intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm: Phương pháp phân tích mã nguồn và sinh dữ liệu kiểm thử cho các dự án C/C++

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

81
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung giải quyết các bài toán, và đề xuất kĩ thuật sinh dữ liệu kiểm thử đầu tiên dựa trên thông tin phân tích mã nguồn thay vì áp dụng kĩ thuật sinh ngẫu nhiên truyền thống trong kĩ thuật kiểm thử tự động định hướng. Để giảm thiểu số lượng bộ dữ liệu kiểm thử trong khi vẫn đạt độ phủ cao, thuật toán LDFS được đề xuất. Để chứng minh tính hiệu quả của phương pháp đề xuất, công cụ CFT4Cpp được xây dựng dựa trên phương pháp đề xuất và tiến hành so sánh với các phương pháp kiểm thử khác gồm KLEE, PathCrawler, CAUT, CREST.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm: Phương pháp phân tích mã nguồn và sinh dữ liệu kiểm thử cho các dự án C/C++

ĐẠI HỌC QUỐC<br /> 1 GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nguyễn Đức Anh<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÃ NGUỒN VÀ<br /> SINH DỮ LIỆU KIỂM THỬ CHO CÁC DỰ ÁN C/C++<br /> <br /> Ngành: Công nghệ thông tin<br /> Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm<br /> Mã số: 60480103<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ: KỸ THUẬT PHẦN MỀM<br /> <br /> Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Ngọc Hùng<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> 1<br /> Kiểm thử đơn vị là một trong những pha quan trọng nhất<br /> để đảm bảo chất lượng cao của phần mềm, đặc biệt các<br /> phần mềm nhúng. Hai phương pháp được sử dụng phổ<br /> biến gồm kiểm thử hộp đen (black-box testing) và kiểm<br /> thử hộp trắng (white-box testing). Kiểm thử hộp đen chỉ<br /> kiểm tra tính đúng đắn của đầu ra với đầu vào cho trước<br /> mà không quan tâm đến mã nguồn chương trình. Ngược<br /> lại, phương pháp kiểm thử hộp trắng đánh giá chất lượng<br /> mã nguồn bằng cách sử dụng các kĩ thuật phân tích mã<br /> nguồn. Tuy nhiên, bởi vì kiểm thử hộp trắng đi sâu vào<br /> phân tích mã nguồn nên kĩ thuật này cho phép phát hiện<br /> được các lỗi tiềm ẩn mà kiểm thử hộp đen không phát<br /> hiện được. Tuy nhiên, chi phí kiểm thử hộp trắng lớn hơn<br /> rất nhiều so với kiểm thử hộp đen. Đặc biệt, trong các dự<br /> án công nghiệp, chi phí kiểm thử hộp trắng có thể chiếm<br /> hơn 50% tổng chi phí phát triển phần mềm. Nguyên nhân<br /> của tình trạng này là do số lượng hàm cần kiểm thử lên<br /> tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn hàm. Kết quả<br /> là chi phí để kiểm thử hết những hàm này khá lớn, ảnh<br /> hưởng khá nhiều đến tốc độ phát triển dự án. Vì thế, quá<br /> trình kiểm thử hộp trắng cần được tự động hóa để giải<br /> quyết bài toán về chi phí.<br /> Hai hướng chính trong kiểm thử đơn vị theo phương<br /> pháp kiểm thử hộp trắng gồm phát hiện lỗi và tối đa hóa<br /> độ phủ. Cho một hàm cần kiểm thử hộp trắng, hàm này<br /> <br /> 2<br /> có thể có lỗi tiềm ẩn rất khó phát hiện. Yêu cầu chính là<br /> sinh tập ca kiểm thử để kiểm tra chất lượng hàm này.<br /> Theo hướng đầu tiên, tập ca kiểm thử này có thể chỉ gây<br /> lỗi như lỗi chia cho 0, lỗi tràn bộ nhớ. Hướng thứ hai yêu<br /> cầu sinh tập ca kiểm thử sao cho số lượng nhánh, câu<br /> lệnh, hoặc điều kiện con được thực thi lớn nhất. Khái<br /> niệm độ phủ liên quan đến chất lượng ca kiểm thử theo<br /> hướng tối đa hóa độ phủ. Độ phủ càng lớn đồng nghĩa<br /> với chất lượng ca kiểm thử càng tốt. Ví dụ, nếu hàm cần<br /> kiểm thử có 10 nhánh mà chỉ có 9 nhánh được đi qua bởi<br /> tập 3 ca kiểm thử thì độ phủ đạt được bằng 90%. Điều đó<br /> có nghĩa là trong hàm này có một nhánh thừa cần được<br /> phát hiện, hoặc có thể hàm này có lỗi tiềm ẩn nào đó mà<br /> kiểm thử hộp đen không phát hiện ra. Các công cụ kiểm<br /> thử tiêu biểu theo hướng