ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HẢI<br />
<br />
NÀ LỮ (HÒA AN – CAO BẰNG)<br />
TỪ THẾ KỶ IX ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX<br />
<br />
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 22 54<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2009<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV – ĐHQG HÀ NỘI<br />
<br />
Hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC<br />
<br />
Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI<br />
Phản biện 2: PGS.TS ĐÀO TỐ UYÊN<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tại:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV – ĐHQG HÀ NỘI<br />
Vào hồi: ..... giờ, ngày ..... tháng 04 năm 2009<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
TRUNG TÂM THƢ VIỆN ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nà Lữ là một cánh đồng cổ, nằm trong vùng sản sinh ra nghề nông trồng lúa<br />
nước của các dân tộc Tày – Thái. Vì thế, con người đến đây tụ cư từ rất sớm. Trong<br />
lịch sử, Nà Lữ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự của Cao Bằng – một<br />
tỉnh biên giới thuộc “nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc” nước ta. Ngay từ thế kỷ<br />
IX, Cao Biền đã cho xây dựng thành Nà Lữ, đưa nơi đây trở thành căn cứ quân sự<br />
quan trọng của nhà Đường nhằm chống lại quân Nam Chiếu. Vào thế kỷ XI, Nà Lữ<br />
lại được chọn là trung tâm cát cứ của cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Năm<br />
1592, sau khi thất thủ ở Thăng Long, vua tôi nhà Mạc đã chạy lên Cao Bằng tiếp<br />
tục củng cố và xây dựng chính quyền cát cứ, đặt kinh đô ở vùng Nà Lữ, Cao Bình.<br />
Nhà Mạc đổi xã Nà Lữ thành phường, xây dựng cung điện và tu sửa thành trì.<br />
Trong suốt thế kỷ XVII, Nà Lữ luôn là mục tiêu tấn công của quân Lê – Trịnh, hòng<br />
lật đổ chính quyền họ Mạc. Năm 1677, Nà Lữ thất thủ, nhà Mạc chạy về Phục Hòa<br />
rồi thất bại hoàn toàn, triều đình Lê – Trịnh trực tiếp cai quản Cao Bằng. Từ đó, Nà<br />
Lữ không còn là trấn thành nhưng vẫn là trung tâm của châu Thạch Lâm, là căn cứ<br />
quân sự của trấn Cao Bằng.<br />
Có thể nói, trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX, Nà Lữ là<br />
khu vực thể hiện tập trung nhất những biến động chính trị, xã hội cũng như văn hoá<br />
của vùng Cao Bằng. Tìm hiểu Nà Lữ một cách thấu đáo không chỉ cho ta có cái<br />
nhìn sâu sắc về mảnh đất nơi biên viễn mà còn bổ sung nguồn tư liệu quan trọng<br />
trong việc tìm hiểu về vấn đề Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao, Bế Khắc Thiệu, vấn<br />
đề nhà Mạc ở Cao Bằng, cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc giai đoạn 1592 - 1677... Đồng<br />
thời, nó giúp chúng ta có cái nhìn khoa học về những giá trị kinh tế, văn hóa truyền<br />
thống của Nà Lữ, từ đó, có những chính sách phát triển phù hợp, góp phần phát huy<br />
nguồn nội lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.<br />
Việc nghiên cứu Nà Lữ trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX sẽ<br />
cung cấp nguồn tư liệu quan trọng, phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu<br />
Lịch sử địa phương, Nhân học, Văn hóa …<br />
<br />
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Nà Lữ (Hòa An – Cao Bằng) từ thế kỷ IX<br />
đến giữa thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử<br />
Việt Nam.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi được thừa hưởng rất ít kết quả<br />
nghiên cứu của các học giả đi trước. Bởi lẽ, chưa có một công trình nào lấy Nà Lữ<br />
làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và từng khía cạnh khác nhau,<br />
các học giả đã ít nhiều đề cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp.<br />
Đầu tiên là cuốn Cao Bằng thực lục của tác giả Bế Hựu Cung viết năm Gia<br />
Long thứ 9 (1810) do Cao Huy Giu dịch. Bế Hữu Cung (1757 - 1820) quê ở xã Bắc<br />
Khê, tổng Xuất Tính, châu Thạch Lâm, trấn Cao Bằng (nay thuộc xã Canh Tân,<br />
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Ông là người học rộng, biết nhiều, từng được bổ<br />
nhiệm là Hữu thiêm đô ngự sử, lãnh chức Tổng trấn Cao Bằng. Cao Bằng thực lục<br />
ghi chép tỉ mỉ về núi sông, truyền thuyết dân gian, các thần tích, phong tục tập<br />
quán, cung cấp nhiều tư liệu lịch sử địa phương từ thời cổ đến đầu triều Nguyễn.<br />
Trong đó, tác giả giới thiệu về thành Nà Lữ, về việc vua Lê Thái Tổ lên dẹp Bế<br />
Khắc Thiệu và cho xây dựng sinh từ của mình ở đó.<br />
Cuốn thứ hai là Cao Bằng tạp chí của Bế Huỳnh. Bế Huỳnh (1857 - 1930)<br />
quê ở xã Tĩnh Oa, tổng Tĩnh Oa, châu Thạch Lâm (nay là xã Dân Chủ, Hòa An,<br />
Cao Bằng). Ông là người có tư chất thông minh, học rộng, được bổ làm Huấn đạo<br />
Trùng Khánh phủ, sau là Tri châu Hà Quảng. Ông để tâm sưu tầm nghiên cứu về<br />
lịch sử, văn hóa địa phương và viết Cao Bằng tạp chí vào năm 1921, gồm 3 tập.<br />
Nhật tập (tập 1) có 6 chương viết về địa danh, sông núi, hang động, nguồn gốc sắc<br />
tộc và phong tục. Nguyệt tập (tập 2) gồm 3 chương viết về chiến tranh xảy ra ở Cao<br />
Bằng từ cổ cho đến khi Pháp bảo hộ. Tinh tập (tập 3) gồm 6 chương viết về thần từ<br />
cổ tích (nói về các đền miếu), dị đoan lục (chuyện mê tín dị đoan), nhân vật lục (các<br />
danh nhân địa phương), kỹ nghệ thổ sản và chỉ dẫn về phương pháp giải độc. Qua<br />
bộ sách này, Bế Huỳnh nêu lên một số vấn đề liên quan đến Nà Lữ như việc cát cứ<br />
của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao; việc Lê Thái Tổ đem quân lên đánh Bế Khắc<br />
<br />
Thiệu ở Nà Lữ; chiến tranh giữa nhà Mạc với Lê – Trịnh…, hiện tượng “Kinh già<br />
hóa Thổ”, phong tục tập quán… nhưng rất sơ lược.<br />
Thứ ba là cuốn Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh của Mông Tô Trần sao lục<br />
năm 1955. Đây là cuốn sách tác giả sưu tầm được khi đi điền dã tại Cao Bằng, do<br />
ông Mông Văn Bút (con trai của ông Mông Tô Trần) ở xã Phong Châu, huyện<br />
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cung cấp. Hiện nay, bản gốc của cuốn sách này đang<br />
được lưu giữ tại Bảo tàng Cao Bằng. Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh vừa là sự<br />
sao chép một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu trước như Cao Bằng tạp chí,<br />
Cao Bằng Tam trung sự tích biên chí, … vừa là kết quả nghiên cứu của tác giả<br />
Mông Tô Trần. Tác phẩm gồm 49 đầu mục, 72 tờ chữ Hán Nôm đã cung cấp cho<br />
người đọc những hiểu biết cơ bản về diên cách, điều kiện tự nhiên, dân cư, phong tục<br />
tập quán, thần từ cổ tích, phương pháp chữa bệnh, … ở Cao Bằng, đặc biệt là các chức<br />
quan của huyện Thượng Lang, phủ Trùng Khánh và các chức quan đứng đầu tỉnh Cao<br />
Bằng trong giai đoạn 1885 -1943. Tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta một vài tư liệu<br />
mới về thành cổ Nà Lữ và Đền Vua Lê như chỉ rõ rằng sau khi Lê Thái Tổ đánh thắng<br />
Bế Khắc Thiệu đã để lại một tấm áo bào và một thanh kiếm sắc để nhân dân thờ<br />
phụng. Sau này, khi tiêu diệt quân Mạc, vua Lê Hy Tông lại ban áo bào và kiếm báu để<br />
thờ như cũ, đồng thời cho thờ Lê Tuân, Lê Tải trong đền... Từ những chi tiết như thế,<br />
chúng ta có được những hiểu biết rõ ràng hơn về vùng đất Nà Lữ trong lịch sử.<br />
Thứ tư là tập kỷ yếu hội thảo Văn hóa dân gian Cao Bằng do Hội văn nghệ<br />
Cao Bằng xuất bản năm 1993. Đây là một cuộc hội thảo có sự góp mặt của rất nhiều<br />
nhà văn hóa dân gian nổi tiếng như GS. Tô Ngọc Thanh, PGS. Vũ Ngọc Khánh,<br />
GS. Trần Quốc Vượng,… Các tham luận đã cung cấp cho người đọc những hiểu<br />
biết cơ bản về Folklore Cao Bằng. Đặc biệt, báo cáo Cao Bằng dưới cái nhìn dân<br />
gian về sự giao hòa văn hóa Tày – Việt của GS Trần Quốc Vượng đã đề cập đến<br />
vấn đề giao thoa văn hóa giữa người Tày và người Việt mà Nà Lữ là một điển hình.<br />
Thứ năm là cuốn Địa chí Cao Bằng được xuất bản năm 2000, đề cập đến các<br />
vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội Cao Bằng từ nguyên thủy cho đến những<br />
năm 90 của thế kỷ XX. Song những nghiên cứu về Nà Lữ rất hạn chế, nhất là vào<br />
thế kỷ XVII – XIX, chủ yếu đề cập đến di tích lịch sử đền Vua Lê và thành Nà Lữ.<br />
<br />