Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu Cả Chát Lớn
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là về độ tin cậy và ứng dụng tính toán chỉ số độ tin cậy cho kết cấu dầm cầu Cả Chát Lớn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu Cả Chát Lớn
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------------- PHAN BÁ THUẬN NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHỈ SỐ ĐỘ TIN CẬY CHO DẦM CẦU CẢ CHÁT LỚN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Đà Nẵng - Năm 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VIỆT HẢI Phản biện 1 : PGS.TS NGUYỄN LAN Phản biện 2 : PGS.TS NGUYỄN THẾ DƯƠNG Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 21 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU I. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trong thiết kế dầm cầu, thực chất các tham số đặc trưng cho tính chất vật liệu, kích thước hình học, tải trọng, và các loại tải trọng khác tác động vào kết cấu dầm cầu là đại lượng ngẫu nhiên. Hiện nay, tiêu chuẩn thiết kế cầu TCN272-05 chỉ sử dụng giá trị danh định cho tính toán các tham số đó và nhân với hệ số tải trọng hoặc hệ số sức kháng (hệ số an toàn). Vì vậy, thiết kế và đánh giá công trình cầu, đặc biệt là dầm cầu theo độ tin cậy trở thành yêu câu quan trọng và cần thiết. Tính toán độ tin cậy của dầm cầu là một nội dung quan trọng khi kiểm định đánh giá một công trình cầu, nhằm dự đoán tuổi thọ còn lại của cây cầu làm cơ sở cho tổ chức khai thác cầu để đảm bảo an toàn kết cầu và phương tiện lưu thông qua cầu. Vì vậy cần nghiên cứ tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu, và ở đây cụ thể là dầm chữ I bê tông cốt thép ứng suất trước. II. Mục đích nghiên cứu Lý thuyết về độ tin cậy và ứng dụng tính toán chỉ số độ tin cậy cho kết cấu dầm cầu Cả Chát Lớn. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dầm cầu chữ I bê tông cốt thép ứng suất trước. Lý thuyết về độ tin cậy và ứng dụng tính toán chỉ số độ tin cậy cho kết cấu dầm I bê tông cốt thép ứng suất trước.
- IV. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết tính toán chỉ số độ tin cậy và sử dụng phần mềm Matlab để tính toán. V. Bố cục luận văn Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về phân tích độ tin cậy cho kết cấu cầu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết phân tích độ tin cậy. Chương 3: Tính toán chỉ số độ tin cậy cho dầm cầu Cả Chát Lớn Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CHO
- KẾT CẤU CẦU 1.1 Sự phát triển của phân tích độ tin cậy trong kết cấu cầu. 1.1.1 Tồng quan: Bất chấp những gì chúng ta thường nghĩ, các tham số của khả năng chịu tải trọng và khả năng mang tải của các cấu trúc phân tầng không phải là đại lượng xác định (tức là số lượng hoàn toàn được biết). Chúng là các biến ngẫu nhiên, và do đó độ an toàn tuyệt đối (hoặc không có xác suất thất bại) không thể đạt được. Do đó, các cấu trúc phải được thiết kế để phục vụ chức năng của chúng với xác suất thất bại hữu hạn. 1.1.2 Giới thiệu về độ tin cậy:. Phân tích độ tin cậy của dầm cầu bê tông dự ứng lực được sử dụng để ước tính khả năng thất bại của các phần tử này khi chịu các yêu cầu về các loại tải trọng và