này có thể kể đến PathCrawler,<br /> CAUT, CUTE, CREST. Đối với bài toán sinh tập ca<br /> kiểm thử để đạt độ phủ tối đa, hai phương pháp kiểm thử<br /> hộp trắng được sử dụng phổ biến gồm kiểm thử tĩnh<br /> (static tesing) và kiểm thử động (DSE - dynamic<br /> symbolic execution). Tư tưởng chính của phương pháp<br /> kiểm thử theo hướng tĩnh là sinh ca kiểm thử bằng phân<br /> tích mã nguồn. Theo như phương pháp này, tất cả mọi cú<br /> pháp trong chương trình cần được hỗ trợ phân tích đầy<br /> đủ. Tốc độ là một trong những ưu điểm chính của<br /> phương pháp kiểm thử theo hướng tĩnh bởi kĩ thuật này<br /> không yêu cầu thực thi chương trình như kĩ thuật DSE.<br /> <br /> 3<br /> Tuy nhiên, phương pháp này khó áp dụng cho các dự án<br /> công nghiệp bởi vì rất khó để hỗ trợ tất cả mọi cú pháp<br /> có thể của ngôn ngữ C/C++. Trái ngược với phương pháp<br /> kiểm thử tĩnh, phương pháp kiểm thử DSE không yêu<br /> cầu phải phân tích mọi cú pháp của chương trình để sinh<br /> ca kiểm thử. Để giảm chi phí phân tích mã nguồn mà vẫn<br /> đạt độ phủ tối đa, phương pháp kiểm thử DSE kết hợp<br /> quá trình phân tích cú pháp chương trình với trình biên<br /> dịch KLEE, PathCrawler, DART, CAUT, CREST. Bởi<br /> thế, phương pháp kiểm thử DSE dễ dàng đạt được độ phủ<br /> cao với nỗ lực phân tích chương trình nhỏ hơn so với<br /> phương pháp kiểm thử theo hướng tĩnh.<br /> Phương pháp kiểm thử theo hướng động gồm hai kĩ thuật<br /> kiểm thử được sử dụng phổ biến gồm kĩ thuật EGT<br /> (execution generated testing) và kĩ thuật concolic. Kĩ<br /> thuật EGT được áp dụng trong công cụ sinh ca kiểm thử<br /> tự động nổi tiếng KLEE (2008) – một công cụ được đánh<br /> giá cao bởi tính hiệu quả của nó. Tư tưởng chính của kĩ<br /> thuật EGT là vừa biên dịch và chạy chương trình vừa<br /> sinh ca kiểm thử trực tiếp. Chẳng hạn, khi trình biên dịch<br /> gặp một điều kiện, ca kiểm thử tương ứng nhánh đúng và<br /> nhánh sai của điều kiện này được sinh ra. Tại đây, với<br /> mỗi ca kiểm thử, một tiến trình mới được tạo ra sẽ phân<br /> tích chương trình theo nhánh đúng/sai đó. Quá trình sinh<br /> ca kiểm thử chỉ dừng khi một trong ba điều kiện sau thỏa<br /> <br /> 4<br /> mãn (1) đạt độ phủ tối đa (2) không còn nhánh đúng/sai<br /> nào để phân tích tiếp, (3) đạt đến giới hạn thời gian cho<br /> phép. Nhược điểm chính của kĩ thuật EGT là hiệu suất<br /> thấp khi kiểm thử hàm chứa vòng lặp có số lần lặp lớn,<br /> hoặc chứa lời gọi đệ quy. Khi đó, số tiến trình được tạo<br /> ra có thể từ hàng nghìn tới hàng chục nghìn. Kĩ thuật này<br /> thể hiện tính hiệu quả khi tìm các lỗi tiềm ẩn trong<br /> chương trình bởi vì EGT xem xét mọi trường hợp có thể<br /> xảy ra. Tuy nhiên, kĩ thuật EGT không phù hợp với bài<br /> toán sinh ca kiểm thử đạt độ phủ tối đa bởi vì chúng ta<br /> không cần xem xét hết mọi trường hợp khi sinh ca kiểm<br /> thử. Kĩ thuật hay được sử dụng kế tiếp gọi là concolic<br /> được đề xuất vào năm 2005 và cài đặt lần đầu tiên trong<br /> công cụ DART. Sau này, kĩ thuật concolic liên tục được<br /> cải tiến trong các công cụ PathCrawler, CUTE, CAUT,<br /> CREST. Trong phương pháp này, ca kiểm thử đầu tiên<br /> được sinh ngẫu nhiên, sau đó đẩy vào hàm cần kiểm thử<br /> để lấy danh sách các câu lệnh đi qua. Với một ca kiểm<br /> thử, tập các ca kiểm thử này gọi là một đường thi hành.<br /> Ca kiểm thử kế tiếp được sinh ra dựa trên hai thông tin<br /> gồm (1) tiêu chí độ phủ (phủ câu lệnh/nhánh) (2) trạng<br /> thái của chương trình. Quá trình sinh ca kiểm thử kết<br /> thúc khi (1) độ phủ đạt được tối đa, hoặc (2) đạt đến giới<br /> hạn thời gian. Hiện tại, nhiều công trình nghiên cứu đưa<br /> ra nhiều chiến thuật chọn đường thi hành khác nhau để<br /> sinh ca kiểm thử kế tiếp càng tăng độ phủ càng tốt như<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2