intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

123
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu những quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người (qua khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu ) và sự vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------<br /> <br /> LƢU THỊ HÀ<br /> <br /> PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC<br /> CỦA C. MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI<br /> TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC<br /> <br /> Mã số: 60 22 80<br /> <br /> Hà Nội - 2008<br /> \<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------<br /> <br /> LƢU THỊ HÀ<br /> <br /> PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC<br /> CỦA C. MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI<br /> TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC<br /> Mã số: 60.22.80<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> TS. PHẠM VĂN CHUNG<br /> <br /> Hà Nội - 2008<br /> \\<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> MỞ ĐẦU<br /> CHƢƠNG 1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀ<br /> PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI<br /> 1.1. Một số quan điểm về con người trong lịch sử triết học trước<br /> <br /> 1<br /> 10<br /> 10<br /> <br /> chủ nghĩa Mác<br /> 1.2. Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản<br /> <br /> 17<br /> <br /> chất con người và về phát triển con người<br /> 1.3. So sánh quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen với một số quan<br /> <br /> 35<br /> <br /> điểm của triết học phương Tây hiện đại về con người<br /> CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ<br /> <br /> 43<br /> <br /> PH.ĂNGHEN VỀ CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI<br /> Ở VIỆT NAM<br /> 2.1. Khái lược quan điểm về con người trong cách mạng dân tộc -<br /> <br /> 43<br /> <br /> dân chủ ở Việt Nam<br /> 2.2. Những yêu cầu và nội dung phát triển quan điểm của C.Mác<br /> <br /> 50<br /> <br /> và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới<br /> 2.3. Một số vấn đề tiếp tục đặt ra trong phát triển quan điểm triết<br /> <br /> 72<br /> <br /> học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 80<br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 83<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề<br /> con người - trên những góc độ khác nhau - từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên<br /> cứu của nhiều ngành khoa học. Trong hệ thống triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã,<br /> Ấn Độ, Trung Quốc hay ở các hệ thống triết học cổ điển Đức , Anh, Pháp, người<br /> ta đều có thể tìm thấy những quan điể m khác nhau về con người<br /> <br /> . Mỗi thời đại<br /> <br /> lịch sử lại đặt ra và giải quyết vấn đề này một cách khác nhau. Chính vì thế mà<br /> vấn đề con người luôn là đề tài mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Nền văn<br /> hoá văn minh của mọi thời đại sẽ góp thêm những “hạt” giá trị mới trong nhận<br /> thức về con người.<br /> Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm sự khác biệt cơ bản của<br /> con người với các loài vật và đưa ra nhiều quan điể m khác nhau về con người .<br /> Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc, có phê phán tư tưởng của các bậc tiền<br /> bối, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học và<br /> đầy tính thuyết phục về con người. Cho đến nay, học thuyết đó vẫn còn nguyên<br /> giá trị.<br /> Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, nền văn minh<br /> nhân loại càng phát triển cao bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâu<br /> sắc về vai trò của con người bấy nhiêu. Vào những năm cuối thế kỷ XX, những<br /> biến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm cho vấn đề con<br /> người trở nên sôi động và bức xúc. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới ở nước ta,<br /> con người trở thành mục tiêu chiến lược và việc nghiên cứu con người có ý<br /> nghĩa thời sự cấp bách.<br /> Với việc xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ<br /> nghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan điểm về con người và bản<br /> chất con người, về mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội, về vị trí và<br /> vai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Kế thừa và vận<br /> <br /> dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, Đảng Cộng sản Việt Nam do<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ độc<br /> lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi cá nhân.<br /> Mục tiêu đó được thể hiện qua mỗi chặng đường lịch sử, tất cả là nhằm đem lại<br /> “ấm no, hạnh phúc” cho “mọi lớp người”. Để thực hiện mục đích đó, trong hệ<br /> thống quan điểm, đường lối của mình, Đảng ta đã khẳng định: Con người là nhân<br /> tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, trong chiến lược phát<br /> triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, con người được xác định là<br /> nguồn lực đặc biệt so với các nguồn lực khác. Ở nước ta, “chiến lược con người”<br /> đã được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược, nhân tố con người được khẳng<br /> định vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy,<br /> muốn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội<br /> công bằng, dân chủ, văn minh nhất thiết phải hiểu rõ quan điể m của các nhà sáng<br /> lập chủ nghĩa Mác về con người qua đó tiếp thu , kế thừa, vận dụng và phát triển<br /> các quan điể m đó để đề ra đường lối<br /> <br /> , chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm<br /> <br /> phát triển con người trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong di sản của Mác<br /> không ghi sẵn những câu trả lời, những giải đáp cho những vấn đề đặt ra của đời<br /> sống xã hội ngày nay, nhưng đã để lại cho hậu thế những tinh hoa giá trị vĩ đại,<br /> đó chính là nhận thức duy vật lịch sử về con người.<br /> Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm của C.Mác và Ph .Ăngghen về<br /> con người từ đó thấy được sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo những<br /> quan điểm đó trong sự phát triển con người hiện nay là vấn đề rất quan trọng góp<br /> phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây<br /> dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy, việc trở lại với quan niệm<br /> của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và phát triển quan niệm của các ông về<br /> con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận<br /> vừa có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển<br /> quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp<br /> đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2