trạng thái giới hạn khác nhau. Các xác suất tính toán của sự thất bại được liên kết với chỉ số độ tin cậy, thường được sử dụng để thiết lập các định dạng mã để đạt được sự thống nhất an toàn nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sử dụng các phần cầu điển hình, thống kê và thông tin xác suất từ các nguồn khác, thay vì sử dụng các cầu hiện có và lấy thông tin xác suất từ thông tin thực địa hoặc các dự án cầu thực được chọn rõ ràng cho nghiên cứu độ tin cậy. 1.1.2 Sự phát triển của phân tích độ tin cậy trong kết cấu cầu. Trong “Lý thuyết độ tin cậy và dự báo tuổi thọ kết cấu của công trình xây dựng” của GS.TS Lê Xuân Huỳnh có đề cập sơ lược đến quá trình phát triển lý thuyết độ tin cậy trong quá trình tính toán kết cấu công trình: Có thể chia quá trình nghiên cứu thành hai giai đoạn:
- 1.Nghiên cứu cơ bản: Bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố tác động có bản chất ngẫu nhiên liên kết cấu công trình như động đất, gió bão, sóng…dẫn đến bài toán động lực học ngẫu nhiên (tính chất ngẫu nhiên ở tác động đầu vào). Nghiên cứu các yếu tố ngẫu nhiên bản thân kết cấu công trình như vật liệu, cấp phối, kích thước hình học, sơ đồ biến dạng,…dẫn đến việc nghiên cứu các toán tử ngẫu nhiên mô tả bản chất kết cấu công trình. Nghiên cứu xử lý các kết quả các bài toán trên (các phản ứng của kết cấu công trình) để đánh giá sự làm việc an toàn, mức độ rủi ro và dự báo tuổi thọ của kết cấu công trình. 2. Nghiên cứu ứng dụng: Vật dụng lý thuyết chung vào các lớp bài toán khác nhau của kết cấu công trình xây dựng đặc thù về hệ kết cấu và tác động của nguyên nhân bên ngoài. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ứng dụng, hình thành việc xây dựng qui phạm chuyên ngành. Đặc điểm của giai đoạn này là việc xử lý một khối lượng rất lớn thông tin trước và sau thời điểm xem xét đánh giá. Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy đặc biệt có ý nghĩa đối với những lĩnh vực mà các cấu kiện của công trình được chuẩn hoá và sản xuất hàng loạt theo qui mô công nghiệp, thời gian khai thác công trình không phải là vĩnh cửu. Ví dụ các panel, cột điện bê tông, ống cống, cột điện bằng thép, khung nhà công nghiệp tiền chế… 3. Trong những năm gần đây, xuất hiện các công trình nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng lý thuyết mờ trong xây dựng. 1.1.3 Một số công trình nghiên cứu ứng dụng chỉ số độ tin cậy 1.1.3.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan ở nước ngoài: 1.1.3.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan trong nước.
- Hiện nay ở nước ta, lý thuyết độ tin cậy thường được dùng rộng rãi trong việc tính toán đánh giá và xác định tải trọng cho phép qua cầu Nghiên cứu đánh giá và xác định tải trọng cho phép qua cầu trên cơ sở kết quả kiểm định cầu trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Lan. + Luận án đã làm rõ các mối quan hệ giữa giá trị tải trọng khai thác với độ tin cậy; giữa cường độ tải trọng khai thác và lưu lượng xe đến tuổi thọ còn lại của cầu làm cơ sở lựa chọn cắm biển báo phù hợp với độ tin cậy lựa chọn cũng như tuổi thọ còn lại dự kiến của công trình cầu. + Ngoài ra, đã xây dựng được chương trình Matlab tính mối liên hệ giữa hiệu ứng tải trọng cắm biển và chỉ sô độ tin cậy của cầu. 1.2 Tổng quan về thiết kế kết cấu dầm cầu chữ I BTCT ứng suất trước. 