Khung lý thuyết: .............................................................................11<br />
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH ..................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Error! Bookmark not defin<br />
<br />
1.1. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu:Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.1.Thuyết hành động xã hội.. Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.2. Thuyết tương tác biểu trưng:Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.3. Thuyết xã hội hóa: ......... Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.4. Lý thuyết về giới và lao độngError! Bookmark not defined.<br />
1.1.5. Mạng lưới xã hội ........... Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.6. Thuyết gán nhãn............ Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.2. Các khái niệm ................................ Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.1 Khái niêm sinh viên: ....... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.2. Khái niệm nhận thức: ..... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.3. Khái niệm định hướng .... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.4 Khái niệm định hướng giá trị:Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.5. Khái niệm nơi làm việc:.. Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.6 Khái niệm thị trường ....... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
1.3. Tổng Quan vấn đề nghiên cứu và Địa bàn nghiên cứuError! Bookmark not de<br />
1.3.1. Tổng Quan vấn đề nghiên cứuError! Bookmark not defined.<br />
1.3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứuError! Bookmark not defined.<br />
CHƢƠNG II: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................30<br />
<br />
2.1. Định hướng việc làm của sinh viên . Error! Bookmark not defined.<br />
2.2 Những yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp của sinh viên<br />
2.1.1. Tác động của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của<br />
sinh viên: ............................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.2. Tác động của Nhà trường đến định hướng nghề nghiệp<br />
của sinh viên: ........................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.3. Định hướng về nơi làm việc của sinh viên:Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.4. Định hướng về Thu nhập sau khi ra trường của sinh viênError! Bookmark not d<br />
2.5. Định hướng về khu vực làm việc của sinh viênError! Bookmark not defined.<br />
2.6. Một số nguyên nhân dẫn tới định hướng nghề nghiệp của sinh<br />
viên sau khi ra trường hiện nay.............. Error! Bookmark not defined.<br />
2.7. Một số dự báo về định hướng việc làm của sinh viên trong những<br />
năm tới................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3<br />
<br />
3.1. Kết luận:........................................ Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Khuyến nghị: ................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Việt nam sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do<br />
Đảng và nhà nước lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong sự<br />
tăng trưởng kinh tế hội nhập với thế giới tiếp cận nền kinh tế tri thức đã<br />
làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu mà<br />
nền kinh tế thị trường đem lại vẫn tồn tại tình trạng thất nghiệp của sinh<br />
viên sau khi tốt nghiệp. Điều này làm suy giảm sự tăng trưởng kinh tế của<br />
một đất nước và nảy sinh nhiều vấn đề mới bởi nền kinh tế thị trường<br />
không chỉ tác động trực tiếp đến sinh viên mà còn tác động đến nhận thức<br />
của các bậc cha mẹ. Việc định hướng cho con cái học cái gì, ra làm nghề<br />
gì, có trái với sở trường cũng như sự đam mê yêu thích của con cái họ hay<br />
không, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh<br />
viên trước khi ra trường.<br />
Hiện nay vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường là rất quan<br />
trọng và được cả xã hội quan tâm. Sinh viên là một nguồn lực lớn đóng góp<br />
cho sự phát triển tương lai của đất nước. Trong quá trình đào tạo đội ngũ<br />
này, Đảng và nhà nước không ngừng quan tâm thích đáng đến sự nghiệp<br />
giáo dục và đào tạo. Quan điểm của Đảng ta là đặt con người vào vị trí<br />
trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân<br />
tộc, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội,<br />
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Phát huy trí tuệ con người<br />
thông qua phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn lực, đuổi kịp<br />
trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sự<br />
4<br />
<br />
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong văn kiện Đại hội VIII đã nhấn<br />
mạnh “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, nhà nước cũng đã quan<br />
tâm xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng<br />
đội ngũ giáo viên có đủ tố chất về năng lực cũng như trình độ giảng dạy<br />
cho sinh viên.<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường đại học lớn nhất<br />
Việt Nam đồng thời là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên<br />
cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng<br />
cao, giữ vai trò nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học<br />
Quốc gia Hà nội luôn đưa ra những chiến lược nhằm đào tạo ra một nguồn<br />
nhân lực xuất sắc phục vụ cho yêu cầu chung của đất nước. Trong quá trình<br />
xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới Trường Đại học<br />
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị,<br />
có uy tín lớn ở trong nước và quốc tế. Trường Đại học Khoa học Xã hội và<br />
Nhân văn là trường dẫn đầu về thành tích đào tạo khoa học xã hội cơ bản,<br />
cung cấp cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cho các trường đại học, cao đẳng<br />
và các viện nghiên cứu trong cả nước. Với phương thức đào tạo từ niên chế<br />
sang học chế tín chỉ thể hiện quyết tâm thực hiện khâu đột phá trong lộ<br />
trình nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Nhà trường đã chú<br />
trọng mở rộng những ngành đào tạo đáp ứng cho nhu cầu xã hội và tăng<br />
cường liên kết, hợp tác với thị trường sử dụng lao động bằng việc ký kết<br />
hợp tác với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn<br />
khách sạn Accor của Pháp, Sunway của Malaixia… đồng thời đẩy mạnh<br />
hoạt động hướng nghiệp trong học sinh trung học phổ thông và trong sinh<br />
viên. Bên cạnh đó Nhà trường không ngừng bổ sung số lượng giảng viên<br />
và bồi dưỡng chất lượng giảng viên nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ khoa<br />
học đầu đàn, đầu ngành của trường.<br />
<br />
5<br />
<br />