intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Vành các hàm số học và các tính chất liên quan

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

144
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn này tôi sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản của vành các hàm số học, nêu vài hàm số học tiêu biểu,quan trọng, cũng như các tính chất liên quan và ứng dụng của các hàm số được nêu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Vành các hàm số học và các tính chất liên quan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TR N NG C VINH<br /> <br /> VÀNH CÁC HÀM S<br /> <br /> H C<br /> <br /> VÀ CÁC TÍNH CH T LIÊN QUAN<br /> <br /> Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP<br /> Mã số: 60 46 01 13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> GS.TSKH. NGUYỄN VĂN MẬU<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. NGUYỄN VĂN MẬU<br /> <br /> Ph n bi n 1: TS. Lê Văn Dũng<br /> Ph n bi n 2: TS. Tr nh Đào Chi n<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13<br /> tháng 8 năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong những năm gần đây,công nghệ thông tin đang phát<br /> triển mạnh mẽ như vũ bão, các thành tựu của số học được ứng<br /> dụng trực tiếp vào các vấn đề trực tiếp của đời sống như kinh tế,<br /> xã hội,thông tin mật mã, kĩ thuật máy tính. Do đó nghiên cứu<br /> phát triển và ứng dụng số học là một bước đi quan trọng của toán<br /> học.<br /> Nhắc tới số học ta không thể bỏ qua vai trò cực kì quan<br /> trọng của các hàm số học,kể cả trong lý thuyết và trong ứng dụng<br /> thực tiễn. Đây là một vấn đề cổ điển nhưng được khai thác và đề<br /> cập rất nhiều từ các cuộc thi học sinh giỏi cho đến các nghiên cứu<br /> bậc cao. Dưới sự hướng dẫn và định hướng của GS.TSKH Nguyễn<br /> Văn Mậu, tôi chọn đề tài “Vành các hàm số học và các tính chất<br /> liên quan” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trong luận văn này tôi sẽ trình bày những lý thuyết cơ bản<br /> của vành các hàm số học,nêu vài hàm số học tiểu biểu,quan trọng,<br /> cũng như các tính chất liên quan và ứng dụng của các hàm số<br /> được nêu.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: vành các hàm số học, một số hàm số<br /> học tiểu biểu,quan trọng, cũng như các tính chất liên quan và ứng<br /> dụng của các hàm số được nêu.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu: kiến thức cơ bản về vành các hàm số<br /> học, một số tính chất liên quan và bài tập trong tài liệu tham<br /> khảo mà GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu giới thiệu.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Tìm đọc, phân tích một số tài liệu về vành các hàm số học<br /> và các tính chất liên quan.<br /> Làm rõ các chứng minh trong tài liệu, hệ thống kiến thức<br /> nghiên cứu.<br /> 5. Bố cục đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành<br /> ba chương đề cập đến các vấn đề sau đây:<br /> Chương 1 Trình bày một số kiến thức cơ bản của đại số và<br /> số học.<br /> Chương 2 Trình bày một số hàm số số học cơ bản.<br /> Chương 3 Trình bày một số áp dụng của các hàm số trên.<br /> Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TSKH. NGUYỄN<br /> VĂN MẬU, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu<br /> và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa<br /> Toán, trường ĐHSP Đà Nẵng-ĐH Đà Nẵng và bạn bè đồng nghiệp<br /> đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> <br /> MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN<br /> CỦA ĐẠI SỐ VÀ SỐ HỌC<br /> 1.1. VÀNH, IDEAN, MIỀN NGUYÊN<br /> - Một cấu trúc đại số (X, .) với (.) là phép toán trong trên<br /> X có tính chất kết hợp được gọi là nửa nhóm. Một nửa nhóm có<br /> <br /> phần tử đơn vị được gọi là vị nhóm. Một nửa nhóm là giao hoán<br /> nếu phép toán trên nó có tính giao hoán.<br /> - Một vị nhóm (X, .) được gọi là một nhóm nếu mỗi phần<br /> tử của X đều tồn tại phần tử nghịch đảo. Hay nói cách khác cấu<br /> trúc đại số (X, .) dược gọi là một nhóm nếu:<br /> a) (x.y).z = x.(y.z) với mọi x, y, z ∈ X;<br /> b) Tồn tại phần tử e ∈ X sao cho e.x = x.e = x với mọi<br /> x∈X<br /> <br /> c) Với mọi x ∈ X tồn tại y ∈ X sao cho x.y = y.x = e<br /> Ví dụ 1.1.<br /> 1. Tập hợp các số hữu tỉ với phép cộng thông thường là một<br /> nhóm, tập hợp các số hữu tỉ khác 0 với phép nhân thông thường<br /> là một nhóm.<br /> 2. Tập hợp các số phức có modul bằng 1 với phép nhân<br /> thông thường là một nhóm, tập hợp gồm 2 số 1 và -1 với phép<br /> nhân là một nhóm.<br /> - Một nhóm chỉ gồm một phần tử được gọi là nhóm tầm<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1