1.2.1 Quan điểm chung về thiết kế: Trong thiết kế các kỹ sư phải kiểm tra độ an toàn và ổn định của phương án khả thi đã được chọn. Để đảm bảo độ an toàn của một công trình thì: Sức kháng của vật liệu ≥ Hiệu ứng của tải trọng Mục tiêu thiết kế là không vượt qua trạng thái giới hạn. Tuy nhiên đó không phải là mục đích duy nhất, mà ta cần xét đến các yếu tố quan trọng khác như là chức năng, tính mỹ quan của công trình, tác động đến yếu tố môi trường và kinh tế. Từ những mục tiêu trên thì tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 được áp dụng cho công việc thiết kế và là cơ sở đánh giá các trạng thái giới hạn. 1.2.2. Sự phát triển của quá trình thiết kế: 1.2.2.1.Thiết kế theo ứng suất cho phép:
- Phương pháp này có những khuyết điểm sau: + Quan niệm về độ bền dựa trên tính đàn hồi của vật liệu đẳng hướng, đồng nhất + Hệ số an toàn chỉ áp dụng cho cường độ, tải trọng được coi như cố định + Việc lựa chọn hệ số an toàn còn dựa trên sự phỏng đoán, ý kiến khách quan của một vài cá nhân, không có cơ sở tin cậy về xác suất hư hỏng. -Để khắc phục những khuyết điểm trên: + Thay đổi về độ bền dựa trên tính đàn hồi, phải xét tới cường độ giới hạn của vật liệu + Hệ số an toàn áp dụng cho cường độ, phải xét thêm tới hiệu ứng tải trọng + Đánh giá độ an toàn dựa vào cơ sở xác suất phá hoại. Từ đó tiêu chuẩn thiết kế cầu ASSTHO –LRFD 1998 được áp dụng và làm cơ sở biên soạn Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 272- 01 và hiện nay tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 đang được áp dụng làm cơ sở thiết kế cầu. 1.2.2.2 Thiết kế theo hệ số tải trọng và sức kháng (LRFD Load and resistance factors design). Phương pháp LRFD có những ưu điểm và khuyết điểm sau: - Ưu điểm: + Có xét tới sự khác biệt về cả cường độ và tải trọng + Đạt được mức an toàn đồng đều cho các trạng thái giới hạn khác nhau và các loại cầu mà không cần phân tích xác suất và thống kê phức tạp + Phương pháp thiết kế thích hợp và ổn định -Khuyết điểm:
- + Cần có các số liệu đầy đủ về thống kê và thuật toán chính xác để chỉnh hợp lí hệ số sức kháng trong trường hợp đặc biệt. 1.2.3 Trình tự chung để thiết kế tiết diện dầm bê tông cốt thép KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Chương 1 đã giới thiệu cơ bản về độ tin cậy và sự phát triển lý thuyết độ tin cậy. Có thể thấy trong những năm gần đây, việc dánh giá, sữa chữa và phục hồi sức khỏe của các cây là những vấn đề quan trọng trong nỗ lực giải quyết những công trình xuống cấp. Ngoài ra, thiết kế và đánh giá cầu hiện nay chủ yếu là ứng dụng phương pháp bán xác suất. Sự không chắc chắn các tham số đánh giá được xác định thông qua hệ số tải trọng và hệ số sức kháng . Để xác định các hệ số này cần nhiều dữ liệu nghiên cứu thống kê về sức kháng và tải trọng và qua một quá trình hiệu chuẩn cẩn thận. Với số liệu thống kê càng lớn thì kết quả phân tích sẽ càng chính xác, nhưng dữ liệu bài toán phân tích sẽ lớn nên việc ứng dụng phương pháp phân tích xác suất dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê là cần thiết.
