intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở khoa học về thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Hải quan trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ….…../……….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ MINH HÙNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU XUÂN KHÁNH Phản biện 1: PGS.TS. LÊ CHI MAI Phản biện 2: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 04 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng, P. Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột Thời gian: vào hồi 10 giờ 30, ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu “để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ”. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập và phát triển của Việt Nam trên trường thế giới, gia nhập WTO cũng đồng nghĩa Việt Nam phải chấp nhận các Hiệp định của WTO, trong đó có Hiệp định liên quan tới lĩnh vực hải quan. Để thực thi các cam kết trên, ngành Hải quan phải hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của ngành đảm bảo theo hướng vừa quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thu đúng, thu đủ tiền thuế cho Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó, cũng như nhiều ngành khác trong nước, càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Hải quan Việt Nam càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh cả về giá trị và khối lượng, và thương mại dịch vụ. Sản xuất trong nước phát triển với tốc độ cao vẫn tiếp tục cần nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tiếp tục gia tăng với con số cao. Về tình hình quốc tế: Sự phát triển của thương mại quốc tế tiếp tục ngày một tăng cả về nội dung và hình thức. Toàn cầu hoá và các hiệp định tự do 1
  4. thương mại làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc hàng rào thuế quan được giảm dần theo lộ trình cụ thể thì việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn, môi trường, chống bán phá giá, độc quyền…. Hải quan Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, chính vì thế đòi hỏi Hải quan Việt nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, phát triển và hiện đại hoá. Ngày 14/3/2008 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 456/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2008 - 2010. Nội dung hiện đại hoá hải quan: Đến năm 2010 phải hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh phát triển chung của toàn ngành, tôi chọn nghiên cứu vấn đề về “Tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trên thực tế, trong những năm qua các công trình nghiên cứu có giá trị về QLNN đối với tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam, Hải quan Đắk Lắk là chưa có nhiều mà thường nghiêng về cải cách, hiện đại hóa Hải quan như: “Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Ngọc Túc, Tổng cục Hải quan, năm 2002; Báo 2
  5. cáo về chương trình “Hiện đại hóa, tự động hóa” nhằm tăng cường năng lực Hải quan Việt Nam của TSKH. Nguyễn Cát Hồ, Viện Nghiên cứu chiến lược Việt Nam, năm 2002; Dự án Vie97/059 của (UNDP) về “ Nâng cao năng lực Hải quan Việt Nam”; Đề tài cấp Bộ “Chiến lược phát triển ngành Hải quan 2004 – 2010” do ThS. Trương Chí Trung, chủ nhiệm đề tài, năm 2004; 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở khoa học về thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Hải quan trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Hệ thống hóa và tiếp tục phát triển cơ sở lý luận quản lý nhà nước về cơ cấu tổ chức, hiệu quả hoạt động. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục trong tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. 3
  6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: Bao gồm các phòng ban chuyên môn, các Chi cục Hải quan và các tổ, đội thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về không gian: Được tiến hành ở các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn tài liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận. Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức bộ máy và hoạt động của Hải quan Việt Nam và Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài Ý nghĩa lý luận của đề tài: Đề tài nghiên cứu, bổ sung để làm rõ các khái niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ hải quan. Qua đó làm phong phú hơn lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy và hiệu quả hoạt động của Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Đắk Lắk nối riêng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tăng cường hiệu lực hiệu quả hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. 4
  7. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức, hiệu quả hoạt động. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. 5
