intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Bautroibinhyen26 Bautroibinhyen26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh tế trang trại; phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại thời gian qua tại Hà Tĩnh; đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới tại Hà Tĩnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN THỊ LOAN<br /> <br /> PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI<br /> TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số: 60.31.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ XUÂN TIẾN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy<br /> Phản biện 2: TS. Trần Hữu Lân<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận<br /> văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng<br /> vào ngày 17 tháng 6 năm 2014.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất<br /> nông nghiệp hàng hóa. Ở Việt Nam trang trại đã có từ lâu nhưng trong<br /> một thời gian dài chưa được quan tâm phát triển. Nhờ quá trình thực<br /> hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhất là với<br /> Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị, tiếp theo đó<br /> nhiều Bộ luật quan trọng trong đó có Luật đất đai năm 1993, cùng với<br /> nhiều Văn bản, Nghị quyết và các chính sách phát triển kinh tế được<br /> ban hành. Qua đó làm cho kinh tế trang trại ngày càng có buớc phát<br /> triển mạnh mẽ hơn.<br /> Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại đã thể hiện được<br /> những vai trò, vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói<br /> chung và quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nói<br /> riêng. Song quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta nói chung<br /> cũng như ở Hà Tĩnh nói riêng đang còn nhiều vấn đề khó khăn và tồn<br /> tại. Mặc dù Hà Tĩnh là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế phát<br /> triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên các trang trại trên địa bàn tỉnh vẫn<br /> đang gặp nhiều khó khăn về định hướng kinh doanh, đất đai, vốn, lao<br /> động, thị trường tiêu thụ….Từ đó, đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết cả<br /> về lý luận và thực tiễn để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm phát triển<br /> kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh.<br /> Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH” làm<br /> luận văn thạc sĩ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển kinh<br /> tế trang trại.<br /> - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại thời gian qua<br /> <br /> 2<br /> tại Hà Tĩnh.<br /> - Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời gian<br /> tới tại Hà Tĩnh.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> a. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và<br /> thực tiễn liên quan đến việc phát triển trang trại tại tỉnh Hà Tĩnh.<br /> b. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung của phát<br /> triển trang trại tại tỉnh Hà Tĩnh.<br /> - Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung trên<br /> địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.<br /> - Thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý<br /> nghĩa trong 5 năm tới.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử.<br /> - Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc.<br /> - Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh…<br /> 5. Bố cục của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận, tài<br /> liệu tham khảo, đề tài được chia làm 03 chương:<br /> Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển trang trại<br /> Chương 2: Thực trạng phát triển trang trại tại tỉnh Hà Tĩnh thời<br /> gian qua<br /> Chương 3: Giải pháp phát triển trang trại tại tỉnh Hà Tĩnh trong<br /> thời gian tới.<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> CHƯƠNG 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ TRANG TRẠI<br /> 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI<br /> 1.1.1. Một số khái niệm<br /> - Trang trại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong<br /> nông, lâm, ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư<br /> liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ<br /> độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố<br /> sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý<br /> tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị<br /> trường.<br /> - Phát triển kinh tế trang trại: Phát triển kinh tế trang trại là<br /> việc khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm<br /> quản lý trang trại góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc<br /> làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm<br /> nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.<br /> 1.1.2. Đặc trưng của trang trại<br /> - Mục đích chủ yếu của trang trại là kinh doanh nông sản phẩm<br /> hàng hoá theo nhu cầu thị trường.<br /> - Các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập<br /> trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.<br /> - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của<br /> một người chủ độc lập.<br /> - Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang<br /> trại ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.<br /> - Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý,<br /> có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và có hiểu biết nhất<br /> định về kinh doanh, về thị trường.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1