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY 2.1 Chỉ số độ tin cậy: 2.1.1 Khái niệm độ tin cậy: Một số định nghĩa về “độ tin cậy” đã được sử dụng trong các tài liệu Quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 2394 và EN định nghĩa như sau: “Độ tin cậy là khả năng (đo bằng xác suất) của kết cấu đáp ứng các yêu cầu đã xác định trong điều kiện xác định trong suốt tuổi thọ thiết kế dự định” Trong phân tích độ tin cậy kết cấu thường xem xét các loại trạng thái giới hạn sau: trạng thái giới hạn cực liên quan đến mất mát khả năng chịu tải của kết cấu, trạng thái giới hạn sử dụng liên quan đến sự xuống cấp kết cấu như vượt biến dạng , dao động lớn, nứt; trạng thái giới hạn mỏi liên quan đến sự mất mát cường độ chịu tải kết cấu do tác dụng của tại trọng lặp. Hàm trạng thái giới hạn: g(R,Q)= R-Q (2-1) Trong đó: R đại diện cho sức kháng kết cấu; Q đại diện cho hiệu ứng tải trọng. Nếu g>=0 thì kết cấu an toàn, nếu g
- Xác suất phá hoại của kết cấu được đo bằng chỉ số độ tin cậy (β). (2-3) Trong đó: kỳ vọng của hàm trạng thái độ lệch chuẩn của hàm trạng thái 2.2 Phương pháp tính độ tin cậy: 2.2.1. Phương pháp First-Order Second-Moment (FOSM): + Hàm TTGH tuyến tính: g X1, X 2 ,..., X n a0 a1 X1 a2 X 2 ... an X n ao ai X i Trong đó ai là các hằng số, Xi là các biến ngẫu nhiên độc lập. Áp dụng nguyên tắc chung phương pháp tính độ tin cậy Hasofer-Lind được công thức tính : n ao ai X i i 1 n (a i 1 i Xi )2 + Hàm TTGH phi tuyến: Khi hàm TTGH phi tuyến, có thể thu được công thức tính độ tin cậy gần đúng bằng cách tuyến tính hóa hàm TTGH qua phép khai triển chuổi Taylor quanh điểm giá trị trung bình của các biến ngẫu nhiên. g g ( X 1, X 2,..., Xn) g ( X 1, X 2,..., Xn) ( X ) n i 1 i x tdtb X i i Áp dụng công thức (2-2) cho hàm TTGH đã tuyến tính hóa, ta được lời giải tính β sau:
- g ( X 1 , X 2 ,..., X n ) n (a i Xi )2 i 1 2.2.2 Phương pháp Rackwitz-Filessler Phương pháp Rackwitz-Filessler đã được sử dụng để tính toán chỉ số độ tin cậy trong quá trình hiệu chuẩn tiêu chuẩn thiết kế cầu LRFD đầu tiên của AASHTO (Nowak,1999). Giả sử biến tổng hiệu ứng tải trọng Q là biến ngẫu nhiên chuẩn, với các tham số thống kê đã xác định trước (Q, Q, Qn). Biến sức kháng R có dạng phân bố logarit chuẩn với các tham số thống kê đã xác định trước (R, R,Rn), công thức tính chỉ số khi rút gọn như sau: Rn R (1 kVR )[1 ln(1 kVR ] Q ) [ RnVR R (1 kVR )] Q ) 2 2 Trong thực hành lấy k= 2. Rn, Qn là giá trị danh định của sức khángvà hiệu ứng tảitrọng. 2.2.3 Phương pháp Monte Carlo: được sử dụng để giải các bài toán phức tạp khi mà lời giải ở công thức là dạng kín và vòng lặp, không thể thực hiện hoặc rất khó. - Phương pháp Monte Carlo được xây dựng trên nền tảng: + Các số ngẫu nhiên + Luật số lớn + Định lý giới hạn trung tâm 2.2.3.1 Cơ sở của phương pháp Monte Carlo: - Đặc điểm của phương pháp này được sử dụng để tính toán độ tin cậy cho công trình kiến trúc khi biết sức kháng và tải trọng có dạng phân bố khác nhau. Đây là ưu điểm vượt trội khắc phục cho những phương pháp tính độ tin cậy trước đây, khi phải