  8. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN 1.1. Khái quát chung về Hải quan 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt Nam Theo sử sách, hoạt động thuế quan của Việt Nam xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 Pháp thiết lập hệ thống thuế quan khá hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sự kiện này mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam nói chung và cho ngành Hải quan nói riêng. Ngày 10/09/1945 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ký sắc lệnh số 27- SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế giám quản tiền thân của ngành Hải quan, đánh dấu sự khởi đầu của Hải quan cách mạng Việt Nam. Trải qua từng giai đoạn cách mạng, ngành Hải quan đã không ngừng phát triển, đảm bảo đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ quản lý, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay sau khi thành lập, Hải quan Việt Nam đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do với vùng bị tạm chiến và phối hợp với các lực lượng khác thực hiện chủ trương chống bao vây kinh tế của địch, bảo vệ chủ quyền thuế quan của Nhà nước, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ truyền thống của Hải quan là bảo vệ chủ quyền an ninh kinh tế của quốc gia. 6
  9. 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Việt Nam Điều 11 - Luật Hải quan quy định rõ: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu”. 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa 1.2.1.1. Khái niệm 1.2.1.2. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức 1.2.2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức là các chỉ tiêu hoặc các tham số nói lên các mặt đặc trưng của cơ cấu tổ chức. Thông qua những thuộc tính này có thể hiểu được tình hình cơ bản của một tổ chức, xác định tính chất của một tổ chức. Những thuộc tính này là cơ sở để đánh giá, so sánh đối với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. các thuộc tính chủ yếu của cơ cấu tổ chúc bao gồm những mặt sau: 1.2.2.1. Chuyên môn hóa 1.2.2.2. Phân chia tổ chức thành các bộ phận, phân hệ 1.2.2.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và mô hình cơ cấu xét theo mối quan hệ quyền hạn Trong tổ chức thường tồn tại song song ba loại quyền hạn: Quyền hạn trực tuyến, Quyền hạn tham mưu, Quyền hạn chức năng. 7
  10. - Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp với cấp dưới. Nó là một dây chuyền quyền hạn trong mỗi một đoạn của dây chuyền đó mỗi nhà quản lý với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và tiếp nhận những báo cáo từ họ - Lọai quyền hạn thứ 2 được sử dụng trong tổ chức là quyền hạn tham mưu. Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn, chức năng của người tham mưu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những người quản lý trực tuyến mà họ phải có trách nhiệm phải quan hệ. Kết quả của người tham mưu là những lời khuyên chứ không phải những quyết định cuối cùng. 1.2.2.4. Cấp quản lý và tầm quản lý 1.2.2.5. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý 1.2.2.6. Phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức Phối hợp là quá trình liên kết các bộ phận trong tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. Không có sự phối hợp, các bộ phận sẽ không nhận thức được vai trò của mình trong tổng thể và có xu hướng dẫn tới việc theo đuổi những mục tiêu riêng 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức Không một yếu tố riêng lẻ nào có thể quyết định cơ cấu của một tổ chức. Ngược lai, cơ cấu tổ chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc về môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức, với mức độ tác động thay đổi theo từng trường hợp. Có những yếu tố cơ bản là:(1) chiến lược của tổ chức, (2) quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức, (3) công nghệ, (4) thái độ của ban lãnh đạo cấp cao và năng lực đội ngũ nhân viên (5) môi trường. 8
  11. 1.2.3.1. Chiến lược 1.2.3.2. Quy mô tổ chức và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức 1.2.3.3 Công nghệ 1.2.3.4 Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực 1.2.3.5. Môi trường 1.2.4. Quá trình hoàn thiện tổ chức 1.2.4.1. Khái niệm Quá trình hoàn thiện tổ chức là quá trình lựa chọn và triển khai một cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lựợc và những điều kiện môi trường của tổ chức. Đó là một quá trình liên tục bởi vì chiến lược có thể thay đổi, và các hoạt động của tổ chức không phải bao giờ cũng đem lại kết quả mong muốn 1.2.4.2. Các bước của quá trình hoàn thiện tổ chức - Nghiên cứu và dự báo - Chuyên môn hóa (hay phân chia công việc) - Xây dựng các bộ phận và phân hệ của cơ cấu - Thế chế hóa cơ cấu tổ chức 1.3 Khái niệm hiệu quả hoạt động 9
  12. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1, luận văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam, nêu ra được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan trong quá trình thực thi công vụ. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu khung lý thuyết về tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động, nêu ra được vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy, nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, chỉ ra được các phương pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy. Trên cơ sở lý luận vể tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn tác động đến bộ máy tổ chức. Từ những nghiên cứu của Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả nghiên cứu những nội dung quan trọng của luận văn ở Chương 2 và Chương 3 của luận văn. 10
  13. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 2.1. Tổng quan Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Lịch sử hình thành Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk Trước năm 1987, địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có tổ chức Hải quan, việc giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh qua khu vực cửa khẩu biên giới Buprăng, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Lắk (nay là tỉnh Đắk Nông) và cửa khẩu Đắk Peur, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Lắk (nay là tỉnh Đắk Nông) do lực lượng Bộ Đội Biên phòng đảm nhiệm. Căn cứ nhu cầu quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của cư dân biên giới, ngày 28/4/1987, Hải quan cửa khẩu Buprăng được thành lập theo Quyết định số 105/TCHQ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, trực thuộc Cục Hải quan Phú Khánh (nay là Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa). Cùng với sự phát triển kinh tế đối ngoại chung của cả nước, tình hình mua bán, trao đổi hàng hóa, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Đắk Lắk ngày càng phát triển, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 237/TCHQ-TCCB ngày 04/6/1990 thành lập Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Tổng cục Hải quan, việc thành lập dựa trên cơ sở tiếp nhận bàn giao trạm liên lạc Buôn Ma Thuột và Hải quan cửa khẩu Buprăng trực thuộc Hải quan tỉnh Khánh Hòa. Đây là sự kiện quan trọng chính thức đánh dấu sự ra đời của lực lượng Hải quan trên địa bàn Tây Nguyên giàu tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch và có 11
  14. vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng, khi đó địa bàn hoạt động là tỉnh Đắk Lắk. Đến năm 1996 thì Chi cục Hải quan Đà Lạt trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk được thành lập, năm 2004, tỉnh Đắk Lắk được chia tách thành 02 tỉnh là Đắk Lắk, Đắk Nông. Hiện nay, địa bàn hoạt động của Cục trên phạm vi 03 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; có 03 cửa khẩu chính đường bộ là Đắk Puer (Đắk Nông), Buprăng (Đắk Nông), Đắk Ruê (Đắk Lắk) và 01 cửa khẩu phụ 751 (Đắk Nông), trong đó cửa khẩu chính Đắk Ruê chưa đi vào hoạt động của Hải quan; có đường biên giới giáp với tỉnh Mondulkiri - Campuchia trên địa bàn 02 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông gần 200 km (giáp Đắk Lắk là 73km, giáp Đắk Nông là 127 km). 2.1.2. Thành tựu đạt được Trong suốt hơn 30 năm chặng đường hoạt động và phát triển, Cục Hải quan Đắk Lắk đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước được giao, hàng năm đều được Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng cục Hải quan tặng nhiều Huân chương, Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016. Bao gồm những nhiệm vụ sau: - Chức năng Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 12
  15. - Nhiệm vụ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan. 2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo từng thuộc tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy của ngành Hải Quan Quyết định số 1919/QĐ-BTC quy định vị trí và chức năng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quy định rõ cơ cấu tổ chức, ở khối các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan, Quyết định 1919/QĐ-BTC quy định: - Các Cục Hải quan các tỉnh: Hà Giang, Quảng Ngãi; Quảng Bình, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Gia Lai - Kon Tum, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Phước, Cà Mau, Hà Nam Ninh có 2 phòng gồm: Phòng Nghiệp vụ; Văn phòng. Đối với các Chi cục KTSTQ, đáp ứng yêu cầu thực hiện quy định mới của Luật Hải quan 2014 vừa phù hợp với nội dung Đề án tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Vì vậy, Quyết định 1919/QĐ-BTC quy định chỉ còn 21 Cục Hải quan có Chi cục KTSTQ bao gồm các Cục: Bà Rịa- Vũng Tàu; Bắc Ninh; Bình Dương; Bình Định; Cần Thơ; Đà Nẵng; 13
  16. Đồng Nai; Hà Tĩnh; Hà Nội; Hải Phòng; TP.HCM; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nghệ An; Quảng Nam; Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Quảng Trị; Tây Ninh; Thanh Hóa Có 22 Cục Hải quan chỉ còn đội kiểm soát là: Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Quảng Bình; Lào Cai; Lạng Sơn; Khánh Hòa; Hà Nam Ninh; Hải Phòng; Hà Giang; Gia Lai- Kon Tum; Đồng Tháp; Đồng Nai; Đăk Lăk; Cần Thơ; Cao Bằng; Cà Mau; Bình Phước; Bình Định; Bình Dương; Bắc Ninh; Bà Rịa- Vũng Tàu. Những Cục Hải quan còn lại vẫn giữ nguyên Đội Kiểm soát hải quan và Đội phòng chống ma túy. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 237/TCHQ-TCCB ngày 04/6/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, địa bàn hoạt động trên phạm vi 03 tỉnh là Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có 03 cửa khẩu chính là Buprăng, Đắk Peur thuộc tỉnh Đắk Nông và Đắk Ruê thuộc tỉnh Đắk Lắk. Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay Cục Hải quan Đắk Lắk có 115 CBCC, bộ máy tổ chức có 02 đơn vị tham mưu, 04 đơn vị trực thuộc gồm: - Văn phòng. - Phòng Nghiệp vụ. - Đội Kiểm soát Hải quan. - Chi cục Hải quan Buôn Ma Thuột. - Chi cục Hải quan Đà Lạt. - Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng. 2.3. Hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua 14
  17. 2.3.1. Tình hình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk Kết quả trong thời gian qua, Cục Hải quan Đắk Lắk đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận như sau: Thứ nhất, tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi vận chuyển trái phép tiền Việt Nam, vàng, ngoại tệ và các chất ma tuý qua cửa khẩu. Thứ hai, tăng cường công tác nghiệp vụ theo dõi, giám sát đối với hàng vận chuyển độc lập. Thứ ba, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra giá tính thuế, chống gian lận thương mại qua giá. Hoạt động xuất nhập cảnh phương tiện tăng so với tháng trước. Thứ tư, triển khai ứng dụng có hiệu quả nhiều chương trình, phần mềm nghiệp vụ tại cửa khẩu, trong đó có hệ thống thông quan tự động và các hệ thống liên quan. 2.3.2. Công tác cải cách hành chính tại Cục hải quan Đắk Lắk Cục Hải quan Đắk Lắk đã triển khai 46 dịch vụ công trực tuyến, nâng số dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 lên 119/168 TTHC (71%); trong đó 114 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 4, (gần 68%). Đồng thời, đơn vị đã nâng cấp phần mềm phục vụ công tác thống kê; chính thức sử dụng phần mềm quản lý, điều hành CloudOffice (hệ thống phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ tài liệu và điều hành quản trị công việc từ xa). Với những nỗ lực trên, Cục Hải quan Đắk Lắk được Tổng cục Hải quan biểu dương là 1 trong 9 Cục Hải quan tỉnh, thành phố tích cực, tiêu biểu trong việc triển khai công tác CCHC. Riêng trên địa bàn 15
  18. tỉnh, chỉ số cải CCHC năm 2016 của Cục Hải quan Đắk Lắk đứng thứ nhất trong tổng số 27 sở, ban, ngành triển khai công tác này. 2.3.3. Công tác hiện đại hóa ngành Hải quan Từ khai báo từ xa đến hải quan điện tử qua các phiên bản và hiện nay là Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Cục Hải quan Đắk Lắk đều xác định phải nỗ lực hết mình để triển khai hiệu quả. Năm 2007, thực hiện Kế hoạch cải cách, hiện đại hoá hải quan, với mục tiêu tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, đầu tư, Cục Hải quan Đắk Lắk đã triển khai khai hải quan từ xa qua mạng Internet đạt hiệu quả cao với 99% DN tham gia, lượng tờ khai đạt trên 98%. 2.3.4. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp Quan hệ đối tác Hải quan - DN là xu hướng phát triển tất yếu của Hải quan hiện đại. Ngay từ những ngày đầu năm 2015, Cục Hải quan Đắk Lắk đã lưu ý các đơn vị cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu và thực hiện các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định Luật Hải quan năm 2014; tổng hợp, báo cáo Tổng cục Hải quan các vướng mắc phát sinh; tuyên truyền các nội dung mới của Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn đến cộng đồng DN trên địa bàn quản lý. 2.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan đang ngày càng trở nên quan trọng và được thúc đẩy trong các diễn đàn hợp tác khác nhau với các hình thức hợp tác đa dạng, linh hoạt và phong phú. Trong những năm qua, hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những bước chuyển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của ngành Hải quan nói riêng và ngành Tài chính nói chung. 16
  19. 2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk 2.5.1. Những hạn chế 2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế 2.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan 2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan Tiểu kết chương 2 Chương 2 luận văn đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở những nội dung của cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động đã được nghiên cứu, đề cập ở chương 1, luận văn phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động của Hải quan Đắk Lắk và cơ cấu tổ chức bộ máy. Qua nghiên cứu về thực trạng tổ chức bộ máy và hiệu lực, hiệu quả hoạt động, chương 2, luận văn đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức bộ máy và hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. Những kết quả nghiên cứu của chương 2 sẽ là căn cứ để tác giả xây dựng các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 17
  20. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Định hướng hoạt động hải quan trong những năm tới 3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam 3.1.1.1. Tình hình kinh tế thế giới trong những năm tới 3.1.1.2. Tình hình Việt Nam trong những năm tới 3.1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong tình hình mới Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Ngành phải tiếp tục tăng cường rà soát, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuống dưới 15%, nâng cao chất lượng hiệu quả kiểm tra, giảm thời gian thông quan, tạo thuận lợi xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, phải tiến hành xem xét bộ tiêu chí quản lí rủi ro, loại bỏ tiêu chí không phù hợp, tăng cường thu thập, phân tích thông tin từ bản lược khai hàng hóa, thông tin từ chương trình quản lí tờ khai và thông tin khác. 3.2. Phương hướng phát triển thương mại quốc tế và Việt Nam giai đoạn từ nay cho đến năm 2020 3.2.1. Những điều kiện thuận lợi 3.2.2. Một số khó khăn và thách thức Khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh, nhiều hàng rào thuế quan được dỡ bỏ hoàn toàn thì hàng hóa Việt Nam vẫn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2