BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
--------/--------<br />
<br />
-----/-----<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
NGUYỄN NGỌC HÀ<br />
<br />
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH<br />
ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý công<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
…………………………………………..<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
………………………………………….<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận văn<br />
Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như nội chiến, nạn khủng<br />
bố, khủng hoảng người di cư, dịch bệnh; sự biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi<br />
trường, thiên tai, tai nạn đã làm người khuyết tật, trẻ em khuyết tật tăng lên đáng<br />
kể trong những năm gần đây. Nhiều tổ chức thế giới như Tổ chức Lao động quốc<br />
tế, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế<br />
giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác tiếp tục khẳng định về<br />
quyền con người, quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật cũng như quyền<br />
của trẻ em khuyết tật trong các Hiến chương, Công ước, Nghị quyết đồng thời xây<br />
dựng nhiều chương trình, đề án hỗ trợ người khuyết tật đặc biệt là trẻ em khuyết<br />
tật, tuy nhiên nhiều người khuyết tật, trẻ em khuyết tật vẫn đang gặp nhiều khó<br />
khăn và chịu nhiều thiệt thòi, chưa được tiếp cận với các dịch vụ dành cho người<br />
khuyết tật, nhiều trẻ em khuyết tật đang bị lãng quên.<br />
Tại Việt Nam, sau chiến tranh chống Mỹ hàng triệu người bị thương và tàn tật,<br />
những người còn sống tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh<br />
tế, xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra, nhiều trẻ em dị tật bẩm sinh do<br />
di chứng của chất độc da cam/ Đi ô xin, nhiều trẻ vẫn tiếp tục bị khuyết tật do bom<br />
mìn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh. Ngoài hậu quả của chiến tranh, việc gây ra<br />
khuyết tật còn do ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh dịch, tai nạn…Sau khi giải<br />
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã có nhiều chương trình, đề án<br />
hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em khuyết tật, tuy nhiên đất nước trong thời kỳ đó còn<br />
nghèo do đó việc hỗ trợ, chăm sóc cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật là rất<br />
hạn chế.<br />
Chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước,<br />
chính phủ cũng như các tổ chức chính trị xã hội đã có điều kiện quan tâm nhiều hơn<br />
đến người khuyết tật và trẻ em khuyết tật thông qua hàng loạt các chính sách, đạo<br />
luật nhằm hỗ trợ người khuyết tật như trong Bộ Luật lao động, Pháp lệnh người<br />
khuyết tật được ban hành ngày 30 tháng 7 năm 1998, luật giáo dục, luật phổ cập<br />
giáo dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật dạy nghề cùng hệ<br />
thống văn bản pháp quy liên quan, gần đây là việc dự thảo, thu thập ý kiến đóng góp<br />
xây dựng Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật NKT ngày 17/6/2010<br />
nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho NKT, TEKT, dần dần người khuyết tật, trẻ em<br />
1<br />
<br />
khuyết tật đã tiếp cận được các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm,<br />
văn hóa, thể thao, giải trí, giao thông tại các nơi công cộng và công nghệ thông tin.<br />
Căn cứ vào Luật người khuyết tật năm 2010; Nghị định Quy định chi tiết và<br />
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Đề án giúp người<br />
khuyết tật giai đoạn 2012 đến 2020 (trong đó có nhiều phần về trẻ em khuyết tật),<br />
nhiều chính sách cho người khuyết tật đã được xây dựng và tổ chức thực hiện, đặc<br />
biệt các chính sách đối với TEKT. Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương<br />
binh Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật và nhiều trẻ<br />
em đang sống tại gia đình và cộng đồng chưa được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và<br />
các dịch vụ khác. Để trẻ em khuyết phát triển với khả năng thực sự của mình, hòa<br />
nhập với gia đình, với cộng đồng nơi các em sinh ra, đưa các chương trình chăm<br />
sóc y tế, phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập tại cộng đồng là một vấn đề khó<br />
khăn và đầy thách thức. Tháo gỡ và đổi mới công tác chăm sóc trẻ khuyết tật như<br />
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra phải quan tâm đến việc xây dựng một hệ<br />
thống chính sách đồng bộ, phù hợp cho trẻ em khuyết tật, đặc biệt trong điều kiện<br />
kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.<br />
Với mong muốn của NKT nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng có một cuộc<br />
sống tốt đẹp hơn, được sống bình đẳng như những người bình thường khác, không<br />
bị kỳ thị, phân biệt đối xử, có cơ hội được phát huy khả năng của mình đáp ứng với<br />
nhu cầu bản thân và có ích cho xã hội. Vậy vai trò và thực trạng của chính sách đối<br />
với trẻ em khuyết tật trong bối cảnh chung của đất nước ta hiện nay đang rất cần một<br />
cái nhìn, một hướng nghiên cứu mới về thực hiện chính sách đối với TEKT. Để<br />
hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam đáp ứng<br />
với yêu cầu hiện nay, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết<br />
tật ở Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành hành chính công.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau<br />
được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học; giáo trình; bài báo; bài<br />
đăng tạp chí….Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề<br />
dưới góc độ tiếp cận như sau:<br />
- Hồ Văn Thông (Chủ biên, 1999), tìm hiểu về khoa học chính sách công,<br />
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
- Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004), Chính sách công - Cơ sở lý<br />
luận, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.<br />
2<br />
<br />
- Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh xã hội và Unicef (2009), “Xây<br />
dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo<br />
vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam”.<br />
- Đề tài ”Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam”, của<br />
Nguyễn Hữu Toàn (2010).<br />
- Tác giả Trịnh Thắng và các cộng sự (2011), “Báo cáo về trẻ khuyết tật tại An<br />
Giang và Đồng Nai năm 2011”.<br />
- Tác giả Trần Nam, trong Mục chính sách và pháp luật, Hội nạn nhân Chất<br />
độc Da cam/Dioxin – Việt Nam, năm 2012, “Chính sách đối với người bị nhiễm<br />
chất độc hóa học còn nhiều bất cập”.<br />
- Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Bộ Lao động<br />
Thương binh và Xã hội (2013), “Báo cáo năm 2013 về hoạt động giúp người<br />
khuyết tật Việt Nam điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam.<br />
- Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, 2014), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản,<br />
Nxb chính trị quốc gia.<br />
- Đề tài “Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người<br />
khuyết tật ở xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, của Nguyễn<br />
Thị Quỳnh, năm 2014.<br />
- Tác giả Thụy Bình, trong Tạp chí người khuyết tật, năm 2015, bài báo“Về<br />
vấn đề gia tăng và một số giải pháp gia tăng người khuyết tật”.<br />
- Tác giả Nguyễn Đức Minh, năm 2015, bài báo “Chính sách giáo dục hòa<br />
nhập trẻ khuyết tật Việt Nam”. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về trẻ em, trẻ<br />
em khuyết tật, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống việc<br />
thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, do đó việc lựa chọn của<br />
em không trùng với các công trình nghiên cứu khác.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu đề tài để hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách đối với<br />
TEKT ở Việt Nam.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật từ góc độ lý luận.<br />
- Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách đối với TEKT ở Việt Nam từ<br />
đó chỉ ra những nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách.<br />
- Đề xuất giải pháp và hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách đối với trẻ em<br />
khuyết tật ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2026.<br />
3<br />
<br />