- giả định sức kháng và tải trọng có dạng phân bố chuẩn (hoặc log chuẩn). Vì thực tế khi xe tham gia giao thông trên cầu thì không theo một dạng phân bố chuẩn nào, mà là phân bố ngẫu nhiên. Bài toán khảo sát ảnh hưởng độ lệch của tham số đến độ tin cậy của kết cấu dầm cầu chữ I bê tông cốt thép ứng suất trước gồm những bước sau: + Bước 1: Xác định và tính toán tải trọng tác dụng lên dầm cầu. Phần mềm Matlab được dùng để tính hiệu ứng tải trọng. + Bước 2: Xây dựng chương trình toán: . Xác định hàm trạng thái giới hạn M = R – Q (2-16) . Xác định kỳ vọng của hàm trạng thái (2-17) . Xác định độ lệch chuẩn của hàm trạng thái (2-18) Trong đó: R là sức kháng vật liệu có là giá trị trung bình, là độ lệch chuẩn Q là hiệu ứng tải trọng có là giá trị trung bình, là độ lệch chuẩn . Xác định chỉ độ tin cậy + Bước 3: Xác định độ tin cậy của phần tử i của dầm cầu chữ I bê tông cốt thép ứng suất trước. Xét thấy mỗi phần tử dầm cầu đều ảnh hưởng đến điều kiện làm việc bình thường của cầu nên sử dụng mạng lưới nối tiếp cho các phần tử của dầm. . Xác suất phá hoại của dầm cầu và độ tin cậy của dầm cầu: β 1 Pf ; Pf (2-19) ; (2-20)
- + Bước 4: Thực hiện so sánh kết quả với độ tiêu chuẩn, rút ra kết luận các hệ số ảnh hưởng đến độ tin cậy của mỗi phần tử dầm cầu chữ I bê tông cốt thép ứng suất trước. 2.2.3.2 Các mô hình xác suất và dữ liệu hỗ trợ trong tính toán độ tin cậy: 2.2.3.3 Sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo 2.2.4 Phương pháp Hasofer-Lind: -Phương trình mặt trạng thái giới hạn g(X1,X2,…..Xn)=0; trong đó các biến ngẫu nhiên là không quan trọng. Hàm trạng thái được viết dưới dạng chuẩn của các biến rút gọn. Chỉ số độ tin cậy Hasofer-Lind đã được định nghĩa là khoảng cách ngắn nhất từ gốc trong không gian các biến rút gọn đến mặt trạng thái giới hạn g’ =0. Nếu hàm trạng thái giới hạn là phi tuyến thì cần phải tiến hành phép lặp để tìm điểm thiết kế trong không gian các biến rút gọn sao cho tương ứng với khoảng cách ngắn nhất. Quá trình lặp thể hiện việc phải giải một tập hợp (2n+1) phương trình đồng thời với (2n+1) ẩn: . Hệ phương trình đó là:
- Hình 2.6. Phương pháp Hasofer-Lind 2.2.4.1 Các bước giải phương pháp Hasofer-Lind -Bước 1: Xây dựng hàm trạng thái giới hạn và tham số thích hợp cho các biến ngẫu nhiên liên quan Xi (i=1,2,…n) -Bước 2: chọn được một điểm thiết kế ban đầu bằng cách giả sử các giá trị cho các biến ngẫu nhiên (giá trị trung bình thường là lựa chọn ban đầu hợp lý). Giải phương trình trạng thái giới hạn g = 0 cho biến ngẫu nhiên còn lại. Điều này đảm bảo rằng điểm thiết kế nằm trên ranh giới thất bại. -Bước 3: xác định các biến thiên giảm tương ứng với điểm thiết kế bằng cách sử dụng công thức: -Bước 4: Xác định các đạo hàm riêng của hàm trạng thái giới hạn đối với các biến thiên giảm sử dụng công thức sau: Để thuận tiện, hãy xác định một vectơ cột A là vectơ có các phần tử là các đạo hàm riêng này nhân với -1:
- -Bước 5: Tính toán chỉ số độ tin cậy theo công thức sau: +Ký hiệu T biểu thị chuyển vị. Nếu phương trình trạng thái giới hạn là tuyến tính, thì thay vì dùng công thức (2-27) dùng công thức -Bước 6: Tính toán một cột véc tơ chức các yếu tố xét đến -Bước 7: Xác định một điểm thiết kế mới trong các biến thiên giảm cho n-1 của các biến sử dụng công thức: -Bước 8: Xác định các giá trị điểm thiết kế tương ứng trong tọa độ ban đầu cho các giá trị n-1 trong bước 7 bằng cách sử dụng công thức: -Bước 9: Xác định giá trị của biến ngẫu nhiên còn lại (i, e, ... không tìm thấy trong bước 7 và bước 8) bằng cách giải hàm trạng thái giới hạn g = 0 -Bước 10: lặp lại các bước từ 3 đến 9 cho đến khi 𝛽 và điểm thiết kế hội tụ KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: -Chương này đã đưa ra khái niệm về độ tin cậy, cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích độ tin cậy. Phương pháp phân tích độ tin cậy được sử dụng là phương pháp mô phỏng Monte
- Carlo và phương pháp lặp Hasofer-Lind nhằm giải quyết bài toán phức tạp khi mà lời giải ở công thức là dạng kín và vòng lặp, không thể thực hiện hoặc rất khó. -Làm rõ mối quan hệ giữa giá trị tải trọng thiết kế và độ tin cậy. -Xây dựng được các bảng tính toán trong Excel, và các thuật toán trong Matlab tính mối liên hệ giữa giá trị tải trọng thiết kế và độ tin cậy. Làm cơ sở để thực hiện hóa tính toán ở chương 3. CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHỈ SỐ ĐỘ TIN CẬY CHO DẦM CẦU CẢ CHÁT LỚN 3.1 Giới thiệu chung về cầu Cả Chát Lớn: 3.1.1 Vị trí xây dựng: 3.1.2 Quy mô công trình: - Tải trọng thiết kế: HL93 theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05, tải trọng đoàn người 300kg/m2. 3.1.3. Giải pháp kết cấu: 3.1.3.1 Cơ sở lựa chọn phương án kết cấu: 3.1.3.2 Kết cấu thượng bộ -Cầu gồm 6 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực toàn khối căng trước, lắp ghép, chiều dài nhịp cầu là 132.26m. Mặt cắt ngang cầu gồm 7 dầm chủ, khoảng cách giữa các dầm chủ là 1.75m. - Dầm chủ tại các nhịp 1,2,4,5 tiết diện chữ I có chiều dài 24,5m, cao 1,143m. Các dầm chủ liên kết thông qua 4 dầm ngang (2 dầm ngang đầu nhịp và 2 dầm ngang giữa nhịp). Bê tông bản mặt cầu dày 0,18m.
- Mặt cắt tại gối Mặt cắt tại giữa dầm Hình 3.3 Mặt cắt ngang dầm chủ, dầm I 24,5m 500 500 35 430 35 35 430 35 40 40 225 100 120 160 50 500 1140 160 770 1400 180 170 220 610 610 Mặt cắt ngang tại giữa dầm Mặt cắt tại gối Hình 3.4 Mặt cắt ngang dầm chủ, dầm I 33m - Dầm chủ tại nhịp 3 tiết diện chữ I có chiều dài 33m, cao 1,40m. Các dầm chủ liên kết thông qua 6 dầm ngang (2 dầm ngang ñầu nhịp và 4 dầm ngang giữa nhịp). Bê tông bản mặt cầu dày 0,18m. 3.1.3.4. Kết cấu hạ bộ 3.1.4. Tiêu chuẩn thiết kế và tải trọng: 3.1.5. Bê tông: 3.1.6. Thép thường: 3.1.7. Cáp DƯL:
- 3.2 Tính toán kiểm toán dầm Cầu Cả Chát Lớn: 3.2.1. Kiểm toán dầm I 33m. 3.2.2 Kiểm toán dầm I 24,5m: 3.3. Ứng dụng chương trình phân tích kết quả. 3.3.1 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Matlab: 3.3.2 Ứng dụng chương trình phân tích kết quả theo phương pháp Monte Carlo. 3.3.2.1 Sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo Hình 3.6. Sơ đồ khối phương pháp Monte Carlo 3.3.2.2.Kết quả tính được theo phương pháp Monte Carlo: Bảng 3.9. Bảng tính hệ số độ tin cậy và tần suất phá hoại
- Chiều dài nhịp 24,5m 33m M 𝛽 4,320 3,918 Pf 4,83x10^-6 4,52x10^-5 3.3.3 Ứng dụng chương trình phân tích kết quả theo phương pháp Hasofer-Lind. 3.3.3.1 Xây dựng thuật toán dựa theo phương pháp Hasofer-Lind Dựa vào các bước tính ở trên ta có sơ đồ khối: Hình 3-9. Sơ đồ khối phương pháp Hasofer-Lind 3.3.2.3.Kết quả tính được theo phương pháp Hasofer-Lind: Bảng 3-12. Bảng tính hệ số độ tin cậy và tần suất phá hoại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn